28/4/25

Con đường Hàn Quốc.

Tôi biết đến Hàn Quốc (hồi ấy gọi là Đại Hàn) hồi cuối 196x, qua những gói mì ăn liền và mực khô bày bán trong quán tạp hóa nhỏ của bà già. Thỉnh thoảng, tôi lại lấy một gói mực khô, vừa học vừa nhai cho đỡ buồn miệng. Mực đã được xé sợi sẵn, tẩm ướp vừa ăn, rất ngon.

Rồi tôi gặp tận mặt vài người Hàn khi đến chơi nhà một người bạn, có phòng cho thuê. Bạn giới thiệu đó là công nhân hãng thầu RMK. Sau đó là phong trào học Taekwondo nở rộ. Rồi chị của một người bạn lấy một anh kĩ sư Hàn Quốc. Đời sống của họ cũng giản dị thôi, nghe đâu phần lớn lương bổng đều phải gửi về quê nhà vì bên ấy còn rất khó khăn, dù là đất nước nổi tiếng với một món dược liệu quý: nhân sâm.

Bẵng đi một thời gian dài, không ai nhắc gì đến xứ củ sâm, cho đến tận cuối những năm 198x. Khi ấy, cái tên Hàn Quốc trở lại, nổi như cồn trên sóng truyền hình, qua những bộ phim ngôn tình éo le sướt mướt nhưng ngời ngời đạo lí. Trai gái yêu nhau cả năm chỉ dám nắm tay cười tình, không có nổi một nụ hôn, nhưng lại đầy rẫy con rơi con vãi. Rồi đồ điện tử Hàn Quốc tràn ngập thị trường, xe hơi Hàn Quốc xuất hiện trên đường phố ngày càng nhiều ...

196x, những công nhân Hàn Quốc lam lũ đến Việt Nam làm thuê. Hai mươi năm sau, những trai xinh gái đẹp của họ lại khiến biết bao người Việt mê mệt.

Nhân những ngày cuối tháng Tư, kỉ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến mà Hàn Quốc cũng từng tham dự, và đã góp phần không nhỏ cho bước hóa rồng của họ, hãy cùng nhìn lại quãng đường mà họ đã đi qua. 

Bối cảnh chính trị và kinh tế

Đầu thập niên 1960, Hàn Quốc đứng trước muôn vàn khó khăn sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953): đất nước tàn phá, nghèo đói, phụ thuộc nặng vào viện trợ Mĩ, lại bất ổn chính trị trầm trọng.

Sau sự sụp đổ của chính quyền Lí Thừa Vãn (1960), Đệ nhị Cộng hòa dưới thời Trương Miên không thể vực dậy nền kinh tế. Lạm phát tăng vọt, sản lượng công nghiệp èo uột, GDP bình quân đầu người chưa tới 100 USD.

Tháng 5/1961, Tướng Park Chung-hee lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự, thiết lập chế độ tập trung, ưu tiên hiện đại hóa kinh tế và ổn định chính trị. Tuy nhiên, với nguồn lực thiếu thốn và hạ tầng yếu kém, Park nhận ra rằng việc gắn chặt với Mĩ — đồng minh trong cuộc Chiến tranh Lạnh — là con đường duy nhất.

Chiến tranh Việt Nam đang leo thang trở thành cơ hội quý giá để Hàn Quốc vừa củng cố liên minh với Mĩ, vừa tranh thủ tìm kiếm nguồn viện trợ và thị trường. Việc tham dự vào cuộc chiến không những mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mở đường cho doanh nghiệp Hàn xuất ngoại, mà còn giúp tăng cường quan hệ Mĩ-Hàn, chuyển hướng sự bất mãn chính trị, hợp thức hóa chế độ quân phiệt.

Hoạt động quân sự tại Việt Nam

Hàn Quốc bắt đầu tham gia chiến tranh Việt Nam từ 1964, với 130 nhân viên y tế và 10 huấn luyện viên Taekwondo.

Sau lời kêu gọi từ TT Johnson, Hàn Quốc triển khai thêm quân. Trong suốt 8 năm (1964–1973), khoảng 320.000 quân nhân Hàn Quốc đã được gửi tới Việt Nam — chỉ sau Mỹ về số lượng. Nổi tiếng với Sư đoàn Mãnh Hỗ, Bạch Mã, lữ đoàn Thanh Long .. hoạt động ở miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ..

Ở thời kì đỉnh cao (1968–1969), Hàn Quốc duy trì hơn 50.000 quân tại Việt Nam. 

Về năng lực chiến đấu, quân đội Hàn Quốc được các quan sát viên quân sự đánh giá cao về kỷ luật và hiệu quả. Tuy nhiên, họ cũng bị cáo buộc gây ra nhiều vụ thảm sát dân thường. Các ước tính về số dân thường thiệt mạng do quân Hàn Quốc gây ra vẫn còn tranh cãi, dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn người.

Ngoài mặt trận quân sự, Hàn Quốc còn tham gia các hoạt động hậu cần, xây dựng, và cung cấp hàng hóa cho quân đội Mĩ và VNCH.

Lợi ích thu được

Không cần dẫn quá nhiều những con số chi tiết, chỉ riêng con số tăng trưởng GDP hằng năm trong suốt thời gian tham chiến là khoảng 10% đủ nói lên được lợi ích kinh tế mà sự tham chiến đã mang lại cho Hàn Quốc. 
Ngoài ra là lợi ích quân sự (hiện đại hóa khí tài quân sự, rèn luyện thực chiến .. ).
và cả lợi ích địa chính trị: Thắt chặt liên minh với Mĩ. Nâng cao vị thế quốc tế, dẫn đến các cột mốc như đăng cai Olympic Seoul 1988 và gia nhập Liên Hợp Quốc 1991.

*

Sự tham gia Chiến tranh Việt Nam là một quyết định chiến lược và thực dụng của Hàn Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Park Chung-hee, Hàn Quốc tận dụng cuộc chiến để gia tăng viện trợ, nâng cấp quân đội, phát triển kinh tế, và củng cố vị thế quốc tế. Tham chiến tại Việt Nam đóng vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hóa ấn tượng, đưa Hàn Quốc trở thành một trong “Bốn con hổ châu Á” và tạo nên “Kì tích sông Hàn”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)