Mời nghe nhạc và đọc những tips cơ bản về chụp chân dung này.
Techz sẽ giới thiệu những lỗi thường gặp và cách tránh chúng trong chụp ảnh chân dung.
Sử dụng lens ở tiêu cự góc rộng
thảm họa với ống kính góc rộng |
Khi chụp với ống kính có tiêu cự khoảng tầm từ 35mm trở xuống, hiệu ứng của ống kính góc rộng sẽ rất rõ ràng: những chủ thể gần (thường là người được chụp) sẽ to hơn những chủ thể ở xa, đồng nghĩa với việc xuất hiện hiện tượng “mũi to” hay “trán lồi”, “mắt trợn”. Tất cả những hiệu ứng không mong muốn này đều rất tệ nếu xuất hiện trên một bức ảnh chân dung.
Khắc phục: để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, bạn hãy sử dụng một ống kính có tiêu cự tối thiểu là 50mm, và tốt nhất là khoảng từ 70-85mm để đảm bảo loại bỏ hiện tượng méo hình. Những ống tele kiểu như 135, 200 hay 70-200 cũng thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung, do khả năng “xóa phông” tốt hơn, nhưng chúng có giá thành cao và những người mới tập chụp không nên thử sức ngay với những ống kính này.
Một khởi đầu tốt cho chụp ảnh chân dung có thể là ống kính 50 f1.8 rất thông dụng và giá thành rất dễ chịu.
Mặc dù bạn có thể tạo ra những shot ảnh cực kỳ hiếu động với góc chụp rộng, nhưng rất ít trong số
Lấy nét sai/DOF quá mỏng
chú ý đôi mắt |
Lỗi này thường xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm, hoặc khi sử dụng ống kính có khẩu độ quá lớn, dẫn đến 1 mắt thì nét, còn 1 mắt thì “out”.
Một lỗi khác mà những người mới chụp cũng gặp, đó là lấy nét sai điểm cần thiết. Ví dụ, cần lấy nét vào mẫu thì lại lấy nét vào … người bên cạnh. Điều này hay xảy ra với chế độ AF tự động hoàn toàn (không chọn điểm lấy nét), hoặc khi lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Khắc phục: Đơn giản thôi. Cách dễ dàng nhất là bạn hãy đóng khẩu của ống kính lại một chút, sử dụng nút DOF Preview mà bất kỳ máy ảnh DSLR nào cũng được trang bị để kiểm tra xem cả 2 mắt của người được chụp đã đủ nét chưa. Có thể sử dụng lấy nét bằng tay để điều chỉnh DOF theo đúng ý định, tránh hiện tượng “dở khóc dở cười” khi nhân vật phụ lại trở thành chính trong bức ảnh của bạn.
DOF quá dày
Với một DOF dày, người xem bị phân tán khỏi chủ thể |
Đây là lý do chính mà các ống kính với khẩu độ lớn, tiêu cự dài rất được ưa chuộng để chụp ảnh cưới, hay nói cách khác là chụp chân dung. Vì chúng có trường nét rất mỏng, có khả năng phân tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh, làm mờ hậu cảnh rất tốt.
Nguyên nhân của việc phải xóa mờ hậu cảnh là vì, những chi tiết “gai góc” ở phía sau chủ thể có thể làm người xem hình phân tâm và không chú ý đến nhân vật trong bức ảnh. Mặt khác, những chi tiết ở phía sau có thể dẫn đến lỗi ở dưới đây.
Khắc phục: tốt nhất khi chụp chân dung, bạn nên lựa chọn các ống kính có tiêu cự dài, và để ở khẩu độ lớn nhất có thể (nên là 5.6 trở lên). Tất nhiên, nếu mục đích của bạn là chụp ảnh kiểu “chân dung du lịch”, vừa muốn đưa cả người chụp và thắng cảnh vào trong khuôn hình thì không cần để ý đến hướng dẫn này.
Có vật lạ “đâm xuyên” vào đầu mẫu
"Cây mọc từ đầu", lỗi khó chấp nhận |
Tệ nhất trong số những lỗi không chú ý hậu cảnh là để một đường thẳng xuất hiện “đâm xuyên” qua đầu mẫu, hoặc có một cái cây hay cột điện “mọc ra” từ đầu mẫu. Những vật thể này nhiều khi làm ra những khung hình rất “tức cười”, và làm người xem ảnh không còn chú ý vào chủ thể, mà chú ý tới hậu cảnh nhiều hơn.
Khắc phục: Sử dụng khẩu độ lớn, tiêu cự dài để xóa mờ hậu cảnh. Ngoài ra, hãy chú ý góc chụp để tránh những đường thẳng “vô duyên” đu cắt ngang qua đầu người chụp.
Chụp sai độ cao
Hãy lưu ý độ cao khi chụp |
Khắc phục: Chụp với người lớn, ta có thể chụp với độ cao từ vai mẫu trở lên , hoặc nếu cần một góc chụp toàn thân, có thể chụp thấp hơn và yêu cầu mẫu hơi cúi đầu để tránh lộ những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Với trẻ em, có thể sử dụng góc chụp từ trên cao để nhấn vào đôi mắt của chủ thể, hoặc chống 2 tay để chụp ngang tầm mắt của chúng.
Đổ bóng nặng làm hình ảnh mất tự nhiên |
Đổ bóng nặng
Còn gì tệ và khó chỉnh sửa hơn (nếu bạn chưa quen với việc hậu kỳ) nếu khuôn mặt của mẫu loang lổ khoảng sáng, khoảng tối.
Lỗi này thường bị bắt gặp khi mẫu đứng dưới nắng mạnh, và phần tóc tạo ra bóng trên khuôn mặt, hoặc khi đứng trong bóng râm nhưng ánh nắng vẫn xuyên qua được 1, tạo ra các khoảng sáng trên mặt.
Cách khắc phục: Đừng chụp mẫu khi nắng quá mạnh. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy sử dụng flash để “Fill” sáng lên mặt mẫu, tránh những khoảng sáng tối không đều, hoặc sử dụng tấm hắt sáng với mục đích tương tự.
Hiện tượng mắt đỏ
"Mắt đỏ" là hiện tượng thường gặp khi chụp ảnh với flash |
Sử dụng Flash luôn là một cách tốt nhất để kiểm soát một cách chủ động ánh sáng, tuy nhiên nó cũng dễ gây ra một lỗi mà dường như ai từng chụp ảnh (kể cả với máy ảnh du lịch) cũng từng gặp: mắt đỏ.
Khắc phục: Hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ chống mắt đỏ, hãy bật nó lên nếu bạn chưa thực sự làm chủ được flash trên máy của mình. Cũng có thể yêu cầu mẫu hơi cúi một chút để tránh ánh sáng phản chiếu từ mắt mẫu đi vào máy ảnh. Cách giải quyết triệt để hơn, là sử dụng flash ngoài, không cắm trực tiếp trên máy.
Nét “gai”
Không như nhiều thể loại khác, chụp ảnh chân dung không cần bức hình phải quá nét. Thậm chí nhiều lens chuyên chụp chân dung còn có thêm khả năng soft focus, tức nét “mềm”.
Độ nét cao là không cần thiết đối với chụp ảnh chân dung |
Khắc phục: Không nên sử dụng lens có độ nét quá cao như những lens macro để chụp chân dung. Nếu bắt buộc phải mua 1 lens cho cả 2 mục đích đó, hãy chọn một lens có tiêu cự dài, ít nhất là 100mm. Trong thiết lập parameter của máy ảnh, hãy để mức sharpness xuống 0 hoặc -1. Các thông số Color Tone và Saturation cũng nên giữ ở mức 0 hoặc cùng lắm là +1. Quan trọng nhất, sau khi chụp, hãy bớt chút thời gian để hậu kỳ bức ảnh.
Nguồn: techz.vn
Em đang chờ coi có cái nào bày chụp ẻng tự sướng không. Còn chụp chân dung thì đã có thợ, mắc chi học cho khổ vậy, lại làm mất công ăn chuyện làm của người ta?
Trả lờiXóachụp ảnh tự sướng chả phải chụp chân dung thì là gì ? rùi chụp cho con cái, bạn bè ..
XóaBài này là bài đầu tiên, nêu mấy sai lầm thường gặp. Các bài sau chú yếu nói về bố cục một bức ảnh. Em đón xem
Chắc anh chưa tự sướng lần nào nên mới nói thế thôi. Ẻng tự sướng khác hoàn toàn, há há!
Xóauh, tự sướng thì chắc ko có kinh nghiệm như em rùi hehe
XóaA, vậy là anh toàn để người khác làm cho mình...???
Xóachính xác. Nhờ người khác chụp cho, mình dễ uốn éo làm duyên; mắc gì selfie
XóaGì chứ vụ này em xếp anh vào dạng hai lúa.
XóaẢnh tự sướng có 5-10s cho anh tha hồ uốn éo.
Camera tự sướng bằng ống kính mặt trước tha hồ muốn thấy mình như nào cũng được.
Trình... kém cỏi quá cơ!
hì, gì chứ tự sướng thì đành thừa nhận thua em :d
XóaHihihi! Đại ce! Cho Đệ mần tài sản giêng để chớp bóng nhe Đại ce!
Trả lờiXóaĐệ chớp bóng xấu hoắc hà!
Em thích chụp ảnh thì đón đọc tiếp nhé. Anh còn mấy bài rất cơ bản nữa.
Xóa