Nghe Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện ngôn ngữ cho vui.
Hình minh họa là thêm vào, ko có trong bài gốc
Dường như hầu hết các cuốn từ điển đều xem “sờ” và “rờ” là một, là hai từ hoàn toàn đồng nghĩa, hơn nữa, còn xem “rờ” chỉ là biến âm mang tính địa phương của “sờ”. Cả Nguyễn Văn Ái trong Từ điển phương ngữ miền Nam lẫn Nguyễn Như Ý trong Từ điển đối chiếu từ địa phương đều nghĩ như vậy. Ở nhiều cuốn từ điển khác, sau chữ “rờ”, người ta ghi chú: “phương ngữ” rồi bảo xem chữ “sờ”. Chỉ có Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ là làm ngược lại, sau chữ “sờ”, họ ghi: “xem rờ”. Có vẻ như với họ, “rờ” là từ chính, còn “sờ” chỉ là biến âm của chữ “rờ”. Không chừng cả Alexandre de Rhodes, trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (1651) và Huỳnh Tịnh Của, trong cuốn Đại Nam Quốc Âm tự vị (1895), cũng đồng ý như thế: Trong hai cuốn ấy, chỉ có “rờ” chứ không có “sờ”.
Có điều, không phải lúc nào “rờ” và “sờ” cũng thay thế cho nhau được. Chúng ta nói sờ sẫm hay rờ rẫm, nhưng chỉ nói sờ soạng chứ không nói rờ roạng; và cũng chỉ nói rờ rệt chứ không nói sờ sệt. Người miền Trung và miền Nam vừa nói “sờ” vừa nói “rờ”; có cả chữ “rờ rờ” (đưa tay thoa nhè nhẹ đâu đó) vừa có chữ sờ sờ (hiển nhiên, ngay trước mặt).
Theo tôi, hai chữ “rờ” và “sờ” là hai từ tương tự, gần gũi về ngữ âm và ý nghĩa, chứ không phải là hai từ hoàn toàn đồng nghĩa. Trong cảm nhận của tôi, “sờ” là đưa tay chạm vào một vật gì đó trong khi “rờ” không phải chỉ chạm mà còn xoa nhẹ. Bởi vậy, tôi nghĩ là Huỳnh Tịnh Của đúng hơn các nhà từ điển học khác khi định nghĩa “rờ” là “lấy tay mà thăm mà lần”. Tức là có sự chuyển động.
Cũng xin lưu ý là phần lớn các cuốn từ điển sau Huỳnh Tịnh Của đều định nghĩa chữ “rờ” hay “sờ” một cách rất ư buồn cười.
Ví dụ Văn Tân và Hoàng Phê đều định nghĩa sờ là “đưa bàn tay lên trên một vật gì để xem vật ấy thế nào”. Đưa bàn tay lên trên một vật gì? Ừ, thì được. Nhưng tại sao lại phải thêm “để xem vật ấy thế nào”? Chẳng lẽ sờ hay rờ chỉ có một mục đích duy nhất là để tìm hiểu một cách nghiêm trang và nghiêm chỉnh như thế ư? Một người ngồi buồn, không biết làm gì, lấy tay rờ/sờ râu, chẳng lẽ chỉ để biết râu mình như thế nào ư? Một cặp tình nhân, trong lúc âu yếm, rờ/sờ nhau, cũng chỉ để “nghiên cứu” xem cái vật mình rờ hay sờ ấy như thế nào ư? Trời, nói thế, ai cũng là những nhà nghiên cứu sinh học hết ráo! Theo cách hiểu ấy, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát: Lục Vân Tiên, ít nhất là qua câu ca dao quen thuộc ở Nam Bộ, “Vân Tiên ngồi dưới gốc môn / Chờ cho trăng lặn sờ l... Nguyệt Nga / Nguyệt Nga biết ý chẳng la / Vân Tiên thấy vậy sờ ba bốn lần” là một kẻ rất kém thông minh. Người khôn, sờ một lần là biết ngay “nó” thế nào rồi, cần gì phải sờ đến “ba bốn lần” nhỉ?
Chưa hết. Văn Tân còn định nghĩa chữ “sờ mó” như sau: “Đụng không có mục đích vào một vật”. Dựa vào định nghĩa ấy, những kẻ bị buộc tội sờ/rờ mó bậy bạ ai đó (ví dụ Lục Vân Tiên ở câu ca dao nêu trên) có thể cãi lại các công tố viên: Họ không làm điều gì sai trái hay đáng bị coi là sách nhiễu tình dục cả. Đó chỉ là một hành vi “không có mục đích”. Không có mục đích là không có chủ tâm. Không có chủ tâm là không có tội. Ối giời!
Nhưng định nghĩa của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ mới hài hước. Theo hai ông, “rờ” có hai nghĩa. Thứ nhất, là sờ, là dùng tay mó. Ví dụ: “Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ / Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không”. Thứ hai, là “lén nậng, bóp vật kín của đàn bà khi người ta ngủ.”
Đọc định nghĩa thứ hai, thú thực, có ba điều tôi không thể nào hiểu được: Một, tại sao chỉ nậng (hay nựng) và bóp vật kín của đàn bà mới được gọi là rờ? Còn ngược lại, khi đối tượng là đàn ông và người thực hiện động tác “nựng” và “bóp” ấy là phụ nữ thì gọi là gì nhỉ? Hai, tại sao lại phải nhất thiết là “vật kín”? Với những vật không kín lắm, như mặt mũi, tay chân hay… nhũ hoa, chẳng hạn, thì không phải là rờ/sờ à? Và ba, tại sao phải đợi đến lúc “người ta ngủ”? Thức, người ta không rờ/sờ nhau sao? Gớm, từ điển với từ điếc!
Tôi không nghi ngờ sự cẩn thận và uyên bác của hai ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, đặc biệt của ông Lê Ngọc Trụ, về phương diện ngôn ngữ học. Nhưng đọc xong định nghĩa về chữ “rờ” của hai ông, tự nhiên tôi đâm ra phân vân và nghĩ ngợi: chả lẽ cả đời hai ông ấy chưa từng biết sờ hay rờ là gì cả?
Nếu đúng, thật tội nghiệp cho hai ông.
Nhưng nếu sai, lại nảy ra một vấn đề khác: Chả lẽ cái việc ai cũng làm ấy lại khó định nghĩa đến vậy sao?
23.3.2010
(Trích từ cuốn SỐNG VỚI CHỮ do Văn Mới tái bản tại California năm 2013)
Cuối cùng định nghĩa của ông Quốc sờ và rờ là gì?
Trả lờiXóaỔng chỉ đặt vấn đề thôi mà chẳng giải quyết, lại còn bảo hai cụ kia chưa biết sờ, rờ.
Đang nghe nhạc mà đứt cáp, mạng chập chờn thì chuyển qua sờ, rờ là đúng bài đấy anh ơi.
XóaHehe.
Em cũng thấy đúng bài hả ? Thế thì có cơ sở để thay đổi câu ca dao ở trên chút xíu cho hợp lí nhỉ
Xóa...
[color="blue"]Nguyệt Nga biết ý chẳng la[/color] đổi thành .. thích ý ..
dành chữ "biết ý" cho Vân Tiên
[color="blue"]Vân Tiên thấy vậy sờ ba bốn lần[/color] thành ra Vân Tiên biết ý ..
:-? :D
Cũng chưa ổn thỏa lắm anh.
XóaThường khi "thích ý" thì các cô hay rên la.
Theo ý em: Nguyệt Nga thích ý rên la ,,
XóaLạ hầy. Tưởng đau mới rên la chứ, chỉ mới sờ thôi mà . . Lại nữa, chờ cho trăng lặn .. là làm lén, la lên thì hỏng bét.
Ôi giời, anh lại nhầm vụ rên la rồi. Ai bảo chỉ đau mới rên la?
XóaTừ điển bảo.
XóaVietgle:
- rên la: động từ.
rên to vì đau đớn
(...) những tiếng rên la của bọn lính Nguyên (Nguyễn Huy Tưởng)
- rên: động từ
1. kêu khẽ, kéo dài vì đau đớn
bị sốt rét, rên cả đêm
2. kêu ca về nỗi đau khổ của mình
lúc nào bà vợ cũng rên không có tiền
Tra từ điển rõ ràng nhé. Còn có rên la gì khác ư ? :-?
Cứ tra từ điển như anh thì bài viết này mất cả thú vị.
XóaHả ? Anh thì thấy bài viết này thú vị chính là nhờ tra từ điển chứ
XóaThế nghĩa là ngoài "rên to vì đau đớn", anh không dùng nó vào việc gì khác hả?
XóaHá há!
Ko. ngoài "rên to vì đau đớn", anh không dùng nó vào việc gì khác
XóaTheo nhiều tự điển mà anh đã tra cứu, cũng ko.
Nhưng anh ko, từ điển ko, ko có nghĩa thực tế cũng ko. Trong thực tế, theo như anh hiểu qua hàm ý của các còm của em, thì tồn tại ít nhất một người mà rên ko vì đau đớn. Có lẽ nên định nghĩa lại từ rên cho phù hợp với thực tế hơn, đại khái như này:
rên động từ
1. kêu khẻ và kéo dài vì đau. bị sốt, rên cả đêm
2. kêu khẻ và kéo dài vì ko đau được sờ, rên cả đêm
3. kêu ko khẻ và kéo dài hết tiền, rên cả ngày
Lưu ý thêm và cách dùng từ: nét nghĩa 2 chỉ dùng khi chủ từ là phụ nữ. Điều này đặc biệt chính xác khi dùng từ sờ/rờ với nghĩa theo từ điển của Lê Ngọc Trụ và Lê Văn Đức
Cơ bản anh đã hiểu được ý em, không uổng công em gợi ý.
XóaCũng dễ hiểu thôi, em đoán anh không dám tin vào cái gì mà anh không có hoặc chưa từng, hoặc không dám làm khác... từ điển.
Để đưa định nghĩa 2 vào từ điển, việc tồn tại ít nhất một người (phụ nữ) rên không vì đau đớn chưa đủ sức thuyết phục, cần thiết phải làm khảo sát trên cả đàn ông lẫn đàn bà.
Em sẵn sàng hỗ trợ anh về việc khảo sát thực tế trên đàn ông, và ưu tiên cho anh làm chuột bạch trước.
Anh cũng nên xắn tay vào tìm hiểu thêm, biết đâu tên anh lại nằm đâu đó trên... từ điển.
Hã hã.
Hôm nay cãi tới cùng nhá anh.
Nguyên tắc cãi:
- Không dìm hàng
- Không cãi cùn
- Không ăn hiếp
- Không ỷ lớn
- Không hạ độc
He he.
1. tks em đã gợi ý giúp hiểu từ rên.
Xóa2. Đồng ý việc tồn tại ít nhất một ko đủ để sửa từ điển. Nhưng đủ để chứng tỏ từ điển có thể thiếu sót, cần tìm hiểu thêm để bổ sung.
3. Đúng như em nhận định, anh ko dám tin cái gì anh ko có/chưa từng. Vì thế đã nhờ anh Gúc. Với từ khóa "rên" trong 0.30s ảnh cho 2 triệu kết quả. Khảo sát 10 kết quả đầu tiên, có thể hiểu là những ngữ cảnh thường gặp "rên" nhất, thì thấy chủ ngữ của động từ rên là giống cái 8 lần, giống đực 1 lần và vô tính 1 lần
trường hợp vô tính là cái cây rên trên trang blog của ông anh của em
này cây chớ rên la
mặc đời bảo tố phong ba
ta vẫn là ta
cây hãy cùng ta nở hoa
kèm một loạt hình minh họa. Chỉ lấy vd một hình đầu:
http://3.bp.blogspot.com/-waAllmWgKL8/U8PWYr4xThI/AAAAAAAAELc/ndDY2EIxks8/s1600/IMG_1571.jpg
(tt)
Xóathơ và hình trong còm trên ở đây: Cây
4. Từ đó mới có lưu ý về cách dùng từ trong còm ở trên kia
5. Đây cũng chỉ là khảo sát bước đầu trên ko gian ảo. Rất mong được sự hỗ trợ thực tế của em. tks in adv
Nói thêm: Qua gúc, hóa ra rất nhiều người hiểu từ rên theo nghĩa từ điển. Xin trích một đoạn đăng trên báo Đất Việt:
Trưa, bà Nhâm vừa dỗ cháu ngủ trưa xong thì bỗng nhiên nghe thấy những âm thanh lạ, khi to khi nhỏ, khi gần khi xa, mà hình như phát ra từ chính nhà hàng xóm.
Bà Nhâm giật mình đánh thót, rón rén mở cửa ra ngoài để nghe ngóng. Hãi hùng hơn nữa khi cụ thấy những tiếng kêu ấy ngày một to và dồn dập, lúc thì rên rỉ như bị nghẹn họng, lúc thì kêu la thậm chí là phát ra tiếng cầu cứu: "Tha cho em … Em xin anh…!". Không nghi ngờ gì nữa, bà nghĩ đúng là có trộm rồi!
Bà Nhâm nhanh trí, không hề tri hô để "trộm" nhân thời cơ lẻn đi mất. Bà rón rén chạy ra bảo vệ khu tập thể, hổn hển kể lại sự tình: "Nhà con bé Tuyết có trộm, nó bị bóp cổ trong nhà sắp chết rồi!".
Cả đám đông vũ trang đầy đủ, nhẹ nhàng tiến đến hiện trường gây án.
Kết quả, chả thấy trộm đâu, chỉ có vợ chồng nhà Tuyết khuôn mặt đỏ như gấc ra mở cửa.
Dù nhà báo ko nói rõ nhưng qua hình ảnh mặt đỏ như gấc ra mở cửa., có thể đoán là hai vợ chồng buổi trưa đã đóng cửa nhậu nhẹt mà ko mời hàng xóm. Nhậu nhẹt mà rên la ca cẩm thì chắc là do ép nhau uống, hơi phiền nhưng ko thể gọi là đau đớn. Bà nhâm hiểu theo từ điển nên đã gây ra sự nhầm lẫn tai hại
Về các
XóaNguyên tắc cãi:
- Không dìm hàng
- Không cãi cùn
- Không ăn hiếp
- Không ỷ lớn
- Không hạ độc
Nói chung là đồng ý, nói riêng thì xin bình luận mấy điều
1. quan trọng nhất là cái thứ 2 ở trên: ko cãi cùn. Tức nói phải có cơ sở.
2. ko suy đoán cảm tính: đối phương đang dìm hàng, đang ỷ lớn, đang ăn hiếp, đang hạ độc v v Nếu có biểu hiện các biểu hiện ấy, chứng minh.
3 ko được ỷ thế nhỏ, ỷ thế nhiều nước mũi
4. ko dùng đòn độc: tự hiểu, ko thèm cãi nữa.
À, dù chưa công nhận rõ ràng và cụ thể việc đề nghị chỉnh sửa bổ sung cho từ "rên la'' của Chim Biển là hơp lý, nhưng rõ ràng anh Khung K đã có sự tham khảo ý kiến của CB, thể hiện qua việc tra Gúc và trích dẫn một số ví dụ. Điều đó chứng tỏ anh rất tôn trọng các nguyên tắc cãi.
XóaTuy nhiên là phần bổ sung cho các nguyên tắc cãi, có chứa đựng một số nội dung mang ý nghĩa dìm hàng.
"Không được ỷ thế nhỏ, ỷ thế nhiều nước mũi'': dìm hàng quá thể!
Nhận xét cảm tính, ko có cơ sở. Đấy là nói nguyên tắc chung, đề phòng điều có thể xảy ra, ko thể gọi là dìm hàng. Ví dụ đến công viên thấy bảng: cấm đi trên cỏ, thì đấy là bảng cấm chung, ko thể gọi là dìm hàng những người tới cv chơi được
XóaCứ thống nhất cái đã nếu các nguyên tắc này được cho là chung, có nghĩa là cả anh cũng có khi bị... nhiều nước mũi.
XóaÀ, thế mở ngoặc dư lày được không anh: không cãi nhau khi đang trong trạng thái nhiều nước mũi.
Giời ôi, vãi!
[color="blue"] nếu các nguyên tắc này được cho là chung, có nghĩa là cả anh cũng có khi bị... nhiều nước mũi.[/color]
XóaSuy luận thiếu logic. "Câm đi trên cỏ" ko có nghĩa là bé Tí có thể có lúc nào đó cũng đi trên cỏ, bởi bé Tí chỉ mới 8 tháng, còn ở chuồng và chưa biết đi.
Còn "ko cãi nhau khi đang trong trạng thái nhiều nước mũi" thì thật ra ko cần, vì khi đã nhiều nước mũi thì nói chung ko còn cãi nhau nữa, hoặc ít nhất có một bên ko thèm cãi nhau nữa