25/6/15
Giọt đàn bầu
Nghe nhạc sĩ Toàn Thắng, giảng viên đàn bầu nhạc viện tp HCM giới thiệu về cây đàn bầu, đồng thời nghe một số nghệ sĩ độc tấu đàn bầu
3 nhận xét:
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)
Tiếng đàn bầu cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha" vậy sao lại bảo " làm thân con gái chớ nghe đàn bầu" anh nhở :-/
Trả lờiXóaĐàn bầu ai gảy nấy nghe.
XóaLàm thân con gái chớ nghe đàn bầu
Xưa các cụ dạy thế. Nguyên nhân có lẽ do tiếng đàn bầu thường từ buồn đến rất buồn, ít bài vui. Mà chìm trong nỗi buồn thì rõ là rất không tốt, đặc biệt với con gái.
Vì sao tiếng đàn bầu thường buồn ?
Đàn bầu, và cả sáo trúc, từ vật liệu chế tạo, dễ thấy vốn là các nhạc khí của những người nghèo khổ dùng để bày tỏ nỗi niềm. Nỗi niềm các chàng trai nghèo chịu hết xiết, phải đem gởi vào gió vào mây thì thường không gì ngoài những mối tình đơn phương hoặc tình phụ. Vì thế nên tiếng đàn bầu, tiếng sáo thường buồn. Dù như ta biết, đàn bàu hay sáo không phải ko có khả năng diễn tấu những khúc vui (ví dụ bài sáo Phụng Vũ)
XóaTrên đây là một cách giải thích câu ca dao dẫn trên, một cách giải thích có thể gọi là chính thống, được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên ngẫm kỷ, cách giải thích trên chưa thuyết phục. Tiếng sáo cũng buồn không kém (nếu khong nói còn buồn hon), tại sao các cụ chỉ khuyên không nghe đàn bầu, còn sáo thì không ngăn cấm?
Theo anh, các cụ khuyên các cô không nên nghe đàn bầu có thể do nguyên nhân khác.
Như nói trên, đàn bầu là nhạc khí của các chàng trai nghèo. Ai đã về miến Tây thì rất dễ gặp cảnh một anh chàng nông dân ngày đi làm ruộng, chiều tối rảnh việc lôi cây đàn bầu ra tích tịch tình tang. Cây đàn bầu ở đây thường là một ống tre chẻ đôi làm thân, một lon sữa bò, một đoạn dây thắng .. chỉ thế thôi, đủ cho anh gởi bao nỗi niềm ... Điều đáng nói là do nghèo nên các anh thương mặc chỉ mỗi quần xà lỏn ngồi đánh đàn, nhiều khi ham gảy gảy rung rung, để lộ thứ rất không nên lộ, nhất là trước các cô, dù có chồng hay chưa. Đấy là ngày nay nhé, nói chi thời xa xưa - Hãy nhớ lại chỉ cách nay chưa đầy trăm năm, các cụ vẫn còn thường xuyên đi chân đất, vấn khố; gia tài may lắm có được cái quần dài áo the và đôi guốc mộc dùng đi ăn giỗ - và thường thì cũng áo vắt vai, quần quàng cổ, guốc cặp nách, đến cổng nhà người ta mới mặc vào.
Lưu ý là thổi sáo thì thường người ta thường đứng, không như gảy đàn bầu (xưa) phải ngồi.