Xưa mình cũng có một cái sào huyệt như thế này, xây dựng ngay sau hè nhà.
Đây là nơi bộ chỉ huy họp bàn phương án tác chiến cho những trận đánh. Những trận nhẹ nhàng thì dùng vũ khí thô sơ
Gặp địch, một tay đưa súng lên một tay gạt .. bẹp bẹp bẹp bẹp .. hóa thành pằng pằng pằng pằng .. Dù sao thì âm thanh, dù là pằng pằng pằng cũng không gây được hiệu quả thực chất, nên mỗi chiến binh trang bị thêm một số lựu đạn làm bằng thân cây chuối con chặt khúc 5, 7 phân buộc quanh lưng. Trang bị loại súng này thì ra trận phải ở trần, vì mũ chuối dính vào áo giặt không ra, mẹ đánh đòn.
Một loại súng khác có lực sát thương mạnh hơn
Đạn là những hạt trưng, trông giống như tiêu, nhưng chả dùng làm gì. Nếu không có hạt trưng, có thể lấy khoai lang sống cắn nhỏ, rồi nhét vào thay cũng được. Thật ra, dùng khoai lang sống được ưa thích hơn vì tiện lợi hơn. Đào củ khoai lang lấy tay phủi nhẹ đất, nhét túi quân. Khi cần lôi ra cắn miếng, lấy tí làm đạn, còn dư lại nhai, vừa đánh giặc vừa ăn khoai ..
Những trận tử chiến thì dùng vũ khí mạnh hơn
Mùa sầu đông chín, mỗi đứa một ná cao su, một túi hat sầu đông. Trái chín thì bỏ miệng, trái xanh thì làm đạn.
Trên đường hành quân lắm lúc không gặp địch lại gặp chim, chó hay con gái, ngứa tay bắn phát rồi .. bỏ chạy (chậm chân nó thấy mặt, đến nhà mách mẹ bắt đền thì toi). Kẹt không hái được sầu đông, có thể dùng sỏi thay. Nhưng khi đó thường chỉ dùng để bắn chim, ít dám dùng đánh trận, vì dễ gây hậu quả nghiêm trọng, có thể không chỉ bị ba mẹ đánh đòn mà còn bị tước mất vũ khí.
Đang phục kích địch
Không đánh trận thì đá bóng
Những buổi trưa trốn ngủ, hẹn nhau ra bãi đất trống quần thảo. Mính chơi bóng vốn không ngại va chạm, hay nói trắng là sẵn sáng bỏ bóng đá người, nên thường được bạn bè cử làm a-ri-e (arrière hậu vệ). Dù cũng chia trước đứa giữ gôn, đứa chặn a-ri-e, đứa đá a-văng (avant tiền đạo) .. nhưng ra sân, khi phe ta có bóng, cả đội ào lên tấn công, khi bị mất bóng thì cả đám kéo về phòng thủ; và khái niệm bóng đá tổng lực, nói cho công bằng, không phải đợi đến đầu thập niên 197x Johan Cruyff của Hà Lan mới bày ra, mà được những cầu thủ con nít chân đất xứ Lừa chơi trước đó hàng thập kỉ.
Thắng trận khao quân. Thua trận cũng tìm gì ăn, bàn cách phục thù.
Trái ổi này còn non, xanh; ăn hơi chát .. nhưng không sao, chấm muối ớt rất tuyệt. Cây ổi dẻo, chặt làm giàn ná rất tốt.
Khế có hai loại, khế chua và khế ngọt. Thủa bé, cứ tự hỏi sao người lớn khùng thế, chỉ thích ăn khế chua.
Ớt cũng có hai loại ớt cay và ớt ngọt. Trong một vườn hàng ngàn cây ớt, tìm ra được cây ớt ngọt là một kì công. Thường đợi lúc giữa trưa, nhà chủ nghỉ ngơi, cả đám mới đột kích vào, đi từng cây hái thử. Gặp nhiều trái cay quá, lấy hạt muối (mang sẵn theo) ngậm cho đỡ. Gặp trái ngọt, vặt luôn cả cây .. Ngủ dậy, ra vườn thấy trái ớt bị bẻ đôi vứt ngổn ngang đầy vườn, chủ nhà chửi mắng. Kệ, coi như mắng chửi ai đấy, cả đám nằm lặng im trong sào huyệt, nhấm nháp mấy trái ớt ngọt chiến lợi phẩm.
Một món mà ai ở thành phố từ bé có thể không biết: dái mít chấm muối ớt. Ngon nhất là những dái mít có cám lấm tấm trắng bám quanh. Chát chát bùi bùi mằn mặn cay cay ..
Trên trang wiki giải thích "Trái mít non còn rất nhỏ cỡ ngón tay cái gọi là dái mít" là không đúng. Dái mít dù để bao lâu, già đến mấy cũng không trở thành trái mít được. Nó không phải là mít non còn rất nhỏ, mà thực sự là một phế phẩm của cây mít, hoàn toàn vô dụng với người lớn, nhưng là một món khoái khẩu của con nít. Tuy vậy không dễ gì có dái mít ăn, vì các ông người lớn đều ngại các ông con nít trèo hái làm gãy trái mít thật, nên thường cấm tiệt. Sự cấm đoán chỉ gây thêm một ít khó khăn cho các ông con nít, nhưng đồng thời làm dái mít thêm hấp dẫn.
Có thời gian thì lên rú hái sim
Mùa nào thức ấy, còn rất nhiều thứ cây trái để ăn. Khi có tiền thì mua kẹo kéo
cà rem
Nhiều tiền thì mỗi đứa mỗi cây, ít tiền thì một cây hai ba đứa mút chung. Những cuộc khao quân đôi khi còn có em gái hậu phương tham gia. Mấy con em gái ranh mương, không cho tham gia chúng mách lẻo, rất phiền.
Ăn no thì đi tắm sông
Một huyền thoại thường bị các đứa lớn gạt khi lần đầu đi tắm sông
Những hôm chỉ có vài đứa tụ bạ không đủ để chia phe đánh trận hay đá bóng thì chơi đánh đáo, đánh khăng
đánh bi
đá cỏ gà
đá dế
Chơi ô ăn quan
đi đào đất sét về làm còi thổi, làm xe kéo chạy
Dù gì thì dứt khoát không chơi mấy trò con gái này
bởi đơn giản là chơi thua chúng nó, không dại. Ngồi một mình buồn thà lấy nắp chai đập dẹp xoi lỗ rồi luồn dây chơi như này
hoặc lấy dây thun làm thành hình nọ kia
hoặc hái lá làm chong chóng, kính mát, đồng hồ ..
Hay nằm trong sào huyệt đọc truyện
Tăm mưa thì dù tắm với bọn con gái cũng được
Vừa tết xong, nhắc lại vài trò chơi ngày tết. Sau này người ta hay chơi bầu cua cá cọp hay lô tô, xì phé, xập xám; nhưng trước đó ngày tết thường chơi tam cúc, tổ tôm, tứ sắc và đặc biệt: bài tới. Bài tới, một dạng bài chòi, nhưng không có chòi, so với tam cúc, tổ tôm thì bình dân hơn, dễ chơi hơn. Có hàng xóm chơi càng tốt, không thì trong nhà chơi với nhau, không ăn tiền vẫn rất hấp dẫn
Chơi cờ cá ngựa cũng thế, hồi hộp theo từng lần đổ súc sắc, nhất là những khi ngựa đứng trước cửa chuồng, sau lưng có quân địch chỉ cách mấy ô
Chơi bài tây thì khác, không tiền khó mê. Phải quẹt nhọ nồi.
Nhưng ngày tết thích nhất vẫn là đi lượm pháo bị tắt ngòi chưa kịp nổ.
Xưa pháo thường được kết thành phong, ngắn khoảng gang tay, gồm dăm chục chiêc pháo tiểu, chen lẫn dăm chiếc pháo đại; đốt lên nghe tiếng nổ tạch tạch .. tạch đùng, tạch tạch .. tạch đùng .. nghe thật vui tai. Giao thừa khắp xóm khắp phường rộn tiếng pháo tiển đưa năm cũ, đang trùm chăn ngủ cũng bật dậy, chờ lượm pháo lép. Sáng mồng một, đốt thêm một phong pháo cho vui cửa vui nhà. Sau này Tết đốt pháo không còn để cho vui, mà dường như để thi đua. Như gà tức nhau tiếng gáy. pháo nhà mình phải nổ to hơn, dòn hơn, dài hơn nhà người .. Nhiều nhà treo dây pháo dài từ tầng hai tầng ba xuống tới tận đất, đốt lên cả xóm muốn lủng màng nhĩ; nếu ở hẻm, khói pháo bí lại, thở không nổi. Lại nữa, người ta không chỉ đốt pháo ba ngày tết mà đốt từ đầu tháng chạp ra đến tận giêng. Con nít sau này cũng chơi rắn mắt hơn, ném pháo vào người đi xe máy trên đường rồi bỏ chạy, gây bao tai nạn. Đến khoảng giữa 199x, ông Kiệt cấm pháo. Tết không có tiếng pháo, đôi lúc thấy thiêu thiếu một chút không khí tết thủa nào. Tiếc thì tiếc, nhưng bỏ đi cũng phải.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh ..
Nay thì thịt mỡ nay chẳng mấy ai dám ăn, câu đối chẳng mấy ai chơi, nêu chẳng mấy ai trồng, pháo thì cấm đốt; còn lại chỉ có dưa hành, bánh chưng, nhưng cũng không mấy ai mặn mà. Nhiều nhà tết nhất ra chợ mua một ít đem về chưng bàn thờ cho có, hết tết đem cho chị xe rác. Người lớn không mấy ai muốn ăn; dưa hành thì mặn, bánh chưng thì béo, lại nghe đâu nấu bằng pin .. Cũng như con nít ngày nay không mấy đứa chơi súng chuối, ná thun; ăn dái mít, ổi xanh .. Thời thế đổi thay, tâm cảm đổi thay theo, cũng là chuyện bình thường. Cho tôi lại ngày nào .. chỉ là hát cho vui, nghe cho vui ..
nguồn hình: trên net
Nhớ hồi nhỏ hả anh ?
Trả lờiXóaBọn em con gái nhưng cũng chơi những trò con trai như tạt lon, đánh đáo, đá cầu, đánh bông vụ và cả đá banh nữa đó anh, dù chơi không hay bằng bọn con trai nhưng cũng rần rần cả xóm !
Có ớt ngọt nữa hả anh ? Lạ quá !
XóaCó đấy. Nhưng rất hiếm. Nhiều khi cả vườn ớt hàng ngàn cây, tìm được chỉ vài cây. "Ngọt" thật ra là không cây như những trái ớt bình thường, đại khái như ớt ngọt Đà lạt bây giờ hay xào ăn í, chứ không ngọt như mía đâu.
Xóahttps://3.bp.blogspot.com/-JfMVgIGkCRQ/Vp33fB0pHRI/AAAAAAAAPJg/aqq7uktvKOg/s320/4b.jpg
XóaCòn món này giờ em mới biết là hạt trưng ! Bắn đau phết !
Hồi nhỏ em hay chế loại này, làm bằng đũa tre, bắn đoạn tre nhỏ nhỏ nên không đau !
http://lh3.googleusercontent.com/-UD5n1aVJkOE/UBIjVgvGuPI/AAAAAAAADb0/PHph6KfuxwY/Toilam.com-banthun.JPG
Nhưng con gái tụi em thường thì hay banh đũa, nhảy dây, bán đồ hàng tiền tính bằng dây thun ! hoặc chơi u chơi keo !
Em cũng chưa từng được ăn trái sim, dái mít hay sầu đông.
Xóahttp://lh3.googleusercontent.com/-UD5n1aVJkOE/UBIjVgvGuPI/AAAAAAAADb0/PHph6KfuxwY/Toilam.com-banthun.jpg
Xóa(đuôi JPG em chịu khó đổi thành jpg - không viết hoa. Hồi ấy viết code quên tính trường hợp viết chữ hoa, cũng như https. Giờ sửa lại thì lười, thôi kệ :d)
Loại súng như trên anh cũng từng dùng, đàn là loại tre nhỏ, hoặc cao su (cấu tạo khác đi tí). Ná cao du cũng có thể lấy đoạn tre nhỏ hay thân cây gì đấy cũng được, bẻ gập đôi làm đạn. mà em con gái sao gan nhỉ. Thường con gái thấy súng là mắt lấm la lấm lét, đi đứng khép nép e lệ hẳn :d
XóaTên gọi "trưng" là tiếng địa phương, anh không chắc những nơi khác gọi là gì. Nó giống y hạt tiêu, ăn hơi the the, không cay như tiêu.
Dái mít, sầu đông thật ra chỉ có miệng con nít phàm ăn mới ăn nổi. Nhưng sim thì khá ngon. Đến mùa người ta cũng hái đem về bán cho dân ở phố (ở một số tỉnh miền Trung)
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương.
Súng đồ chơi em nhiều, tự làm có, mua có, xin cũng có ... :D
XóaSúng nhằm nhò gì đâu anh, dịp tết, ngoài đốt pháo, lượm pháo lép lấy thuốc súng đốt, em & bọn bạn cuốn pháo, pháo đại to bằng lon sữa bò, nổ um xóm, bị các cụ mắng quá chừng !
Nghĩ lại còn thấy vui vui ! Giờ gặp lại mấy đứa cùng xóm cũ của em, đứa nào con cái cũng cả bầy, mần xui tới nơi hết rồi !
aha, em thích nghịch súng từ bé :d
Xóahttps://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/8f/df/a6/8fdfa66d8ce32bd05468d124eef395a7.jpg
XóaAnh nói zì đấy ????????????
Ủa anh nói sai hả ? Anh nói em thích nghịch súng từ bé, nhưng không hàm ý em lớn lên vẫn thích nghịch súng nhé. Đừng hiểu sai ý anh. :d
XóaXạo ! Vậy sao anh k nói "hồi bé" mà anh nói "từ bé" ? X( X( X(
XóaThì từ bé em đã thích nghịch súng, nhưng lớn lên lại chán không ham chơi mấy nữa. :d
Xóa