27/3/16

Jimi Hendrix . Trái tim rướm máu




People, people here me go
You know what it means to be left alone?
..
Misunderstandin' and a no good woman
Yeah, Lord they both have caused my heart to bleed Every mornin'
..
My little girl has left me, yeah
That's what caused my heart to bleed

Please come back home to me baby

Một chàng da đen, mê nhạc nhưng nghèo, chỉ ở nhà mày mò tự học, chơi guitar bằng tay trái chẳng giống ai; sau lần đầu ra sân khấu thì bị đuổi khỏi ban nhạc vì nổi hứng chơi solo 20 phút rất ư cá tính nhưng vô kỉ luật; và qua đời lúc chỉ mới 27 tuổi sau một cơn say túy lúy. Thế nhưng, chỉ vài năm ngắn ngủi chơi đàn trên cõi đời, tạp chí âm nhạc Rolling Stone đã bầu chọn anh chàng đứng vị trí #1 trong danh sách 100 nghệ sĩ guitar vĩ đại nhất xưa nay. Thấy trên trang vnexpress có bài giới thiệu người nghệ sĩ này, lấy về mọi người đọc cho vui.


Jimi Hendrix - nhạc sĩ guitar bậc thầy

Một nghệ sĩ, một nhạc sĩ guitar bậc thầy, những lời ca ngợi đó còn chưa đủ để thể hiện hết tài năng của Jimi Hendrix. Anh trở thành một hiện tượng mà chẳng cần nhờ đến một hãng đĩa nào quảng cáo hay lăng xê.

1 - Buổi ban đầu

Chân dung Jimi Hendrix bằng miếng gảy đàn guitar 
do hãng sản xuất đàn guitar nổi danh Fender đặt hàng nghệ nhân Ed Chapman thực hiện.
(Ảnh AFP)

Jonny Allen Hendrix sinh ngày 27/11/1942 tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Sau đó được cha anh đổi tên thành James Marshall Hendrix và năm 1966, khi chuyển đến nước Anh, lại đổi tên thành Jimi Hendrix. Từ nhỏ, Jimi đã tự học guitar và dành hàng giờ để nghiên cứu, học cách đánh đàn qua các băng ghi âm của các nghệ sĩ R&B miền Nam như B.B. King và những giai điệu blues của Muddy Water và Elmore James. Do hoàn toàn tự học nên Jimi không thể đọc hợp âm, nhưng bù lại, chính điều này đã khiến anh tập trung nhiều hơn khi nghe nhạc. Cha Jimi nhớ lại: “Tôi thường bắt Jimi lau chùi phòng ngủ mỗi khi đi vắng. Khi về, tôi vẫn thấy nhiều sợi chổi xung quanh chân giường. Tưởng nó chưa quét nhà nhưng sau này, tôi phát hiện ra rằng nó thường ngồi ở đầu giường rồi tưởng tượng cây chổi đó là một cây đàn guitar vậy”. Biết được sở thích, niềm đam mê này của con, ông James đã cố tìm cho anh một cây đàn ukulele (đàn guitar 4 dây của Hawaii) nhưng chỉ còn một dây đưa cho Hendrix. Dù nó chỉ “cải thiện” hơn cái chổi được đôi chút nhưng tình yêu thương và thông cảm với niềm đam mê âm nhạc của ông James thật đáng quý.
Mùa hè năm 1958, ông James mua cho Jimi một cây guitar thùng cũ với giá 5 đôla. Năm sau đó, ông tặng anh cây đàn guitar điện đầu tiên, cây Supro Ozark 1560S. Kể từ đó, có thể nói sự nghiệp ngắn ngủi nhưng vô cùng lẫy lừng của anh đã bắt đầu.

2 - Vinh quang nhưng ngắn ngủi

Với tài năng thiên bẩm của mình, Jimi nổi bật lên giữa các nghệ sĩ trong thập kỷ 60. Năm 1961, với cây đàn trên tay, Jimmy rời nhà gia nhập quân đội. Trong lúc đóng quân ở Fort Campell, Kentucky, Jimmy thành lập ban nhạc the King Casuals với tay bass là Billy Cox. Sau khi giải ngũ do bị thương trong một lần nhảy dù, Jimi bắt đầu làm một tay guitar theo hợp đồng dưới cái tên Jimmy James. Đến cuối năm 1965, Jimi đã chơi cho nhiều nghệ sĩ như Ike & Tina Turner, Sam Cooke và Little Richard. Cuối cùng, trong một buổi trình diễn ở The Cafe Wha, tay bass Chandler vì rất ấn tượng với Jimi nên đã mời ông tham gia vào ban nhạc ở London. Sự kiện này là một bước ngoặt lớn đối với Jimi Hendrix. Sự nghiệp của anh được mở sang một trang mới và lịch sử nhạc pop rock cũng xuất hiện thêm một nhân tài.
Từ một tay bass trở thành ông bầu, công việc đầu tiên của Chandler là đổi tên Hendrix thành Jimi, một cái tên đồng nghĩa với trào lưu âm nhạc của một thế hệ đang thay đổi. Kết hợp cùng tay trống Mitch Mitchell và tay bass Noel Redding, ban nhạc The Jimi Hendrix Experience ra đời. Có thể nói ban nhạc đã tạo một hình thái rock & roll cởi mở hơn cho Jimi thi thố các kỹ năng thần kỳ trong vai trò một nhạc sĩ guitar, một ca sĩ và người sáng tác ca khúc. Chandler tung ban nhạc của mình vào đấu trường nhạc pop đầy nóng bỏng ở London vào mùa thu năm 1966 và chỉ trong một thời gian ngắn, Hendrix và các cộng sự đã nhanh chóng gây xôn xao trong giới yêu nhạc ở thành phố sương mù này.

Đĩa single đầu tiên của The Experience “Hey Joe”, cover lại của ban nhạc Angeles Leaves, xuất hiện liên tiếp 10 tuần lễ trên bảng xếp hạng Anh quốc, vươn lên vị trí thứ 6 vào đầu năm 1967. Nhanh chóng theo sau là đĩa đơn “Purple Haze”, một kiệt tác không thể quên bởi tài chơi guitar kiệt xuất của Jimi cùng những ca từ đầy hình ảnh. Cho đến nay, album đầu tay Are you experienced (1967) với các ca khúc như: “The wind cries Mary”, “Foxey Lady”, “Fire” và “Are you experienced” vẫn được coi là một trong những album nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Ngày 18/6/1967, nhóm nhạc xuất hiện tại ngày hội Monterey Pop ở Mỹ cùng với Otis Redding vàJanis Joplin. Màn trình diễn của Jimi đã làm điên đảo tất cả những người tham dự, họ như vừa trải qua một cuộc khám phá mới. Sau album đầu tay, Hendrix phát hành tiếp album Axis: Bold as love (1967). Đến lúc này, Hendrix đã chứng tỏ sự vững vàng và ngày càng chững chạc trong âm nhạc. Trở lại Mỹ, Jimi thành lập phòng ghi âm riêng mang tên Electric Lady Studios ở New York. Chính tại đây, các tác phẩm bất hủ của ông đã ra đời. Đáng tiếc, do những mâu thuẫn, khó khăn và cả sự hiểu lầm, ban nhạc của Jimi đã tan rã.

Mùa hè năm 1969 chứng kiến sự trưởng thành về cảm xúc âm nhạc trong Jimi Hendrix. Tại đại hội âm nhạc Woodstock tháng 8/1969, Jimi xuất hiện trên sân khấu với một ban nhạc mang tên Gypsy Sun & Rainbows tập hợp các anh tài trong làng nhạc rock lúc bấy giờ gồm: Jimi, Mitchell, Billy Cox... Họ đã làm rung chuyển liên hoan khi thể hiện bài quốc ca Mỹ “The Star Spangled Banner” với phong cách nổi loạn. Sau sự kiện này, Jimi đã tham gia vào rất nhiều show diễn và tên tuổi ông gần như không thể thiếu trong các chương trình âm nhạc lớn.

Sang năm 1970, Jimi đưa tay trống Mitchell trở lại ban nhạc cùng Billy Cox. Ba người đã làm sống lại tên tuổi cũ The Jimi Hendrix Experience. Trong phòng thu, nhóm đã ghi âm nhiều ca khúc để chuẩn bị tung ra một album mới mang tên “First rays of the new rising sun” (Những tia nắng ban mai). Nhưng tiếc rằng, Jimi không thể chứng kiến được sự toả sáng của “ánh ban mai” bởi anh đã qua đời vào ngày 18/9/1970. Nguyên nhân cái chết của anh được ghi lại là “ngộp thở do hít các thứ nôn mửa sau khi say ma tuý”. Cái chết của ông quả là một mất mát lớn của nền nhạc rock.

3 - Những dư âm

Dù Jimi không còn, song dư âm về một thiên tài như ông chẳng bao giờ mất đi. Nhiều năm sau ngày ông ra đi, giới yêu nhạc vẫn chứng kiến hàng loạt tác phẩm tưởng niệm Hendrix được tung ra: băng video, sách báo và các album. Năm 1994, hãng MCA phát hành 3 bộ sưu tập có chủ đề về Jimi Hendrix. Chính do thể loại âm nhạc phong phú: blues, ballads, rock, R&B và jazz đã mãi khiến cho Jimi trở thành một trong những nhân vật lừng lẫy nhất trong lịch sử nhạc rock, được ghi danh tại toà nhà Danh vọng (Hall of Fame) của thế giới.
(Theo Thế Giới Âm Nhạc, số 4).
nguồn: vnexpress



9 nhận xét:

  1. Cũng guitare nè anh !
    http://www.youtube.com/watch?v=29wjd3GPnPI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh ui !
      Sao understandin' mà không phải understanding,
      mornin' mà không phải morning, lovin' ....
      ..

      Xóa
    2. http://www.youtube.com/watch?v=z1oAJobeMYA

      Xóa
    3. understandin', mornin', lovin', livin', 'cause, .. là những kiểu viết tắt thường thấy trong lyrics, trong thư từ,.. informal.

      Nhạc hay quá. Để lát tối rảnh sẽ tìm nghe lại một số phiên bản Solezara

      Xóa
    4. xem cái clip, đến đoạn theo tiếng nhạc bỗng từ đấy biển nổi lên một em ở chuồng, coi hay thật :d

      Xóa
    5. Viết tắt vậy cũng được sao ? dấu "'" cũng là 1 ký tự, chi bằng viết ra luôn ký tự đó cho rồi ! Rối hàng !

      p/s: Anh nghe nhạc đê ! Săm soi lắm vào !

      Xóa
    6. Anh nghĩ thật ra người ta viết tắt không phải để tiết kiệm một kí tự. Thậm chí nếu viết tay thì viết rõ ra còn thuận bút hơn là viết đến đấy ngưng lại đánh dấu phẩy. Mà viết tắt nhằm thể hiện cách phát âm khác. I'm phát âm khác với I am. Tương tự lovin' phát âm khác với loving. Trong lyrics rất thường gặp lối viết tắt này, có lẽ do ca sĩ khi hát thường bỏ âm cuối /ŋ/ vì lí do kĩ thuật gì đấy? Anh chả rành chuyện ca hát, đoán đại thôi :D

      Xóa
    7. Ồ ! I'm phát âm khác với I am thì em biết rồi ! Nhưng lovin' phát âm khác với loving thì em chưa được biết qua. Khi hát thôi chứ nếu nói hay đọc thì vẫn phát âm bình thường hả anh ?

      Xóa
    8. lovin', livin' .. là các kiểu viết không bao giờ được dùng trong các văn bản formal. Người ta chỉ viết như trên để thể hiện sự thân mật hay trong lyrics. Bình thường thì vẫn phải viết đầy đủ, nói thì phát âm rõ âm ŋ cuối từ.

      McDonald có slogan nổi tiếng (bị nhiều người chửi :d) i’m lovin’ it

      http://youtu.be/LCcHrDMsfDg

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)