5/3/16

Những áng thơ phổ nhạc


Thời gian gần đây, nếu như việc xuất hiện hàng loạt nhạc sĩ trẻ trong nước, sáng tác ca khúc dễ nghe khiến người nghe dễ nhớ để rồi chóng quên, thì các sáng tác của các bậc đàn anh vẫn luôn tạo được những dấu ấn trong lòng người yêu nhạc, nhất là những ca khúc được phổ nhạc từ thơ

Mời nghe tiếp Đức Bình (RFI) bàn về những áng thơ phổ nhạc




Những áng thơ phổ nhạc   
Đức Bình

Có thể nói trong cái vũ trụ giao duyên giữa nhạc và thơ, Phạm Duy gần như là một trong số những nhạc sĩ sở hữu một kho tàng đồ sộ nhất về các ca khúc phổ nhạc từ thơ. Chẳng hạn như nhạc phẩm "Đưa em tìm động hoa vàng" sáng tác nhạc của Phạm Duy trên nền thơ nổi tiếng của  Phạm Thiên Thư.

Quả thật biết bao tác phẩm âm nhạc đã nổi lên từ những bài thơ và biết bao bài thơ đã đựơc chắp cánh và đọng lại sâu thẳm trong lòng người nhờ vào những nốt nhạc. Khi một nhạc sĩ chọn cho mình một bài thơ để phổ nhạc, có nghĩa là người nhạc sĩ và nhà thơ ấy đã tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn, người nhạc sĩ ấy đã tìm được mình trong bài thơ để từ đó mà thả lòng tuôn trào cảm hứng, rồi cũng từ đó, những giai điệu sẽ vang lên cũng như chính tiếng lòng mình.

Trải qua một cuộc hành trình dài với số phận thăng trầm của âm nhạc Việt Nam, gắn kết với những biến động của lịch sử đất nước, thật khó có thể liệt kê hết được những tên tuổi của các nhạc sĩ Việt đã bắt nguồn cảm hứng sáng tác từ những vần thơ hay để cùng tạo ra cho công chúng một tác phẩm sống mãi với thời gian như chúng ta đã từng chứng kiến qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Những tình khúc như "Chiều" nhạc Dương Thiệu Tước, phổ thơ Hồ Dzếnh, "Áo lụa Hà Đông" của Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa, "Nửa hồn thương đau", Phạm Đình Chương, thơ Thanh Tâm Tuyền, "Bài Tình khúc thứ nhất", Vũ Thành An viết nhạc, thơ Nguyễn Đình Toàn, hay "Quê hương" thơ của Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch v.v…

Người ta thường nói thơ là cửa sổ tâm hồn và nhạc chắp cánh cho thơ. Các ca khúc phổ thơ thường dễ đi vào lòng người nghe nhờ bản thân ca từ đã rất mượt mà. Nhiều bài thơ của các nhà thơ cũng đã trở thành bất tử sau khi được phổ nhạc, và bài thơ "Em ơi! Hà Nội phố" của nhà thơ Phan Vũ sáng tác vào năm 1972 trong bối cảnh những năm cuối của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, sau này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, để tạo ra một Hà Nội thật đơn sơ, giản dị, nhưng cũng thật trầm mặc và tiêu điều của từng mái ngói xô nghiêng, nao nao kỉ niệm, và nó lại càng day dứt hơn khi ca khúc được thể hiện qua giọng hát của một ca sĩ đã sinh trưởng và ra đi từ Hà Nội, nam ca sĩ Bằng Kiều.

Có rất nhiều các bài thơ hay, nhưng không phải ai cũng biết! Chỉ khi được phổ nhạc, thành bài hát, thì bài thơ ấy mới đến với hàng triệu người. Thơ khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ, và Nhạc đã chắp cánh cho Thơ. Thơ với Nhạc có thể ví như hình ảnh nhân hóa của "Thuyền và Biển" trong bài thơ cùng tên của cố nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc.

Có lẽ trong thi ca hiện đại khó có bài thơ nào, ca khúc nào chuyển tải được sự tha thiết, nồng nàn và cả hương vị của tình yêu bằng ca khúc Thuyền và biển, đó là một sự giao cảm và kết hợp tuyệt vời giữa một người được coi là nhà thơ của tình yêu, còn người kia là nhạc sĩ của tình yêu, mà giọng hát Quang Lý sẽ gửi đến quý vị và các bạn sau đây.

nhac sĩ Trần Hữu Bích trong một buổi thuyết trình 

Trường hợp cá biệt hơn như của nhạc sĩ Trần Hữu Bích, khi bắt gặp một bài thơ viết về Hà Nội của nữ thi sĩ Hồ Thụy Mỹ Hạnh, dựa vào những cảm xúc âm nhạc xuất phát từ nội tâm vào thời điểm ấy, ông đã chuyển hướng địa lý của bài thơ từ Hà Nội vào Huế một cách tài tình, và hoàn toàn thuyêt phục người nghe. Nói về xuất xứ của ca khúc "Thầm lặng một vầng trăng" mà ông đã phổ thơ của Hồ Thụy Mỹ Hạnh.

Trong làng nhạc Việt của những năm đất nước còn chìm trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, thì những bản nhạc tình, được phổ từ những bài thơ tình của Phan Huỳnh Điểu luôn là những nguồn động viên lớn lao tiếp thêm nhiều nghị lực cho công chúng yêu nhạc, những ca khúc như "Thơ tình cuối mùa thu", cũng phổ thơ của Xuân Quỳnh, "Đây thôn Vĩ Dạ", thơ Hàn Mặc Tử, hay "Ở hai đâu nỗi nhớ" thơ của Trần Hoài Thu, vẫn luôn là một minh chứng, mặc dù cho đến tận bây giờ người nhạc sĩ vẫn chưa có dịp gặp tác giả bài thơ, nhưng qua giọng hát của nam ca sĩ Long Nhật gửi đến quí vị và các bạn sau đây, chúng ta gần như phần nào cảm nhận được nỗi nhớ nhung day dứt, hòa quyện giữa hồn thơ và chất nhạc ấy.

Thơ là ngôn ngữ của siêu ngôn ngữ. Nhà thơ đã vận dụng hết các thủ pháp nghệ thuật để sáng tạo một bài thơ và từng chữ từng câu vốn ăn khớp với nhau tạo nên mạch cảm xúc không ngừng, còn các nhạc sĩ khi phổ nhạc nhiều khi cũng  phải uốn éo ngôn từ thành ca từ sao cho phù hợp với từng nhạc tính của các nốt nhạc.

Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì những ca khúc mang nhiều hơi thở của văn chương và thơ ca bao giờ cũng tạo nên sức hút mãnh liệt, không chỉ đối với công chúng yêu nhạc, mà còn với cả ca sĩ trình bày bản nhạc đó nũa, như chia sẻ của nữ ca sĩ Bảo Yến.

Còn bây giờ, để khép lại Góc Vườn Âm Nhạc tuần này, giọng hát Bảo Yến gửi đến quí vị và các bạn ca khúc "Thầm lặng một vầng trăng" của Trần Hữu Bích phổ thơ Hồ Thụy Mỹ Hạnh.

Nguồn: Những áng thơ phổ nhạc. RFI (13/6/2009)
tranh: Lê Phổ


Nghe lại các bài hát được giới thiệu trong bài




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)