15/9/16

SNTN 8: Khuynh hướng yêu nước - Từ thanh niên ca tới kháng chiến ca


Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị,

Trong gần hai thập niên, sự hình thành và phát triển của tân nhạc đã hòa lẫn với hai phong trào lớn của xã hội, đó là phong trào thanh niên khởi lên từ giữa thập niên 30 và tiếp nối là cuộc kháng chiến bùng lên từ giữa thập niên 40. Trong giai đoạn đó, chúng ta đã chứng kiến sự giao thoa tuyệt vời giữa tân nhạc và mệnh nước, với bài ca tuổi trẻ mở đường khai lối cho kháng chiến ca.

Quỳnh Giao xin được gọi chung hai loại đề tài thanh niên và kháng chiến đó là các ca khúc yêu nước...

Có thể là vì động lực chính trị của chính quyền thuộc địa, mà cũng có thể vì đáp ứng lòng khát khao của nhiều thế hệ sau những chấn động chính trị của năm 30, từ giữa thập niên 30 trở đi, ta đã thấy xuất hiện phong trào ngợi ca tuổi trẻ. Sau đó, khi kháng chiến bùng nổ, dòng nhạc thanh niên đã hòa chung với dòng nhạc yêu nước, và các bản thanh niên ca của Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước hay Hùng Lân đã khơi ngòi cho các bản chiến trường ca bất hủ thời 45-54, với Văn Cao, Ðỗ Nhuận hay Phạm Duy, Phan Huỳnh Ðiểu...


Trước nhất, và bắt đầu từ cuối thập niên 30, Hoàng Quý cùng nhóm Ðồng Vọng của ông đã quy tụ lớp nhạc sĩ Phạm Ngữ, Hoàng Phú và cả Văn Cao để tung ra chừng 50 bản hùng ca dân tộc.

Giờ đây, nhớ về thời điểm đó, ta nhớ tới Hoàng Quý con chim đầu đàn, dù sớm gãy cánh mà tiếng hót vẫn lừng vang trong âm nhạc Việt. Ông là nhà giáo và được hậu thế nhớ tới như người viết nhạc cho tuổi trẻ, với các bài Gọi Bạn Lên Ðường, Tiếng Chim Gọi Ðàn, Bóng Cờ Lau ngợi ca Ðinh Bộ Lĩnh, như Trên Sông Bạch Ðằng viết về chiến công chống Nguyên Mông của dân tộc, như Ðêm Trong Rừng hoặc Nước Non Lam Sơn hay Ngày Xưa.

Y như Ðặng Thế Phong tài hoa mà yểu mệnh, Hoàng Quý ra đi giữa tuổi 26 thanh xuân, năm 46, vài năm sau khi viết Cô Láng Giềng và còn dang dở với Tú Uyên, một khúc hát về mối tình của một thư sinh với người đẹp trong tranh.

Như một lời ghi ơn của nhiều thế hệ, Quỳnh Giao xin mời quý thính giả sống lại không khí hùng tráng Hoàng Quý đã gợi lên trong bài Ngày Xưa, với tiếng hát Mai Hương...



Thời đó một sinh viên từ miền Nam ra Hà Nội học trường thuốc đã sớm thành kiện tướng trong dòng nhạc thanh niên của Tổng Hội Sinh Viên và nối tiếp qua nhạc kháng chiến, đó là Lưu Hữu Phước. Ông là tác giả của loạt hùng sử ca bất hủ như Bạch Ðằng Giang. Ải Chi Lăng, Hội Nghị Diên Hồng, Hờn Sông Gianh, Hát Giang Trường Hận, những ca khúc không chỉ có ý nghĩa về tinh thần mà có giá trị về nghệ thuật.

Lưu Hữu Phước đã viết bài Tiếng Gọi Thanh Niên trên cung bậc gần gũi với nhạc truyền thống và tránh những quãng nửa cung của Âu Châu, và bài này, với lời ca mới, đã được Việt Nam Cộng Hòa chọn làm quốc ca ở trong Nam. Trong khi đó, dưới tên Huỳnh Minh Siêng, ông cũng là tác giả của bản Giải Phóng Miền Nam đã được Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chọn làm bài hát chính thức từ đầu thập niên 60 cho tới năm 75. Sự kiện hy hữu này cũng phần nào nói lên sức mạnh của âm nhạc, như vượt trên mọi giới tuyến chính trị...

Bài Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước mà chúng ta sẽ nghe đây, là một tiểu nhạc cảnh, mở đầu với loa kèn kêu gọi toàn dân, và chuyển cảnh qua nhiều tiết điệu dồn dập và hình ảnh hoành tráng, nên mãi mãi là một tác phẩm làm sục sôi lòng yêu nước của chúng ta. Quỳnh Giao xin quý vị cùng nghe lại tác phẩm bất hủ này.



Nói tới các bản hùng ca yêu nước đã thành quốc ca hay nhạc hiệu của các tổ chức chính trị, ta phải nhớ đến Văn Cao, một tác giả cần được giới thiệu riêng trong một chương trình tới. Ông không chỉ viết Tiến Quân Ca được Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chọn làm quốc ca cho tới nay. Trước đó, ông đã cống hiến cho phong trào yêu nước nhiều hành khúc hùng tráng với nhịp điệu dồn dập Tây phương, như Gò Ðống Ða, Chiến Sĩ Việt Nam, Chiến Sĩ Hải quân hay bài Không Quân Việt Nam mà chúng ta sẽ nghe sau đây.



Trong dòng nhạc hùng ngợi ca thanh niên và đất nước, người ta không thể quên Hùng Lân, một nhà giáo và cũng là một nhạc sĩ đã một đời đào tạo ra nhiều thế hệ nhạc sĩ khác.

Ông là tác giả của Hè Về, Mùa Hợp Tấu, Rạng Ðông và Việt Nam Minh Châu Trời Ðông, bản hùng ca uy nghi lẫm liệt mà không sắt máu như nhiều bài ca yêu nước khác. Quỳnh Giao xin quý vị cùng trải lòng mình phơi phới theo hồn nước trên non sông gấm vóc, với Việt Nam Minh Châu Trời Ðông...



Từ đài phát thanh Huế, Văn Giảng cũng viết nhiều bài theo xu hướng nhạc hùng, như Qua Ðèo, Ðêm Mê Linh, Lên Ðàng, và ông độc đáo ở chỗ cũng thành công trong nhạc tình, dưới tên Thông Ðạt, với các ca khúc như Ai Về Sông Tương, hoặc Ðôi Mắt Huyền... Xin quý vị cùng thưởng thức Ðêm Mê Linh qua tiếng hát Vũ Anh sau đây



Nói chung, tình yêu đôi lứa và tình yêu nước thường cùng thấm đậm trong các tâm hồn lớn, cho nên ta còn gặp nhiều trường hợp mà nghệ sĩ viết cho tình trường cũng xuất sắc như cho chiến trường, điển hình nhất vẫn là Văn Cao với Phạm Duy, và cả Phạm Ðình Chương sau này. Cho nên, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, những nghệ sĩ như Ðỗ Nhuận, Văn Cao, Phạm Duy, Phan Huỳnh Ðiểu, như Lưu Hữu Phước, Ngọc Bích hay Tử Phác và còn nhiều người khác nữa... đều đã đứng lên đáp lời sông núi và gây hứng khởi cho phòng trào đấu tranh trên cả nước.

Một nhạc sĩ miền Trung là Phan Huỳnh Ðiểu, nổi tiếng với truyện ca Trầu Cau viết công phu như tiểu nhạc cảnh cũng đã cống hiến một bài hát làm nức lòng mọi người từ hậu phương tới tiền tuyến, và sẽ tiếp tục viết nhạc đấu tranh trong những năm sau này. Quỳnh Giao xin mời quý thính giả nghe Mùa Ðông Binh Sĩ qua tiếng hát Khánh Ly, để sống lại không khí bi hùng thời kháng chiến đó...

Cũng trong thời kháng chiến, một ca khúc được coi như xuất sắc nhất có thể là Khúc Hát Sông Thao của Ðỗ Nhuận, một đàn anh của nhiều thế hệ nhạc sĩ tại miền Bắc.



Kính thưa quý vị,

Dù rằng tâm hồn người Việt chúng ta có đa cảm lãng mạn nên vẫn yêu thích các ca khúc trữ tình nhiều khi ủ dột sướt mướt, nhưng có lẽ sự lãng mạn lớn nhất vẫn là lòng hăng say lên đường vì nước. Các ca khúc ngợi ca tuổi trẻ và tổ quốc ngàn năm đã phản ảnh những tình cảm lãng mạn mà chân thật, những háo hức sôi nổi của thanh niên, cho nên đã tác động mạnh tới nhiều thế hệ. Sau đó, khi phong trào kháng chiến sục sôi trên khắp ba miền, cũng chính lòng yêu nước, một tình cảm chân thật nhất, đã khiến các nhạc sĩ viết ra những bài hùng ca làm tuổi trẻ đứng dậy và hàng hàng lớp lớp lên đường. Tình cảm chân thật, hơn là nhu cầu tuyên truyền, dù có thể là chính đáng, mới là động lực sáng tác mãnh liệt nhất, khiến cho các ca khúc ngợi ca lòng yêu nước mới trở thành những bài ca bất tử trong gia tài văn hóa của dân tộc...

Quý vị vừa nghe lại ca khúc Hàng Hàng Lớp Lớp khá tiêu biểu của Nguyễn Văn Ðông, một nhạc sĩ mà cũng là một chiến sĩ.



Quỳnh Giao xin kính chào tạm biệt quý vị và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam.

Quỳnh Giao
Nguồn: nguoi-viet

-----------------
*) Bài hát Ngày Xưa theo wiki và nhiều trang mạng khác thì tác giả là Hoàng Phú (Tô Vũ), em của Hoàng Quý viết. Một số trang mạng khác (vd ở đây hoặc ở đây) thì ghi nhạc Văn Giảng, lời Hoàng Phú

2 nhận xét:

  1. Em còn nhớ thù lao đã hứa mí anh ! :D
    Đây nhé !
    https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/5f/b1/31/5fb131a8980b8e07fab815837b972cd1.jpg

    P/s: Nhưng mừ không được bắt chước chị nhịn bữa trưa đâu á ! :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tks. nhưng mà nhấm nháp chú cún này thì tội quá :d

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)