Thương Tiếc . tượng của Nguyễn Thanh Thu (xưa đặt trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa) |
Vẫn biến rằng chiến chinh là bất đắc dĩ, nhưng nhu cầu chiến tranh cũng đòi hỏi việc cổ vũ tâm lý, cho nên tân nhạc đã được huy động cho chiến trường, như điều vẫn có ở trong mọi xã hội con người... Tuy nhiên, xét cho kỹ, ta có thể thấy rằng nếu trong thời kỳ 45-54, đa số những bài hát ngợi ca tổ quốc và kêu gọi lên đường cứu nước đều tự phát vì được viết ra từ niềm hứng khởi dạt dào của mọi người - có lẽ lúc đó chưa phân giới tuyến chính trị mà chỉ nhìn vào kẻ thù chung là thực dân xâm lược - thì qua giai đoạn sau đó, khi hai bên Nam Bắc đều có chính quyền, ta có thể thấy rõ hơn cái nỗ lực chủ động tuyên truyền của hai chế độ đối nghịch.
Chúng ta có thể gọi những ca khúc có khi bi thiết, khi hùng tráng, nhưng đều mang tính chất cổ động đó là nhạc chiến dịch. Một sự khác biệt thứ hai, là trong khi miền Bắc đề cao văn hóa như một mặt trận và trong thơ phải có thép, nên văn nghệ mọi ngành đều có nhiệm vụ thúc giục đấu tranh, thì ở miền Nam, dường như chỉ giới nhạc sĩ quân đội và công chức mới để ý tới nhu cầu cổ động này. Trong khi ấy nhiều nghệ sĩ khác vẫn thoải mái viết về những đề tài khác, kể cả lời than vãn chiến tranh...
Ngày nay, khi hoa đào đã xóa hết vết mòn bao chiến xa, như lối nói bóng bẩy của một nhạc sĩ, những gì còn lại có thể chỉ là dư vang sát phạt của một giai đoạn lịch sử, và chỉ tồn tại nếu có giá trị nghệ thuật đích thực.
Khi nhớ lại không khí tân nhạc của thời đó, "một giai đoạn gập ghềnh của đất nước," như lời một nhạc sĩ miền Bắc đã viết, chúng ta chỉ thấy đọng lại trong tâm hồn hình ảnh của người chiến sĩ. Giờ đây, quân phục quân hàm của bên này hay bên kia chiến tuyến có lẽ không còn quan trọng, và người ta chỉ thấy rung động bồi hồi ở lời ca có thể phản ảnh tâm tư của người lính mọi thời.
Nguyễn Văn Đông là nhạc sĩ tòng quân ở trong Nam và viết nhiều về đời lính. Trong các tác phẩm viết về đời lính ở miền Nam, nhạc của ông đã có một chỗ đứng rất cao, vì lời ca mượt mà nhân ái và không còn chất tuyên truyền cổ động. Trong ý nghĩa đó, ta hãy lần lượt nghe lại Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê của Nguyễn Văn Đông với tiếng hát Hà Thanh và Anh Dũng.
Khác với Nguyễn Văn Đông là một sĩ quan quân đội, Tuấn Khanh là một nhạc sĩ dân sự làm việc ở đài phát thanh và thiên về tình ca hơn là những hành khúc loại chiến dịch. Nhưng, trải mấy chục nằm, Hoa Soan Bên Thềm Cũ của ông là tác phẩm làm người ta thấy yêu bộ đồng phục của lính và thương cảm cho những mối tính thời chiến. Giờ này, có nghe lại ở Tuyên Quang hay Hải Hưng, ta vẫn thấy xúc động như ông mới viết đây... Xin giới thiệu với quý vị bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ, qua tiếng hát của một ca sĩ người Mỹ tóc vàng nuột nà, là Dalena.
Trong thể loại ca khúc chiến dịch này, chúng ta không quên Lam Phương, một người thường viết nhạc về thôn quê dân giả mà lại có tác phẩm được quần chúng thành thị mến mộ một cách bất ngờ. Tác phẩm đó chính là bài Tình Anh Lính Chiến, mà chúng ta sẽ nghe sau đây.
Sau 1975, khi loại nhạc mang tính chất cổ động cho một chiến dịch đã hiếm dần ở trong nước, ở hải ngoại, những bài ca có tinh thần kêu gọi như vậy vẫn thấy xuất hiện. Những chiến dịch mang tính chất cứu trợ xã hội như giúp người vượt biển hay vận động cho thuyền nhân đã là cơ hội để lời ca cổ động vang vọng ở nhiều nơi. Bên Em Đang Có Ta là một sáng tác của Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng đã được người Việt hải ngoài hát lên cho các em bé thơ đã lớn lên trong trại tỵ nạn mà chưa có một ngày tự do. Xin mời quý vị nghe ca khúc này trình bày hợp ca.
Như tên gọi, nhạc chiến dịch thì dù bi hay hùng cũng được sáng tác trong cái trớn tâm lý một thời để thổi bùng ý chí đấu tranh như bão lửa. Nhưng, khi chiến cuộc đã tàn, đời sống sẽ phủ lên lửa chiến chinh những tro than của thời gian. Nếu có còn thì chỉ còn một số ca khúc có giá trị vượt thời gian và sự lãng quên của công chúng. Những tác phẩm lớn thường vượt được thử thách đó và mất đặc tính chiến dịch mà chỉ còn là nghệ thuật.
Với tâm tư đó, xin quý thính giả nghe lại hai bài thật cảm động của hai nhạc sĩ họ Hoàng ở hai bên cùng viết về Hà Nội với nguyện ước chiến thắng, bài Nhớ Về Hà Nội của Hoàng Việt ở miền Bắc với Hồng Nhung, [QG nhầm, là của Hoàng Hiệp]
và bài Chiều Mưa Nhớ Bắc do Hoàng Trọng phổ thơ Thanh Nam tại Sài Gòn, qua tiếng hát Kim Tước.
Trước khi tạm biệt, Quỳnh Giao xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả Hoa Soan Bên Thềm Cũ mà chúng ta vừa mới nghe qua tiếng hát Dalena
Quỳnh Giao xin thân ái tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam... sẽ nói về xu hướng nhạc chống chiến tranh... [nhạc hiệu fade out]
Nguồn: nguoi-viet
:D " =D> " :D
Trả lờiXóa=D> :-? :-o
XóaMít có "khuynh hướng cổ động" nhiệt tình dzị mừ ca K còn hông hỉu ????!!! :D
Xóa@ Mít ! Mấy nay mưa như đại hồng thủy, bà lội nước, tắm mưa zui lắm hay sao mà cười toe dzậy hử ???? :D
Xóa@ Đại ca! Ớt hỉu em thấy hông?
Xóa@ Ớt! Mấy hôm nay ngày nào tui cũng lội nước! Zui! :D y như đồng bào Miền Tay á
@ Mít ! À ờ ! Zui là ok nha, lội cũng được, nhưng hổng được tắm mưa nha, mắc công gây kẹt xe ! Hihi !
Xóa@ Ca K ! Cuối tuần an yên nha anh !
http://www.youtube.com/watch?v=gQHS7V8uv4Q
ah, hiểu. là vổ tay vì có khuynh hướng cổ động, không phải vì mấy bài hat cổ động. right ? :d
XóaThật ra nhạc cổ động nhiều bài nghe giai điệu cũng thích, nhưng ngẫm lại lời ca thì rất rất nhiều là tự sướng. Nhạc đỏ thì khỏi nói, vì đấy là tryền thống. Còn nhạc vàng, nhiều bài cũng không kém. Như trong bài Anh đi chiến dịch của Phạm Đình Chương: Anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than. Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy ..
p/s tks Ớt bản nhạc.
Xóacác cô lội nước nhớ mặc đồ nhiều, dày, sẩm màu nhé. tránh gây tai nạn.