Tiếc Thương . ảnh: Nguyễn Ngọc Hạnh |
Trong thời chiến tranh, nhất là khi chiến cuộc đã tới lúc khốc liệt ở trong Nam từ 1965 đến 1975, giao động tâm lý đã nổ ra, vì thực chất đây vẫn là cuộc tương tàn giữa hai bờ Bến Hải của một xứ sở. Cho nên, vào thời này, ta đã thấy xuất hiện xu hướng chống chiến tranh trong tân nhạc, với tiếng hát bi ai về chết chóc hủy diệt, lời kết án đạn bom và cả lời kêu gọi tình người mau dập tắt hận thù.
Xu hướng chống chiến tranh đó đã mở ra hai cánh cửa gần như đối diện. Tiêu cực thì có nhạc phản chiến, tích cực thì có phong trào du ca, hai đặc điểm dường như chỉ có trong Nam.
Y như đối với loại nhạc chiến dịch đã nói tới trong kỳ trước, còn lại ngày nay sẽ chỉ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhất, viết từ cùng cực của khổ đau hay tột cùng của tuyệt vọng...
*
Về thể loại này, phải kể tới Phạm Duy và nhất là Trịnh Công Sơn, hai ngôi sao sáng trong xu hướng phản chiến, rồi một tầng lớp nhạc sĩ trẻ trong phong trào du ca, phong trào thanh niên hát cộng đồng...
Phổ nhạc từ thơ Linh Phương, bài Kỷ Vật Cho Em là một lời kết án chiến tranh tiêu biểu nhất của Phạm Duy, một tác phẩm nếu được diễn tả cho đúng sẽ phải làm người nghe rùng mình mà chán ghét binh đao mù quáng. Bài này sẽ do Thái Thanh trình bày sau đây.
Ngoài tác phẩm bất hủ nói trên, Phạm Duy có viết Mười Bài Tâm Ca như lời kêu gọi chấm dứt cuộc chém giết. Những tác phẩm này của ông cũng đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong giới trẻ và có thể đã khởi đầu cho phong trào sinh viên học sinh cố tìm tới những lý tưởng cao đẹp hơn của dân tộc. Như một phản ứng chống lại những tàn phá tiêu cực của chiến tranh và hận thù, có lẽ phong trào đưa thanh niên vào công tác xã hội và cả phong trào du ca viết nhạc có tính lạc quan yêu đời và kêu đòi xây dựng hơn là đả phá cũng đã nổi đi từ đó.
Quỳnh Giao xin quý vị nghe lại một bài tâm ca của Phạm Duy, qua tiếng hát Khánh Ly, là bài Tiếng Hát To... rất nổi tiếng của ông.
Tiếng hát Khánh Ly ta vừa nghe gần như gắn liền với lời kêu rêu nỗi thống khổ của người dân thời chiến, đến nỗi nàng đã được một nhà văằn và người giới thiệu âm nhạc có thẩm quyền tại Saigon trước 75 là Nguyễn Ðình Toàn gọi là "người góa phụ của cuộc chiến."
Khánh Ly nổi tiếng từ các ca khúc Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tài hoa ở miền Nam... Ðáng lẽ phải là kẻ du ca một đời hát cho tình yêu, thì nhiều năm liền, Trịnh Công Sơn lại là người nghệ sĩ viết lời kinh buồn của một xứ sở buồn và những tàn phá trên quê hương lẫn trong hồn người.
Ông viết nhiều về thể loại đó, và Bài Ca Dành Cho Những Xác Người do Lê Uyên trình bày sau đây có thể nhắc nhớ tới hình ảnh kinh hoàng và niềm tuyệt vọng của nghệ sĩ trước sự điên cuồng của bạo lực.
*
Trần Thiện Thanh là một nhạc sĩ, và ưa hát những bài ngợi ca đời lính với dưới tên Nhật Trường. Ông làm việc trong phòng Văn Nghệ của Ðài phát thanh Quân đội trong Nam và sáng tác bài Chân Trời Tím khi vị hôn phu của người em gái ông bị chết trận. Bài hát đã thành một trong mấy ca khúc hay nhất của ông, sẽ do Ngọc Lan trình bày sau đây.
Ðồng thời, ngay trên cực điểm của tàn phá, ba nhạc sĩ hợp tác cùng nhau dưới chung một bút hiệu là Trịnh Lâm Ngân đã có nhiều ca khúc về niềm ước mơ hoà bình. Tiêu biểu và cảm động nhất có bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí mà chúng ta sẽ nghe qua tiếng hát Mộng Long...
Cùng với giai đoạn đó, Trầm Tử Thiêng, một nhạc sĩ trong quân đội và làm việc trong đài phát thanh Quân Ðội ở trong Nam đã viết về biến cố Mậu Thân với bài Chuyện Một Chiếc Cầu Ðã Gãy, mà chúng ta sẽ lại sau đây qua cách diễn tả của Hoàng Oanh.
*
Trong khi những ca khúc kết án chiến tranh được một số đông hưởng ứng, có thể vì chán chường với chém giết và hủy diệt... thì một loại phản ứng tâm lý khác cũng xuất hiện tại miền Nam vào thập niên 60-70. Ðó là đi đôi cùng phong trào thanh niên sinh viên phụng sự xã hội qua các công tác thiện nguyện, phong trào du ca đã ra đời.
Mở đầu cho phong trào có thể gọi là mang tính chất hướng đạo sinh thời chiến đó, và nối tiếp lối hát cộng đồng của nhạc sĩ Viết Chung trong các bài ca về xây dựng nông thôn, người ta có những tên tuổi như Nguyễn Ðức Quang, Ngô Mạnh Thu, Trần Ðại Lộc, Nguyễn Thiện Cơ...
Lớp ca nhạc sĩ trẻ này có những buổi trình diễn và hát hò tập thể để hỗ trợ cho các đêm lửa trại hay sinh hoạt phục vụ cộng đồng của thanh niên sinh viên. Họ đi tìm sự giải thoát tâm trí trong việc làm cụ thể, hoặc nói như Nguyễn Ðức Quang, trong lời ca của một bài ông đã sáng tác, thì "không phải là lúc chúng ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, mà làm cho tươi mới." Nét nhạc giản dị dễ hát dễ nhớ, mang âm hưởng dân ca Việt Nam và cả dân ca ngoại quốc, đi đôi cùng lời ca lạc quan hùng mạnh, đã tạo nên một sinh khí mới trong tâm lý của thanh niên sinh viên thời đó.
Nhớ lại giai đoạn này, xin quý vị cùng nghe bài Bên Kia Sông, nhạc Nguyễn Ðức Quang, lời Nguyễn Ngọc Thạch, do Ý Lan trình bày...
Gần 30 năm đã qua kể từ đó, xu hướng chống chiến tranh trong tân nhạc đã không còn dư vị chua chát hay sôi nổi như xưa. Giờ này, ít người còn nhớ tới những ca khúc đó, hoặc nếu còn chỉ là những bài hát buồn mà thời nào cũng có người yêu thích.
Một cách tổng quát hơn, giờ đây có lẽ chiến tranh đã thực sự đi vào lãng quên khi chúng ta hát nhiều hơn và thoải mái hơn những bài ca trữ tình, một thời từng bị kết án là 'nhạc vàng', là đồi trụy và ủy mị...
Quỳnh Giao xin thân ái tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam... để nói về thể loại nhạc phổ thông, theo ngoại quốc.
Nguồn: nguoi-viet
*
Nói đến nhạc phản chiến, người ta nghĩ ngay đến Trịnh Công Sơn, dù ở Nam trước 1975 khá nhiều tác giả khác cũng viết bài hát có nội dung phản chiến. Có lẽ vì các tác giả khác mỗi người chỉ có một đôi bài (nổi tiếng). Sáng tác nhiều như Phạm Duy trong nội dung này cũng chỉ dăm bài được biết đến nhiều: Kỷ vật cho em, một số trong Mười bài tâm ca .. Trong lúc Trịnh Công Sơn từ những năm giữa 196x đến đầu 197x đã cho ra đời 4 tập nhac: Ca khúc da vàng, Konh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng, mỗi tập trên dưới 10 bài, được giới sinh viên học sinh đón nhận nồng nhiệt. Họ nghe qua băng cassette ở quán cafe hay ở nhà; cùng nhau đàn hát khi ngồi lại với nhau. Trịnh Công Sơn đã thay họ thở than cho một thân phận da vàng nhược tiểu, bị các thế lực lớn nhân danh đủ thứ, sử dụng như những con tốt trên bàn cờ thế giới ..
Nghe lại Ca khúc da vàng (1967) nổi tiếng một thời, từng bị cả hai phe quốc cộng lên án
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)