26/11/16

Dạy gì cho con?


Khi bắt đầu xốc lại vai trò của giáo dục trong gia đình, thường câu hỏi đầu tiên mà các bậc phụ huynh phải đặt ra là: dạy gì cho con?


Câu trả lời ngắn gọn là: Dạy những gì quan trọng với cuộc sống, nhưng nhà trường chưa chạm tới.

Cụ thể đó là những gì?

Hẳn nhiên, điều đầu tiên các bậc phụ huynh phải dạy con là ý thức về mình, xem mình là ai, mình đang ở lứa tuổi nào, mình có gì độc đáo khác biệt, mình đang ở vị trí nào trong bức tranh lớn của gia đình và xã hội xung quanh.

Điều thứ hai, là dạy con có ý thức về cuộc sống, khởi đầu từ những quan sát thường ngày, xem cuộc sống của con gồm những gì, có liên hệ đến những ai, con có thể làm gì ở trong đó, cái gì con làm vì niềm vui thích, cái gì là trách nhiệm phải hoàn thành.

Điều thứ ba, là dạy con cách tổ chức cuộc sống cá nhân, từ sắp xếp thời gian sao cho đi ngủ và thức dậy đúng giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân hợp cách, sắp xếp sách vở, bàn học ngăn nắp, giữ cho phòng riêng được sạch sẽ gọn gàng, giữ đúng thời gian biểu đã thoả thuận cùng bố mẹ…

Sau đó là tham gia vào việc tổ chức cuộc sống gia đình, từ chia sẻ việc nhà, đến lựa chọn cuối tuần đi đâu, làm gì, mình có vai trò gì trong gia đình, đâu là phần trách nhiệm của mình, đâu là phần mình có thể đóng góp. Từ đó, con sẽ học được cách làm chủ và tự tổ chức đời sống của mình.

Điều thứ tư các phụ huynh có thể dạy con là các kỹ năng sống cơ bản, như biết xin lỗi và cảm ơn; biết chào hỏi; biết nói điều mình muốn, hỏi đáp nhã nhặn, lễ phép; có ý thức giữ lời; biết biểu lộ cảm xúc đúng mực; biết ôm bố mẹ và anh chị em; biết khen ngợi và an ủi người khác; biết nghe khi người khác nói…

Rồi cùng với đó là những việc nhà thiết yếu cho đời sống của con sau này, như giặt và phơi đồ, nhặt rau, rửa bát, nấu cơm, sử dụng đồ gia dụng, sắp xếp phòng ốc, bày biện trang trí… Sau đó là những kỹ năng sinh tồn, như cách về nhà nếu đi lạc, nếu gặp hoả hoạn thì phải làm sao, sang đường thế nào cho an toàn, tiêu tiền thế nào cho đúng, những tình huống nào là nguy hiểm…

Cứ giản dị như thế, đi từ chính con người mình ra những việc xung quanh, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện tại đến tương lai… Không có giáo trình cụ thể. Cũng không có thời khoá biểu cố định. Nhưng thường trực, tận tâm và kiên trì.

Như thế, cha mẹ không chỉ là cha mẹ, mà còn là người đồng hành cùng con, vừa hướng dẫn, vừa hỗ trợ con đi qua cuộc sống này trong những năm tháng đầu đời.

Lưu ý rằng, học để biết thì đơn vị tính bằng ngày, học để làm thì đơn vị tính bằng năm, học để trở thành thì đơn vị tính bằng thập kỷ. Những cái học dài hơi như thế không nhà trường nào có thể thực hiện được.

Chỉ có giáo dục trong gia đình mà ở đó cha mẹ có hàng chục năm để đồng hành cùng con, ở đó có những tình huống người thực việc thực để thực hành, thì học để làm và học để trở thành, và rộng hơn để tương tức trở thành, mới có thể thực hiện được, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.

Nếu bậc làm cha mẹ nào không nhận ra được điều này, và không chủ động dẫn dắt việc này, thì thực là đã bỏ lỡ cơ hội dạy con trưởng thành. Hẳn nhiên, cũng không làm tròn trách nhiệm của người làm cha mẹ vậy.

Dạy con thế nào?

Có thể liệt kê một số cách phổ biến như sau:

Cách thứ nhất, phổ biến nhất, và quan trọng nhất, là làm gương. Dạy qua việc làm gương cũng là cái dạy khó nhất. Dạy như thế là thân giáo, dạy qua đời sống của mình, dùng chính đời sống của mình để làm giáo trình. Mà muốn dạy được qua đời sống của chính mình, thì trước hết đó phải là một đời sống có ý thức, có ý nghĩa và có phẩm giá, nếu ta kỳ vọng con mình cũng sẽ có một đời sống như vậy. Đến đây vấn đề thành to chuyện! Nhưng ơ kìa, trên đời này có việc nào to hơn là việc dạy con mình!

Cách thứ hai cũng rất phổ biến, là cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tỉ mỉ chỉn chu từng việc nhỏ, rồi dần dà mở rộng sang những việc lớn hơn. Làm như thế sẽ hình thành được các thao tác, quy trình, và chuẩn mực cho con trẻ ngay từ những việc nhỏ trong nhà. Sau này lớn lên, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, trọn vẹn và hoàn tất.

Cách thứ ba rất quan trọng, nhưng ít người để ý đến, đó là kể chuyện. Việc kể chuyện có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi: trong bữa tối, khi uống trà, trước khi đi ngủ. Có đưa trẻ nào lại không say mê nghe kể chuyện. Nên dạy qua kể chuyện là cách dạy rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, một công nhiều việc, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ, ở bậc mẫu giáo hoặc tiểu học.

Cuộc đời mỗi con người cũng là một câu chuyện mà mình chính là tác giả của câu chuyện đó. Vì thế, kể những câu chuyện có ý nghĩa, có tính khơi gợi, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ, thường diễn ra trước giờ đi ngủ, là cách giáo dục vô cùng hiệu quả.

Những câu chuyện này không nhất thiết phải trong sách vở, mà có thể là những câu chuyện được sáng tác tức thời, gắn với những trải nghiệm mà trẻ trải qua trong ngày.

Lớn thêm lên, bố mẹ có thể hướng dẫn con tập hình dung, tập kể câu chuyện của đời mình. Ban đầu có thể chỉ đơn giản là kể lại những gì con đã trải nghiệm trong ngày, hoặc những cột mốc mà con thấy đáng nhớ. Sau đó là những ước mơ về việc con muốn làm, người con muốn trở thành, giá trị con muốn theo đuổi. Dần dà, con sẽ thấy, con chính là tác giả của câu chuyện đời mình, chuyện hay hoặc dở là do mình quyết định chứ không phải là người khác.

Cách thứ tư là trò chuyện cùng con để giữ nhịp đồng hành mỗi ngày. Chỉ riêng việc đồng hành cùng con qua những trắc trở khó khăn, qua những thử thách mà con phải vượt qua, chia sẻ những niềm vui mà con khám phá, những lo âu mà con phải đương đầu, đã là một cách giáo dục hiệu quả. Con người vốn dĩ cô đơn, nên có được người hiểu mình, có người tin cậy để đồng hành cùng mình, sẽ làm cho mình vững tin, mình mạnh mẽ, mình trưởng thành lên rất nhiều.

Việc trò chuyện cùng con này thoạt nghe thì dễ, nhưng thực hành thì không dễ chút nào, vì chúng ta có xu hướng áp đặt ý kiến của mình, chúng ta sốt ruột, chúng ta đã trả những giá đắt nên muốn chỉ ngay ra giải pháp và con đường. Khoảng cách thế hệ cũng từ đó mà rộng dần ra.

Khi đó, chỉ có lắng nghe chân thật và yêu thương chân thật mới có thể giúp ta chầm chậm bước chân để lắng nghe giữ nhịp cùng con.

Mà lắng nghe chân thật và yêu thương chân thật, suy cho cùng, lại là cội rễ của giáo dục trong gia đình.

Giáp Văn Dương
Nguồn: thegioitiepthi.vn




11 nhận xét:

  1. Con nhóc nhà em tùy hứng lắm, lúc ngoan thì bảo gì cũng nghe, lúc chứng lên thì khỏi nói gì bả đi, nhiều lúc em tức chết với nó, phết cho vài roi xong lại thấy thương thương, tội tội, sau khi bị đòn thì ngoan được vài bữa rồi đâu lại vào đấy ! :p
    Được cái nhớ dai, kể chuyện qua 1 lần, nhiều khi em tưởng nó quên, lâu lâu sau thấy nhắc lại, hết hồn ! :)

    P/s: Mấy hôm nay bả sốt đứ đừ ! Mún bịnh theo bả luôn ! :(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạy con là chuyện khó nhất vì chả ai có kinh nghiệm bản thân, chờ khi có kinh nghiệm thì ko dùng được nữa. Kinh nghiệm của ngui khác, của sách vở thì ko phải cái nào cũng phù hợp. Nhưng dù sao có thk k.ng ngui khác cũng tốt.

      Vd về chuyện Chép sau khi bị đòn ngoan vài bữa rùi đâu lại vào đấy em có thể tham khảo k/ng của anh: Sau vài bữa, bắt đầu có dấu hiệu không ngoan, em có thể thương lượng với Chép: con giờ chưa có lỗi gì, nhưng mẹ dánh trước con vài roi nhé. Để nữa con lỗi, mẹ sẽ trừ. Thế là hai bên cùng có lợi, mẹ đỡ đau tay và con đỡ đau đít vì đanh một lúc nhiều roi, ok ?

      Có điều từ "ko ngoan" em dùng ở đây nghĩa như nào thế ? Như nào là ngoan cũng ko phải là chuyện đã rõ ràng nhé.

      P/s: cháu có trí nhớ tốt là lợi thế đấy. Trong hoc tập cũng như trong cuộc sống. (Nhất là sau này khi lấy ck, đố ck dám ngo ngoe.)

      Xóa
    2. Đánh trước như thế làm sao hắn biết hắn bị lỗi nào mà chừa hả anh ? :)

      Từ nhỏ xíu tính khí hắn đã rất bướng rồi anh ạ, vd như việc chào hỏi người lớn; trước khi đi đâu em cũng nhắc rất kỹ thế nhưng hắn thích thì hắn chào, không thì thôi, có nhắc mấy cũng không hé miệng.
      Từ lúc vào lớp 1 đến giờ tháng nào sổ liên lạc cũng bị cô phê là "Nói chuyện nhiều trong giờ học", em nhắc mãi cũng không cải thiện được chút nào !

      Lúc bị đòn thì hắn tỏ ra rất sợ, nhưng cũng chỉ hờn mẹ chút thôi rồi lại bám dính lấy mẹ hôn hôn hít hít nịnh nịnh ! Rồi đâu lại vào đó !
      Dạy hắn khó bằng dạy 10 thằng anh hắn ! Nhiều khi tức ghê á anh !

      P/s: Em bảo con dữ quá đứa nào nó dám lấy con, hắn chỉ ngay ba hắn luôn "lớn lên con lấy ba làm chồng" ! Hehe ! Xong ! Em bó tay luôn òi ! :p

      Xóa
    3. Bé nhà em lanh lợi thông minh. hắn nói chuyện trong lớp còn tốt hơn nó tới lớp cứ lầm lì ko nói gì với ai. Nhớ hồi bé nói chuyện hay quậy gì trong lớp, thầy xách tai kéo lên ngồi ngay bàn đầu, giữa mấy đứa con gái. Hic, chúng nó lén ăn quà vặt, ko thèm nhưng nước miếng vẫn cứ ứa ra, vì chúng toàn ăn nhưng thứ như cóc ổi ô mai .. Thêm nữa, đụng cái là bù lu bù loa bắt đền: vẩy mực dính áo, đền; gạch chút vào sách, đền; .. chán. Được mấy hôm bèn vòng tay thưa thầy em xin hứa ..

      p/s: cháu bướng vì nghĩ rằng mình út nên được cưng đấy. Em hãy chứng minh cho cháu thấy là bé sai, bé sẽ hết chướng. Nhiều nghiên cứu tâm lí do viện gì đấy đã chỉ ra rằng khi có em, hầu hết trẻ đều trở nên ngoan hơn, vì muốn chứng tỏ tư thế đàn anh đàn chị của mình.

      Xóa
    4. Chép nhà em cũng ngồi ngay bàn đầu đấy ạ, nhưng nó không ngại nghịch ngợm đâu ! Vào học được nửa tháng thì đánh nhau gãy mất 1 chiếc răng ! Rồi mang luôn chiếc răng ấy tặng bạn ! :-o Haizz ! :(

      Anh hồi bé cũng nghịch quá nhỉ ? :) Lại được ngồi giữa đám con gái nữa ! Hehehe ! Thích chưa ? Thực tình là em không hình dung ra được anh nghịch đến thế !
      Em đi học rất thích ngồi bàn cuối, có nghịch hay ăn vụng quà thì thầy cô cũng khó phát hiện ! Hihi

      P/s: Thảo nào em thấy có những gđ có rất nhiều Út; Út, Út Lớn, Út Nhỏ, Út Mót, Út Thêm, Út Nữa ... :D

      Xóa
    5. uizoi, con gái mà đánh bậy để gãy mất nguyên một cái răng thì hơn anh rùi. Anh hồi 9, 10t gì đó uýnh lộn với bạn, làm bạn té gãy chỉ nửa cái răng thôi.

      P/s. Anh có ông chú, tên con theo thứ tự như này: Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín Thôi Còn Thêm Nữa. Là tên khai sinh luôn. Thấy cách ông đặt tên con không thể không liên tưởng đến cách tp đặt tên đường. Có lẽ cũng có tình trạng tên dự trữ hết nên mới có nhiều cái tên chẳng ai biết là ai.

      Mà em rút kinh nghiệm đi. Mấy nhà ấy con cái tự quản cả, cha mẹ rất khỏe.

      Xóa
    6. Bạn bè em chỉ vài đứa là con một, còn lại từ tầm 6 anh em trở lên không thôi, em nghe bọn nó nói hồi xưa nhà có người đi lính, con càng đông thì trợ cấp càng nhiều.
      [color="blue"]Mấy nhà ấy con cái tự quản cả, cha mẹ rất khỏe.[/color] Ngày xưa thôi anh, bây giờ mà cả bầy như thế thì khỏe không nổi đâu ạ !

      Em đang cho Chép học võ để hộ thân & nhỡ đâu có chuyện thì còn có miếng đòn để trả, chỉ mỗi cái răng cửa giờ vẫn chưa mọc lại :D
      Chủ trương của em là không bạo lực, nhưng đã đánh là dứt khoát không nhượng bộ, thua cũng phải đánh !

      Xóa
    7. Chời ui, :D tui rách cả mỏ vì con Chép, Bé có giúng con gái mẹ Bé không mà gấu dzậy ta? Oánh nhau gãy răng lun. Mụ cẩn thận theo dõi xem cái răng sẽ thay thế nào nha, nó bị gãy sớm sợ mọc lệch cái răng vĩnh cửu.
      Ủng hô 2 chưn 2 tay việc cho Chép đi học võ, Bé sẽ bản lĩnh hơn rất nhiều, nhưng kèm cả múa hát nữa nha. Mai này với 1 số trai Chép sẽ dùng võ, và 1 số trai Chép sẽ dùng múa hát để cưa . Mụ chịu hông?

      Xóa
    8. Hôm í đón về thấy dập môi, mất cái răng cũng hết hồn, nhưng nghĩ thôi kệ, kiểu gì đi học bọn nó chẳng gấu ó nhau ! Miễn không ảnh hưởng đến việc học là ok ! Cái "cửa sổ" ấy á, ngày nào tui cũng soi mà gần 2 tháng nay chưa thấy cái mầm răng chồi ra ! :D
      Học võ sẽ được khuyến mãi múa quyền luôn nha Mít. Lớn chút chắc tui cho học múa bụng, nhìn ẹo ẹo thấy cưng gì đâu ! :))

      P/s: Gái mẹ không nghịch như Chép đâu Mít ơi !

      Xóa
    9. Chủ trương của em là không bạo lực, nhưng đã đánh là dứt khoát không nhượng bộ, thua cũng phải đánh !

      Ủng hộ. Nhìn mấy video hs uýnh lộn trên mạng thấy nững đứa bị đánh vừa thương vừa chán, cứ ôm đầu chịu trận ko dám kêu một tiếng. Cái hèn này anh nghĩ phần nào cũng do cha mẹ, cứ khuyên con nhẫn nhịn, ..

      Xóa
    10. Em vừa đọc được bài này ! Anh xem thử xem !

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)