1/12/18

Vũ Thành An. Tình thư thứ nhất

Vũ Thành An từng nổi tiếng một thời với Mười bài không tên. Đấy là những giai điệu buồn bã, day dứt về những cuộc tình dang dở, với một chút trách hờn, nhưng rất nhiều những nhớ nhung da diết, những tiếc nuối nghẹn ngào. Xen lẫn, là những khái quát xót xa về nhân tình thế thái khiến người nghe nhiều lúc ko khỏi giật mình ngẫm ngợi về bản thân, nhớ lại một cuộc tình ..

Sau 1975, sau khi ra tù rồi qua định cư ở Mỹ, ông tiếp tục viết thêm, cùng với những bài cũ, cộng khoảng 50 bài không tên, trong đó một số bài "không tên" nhưng lại có kèm theo tên - như Bài không tên số 11: Cuối dòng sông khô; Bài không tên số 12: Bên nhau chiều lộng gió; Bài không tên số 13: Tình xưa gái Huế; ...

Bao nhiêu bóng hồng thấp thoáng sau những bài hát kia? Nhiều người nghe tò mò đã hỏi thẳng ông. Thường ông chỉ cười, lảng chuyện. Những người con gái ấy hầu hết vẫn còn đó, đang bình an với chồng con, ông không muốn làm ảnh hưởng đến cuộc sống họ.
Vượt qua tuổi 70, ông quyết định mở hé chút chút về những bóng hồng kia qua tập hồi ức Chuyện tình không tên, viết dưới dạng bức thư gởi cho những người Em xưa cũ ... Sách do Phương Nam Books - NXB văn Nghệ Tp HCM in và phát hành tháng 8/2017.

Mời đọc những bức thư và nghe lại những bài hát .. Đọc được bao nhiêu bức thư còn tùy em Ớt.

 Hôm nay nghe Bài không tên số 28 "Anh cảm ơn Em", và đọc Bức tình thư thứ nhất



Kỷ vật là bài Kinh kính mừng

Em yêu dấu,

Cho đến bây giờ anh cũng không thể hiểu tại sao chúng ta lại có thể quen nhau.
Năm 1960, Em là một thiếu nữ có thể nói đã trưởng thành. Em đang học năm thứ hai Đại học Dược khoa Saigon, còn anh chỉ là một chú con nít mới lớn, mới 17 tuổi. Nếu nhìn từ đằng sau, với vóc dáng cao lớn của anh, người ta có thể lầm tưởng anh là một thanh niên, nhưng nếu anh quay lại thì khuôn mặt quá trẻ. Có một anh bạn hồi đó đã nói với anh: “Cậu có khuôn mặt non choẹt! Chắc nhờ vậy mà cậu lại được nhiều … đàn chị quý mến !”.

Khi mới gặp … Em, anh bắt đầu vào lớp Đệ Nhị trường Nguyễn Trãi, thua Em đến 4 lớp! Em cũng biết đó, vào thời của chúng ta – những năm 1950 – để vượt qua kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp rất vất vả, phải đậu được kỳ thi viết trước, tiếp đến là thi vấn đáp nữa, mới qua ải. Thế mà anh thi một lần là đậu ngay, cho nên Cậu anh (ở nhà anh gọi Bố Mẹ bằng Cậu Mợ) đã thưởng cho anh một chiếc xe Velo Solex mới toanh.

Say sưa trong niềm vui tuổi mới lớn ấy, cho nên suốt năm Đệ Tam có thể nói anh chẳng học hành gì ! Anh cùng bạn bè hăng hái tham gia các sinh hoạt văn nghệ, làm bích báo, trình diễn ca nhạc … trong trường. Anh còn học đòi sáng tác ca khúc nữa ! Lúc đó thầy dạy Nhạc của anh là nhạc sỹ Chung Quân – tác giả bài Làng tôi. Anh nhớ có lần khoe một ca khúc anh viết với Thầy. Sau khi xem xong, Thầy chỉ nói gọn: “Chưa được!”. Nghe vậy cũng rất buồn! Thế nhưng anh không nản lòng, vẫn âm thầm tập sáng tác.

Cùng lớp với anh có anh bạn có dáng vóc rất nghệ sỹ tên Lê Cự Phách, lúc đó cũng đã sáng tác thơ. (Sau này Lê Cự Phách thành nhà thơ Du Tử Lê nổi tiếng). Lê dù cùng tuổi, cùng lớp với anh, nhưng anh thấy anh ấy lớn hơn mình nhiều lắm, lúc nào cũng có vẻ đứng đắn, nghiêm nghị. Trong khi đó, anh cùng vài anh bạn nữa còn lấc cấc đuổi xe theo các tà áo dài Trưng Vương, Gia Long. Từ bé đến lúc bấy giờ lớp học anh toàn con trai, cho nên con gái đối với anh luôn là những đối tượng bí hiểm cần được khám phá. Có lần anh và một anh bạn nữa là anh Phạm Huy Trung đội áo mưa đạp xe theo một cô gái đến tận trước nhà cô ấy ở ven sông Saigon. Nhìn cô ấy vào nhà xong, cả hai vẫn đứng lại đó hút vài ba điếu thuốc bàn tán hồi lâu rồi mới chịu ra về. Chỉ thế thôi vậy mà hai đứa đã quá thích thú với trò phiêu lưu tuổi mới lớn của mình. (Sau này anh Phạm Huy Trung trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Saigon trong những năm 1980).

Trong những lần náo nức chạy theo những tà áo dài, anh đã được gặp Em. Dáng dấp mảnh mai, chỉ mặc áo dài màu đen hay màu trắng, tóc mượt tung bay…, hình ảnh Em trên chiếc xe Velo Solex màu đen thường chạy trên đường Phan Đình Phùng rợp tán me đã hút hồn một cậu bé đang tò mò trước cuộc sống như anh. Cho đến tận bây giờ, anh vẫn cho rằng Velo Solex là chiếc xe gắn máy tạo nên hình ảnh đẹp nhất, nên thơ nhất với các thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài khi chạy xe trên đường. Và nếu cuộc đời một con người thường gắn nhiều với một khung trời, một con đường nào đó thì có lẽ Phan Đình Phùng chính là con đường có nhiều kỷ niệm với anh nhất, từ ngày đầu đi học trung học, cho đến lúc chạy theo người tình đầu của mình và cả cho đến lúc đi làm ở cơ sở cuối của mình.
Anh không còn nhớ rõ, vinh hạnh nào anh đã quen được Em. Hình như là qua một lời giới thiệu nào đó. Anh chỉ còn nhớ chúng ta đã trao đổi những lá thư tình qua lại, qua tay người cháu trai của Em. Ôi những lá thư thật dài của Em đã cho anh niềm vui lạ lùng. Dù lúc đầu Em nhất định không cho anh trực tiếp gặp mặt mà chỉ được nhìn thấy Em từ xa. Điều này càng làm anh bồn chồn háo hức hơn.
Qua những lá thư, chúng ta đã trao đổi nhiều ý nghĩ khá lạ lùng của thời tuổi trẻ. Có một lần Em ngỏ ý với anh là nếu sau này chúng ta về với nhau, thì sẽ sống như hai người bạn chứ không sống đời vợ chồng (?!). Một ý kiến khá kỳ lạ nhưng anh vẫn tôn trọng. Anh đem điều này nói với Huy Trung thì anh ấy cười to và nói: “Cậu giỡn hả ? Làm gì có chuyện đó !”.

Hồi đó anh chưa hiểu thế nào là niềm tin Công giáo, nhưng anh rất ngưỡng mộ lòng sùng đạo của Em.

Sau một thời gian quen nhau, cuối cùng Em cũng cho anh được gặp mặt. Vào những chiều Chúa nhật, Em hẹn anh tại sân nhà thờ Đức Bà trước đài Đức Mẹ sau khi tan lễ. Chúng ta chỉ nói với nhau được vài lời để rồi khi Em bước về, anh vẫn còn ngẩn ngơ đứng trông theo. Có một buổi chiều kia, Em đã trao anh một mảnh giấy, trên đó Em viết … bài Kinh kính mừng. Chữ em viết thật nắn nót, nét rất đẹp. Em bảo anh hãy học thuộc bài Kinh này. Vì tôn trọng, ngưỡng mộ Em, anh đã học cho dù anh chưa biết Đức tin là gì. Cũng may là bài Kinh rất ngắn.

Trong thực tế của cuộc đời, giữa chúng ta đã có quá nhiều ngăn trở để có thể đến được với nhau. Cuối năm đó, anh thi rớt Tú tài, còn Em lên năm thứ ba, sắp trở thành Dược sỹ. Sau khi thi rớt, anh rất xấu hổ, tự ti với Em và rồi chúng ta âm thầm xa nhau.

Em ra đi nhưng lời Kinh kính mừng vẫn ở lại. Năm 1981, lúc đi học tập ở ngoài Bắc, anh bị bệnh rất nhiều, đã ở biên giới giữa sự sống và cái chết. Một trong những căn bệnh anh mắc phải khi đó là chứng mất ngủ. Một hôm anh nghe hai anh bạn nói với nhau: “Khi mất ngủ tôi chỉ cần đọc vài lần bài Kinh kính mừng là ngủ được ngay !”. Lúc đó, anh đã nhớ đến Em ! Nhớ đến bài Kinh kính mừng và với tất cả lòng chân thành, anh đã đọc đi lọc lại bài Kinh nhiều lần. Từ đêm đó, anh đã ngủ được. Kinh kính mừng đã làm thay đổi đời anh ! Từ tuyệt vọng thành hy vọng. Bệnh tật thuyên giảm, sức khỏe dần hồi phục. Khởi đầu cho cuộc đời mới …

Đến giờ anh vẫn nhớ như in: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ … Những lời kinh từ em đã dẫn dắt anh vào một niềm tin bền vững trong cuộc sống.


hinh mạng

46 nhận xét:

  1. Thật tuyệt!

    https://3.bp.blogspot.com/-ayOLtDGTf2E/W8Fws1E-2AI/AAAAAAAAKds/taVlZflr-xMZELbf4ekc1_iHEYitkj2pwCLcBGAs/s1600/nguoi-tuyet.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cái này thì phải cảm ơn em Ớt thôi. :d

      Xóa
  2. trái với các thư sau, mỗi thu kèm dăm dong trich tư một bài hat nào đó; bức thu thư nhat này ko đưa ra chỉ dẫn đủ rõ nào, nên tạm lấy bài ko tên 28 (ko ten nhung lại có tên "Anh cảm on Em"). Em Ớt đọc xong sách rồi, có biết trong thu nay tg định nói đến bài nào ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không anh ! Tình thư thứ nhất không liên quan đến bài không tên nào, chỉ là Bài ... kinh Kính mừng thôi ! :D

      Xóa
    2. uh, anh đoán ổng viet Buc thư 1 là với tư cách một Phó tế thoi. Nên chọn bài Anh cam on em. Một lời cam on chung, cho tat ca nguoi tinh

      Xóa
  3. Tình thư thứ bảy
    Đâu còn làn hơi ấm
    Đâu còn màu xanh tóc …

    Em yêu dấu,
    Cuối năm 1968, anh được trở lại Saigon làm việc tại Đài phát thanh Quân đội. Anh đã dành thời gian rảnh rỗi để đến Thư viện Quốc gia ngồi học, chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm thứ nhất Đại học Luật khoa. Việc học của anh phải dở dang vì bị động viên vào khóa 25 trường Sỹ quan Thủ Đức năm 1967. Nay có cơ hội trở lại, anh học rất chăm chỉ với quyết tâm phải đậu cho bằng được.
    Ở thư viện anh đã được gặp Em, và bị cuốn hút ngay bởi nét ngây thơ của Em. Em có khuôn mặ và nụ cười giống như … một con mèo, nhất là đôi mắt. Cứ vào giữa buổi thì Em lại rời khỏi Thư viện và anh lại bỏ sách vở để đi theo Em dưới hai hàng me xanh mướt đan nhau thành vòm trên đường Gia Long.
    Em thướt tha như một câu thơ
    Hắt hiu trong ngàn lời đêm chờ
    Ta đời lỡ dòng sông khô, chờ uống lời em ru, là giấc đời chiều thu …
    Dần dần rồi anh cũng quen được Em. Rời thư viện, Em thường cùng anh dạo phố Gia Long ngập bóng mát, rẽ qua Tự Do để bước vào quán café La Pagode, nơi gặp gỡ quen thuộc của các văn nghệ sỹ Saigon hồi đó. Sau này khi sang Paris, vào quán Cafe De Flore, nơi gặp gỡ của các văn nghệ sỹ Thủ đô ánh sáng, anh luôn nhớ đến ngày đó của chúng mình.
    Em đi một chiếc xe Yamaha Dame cũ và nhiều lần anh phải giúp Em nổ máy xe. Mọi việc trôi qua êm đềm cho đến một hôm. Lần đó, xe Em bị hỏng, anh chở Em về trên chiếc xe của anh. Ngồi phía sau, Em đã lấy ngón tay viết chữ trên lưng anh và anh hiểu Em muốn viết gì. Anh rất cảm ơn tình cảm của Em. Nhà Em ở bên Gia Định và khi đến nơi anh đã hết sức bất ngờ và ngại ngùng ! Em lại là con nhà khá giả ! Phòng riêng của Em chiếm nguyên một tầng lầu trên một căn nhà cao tầng !
    Và rồi anh đã ra đi. Anh biết thế nào Em cũng rất buồn khi xa anh, nhưng anh nghĩ Em đã được an ủi vì cuộc sống hôm nay. Chắc là anh đã sai, nhưng lúc đó nhận thức của anh chỉ nghĩ đến vậy. Anh muốn chọn … một người nghèo nhất trong số những người con gái anh quenlu1c đó, vì anh nghĩ rằng người ấy sẽ không bao giờ bỏ anh đi.
    Bây giờ anh đã biết sự ra đi ấy không phải ở những lý do mình nghĩ. Tất cả đề là Định Mệnh. Sống ở tuổi này, không những anh đã qua nhiều cuộc đổi đời mà còn biết rất nhiều người cũng giống anh. Anh quan sát thì thấy rằng hầu như những người anh biết trước kia có cuộc sống khá giả, đến khi mất tất cả phải xây dựng lại từ đầu thì họ cũng vẫn thành công hơn nhiều người khác. Phải chăng Trời cho họ được khả năng lập nghiệp như vậy từ muôn thuở ?
    Chính Em và người thân của Em ở trong số những người may mắn hơn người đó. Em được sống trong bình an và hạnh phúc như vậy, tội lỗi của anh khi rút lui khỏi Em cũng một phần nào nhẹ bớt.
    Tình ngỡ như trong một giấc mơ
    tưởng đã qua đi nhưng nào ngờ,
    Gặp nhau trong phút giây nhiệm màu,
    rồi xa nhau theo tháng ngày lênh đênh.
    Tim đã héo khô, mi đã thâm quầng,
    đâu còn làn môi ấm, đâu còn màu xanh tóc..
    Ta đốt lên ngọn lửa yêu thương
    Ngất ngây trên dòng tình mê cuồng
    Em, sầu úa giọt lệ sương
    Đổ xuống vực đau thương
    Cả kiếp đời buồn đơn.
    Cầu mong Em luôn được bình an và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  4. Tình thư thứ tám
    Hãy cố yêu người mà sống
    Lâu rồi đời mình cũng qua …

    Em yêu dấu,
    Lần đầu tiên gặp Em, anh mừng lắm vì Em khác hẳn những người bạn gái trước kia của anh. Em có hoàn cảnh riêng, bố Em bị bệnh còn mẹ thì đã già không làm việc được nữa. Do vậy, tuy đang học trung học nhưng Em đã quyết định đi làm để mong giúp đỡ gia đình. Anh rất trân trọng điều này.
    Đa số cuộc tình đã gãy đổ phần nào có yếu tố … môm đăng hộ đối, một trong những cản trở rất quan trọng vào thời điểm chúng mình sống. Có thể nó quan trọng và hằn sâu đến nỗi chính ý thức về nó đã mấy lần tự cản trở bước chân anh trên đường đi tìm hạnh phúc cho chính mình. Chính anh đôi lần đã phải tự kiềm chế, kể cả tự chạy trốn, ngay khi chưa hề gặp một tình thế ngăn trở xuất hiện. Tự ti nhiều, nên anh đã rất nhạy cảm về chuyện này, và tự nhận thấy chắc là mình khó lòng tìm được hạnh phúc.
    Những khi có Em bên cạnh, anh cảm thấy thật bình yên. Anh đã quá mệt mỏi với những cuộc tình đã qua cho nên muốn đến với Em và cùng Em xây dựng gia đình.
    Em có nhiều nét đặc biệt lắm. Giọng nói Em thật êm đềm, nhỏ nhẹ. Khi cười Em chỉ chúm chím môi chứ không cười hẳn. Nhưng đối với anh, nét cười đó thật duyên dáng, quyến rũ. Hình ảnh Em ra khỏi lớp học ban đêm trong chiếc áo dài ngày đó, bây giờ anh vẫn còn nhớ như in. Anh hiểu vì sao anh đã si mê Em. Chúng ta quen nhau và rồi Em đã đồng ý về với anh để cùng chia nhau nghèo khó, quên lo tương lai mịt mờ.
    Quấn quít vân vê tà áo
    Run run đôi môi mở chào
    Tiếng nói thơ dại ngày đó
    Bây giờ mộng đời bay cao

    Góp hết tương lai vào tiếng
    Yêu thương trao em một đời
    Hãy sắt se đợi ngày tới
    Mai rồi ngọt bùi sẻ chia

    Mai rồi ngọt bùi sẻ chia
    Nâng niu cô đơn từng ngày
    Xoa tay khi em vào đời
    Mà đời còn nhiều đắng cay

    Hãy đến chia nhau nghèo khó
    Quên lo tương lai mịt mờ
    Hãy cố yêu người mà sống
    Lâu rồi đời mình cũng qua

    Lâu rồi đời mình cũng qua
    Xin em đôi tay nuột nà
    Xin em đôi môi thật thà
    Thật thà chịu nhiều xót xa

    Hãy cố vươn vai mà đứng
    Tô son lên môi lạnh lùng
    Hãy cố yêu người mà sống
    Lâu rồi đời mình cũng qua …
    Bài không tên số 5 anh viết dành tặng Em. Bài hát này đã được anh Jo Marcel trả bản quyền cho anh tới giá 10 ngàn đồng. Số tiền này khi ấy (năm 1969) khá lớn nhưng anh quyết định dành hết để may áo cưới cho Em.
    Mọi sự đến với chúng ta rất đẹp, rất thơ mộng.
    Những ông thầy xem tử vi hồi đó nói Em có số Vượng Phu Ích Tử. Mà chắc đúng vậy thật. Ngày đứa con mình từ Nhà bảo sanh Hùng Vương về nhà vào tháng 5 năm 1973 cũng là ngày anh đi nhận chức Trưởng Ty Thông tinn Gia Định, bắt đầu có chút công danh với đời. Đường công danh của anh tuy ngắn ngủi nhưng cũng nhiều sóng gió.
    Sau đó khoảng 6 tháng, vào đầu năm 1974, anh được cử đi Hòa Lan tu nghiệp ngành phát thanh. Đáng lẽ ngay sau đó anh được điều sang Paris làm việc như anh đã báo với Em, nhưng cuối cùng được cử làm Vụ trưởng Vụ Văn hóa cuối năm 1974. Đang chuẩn bị bàn giao Giám đốc Báo chí thì chuyển sang đài phát thanh Saigon làm Chánh Sờ Chương trình kiêm Chánh Sở Kế hoạch. Anh mới 31 tuổi đã được giao nhiệm vụ quá quan trọng ! Có phải chăng đó là nhờ vào việc Em đã sanh cho anh đứa con trai như người ta đã nói ?
    Tháng 11 năm 1975, đang ở miền Bắc xa nhà, cảm thương Em trong cảnh đơn chiếc, anh đã viết:
    Nắng hanh vàng se se cơn gió lạnh
    Ngồi ở đây ôn lại chuyện ngày xưa
    Một niềm thương em lòng anh khắc sâu
    Nắng mưa Saigon dãi dầu chờ đợi nhau...
    Năm 1984, ở trại Nam Hà, anh đã ký giấy ly hôn để Em làm thủ tục cùng con mình đi Hoa Kỳ định cư. Anh cảm phục Em mấy mươi năm qua đã một mình nuôi dạy con trai chúng ta khôn lớn và nên người.
    Xin cho Em cuối đời được bình yên.

    Trả lờiXóa
  5. Tình thư thứ chín
    Một bóng dáng mảnh mai
    Một mái tóc mềm mướt dài …
    Em yêu dấu,
    Chiều hôm đó khi Em vừa chở anh trên chiếc xe Honda Dame vào sân khách sạn Hương Giang bên bờ sông Hương thì gặp đạo diễn hà Thúc Cần. Ông nhìn chúng ta rồi cười và nói: Ồ Vacance Romaines !”.
    Câu nói của 46 năm này vẫn còn vọng lại trong anh ngày hôm nay.
    Quả thật lúc ấy anh cũng phải công nhận hình ảnh đó của chúng ta trong một buổi chiều ở Huế cũng giống phần nào câu chuyện trong cuốn phim Vacance Romaines nổi tiếng thời đó.
    Anh tạm kể lại để Em nhớ nhé:
    Vacance Romaines (tên tiếng Anh là Roman Holliday) là một bộ phim tình cảm lãng mạn được quay năm 1953. Bộ phim này đã giới thiệu hình ảnh của huyền thoại điện ảnh gốc Bỉ Audrey Hepburn đến với khán giả Mỹ, và bà đã giành được giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn công chúa Ann trong phim. Gregory Peck và Eddie Albert thủ hai vai nam chính. Bộ phim được đạo diễn và sản xuất bởi William Wyler, biên kịch John Dighton và Dalton Trumbo.
    Vào thập niên 1970, cả Peck và Hepburn đều có ý định đóng phần tiếp theo nhưng dự án này không bao giờ được thực hiện. Bộ phim được làm lại trên truyền hình năm 1987 với sự diễn xuất của Tom Conti và Catherine Oxenberg, cũng xuất thân từ dòng dõi hoàng gia châu Âu.
    Nàng công chúa Ann (Audrey Hepburn) là biểu tượng tao nhã mẫu mực của vương quốc Bỉ trong chuyến công du châu Âu. Nàng được hàng nghìn người dân Anh nghênh tiếp. Sau ba ngày thăm cung điện Buckingham, công chúa Ann bay đến Amsterdam rồi sau đó đến Paris, và cuối cùng là Rome.
    Sắc diện quý phái thanh tao luôn thường trực trên khuôn mặt Ann, trang phục và hành xử của nàng mỗi khi xuất hiện trước công chúng đều đúng theo nghi thức ngoại giao. Mặc dù vậy, trong lòng nàng đã chán ngấy cuộc sống bị nghi thức hoàng tộc bó buộc vì không được sống thỏa thích với chính con người mình.
    Một buổi tối, nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi thế giới đang sống cuộc sống thường nhật của họ, Ann khao khát được bay nhảy đến nơi ấy. Nàng gào lên “Thôi đi !” khi được nhắc nhở về một lịch trình kín mít của ngày hôm sau: thăm trại trẻ mồ côi, họp báo, ăn trưa với Bộ Ngoại giao …, với sự lịch thiệp như thế nào, ăn mặc ra sao, dùng những đồ trang sức gì … Quyết định sẽ tự mình khám phá Rome, công chúa Ann bỏ trốn ra ngoài chơi.
    Không may, nàng công chúa đáng yêu không biết mình đã bị tiêm thuốc ngủ trước khi lẻn ra ngoài. Hậu quả là nàng nằm vật vờ cho đến khi chàng phóng viên người Mỹ Joe Bradley (Gregory Peck) tình cờ đi qua. Joe chú ý đến nàng bởi sự vô lý hiển hiện ở con người này,trng phục sang trọng, phong thái tao nhã, nhưng lại nằm trên phố như một kẻ say rượu và không có một xu dính túi. Mãi đến hôm sau chàng phóng viên trẻ mới biết rõ người anh vừa ra tay nghĩa hiệp cứu giúp chính là nàng công chúa mà anh đang có kế hoạch phỏng vấn.
    Ngày hôm sau, tờ Rome American đưa tin hoãn kế hoạch trong ngày của công chúa Ann do nàng bị ốm. Joe bất ngờ nảy ra một chuyên mục và bỏ ra một ngày dẫn Ann đi tham quan thành Rome và tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho nàng công chúa. Ann thú vị và bất ngờ khi được khám phá ra thế giới mà nàng chưa từng biết đến. Chàng phóng viên trẻ vốn ham mê những bài báo hơn tất thảy bỗng cảm thấy trái tim mình rung động …
    Cuối cùng Ann cũng chọn con đường quay về với thế giới của cô. Cuộc du ngoạn ngẫu hứng chỉ là nhất thời. Cô phải bỏ lại sau lưng cuộc sống tự do bên ngoài. Trong cảnh cuối cùng, Ann lặng lẽ bước đi, tiếng chân nặng nề, cánh cửa đóng sầm lại, những ngày tháng vui tươi trong trẻo đã là quá khứ …

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (cont ...)
      Em yêu dấu,
      Thực ra em không phải Công Chúa và anh cũng không phải là một Phóng Viên. Trong câu chuyện hai người có cuộc sống và địa vị xa cách, họ không thể nào hy vọng có cơ hội tới với nhau. Em và anh cũng vậy, chúng ta không thể nào tới với nhau nhưng sự tình cờ của số phận đã cho ta được trải qua một buổi chiều thật thơ mộng, đáng nhớ. Tới giờ anh vẫn còn nhớ một vài chi tiết nhỏ trong buổi chiều đẹp trời hôm ấy.
      Trong phim, cảnh nổi bật là nữ tài tử Audrey Hepburn lái chiếc xe Vespa và tài tử Gregory Peck ngồi phía sau. Anh tin rằng tất cả những ai cùng tuổi với chúng ta được đi xem phim này chắc là vẫn còn nhớ.
      Trong đời thực của chúng ta chiều hôm ấy, chính Em đã là người lái chiếc xe Honda Dame đưa anh đi dạo chơi khắp nơi trong thành phố Huế. Có lẽ chính vì thế khi nhìn thấy Em lái xe Honda vào sân khách sạn Hương Giang, đạo diễn Hà Thúc Cần đã thốt lên như thế. Ông là người rất tế nhị nên sau đó ngoài ông ra, trong đoàn phim không ai biết việc chúng ta đi chơi với nhau !
      Đoàn làm phim có ba nữ tài tử trẻ tuổi, nhưng anh lại thích Em nhất. Có thể vì Em có dáng vẻ của một phụ nữ đảm đang “Tay hòm chìa khóa”. Đạo diễn muốn tìm người thích hợp để đóng vai bà chị trong nhà có mấy người em mỗi người một cá tính trong một xã hội loạn lạc. Hai nu74x tài tử kia tất nhiên là đẹp và hấp dẫn, nhưng anh chỉ để ý đến Em, cũng chỉ vì cái dáng vẻ đảm đang tháo vát của Em.
      Đoàn làm phim thuê nhiều phòng trong khách sạn Hương Giang. Anh nhớ cũng có một chàng yêu Em mê mệt, theo đổi Em ra mặt, nhưng Em từ chối. Anh còn nhớ, lúc đó ( năm 1969) Huế bị lụt, nước sông Hương lên cao, đoàn làm phim không đi quay được, ở nhà quây quần nhau đánh bài cho qua thời gian. Anh chàng mê Em đã say xỉn và gọi tên Em thật lớn ngoài hành lang. Cả bọn chỉ cười, anh nghĩ chắc lúc đó Em thấy khó chịu lắm nhưng không nói ra !
      Đạo diễn Ha2Thu1c Cần chắc chắn biết Em bị anh càng ấy theo đuổi quá lộ liễu cho nên khi nhìn thấy Em đi chơi với anh, ông đã không nói gì mà thậm chí còn vui vẻ nữa ! Anh cảm ơn ông ấy và anh cũng không muốn làm ai tổn thương.
      Đoàn làm phim toàn là những chuyên viên, tài tử nổi tiếng. Ngoài khuôn mặt mới như anh hoặc Trịnh Công Sơn, còn có nhạc sỹ Lê Thương – Tác giả Hòn vọng phu, nữ tài tử Kim Cương. Có lẽ nhờ gặp chị Kim Cương trong những ngày đóng phim ở Huế cho nên chị mới mời anh đóng tiếp cuốn phim thứ hai (phim Chiếc bóng bên đường) chỉ sau đó độ mấy tháng.

      Xóa
    2. (cont ...)
      Quả thật chiều hôm đó anh đã không ngờ Em nhận lời đi chơi với anh. Chúng ta mượn được chiếc xe Honda và khởi đầu anh đã chở Em đến Lăng Tự Đức, sau đó anh đánh bạo nói Em chở anh. Em Thoải mái nhận lời và sau đó đã đưa anh đi thăm Chùa Thiêm Mụ, Lăng Gia Long, Đồi Vọng CẢnh …
      Một bóng dáng mảnh mai
      Một mái tóc mềm mướt dài
      Thướt ta buông chảy
      Gió chiều thoảng ngất ngây .
      Một tiếng nói lặng thinh
      Một ánh mắt ẩn dấu tình
      Ấp yêu một mình bóng hình ngày xanh.
      Cuộc tình đầu chẳng được thiết tha bao lâu
      Vừa đượm nồng đã phải cách xa nhau
      Lời xưa ân ái thoảng đau tê tái
      Tê tái sắc như một làn dao khứa sâu.
      Còn bóng dáng mảnh mai
      Còn mái tóc mềm muốt dài
      Vẫn đi đi hoài bước đời lẻ loi.
      Vừa ngày nào tình cùng bóng soi Hương Giang
      Giờ trở lại một mình với lang thang
      Tình xưa gái Huế
      Người xưa khuê quế
      Khuê quế thoáng khơi một niềm đau kín sâu.
      Lời nguyện cầu nào mình đã xin cho nhau
      Còn quyện vào đậm mầu ngói rêu nâu.
      Còn bóng dáng mảnh mai
      Còn mái tóc mềm mướt dài
      Vẫn đi đi hoài bước đời lẻ loi …
      (Ca từ trong ca khúc Tình xưa gái Huế)

      Chúng ta không còn gặp nhau từ hồi đó. Thời gian đóng phim qua nhanh, Em và anh mỗi người trở về cuộc sống của mình.
      Xin cám ơn Em đã cho anh một buổi chiều đẹp để rồi trở nên một kỷ niệm đáng nhớ của cuộc đời quý giá này.

      Xin chúc Em và gia đình nhiều phước lành.

      Xóa
    3. P/s: Các lời bài hát trong sách đều in chữ nghiêng, em chỉnh thì lâu lắm, khi nào lên entry anh nhớ chỉnh lại cho đẹp nha ! :)

      Xóa
    4. Cái bookmark đây ! Em chụp từ điện thoại nên không được đẹp :D
      https://i.pinimg.com/originals/50/fc/8d/50fc8d9afefee61e2ad23bd013aaeff0.jpg

      Xóa
    5. ok, thay mat nhung nguoi sẽ đọc, cảm ơn em.

      Xóa
    6. Hihi ! Anh bị nhiễm VTA vụ "Cảm ơn" rồi à ? :D

      Xóa
    7. Chời ơi! Tui phục bà quá, sao bà có thể sưu tầm được những bức thư tình vậy hả. Tui mới oánh zầng vài comment của bà.

      Xóa
    8. @ Mít ! Hihi ! Đọc đi, coi có giống Em nào trong thư đó k ?
      Tui á ! Từ lúc mới biết đọc là tui mê đọc luôn, tui đọc tất tần tật những gì đọc được, từ mảnh báo gói bánh mỳ đến các bảng thông báo tin tức trong xóm, thậm chí những gì không được đọc như thư từ của ai đó gửi cho ba mẹ, tui cũng bóc ra đọc luôn :)) Đặc biệt thích thơ & tiểu thuyết.
      Lúc mới đi làm, tui dành hẳn 50% lương chỉ để mua sách báo, tạp chí á bà ! Ba tui lúc nào cũng kêu ca tui lãng phí ! hehe!

      Xóa
  6. Tình thư thứ mười
    Cảm ơn Trời ơn Đời
    Cho tôi còn phút này …
    Em yêu dấu,
    Em đã được các bạn anh ở Hà Tây vinh danh như một thiên thần bởi vì Em biết thương những người khốn khổ. Em là em họ của T., vợ anh. Em là con gái Hà Nội. Chị T. đã gửi tiền nhờ Em mua quà cho anh. Hình ảnh cô gái 18 tuổi, trong trời đông giá rét trùm áo mưa đạp xe băng qua bao đồng ruộng từ Hà Nội về Hà Tây để đến trại thăm anh, không bao giờ mờ nhạt trong tâm trí anh, suốt đời !
    Những người bạn của anh biết ơn Em vì Em không chỉ giúp đỡ anh mà còn kín đáo giúp cả họ. Họ gặp anh là khen ngợi Em không ngớt lời. Anh cảm thấy rất hãnh diện về cô em thiên thần nhỏ bé dễ thương của anh.
    Tết năm 1982, Em vào thăm anh, mang theo 14 chiếc bánh chưng, anh còn nhớ rất rõ ! Anh đã cùng các anh em trong trại chia nhau những tấm bánh ân nghĩa đó, vừa ăn vừa cùng cầu chúc cho Em có được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
    Em biết không, sau những ngày được Em đến an ủi, nâng đỡ, đột nhiêm một hôm anh bị chứng tim đập nhanh và mạnh bất thường.
    Sau đó một thời gian lại bị thêm chứng mất ngủ hàng đêm, đã làm anh kiệt sức. Anh phải nằm tại bệnh xá. Mỗi ngày, khi trời nhá nhem tối thì tất cả cửa nhà đều được đóng chặt. Tối nọ trước khi vào phòng, anh bạn phụ trách y vụ (người được trại cắt cử lo việc y tế cho anh em) nói với anh: “Để tôi chích cho anh mũi thuốc này, tối nay anh sẽ ngủ được !”. Chích thuốc xong anh ấy đi ra, khép cửa phòng lại. Một mình trong phòng anh nghe rõ tiếng tim anh đập thình thịch, rõ mồn một, nhịp đập rất nhanh, ngực anh như muốn vỡ ra vì tim anh bị giật liên tục. Anh nghĩ nếu tim cứ đập mãi thế này thể nào cũng đến lúc quá mệt sẽ ngưng đập thôi. Sau chừng một lúc lâu, có thể một tiếng đồng hồ như thế, lạ lùng thay tim anh đập trở lại bình thường. Như sau cơn bão, mọi sự trở lại bình yên.
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (cont ...)
      Sau biến cố đó, cứ lâu lâu anh lại cảm thấy như tim mình bị giật lên vài cái.
      Sự lo sợ cái chết bất chợt vì bệnh tim cứ ám ảnh anh.
      Một ngày kia anh đi lao động, trên đường vào một thung lũng gần trại (anh em cứ gọi là vào Thung), tim anh lại giật lên từng hồi, anh lại có cảm giác những ngày cuối cùng của cuộc đời sẽ đến. Mình sẽ chết ở đây thôi.
      Trưa đó anh chia sẻ nỗi lo buồn này với anh bạn tên L. Anh L. đối với anh là một người bạn hiếm có, một nguồn an ủi lớn cho anh trong những ngày ở Hà Tây và Nam Hà. Biết anh ấy xem được chỉ tay và cả tử vi nên anh đã than thở: “Có lẽ tôi sẽ chết ở trong này, anh L. ạ !”. Trong thung lũng sâu, dưới tấm bạt che nắng được dựng tạm, thấp lè tè ngay trên đầu khi ngồi, anh L. cầm tay anh và nói: “Cậu đừng lo, sau này cậu sẽ bay như chim !”. Lời của anh L. nói khi đó đã an ủi anh rất nhiều ! Anh cũng không biết anh ấy có tài chiêm tinh thật không mà quả thật sau này, công việc của anh đã cho anh nhiều cơ hội được bay bằng chim sắt đi đây đi đó nhiều nơi trên thế giới.
      Anh cũng muốn nói thêm với Em về căn bệnh tim của anh. Chứng bệnh này đã theo anh mấy chục năm. Hơn 15 năm sau. Vào năm 1998, anh bị tim rất nặng, bác sỹ phải cho anh uống một loại thuốc rất độc, đó là Amiodarone. Thuốc này làm cho nhịp tim ổn định, nhưng có thể hại phổi và thận. Đứng trước nguy cơ gần, anh đành phải chấp nhận nguy cơ xa hơn. Uống thuốc này được chừng hai năm thì một bác sỹ khác được đổi săn sóc cho anh. Cô bác sỹ mới này rất đẹp, tên là Sterlich. Anh rất biết ơn cô, không phải vì nhan sắc của cô mà do cô đã đổi một loại thuốc khác an toàn hơn, là Metoprolole. Cô bác sỹ và anh rất mừng vì thuốc này đã hữu hiệu. Anh ví cô bác sỹ này như là hiện thân của Thánh nữ Teresa đến cứu anh. Anh uống thuốc này đã được mười mấy năm.
      Cuối năm 2014, đột nhiên anh có một triệu chứng lạ: Khi ngủ anh thường cảm thấy như bị chìm sâu xuống nước. Anh phải có gắng giãy giụa và la ú ớ, nhờ vợ anh ở gần bên đập mạnh vào người anh mới thức dậy được. Nếu anh nằm một mình không có ai là gặp trường hợp này thì không biết ra sao. Anh có linh cảm như ngày cuối cùng của mình sắp tới rồi. Anh đã viết di chúc !
      Bác sỹ cho anh vào bệnh viện một đêm để theo dõi giấc ngủ (Sleep Test). Họ khám phá ra anh bị một căn bệnh gọi là Sleep Apnea. Chứng bệnh này do phần cuối của lưỡi khi ngủ bị giãn ra, che kín cổ họng, gây ngạt thở. Anh bị những 28 lần nghẹt thở trong một phút !
      Anh hiện phải đẹo một cái máy trợ thở mỗi khi ngủ, tên là CPAP. Máy này giúp có làn hơi áp suất mạnh thổi làm thông khí quản, giúp thở đều.
      Bệnh Sleep Apnea làm nghẹt thở, mỗi lần như vậy khi bệnh nhân đang ngủ sẽ bị đánh thức dậy để thở tiếp. Nếu bị thường xuyên quá sẽ không bao giờ có thể ngủ sâu, khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi vì thiếu ngủ. Không những vậy có thể khiến những bệnh nhân vốn bị bệnh tim, bị tai biến mạch máu não chết bất thình lình khi ngủ. Bệnh nhân thường ngáy rất nhiều, ngáy đứt quãng. Anh cho Em biết điều này để Em thấy có người nào có triệu chứng tương tự thì giúp ý kiến cho người ấy tìm sự giúp đỡ của bác sỹ. (Có thể tìm hiểu về bệnh Sleep Apnea ở Google.)
      Bây giờ anh hiểu nguyên nhân vì sao anh bị mất ngủ, tim đập không đều. Anh bị mấy chục năm mà không biết ! Anh tạ ơn Trời đã cho anh sống được đến ngày hôm nay, suốt mấy chục năm bị ngạt thở. Giống như anh bị bóp cổ khi ngủ vậy.
      ...

      Xóa
    2. (cont ...)
      Những ngày giáp tết năm 1985, anh nghe tin đồn trong trại là sắp tới sẽ có một đợt đến mấy trăm người được về nhà. Anh khấp khởi trông đợi. Anh nhớ buổi chiều đó trời mưa nhẹ, anh em đang nấu nướng ở sân sau, khói bay lên cao. Anh chưa bao giờ thấy khói bay lên đẹp như vậy. Anh ngồi ở tầng giường trên trong phòng nhìn qua khe cửa sổ. Anh nghe thấy có anh bạn đang nói oang oang ở dưới. Anh nghe anh ấy đọc tên những người được về đợt này và trong đó có tên Vũ Thành An !
      Cám ơn trời ơn đời cho tôi còn sống đây
      Cám ơn trời ơn đời cho tôi còn phút này.
      Ôi trong tôi hi vọng trào dâng
      Sau bao năm thao thức đợi mong
      Bỗng tâm hồn tôi thấy lâng lâng
      Mầm sống nào đã nhú cuối mùa đông ?
      (Ca từ trong ca khúc Cảm ơn Trời cảm ơn Đời)
      Đoàn tụi anh rời trại bằng xe tải tới gần ga xe lửa tại Hà Nội, bỏ đồ xuống vệ đường nơi ngủ qua đêm, chờ sáng mai sẽ được đưa lên tàu.
      Anh nhớ được địa chỉ nhà của Em ở Hà Nội. Anh muốn đến thăm Em và cũng để cám ơn ba mẹ Em nữa. Anh cùng với người bạn nữa là Kh. đã đi xích lô đến nhà Em tối hôm ấy, khi người Hà Nội đang chuẩn bị đón tết. Thời tiết lành lạnh nhưng đường sá đông vui. Anh Kh. đã ghé bưu điện để đánh điện tín về nhà báo tin ngày giờ về đến Saigon cho gia đình đi đón. Anh không báo để cho gia đình anh ngạc nhiên khi bất chợt anh về. Bọn anh sau đó cùng nhau vào tiệm phở, miếng ngon đầu tiên khi ra trại, thật là hạnh phúc. Không hiểu sao, khi ở bưu điện cũng như ở tiệm phở, anh bạn Kh. đã vui vẻ giới thiệu anh với người chung quanh. Có nhiều người nghe tên Vũ Thành An tỏ ra biết và đến bắt tay chúc mừng anh được bình an. Anh ngạc nhiên tại sao ở ngoài Bắc lại biết đến tên anh là nhạc sĩ ở miền Nam cả hơn 10 năm trước đó ?
      Hồi ở trong trại, khi đi lao động, một hôm anh nghe văng vẳng có người hát một trong các bài hát của anh. Anh không hiểu tại sao ở miền Bắc lại có người biết đến bài hát ít người biết đó ?
      ...

      Xóa
    3. Khi anh đến nhà Em thì cũng đã hơi muộn, chắc khoảng 9 giờ tối. Bố mẹ Em đón anh trong ngạc nhiên và vui mừng. Cô chú nói Em đã đi lấy chồng. Anh rất tiếc đã không được gặp Em. Ông cụ bà cụ nói chuyện hỏi thăm chúng anh lâu lắm. Ông cụ bà cụ không ngờ chúng anh được về sớm như vậy !
      Hai anh em được ngủ một đêm trong chăn ấm, êm và thơm ! Khoảng 4 giờ sáng anh được đánh thức dậy. Khi ra tới cửa, bà cụ kín đáo dúi vào tay anh 100 đồng. Anh nhận tiền mà không biết là nó có giá trị rất lớn lúc bấy giờ ! Món tiền này đã giúp các anh ăn uống thật thoải mái trên đường về nhà. Đây là món quà đầu tiên anh nhận được sau khi ra trại.
      Hôm nay hồi tưởng lại những ngày đó, anh thật lòng cám ơn Em, cám ơn bố mẹ Em, đặc biệt là mẹ Em. Món quà của bà cụ sau này sẽ cùng lên Thiên Đàng với anh.
      Một hôm anh tình cờ đọc được bài thơ Thần nhan sắc của họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ. Anh chợt nhớ đến Em. Em đúng là hiện thân của vẻ đẹp thanh khiết trong bài thơ Thần nhan sắc nên anh đã quyết định phổ nhạc bài thơ này để dành tặng Em:
      Khi Em đẹp Em là Thần nhan sắc
      Ngẩn ngơ chiều bến lạ nước tương tư
      Với tâm từ ấp ủ nét anh thư
      Tình yêu đã nhiệm mầu qua cây cỏ.

      Khi Em đẹp Em là Thần nhan sắc
      Ngủ trong dòng lệ khổ của nhân gian
      Cuối con đường đầy hoa nở bất an
      Thương xót đời tơ lòng Em mát dịu.

      Tay níu bờ hoa, thương đời ngắn ngủi
      Tấm lòng hân hoan ru kẻ ưu phiền
      Kẻ ưu phiền cùng trăm nỗi oan khiên
      Em đau khổ bởi lòng từ bi vô hạn

      Khi Em đẹp Em là Thần nhan sắc
      Là muôn đời lóng lánh giữa trăng sao
      Dòng suối ngọt ngào chảy mãi trên cao
      Cứu lớt khổ đau Em thị hiện.

      Khi khởi nguyên huyền diệu đã kết tinh
      Qua mẹ cha tác tạo nên thân xác
      Tâm hồn Em thiên thần từ cao xuống
      Trong Khối Tình Yêu ôi nhiệm màu …

      Cầu mong Em luôn được hạnh phúc.

      Xóa
  7. Tình thư thứ mười một
    Nếu xa em là yêu em,
    Anh cũng đành biến mất …

    Em yêu dấu,
    Tết năm 1985 anh lại được đón Xuân cùng với đại gia đình anh sau mười năm xa nhà. Thật khó để Em hiểu được cảm xúc của anh khi đó.
    Mười năm chờ phút giây này
    Thiên thu từ phút giây này
    Hồn ta mở cửa đón Xuân,
    Tình yêu đầy trái tim này.

    Mênh mông rộng bốn phương trời
    Long đong là kiếp con người
    Một đời vất vả ngược xuôi
    Chẳng qua một làn mây thôi !
    Về tới nhà anh được chào đón nồng nhiệt bởi Cậu Mợ, các anh chị em và cả những bạn bè thân thiết.
    Đặc biệt có anh Phạm Huy Trung, bạn thân với anh thời trung học, là người đầu tiên đến thăm anh. Khi ra về anh Trung còn cẩn thận dúi cho anh ít tiền để tiêu vặt. Và hơn tất cả, anh ấy đã dẫn anh đến giới thiệu với Em. Lần đầu tiên gặp Em, anh đã giật mình ! Sao Em lại giống người của Tình khúc thứ nhất đến vậy ! Anh đã bị Em đốn ngã ngay từ phút đầu tiên ấy !
    Em đã tốt nghiệp bác sỹ Y khoa nhưng không đi làm. Tất cả thời gian rảnh Em dành để đi học cắm hoa, nấu ăn … và chờ ngày sang định cư với gia đình tại Hoa Kỳ.
    Em vui vẻ chào đón anh và rồi dần dần anh được gặp Em thường xuyên hơn. Em đã cho anh những giây phút bình yên sau những buổi anh đi dạy kèm tư gia môn Anh văn cho các em nhỏ, thu nhập tạm sống nhưng mệt nhoài ! Em đã nấu cơm cho anh ăn, cho anh có lại những cảm xúc đã mất đi từ nhiều năm. Tuy vậy, chúng ta vẫn giữ cho nhau sự quý trọng. Nhờ sự đằm thắm của Em, dần dần vết thương tâm hồn của anh đã hồi phục. Anh lấy lại được niềm vui. Tất cả niềm vui, niềm hạnh phúc này anh viết trong Bài không tên số 28:
    Anh cám ơn em những ngày vui
    Anh cám ơn em mối tình si
    Thời gian ngỡ ngàng khỏa lấp đi
    Tưởng như vẫn còn tuổi xuân thì
    Ngạt ngào hương thiên lý.

    Ta trao nhau phút đầu tiên
    Ta đã trao nhau nỗi niềm riêng
    Giọt nước mắt nào nhỏ tiễn ai
    Niềm thương xót nào đã đoái hoài
    Từ Trời cao rơi xuống đời.

    Anh yêu em như yêu dòng sữa ngọt ngào
    Từ giây phút đầu nghiêng nghiêng cúi chào
    Anh yêu em như yêu dòng nhạc thời gian
    Mong tình cảm dạt dào đừng tan.

    Cho đến trăm năm vẫn còn say
    Xin đến trăm năm không rời tay
    Sợi dây vô hình cột chúng ta
    Tình yêu vững bền sẽ mãi là
    Và nghìn năm không xóa nhòa …
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (cont ...)
      Mới quen nhau thì Em có dịp cùng bạn bè đi chơi Đà Lạt mấy ngày. Em đã tin tưởng trao anh chìa khóa nhà để anh tự vào khi Em đi vắng. Ở nhà chờ Em trong niềm nhớ, anh đã cảm hứng viết bài hát đầu tiên cho Em. Đó là Bài không tên số 14 – Đà Lạt xanh:
      Đà Lạt xanh trong in dấu chân em hồng
      Đà Lạt nắng say điểm tô thời con gái
      Đà Lạt mù sương mộng mơ sóng cuồn cuộn
      Tình yêu mới chớm mở nguồn đôi mắt sáng.

      Nụ cười em tươi mơ có nhau trong đời
      Kỷ niệm ngất ngây bao nhiêu điều vui mới
      Saigon mù khơi tình vui có anh đợi
      Đợi trong nỗi khắc khoải của tình anh chơi vơi.

      Em có biết đẹp nhất một đóa hoa
      Là tình yêu, tình yêu của chúng ta ?
      Em đã đến trong khi anh không ngờ
      Và như thế chẳng lẽ một giấc mơ ?

      Tình hồng anh trao như máu anh đang hồng.
      Nhịp đập trái tim vẫn chia đều sự sống.
      Mặn nồng dòng sông trải ra đến vô cùng
      Tặng em tất cả nhiệm mầu trong không trung…
      Một kỷ niệm khó quên với anh đó là khi cháu Thái An 12 tuổi – con trai duy nhất của anh bị bệnh sốt xuất huyết. Lúc đó thành phố đang có dịch sốt xuất huyết rất nguy hiểm, bệnh viện đầy kín người, bệnh nhân chờ cả đêm tại bệnh viện Nhi đồng vẫn chưa được chữa trị. Mới sáng sớm anh đã đến để cầu cứu Em. Em đã cùng anh chạy vội đến bệnh viện. Nhờ sự quen biết của Em, cháu đã được chữa trị nhanh chóng. Em còn đôn đáo chạy khắp nơi để tìm mua bằng được chai nước biển thật tốt về để truyền cho cháu. Nếu không có Em thì anh cũng không biết việc gì sẽ xảy ra nữa ! Em là ân nhân của anh. Em là tặng phẩm từ Trời – Bài không tên số 29:
      Em là tặng phẩm từ Trời,
      đã cho tôi hạnh phúc hôm nay
      Khi nào trái đất vẫn quay
      mong chân tình này vẫn vậy.

      Em là tặng phẩm từ Trời
      đã cho tôi cảm hứng không nguôi
      Khi còn hơi ấm trên môi
      Em vẫn là của tôi …
      ...

      Xóa
    2. (cont ...)
      Chúng ta thân nhau nhưng tương lai thì vô định. Em đã nhiều lần khóc trong tay anh. Trong Em luôn có sự dằn vặt giữa đi hay ở. Đi thì mất nhau, ở lại thì đánh mất tương lai xán lạn đang chờ đón. Nhưng trong sự khắc khoải đó, chúng ta vẫn yêu nhau và anh đã viết Bài không tên số 37:
      Rưng rưng lệ ướt mi
      Chênh vênh một bước đi
      Lang thang ngày tháng xuân thì.
      Đi đâu tìm kiếm chi
      vui đâu được mấy khi
      Trăm năm đâu dài nữa !
      Vẫn như đang còn thơ
      Vẫn mơ mộng mộng mơ
      Vẫn xa xưa người cũ.
      Chỉ là một chiếc lá
      Theo tháng năm vật vờ
      Rơi rụng vào hư vô.
      Tình yêu có từ đâu ? Bao giờ ?
      Tình yêu đến rồi đi bất ngờ
      Đời như vẫn còn đang ngóng chờ
      Người sao vẫn còn nỡ hững hờ.
      Cho nhau cả nỗi đau
      Đau đau để nhớ nhau
      Lâng lâng ngày tháng bạc đầu.
      Đi đâu tìm kiếm nhau
      Vui trong cả nỗi đau
      Trăm năm vươn mình sống.
      Vẫn yêu là còn thơ
      Vẫn mơ mộng mộng mơ
      Vẫn xa xưa ngày cũ.
      Muốn được là chiếc lá
      Trong ngất ngây vũ trụ
      Hòa quyện vào thiên thu.
      Tình yêu có từ đâu ? Bao giờ ?
      Tình yêu đến rồi đi bất ngờ
      Đời như vẫn còn đang ngóng chờ
      Người sao vẫn còn nỡ hững hờ.
      Quả thật chuyện của chúng ta đã không có đoạn kết. Trước khi Em gặp anh, Em vui đón đợi tương lai tươi sáng. Bây giờ gặp anh, Em không còn nguyên vẹn niềm vui đó nữa ! Anh phải trả lại cho Em cuộc sống yên vui thôi: Anh đành biến mất – Bài không tên số 22.
      Nếu xa em là yêu em, anh cũng đành biến mất thôi
      Anh biến mất thôi, để trả lại em cuộc sống tự do
      Để trả lại em niềm vui đợi chờ - giấc mộng còn xanh mơ
      Trả lại em cuộc sống yên vui với tiếng cười vời vợi
      Trả lại em mộng ước nơi xa đường tương lai rộng phơi phới
      Bước thong dong đường em, ấm êm một số phận
      Anh thật lòng cầu phúc cho em.

      Nếu yêu em là xa em, anh cũng đành biến mất thôi
      Anh biến mất thôi, để trả lại em cuộc sống thảnh thơi
      Để trả lại em ngày tháng tuyệt vời đôi mắt ngời xinh tươi
      Trả lại em lời nói đơn sơ với tấm lòng rộng mở
      Trả lại em vọng ngóng xa xôi một tương lai đầy ánh sáng
      bước đi trên đường hoa, ấm vui hạnh phúc thật
      Anh thật lòng cầu chúc cho em...
      Em đã ra đi và anh cũng ra đi.
      Cầu mong Em luôn được bình yên.

      Xóa
    3. hóa ra bài "Anh cám ơn em " là viet cho cô này

      Xóa
  8. Tình thư thứ mười hai
    Có một lần mất mát,
    Mới thương người đơn độc

    Em yêu dấu,
    Năm 1986, anh được anh Phạm Huy Trung giới thiệu vào sinh hoạt văn nghệ. Trong khi đi sinh hoạt, anh có quen anh Nguyễn Tấn Xuân. Anh Xuân có sáng tác vài ca khúc và cả làm thơ nữa. Anh Tấn Xuân lúc đó làm công việc chính là sơn lại các khung sườn xe đạp cũ. Trên sân nhà anh lúc nào cũng có cả chục khung xe được anh Tấn Xuân sơn lại mới. Đối với anh, anh chị Nguyễn Tấn Xuân lúc đó có cuộc sống quá vững. Nhà anh chị mặt tiền ở quận Bình Thạnh, trước nhà có một cái hiên đang để trống (hiên này ngang khoảng 3m, sâu hơn 1m). Anh nhìn hiên nhà mà rất thèm và ước giá như mình có được chỗ này !
    Số là từ khi về nhà năm 1985, anh phải tá túc ở nhà Cậu anh. Nhà Cậu anh hồi đó tất cả con cháu gần hai mươi người đều trở về ở chung nên rất chật chội. Cậu anh đã già nhưng cố gắng mua cây gỗ về tự tay đóng cho anh một tầng gác nhỏ áp sát mái ngói. Mỗi tối anh trèo lên căn gắc bằng một cái thang gỗ nhỏ để vào chỗ nằm nghỉ. Vào mùa mưa thì bị dột, mùa nắng thì thật là nóng. Có một hôm anh bị một loại côn trùng gì đó rất lạ cắn sưng to cả bàn chân.
    Do vậy, anh đã nói với anh Tấn Xuân cho anh thuê hiên nhà để quây lại làm chỗ nghỉ. Anh Xuân lúc đầu nghe anh nói không trả lời gì. Anh tưởng anh ấy từ chối nên cũng không dám nhắc lại. Vài ngày sau anh Xuân hỏi anh: “Anh có muốn lấy vợ không ? Anh có vợ thì có chỗ ngủ tốt đẹp hơn mái hiên này nhiều”. Anh nghe xong không dám trả lời gì.
    Khi đi xa về, nhiều bạn bè, thân hữu biết gia đình anh đổ vỡ nên đã có nhiều người muốn mai mối, giới thiệu vợ cho anh. Tất cả đều vì thương anh, muốn anh xây dựng lại cuộc đời.
    Bản thân anh sau khi được rửa tội theo đạo Công giáo năm 1981, anh đã tự nhủ sẽ dùng thời gian còn lại phục vụ Chúa. Cách cụ thể nhất là đi tu làm Linh mục. Anh đã ký giấy tờ ly dị ngay khi còn trong trại để vợ con anh được đi định cư tại Hoa Kỳ.
    Rồi có một lần trên đường đi tìm đường Tu, anh xuống Dòng Châu Sơn ở Củ Chi nghỉ lại một đêm. Trong số những vị đi cùng đường đi tìm đường Tu với anh hôm đó, có vị đã thành công và sau này trở thành Linh mục Ân Đức rất nổi tiếng với bài Dấu ấn tình yêu. Trên đường về anh có hỏi một vị khách đi chung rằng anh nên tiếp tục tìm đường đi tu hay nên lập gia đình. Vị ấy khuyên anh nên đi lấy vợ ! Không biết có phải là định mệnh không ? Vị cho anh lời khuyên sau này đã bỏ tu đi lấy vợ !
    Và rồi anh đã gặp Em.
    Những lúc vui Em thường kể lại duyên cớ mà Em đồng ý gặp anh. Em có hai người bạn rất thân, đó là chị Huê – vợ anh Tấn Xuân và chị Hộ. Cả hai đều có ước muốn Em được hạnh phúc cho nên đã xuống nhà em ở Bà Quẹo nhiều lần để nói với Em là muốn giới thiệu Em cho một người.
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. (cont ...)
      Khởi đầu Em không chịu vì Em không muốn lấy chồng nữa ! Đến lần thứ năm, sau khi chị Huê nhắc lại việc giới thiệu người cho Em thì lúc đó Em có hỏi: “Thế ông ấy có đẹp trai không ?”. Chị Huê nói: “Anh ấy đẹp !”. Em đáp lại: “Em không tin ! Đi loao động 10 năm làm sao còn đẹp được !”. Thế nhưng chị Huê quả quyết xác nhận: “Ông An còn đẹp lắm !”. Em lại hỏi thêm: “Thế da ông ấy có trắng không ?”. Chị Huê lại nói: “Da anh này trắng lắm !”. Em cũng bán tín bán nghi nhưng rồi cuối cùng thì Em cũng ưng thuận để vợ chồng anh Tấn Xuân đưa anh xuống giới thiệu với Em.
      Lúc xuống chơi nhà Em, anh cứ luôn nhắc đến việc đi tu khiến Em hơi bực mình. Đi tán vợ mà cứ nói chuyện đi tu ! (Có lẽ nhờ vậy mà sau này Em đã ký giấy đồng ý để anh đi học làm Phó Tế).
      Em có biết vì sao anh chọn Em không ? Em là người đẹp nhất trong số những người tình trước đây của anh. Một người thân của anh từng so sánh Em với T.T.H. – một tài tử điện ảnh nổi tiếng ở Saigon trong thập niên 1960-1970. Em rất ngay chính. Chồng mất năm 1972, Em đã ở vậy nuôi hai con suốt gần 15 năm. Cho đến khi gặp anh năm 1986, cuộc sống của Em không hề có bất cứ điều tiếng gì. Em lại là người giỏi giang, rất chịu khó, đã vất vả kiếm sống và tự xây dựng được sự nghiệp bằng chính khả năng của mình. Lại nữa Em là người hiền hậu, anh tin là chúng ta sẽ sống trong bình an. Thế là sau hơn một năm thăng trầm, chúng ta trở thành vợ chồng. Anh đã quyết định sống cuộc sống bình yên cùng với người vợ hiền Trời dành sẵn cho mình.
      Khi sống với anh, Em đã hy sinh rất nhiều ! Em đã cho anh cơ hội để anh thực hiện những hoài bão cuối cùng. Em hy sinh những niềm hạnh phúc riêng để anh có thể đi xa hoạt động phụng sự xã hội.
      Anh cảm ơn Em.

      Xóa
  9. Tình thư thứ mười ba
    Có oằn mình đớn đau,
    Mới hiểu được tình yêu !

    Em yêu dấu,
    Vào một ngày cuối tháng 12 năm 1974, có cấp trên đến thăm Bộ Thông tin. Anh đứng trên hành lang ngoài văn phòng nhìn xuống thấy mấy vị khách ở dưới nói chuyện với nhau rất khẩn thiết. Anh linh tính như có một biến cố rất lớn sắp xảy ra ! Anh tự hỏi các vị này rồi sau sẽ ra sao ? Mình sẽ ra sao ? Nhìn vách tường thẳng đứng trước mắt, anh có cảm tưởng như mình là con thạch sùng đang bò trên vách và một câu hát chợt vang lên:
    Ta lần mò theo mãi, không qua được vách sầu …
    Lúc đó anh 31 tuổi, đang được hưởng những điều mà nhiều người phải mơ ước. Về tài chính thì anh cũng khá rủng rỉnh, từ năm 1965 đã nhận lương Phóng viên, nhận nhuận bút làm Trưởng Chương trình Nhạc chủ đề, có lương dạy học trường Trung học Hưng Đạo (Anh dạy môn Giảng Văn bậc Trung học Đệ Nhất cấp) và những bản thu tác quyền khác.
    Về danh vọng, anh đã có một chút tên từ năm mới 22 tuổi qua bài Tình khúc thứ nhất và những Bài không tên. Về quyền lực, anh cũng được nếm trải đôi chút, cũng có nhân viên, có tài xế, được nhiều người trọng vọng. Chỉ riêng về tình yêu, anh đã trải qua nhiều mối tình nhưng không có mối tình nào đem lại hạnh phúc. Và cuối cùng, không điều nào mang lại hạnh phúc mà chỉ đem đến nỗi sầu.
    Tương đối thành công như vậy nhưng khát vọng vẫn chưa đạt được !
    Ước vọng ngày thơ ấu, chưa xin được chút nào
    Suốt đời còn ước ao, khát vọng còn cấu cào
    Đã nửa cuộc đời, đã đi những bước dài thành công, thế nhưng vẫn cảm thấy mình mất phương hướng!
    Ô hay ! Tại sao ta sống chốn này ?
    Quay cuồng mãi hoài, có gì vui ?
    Thế là anh đang suy tư về một bài hát cho chính đời anh !
    Ta lần mò leo mãi, không qua được vách sầu
    Ta tìm một tiếng yêu, thấy toàn là sầu đau
    Ước vọng ngày thơ ấu, chưa xin được chút nào
    Suốt đời còn ước ao, khát vọng còn cấu cào
    Ôi thôi, đời ta phung phí trong cơn buồn phiền
    Ta xin tháng ngày rồi bình yên
    Ô hay tại sao ta sống chốn này
    Quay cuồng mãi hoài, có gì vui ?
    Nhưng bài hát đã ngừng ở đây,
    Không viết tiếp được !
    Gần hai mươi năm sau … năm 1993, Em và anh cùng hai con định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Trong căn phòng nhìn ra ngoài trời mưa tuyết lạnh giá, sau khi trải qua một giai đoạn đau thương, anh viết tiếp và hoàn thành bài hát Đời đá vàng:
    Có một lần mất mát, mới thương người đơn độc
    Có oằn mình đớn đau, mới hiểu được tình yêu
    Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về
    Có một thời khóc than, mới hiểu đời đá vàng
    Lời hát Có một lần mất mát, mới thương người đơn độc là lời cảm thông của anh dành cho Em – người vợ của anh. Em đã mất chồng khi còn quá trẻ, đã một mình đơn độc, bươn chải nuôi dạy hai đứa con khôn lớn trong suốt 15 năm trước khi gặp anh. Trong suốt bao năm chiến tranh, với bao mất mát, nhưng Em vẫn vững vàng chịu đựng và trung trinh sống.
    Để hoàn thành được bài hát này, anh đã qua nhiều mối tình đau, đã cảm nhận hết được những nỗi đau của một kiếp người ! Anh còn hiểu thêm được trận đòn kinh khiếp mà Chúa Giêsu đã phải gánh chịu chỉ vì Yêu Thương loài người.
    Có oằn mình đớn đau, mới hiểu được Tình yêu !
    Đúng như vậy đó Em, chỉ có khi nào chúng ta vượt qua những gian nan trong cuộc đời, chúng ta sẽ hiểu rõ giá trị và trân trọng cuộc sống mà ta đang có !
    Có một thời khóc than, mới hiểu đời đá vàng.
    Đến năm 2002, trước khi được chịu chức Phó Tế, anh đã viết thêm
    Xuống tận cùng dưới đáy, mới thấy mênh mông rộng cõi trời
    Hãy mở lòng chúng ta, đón nhận biển Tình Yêu
    Có nghìn lần tha thứ cũng chưa là ái từ
    Hãy cảm tạ biết ơn, có được đời đá vàng.

    38 năm sau khi viết lời đầu tiên, qua nhiều bước thăng trầm, được sống trong Ân Nghĩa của Chúa, anh mới biết cảm tạ ngay cả những đau khổ. Bởi vì chính nhờ những đau khổ đó, anh mới vươn lên được như ngày hôm nay.
    Cầu mong Em luôn được bình an.

    Trả lờiXóa
  10. Tình thư thứ mười bốn
    Lòng người như lá úa trong cơn mưa chiều
    Nhiều cơn gió cuốn xoay xoay trong hồn
    Và cơn đau này … vẫn còn đây !

    Em yêu dấu,
    Em từng hỏi anh: “Nguyên do nào khiến anh bước chân vào con đường nghệ thuật và tại sao anh viết ra những bản tình ca buồn đến thế ?”.
    Để trả lời câu hỏi của Em, Anh xin nói thế này: “Anh nghĩ đó chính là tặng phẩm quý giá mà Tạo hóa đã ban tặng cho anh !”. Anh không hề theo học ở trường âm nhạc chuyên nghiệp nào. Gia đình anh cũng không phải gia đình làm nghệ thuật. Ông nội anh chỉ là một nông dân chất phác. Cậu anh cũng không phải là một nghệ sỹ nhưng ông ấy rất yêu nghệ thuật. Ông biết làm thơ và đặc biệt rất mê âm nhạc ! Giọng hát làm mê hoặc ông chính là của ca sỹ Thanh Thúy. Do vậy, khi anh chưa được 10 tuổi, ông đã mua cho anh cây đàn Mandoline và anh đã mò mẫm tự học chơi chiếc đàn này từ hồi đó. Sau này khi học Trung học, anh có được học những giờ Âm nhạc do thầy phụ trách là nhạc sỹ Chung Quân như anh đã kể.
    Khi còn nhỏ tên anh là Vũ Thành. Đến khi vào Nam năm 1954, Cậu anh đi làm Giấy khai sinh lại và đã thêm vào chữ An. Sở dĩ ông đặt như thế là vì ông muốn tên anh có thể đứng đầu trong mọi danh sách . Ông bảo: “Nếu con đi thi thì Cậu muốn được nghe tên con đầu tiên khi công bố kết quả !”. Cậu anh cũng muốn có con trai làm nghệ thuật nên ông đã đặt tên cho cậu em trai kế anh là Vũ Xuân Bính. Em có biết vì sao là Xuân Bính không ? Xuân Bính là ghép từ Xuân Diệu và Nguyễn Bính (vì ông rất mê thơ của hai nhà thơ này !). Cậu anh ở trong quân ngũ nên thường xuyên phải xa nhà. Nhưng ông luôn mang theo quân trang một máy Radio đèn điện tử hiệu Phillips do Hòa Lan sản xuất để nghe nhạc trên sóng phát thanh. Về sau này ông còn dùng thêm máy cassette băng từ để nghe nhạc nữa !
    Hôm nào anh đi học về, chưa vào nhà mà nghe tiếng nhạc mở lớn từ bên trong vọng ra và đặc biệt là nghe giọng hát liêu trai của ca sỹ Thanh Thúy thì anh biết ngay là Cậu anh được về phép thăm nhà. Những hôm ấy nhà thật vui, thật hạnh phúc. Không chỉ Cậu anh thích giọng hát của ca sỹ Thanh Thúy mà phải nói hồi đó anh cũng rất mê Thanh Thúy nữa ! Tuy nhiên anh may mắn hơn những người khác mà cũng có thể nói là “liều” hơn người khác là anh đã dám đến gõ cửa nhà thần tượng của mình để xin được gặp !
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (cont ...)
      Năm 1960, lúc ấy ca sỹ Thanh Thúy đã là giọng hát ăn khách tại các phòng trà nổi tiêng ở Saigon ! Trong khi đó anh chỉ là cậu học trò 17 tuổi mà lại dám đến gõ cửa nhà cô (lúc đó ở đường Cao Thắng) chỉ để tặng những ca khúc đơn sơ của mình. Vậy mà chị Thúy cũng vui vẻ tiếp và nhận những bản thảo của anh cho dù chị chưa bao giờ hát ! Dẫu vậy, anh rất quý đức tính khiêm nhượng và sự bình dị của chị ! Nổi tiếng nhưng không xa cách với mọi người. Và thật may mắn, sau này anh có dịp mời được ca sỹ Thanh Thúy cộng tác với anh trong các chương trình âm nhạc do anh thực hiện.
      Đến năm 1965, anh đã bắt đầu con đường nghệ thuật của mình bằng bài hát Tình khúc thứ nhất, lời thơ Nguyễn Đình Toàn. Bài hát này đã được chính anh Toàn hát lần đầu tiên trong chương trình Văn học Nghệ thuật của Đài phát thanh Saigon, khi ấy nhạc sỹ Nhật Bằng là người đệm đàn guitare. Bài hát đã được nhiều người thích ngay từ lần đầu tiên được phát thanh qua làn sóng điện. Sau đó anh Toàn đã bàn với anh là cùng nhau làm Chương trình nhạc chủ đề và phân công trách nhiệm. Anh toàn chịu trách nhiệm viết Lời giới thiệu còn anh đứng tên Trưởng Ban có trách nhiệm mời ca sỹ, nhạc sỹ và điều hành việc thu âm chương trình cũng như làm bảng trả thù lao cho các em ca sỹ, nhạc sỹ tham gia. Thù lao khi đó có thể gọi là khá lớn, mỗi lần thu thanh ca sỹ và nhạc sỹ được trả như nhau là 200 đồng (lúc đó một tô phở giá 10 đồng).
      Ca sỹ Lệ Th là người đầu tiên hát Tình khúc thứ nhất trên Chương trình Nhạc chủ đề với phần đệm Piano phóng túng của nhạc sỹ Nghiêm Phú Phí (lúc đó ông đang là Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Saigon). Giờ nhớ lại buổi thu âm hôm ấy, anh vẫn còn cảm nhận được sự xuất thần của ca sỹ Lệ Thu khi hát bài này ! Chỉ với một lần thu âm duy nhất, Lệ Thu đã xuất sắc thể hiện được chất phiêu lãng của ca khúc bằng phong cách riêng rất độc đáo.
      Chương trình Nhạc chủ đề được thu thanh vào trưa thứ Hai hàng tuần để phát vào lúc 10 giờ 15 mỗi tối thứ Sáu và phát lại vào lúc 1 giờ đêm Chủ nhật. Chương trình được nhiều thính giả theo dõi và gửi Thư yêu cầu. Về Ban nhạc phụ trách, ngoài nhạc sỹ Nghiêm Phú Phi còn có sự tham gia của các nhạc sỹ khác như Nhật Bằng , Nguyễn Hiền …, tiếng kèn Clarinet của nhạc sỹ Đỗ Thiều. Về ca sỹ tham gia, thường xuyên có cô Thái Thanh và các ca sỹ khác như Bạch Tuyết (em ca sỹ Mai Hương), ca sỹ Duy Trác … Về nội dung, mỗi tuần Chương trình giới thiệu về các tác phẩm của một nhạc sỹ hoặc giới thiệu một giọng hát hay.
      Giữa năm 1965, anh có dịp lên Đà Lạt chơi và được nghe dòng nhạc tuyệt vời của một nhạc sỹ trẻ. Đó là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, khi đó anh Sơn đang sống tại tha2nhpho61 thơ mộng này. Khi trở về Saigon, anh đã bàn bạc với mọi người trong Chương trình. Sau đó, các anh đã liên tiếp giới thiệu các ca khúc Da vàng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong hai Chương trình Nhạc chủ đề. Anh còn nhớ một cảm giác thảng thốt khi nghe ca khúc Ca dao Mẹ trong khi thu âm Chương trình. Có thể nói sau khi phát thanh Chương trình, nhiều thính giả tiếp nhận ca khúc Da vàng với thái độ khá rụt rè. Nhưng sau đó, Trịnh Công Sơn đã trở nên nổi tiếng rất nhanh chóng như Em biết.
      Cuối năm 1965, anh có dịp mời ca sỹ Thanh Thúy tham gia Chương trình. Sau khi thu thanh xong cả nhóm đi ra quan trà gần Đài phát thanh để giải khát. Anh gọi ly Hồng Trà và bất ngờ thay Thanh Thúy đã múc một thìa đường cho vào ly khuấy cho anh. Một cử chỉ thân thiện tự nhiên nhưng làm anh rất cảm động và nhớ mãi. Thần tượng của thời tuổi trẻ đã khuấy đường cho ly trà của mình !
      NĂn 1966, các anh tổ chức Kỷ niệm một năm Chương trình Nhạc chủ đề. Buổi tiệc được tổ chức tại Nhà hàng Ánh Hồng ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận (nay là đường Nguyễn Trọng Tuyển) sát đường ray xe lửa, chuyên bán Bò Bảy Món. Hôm đó anh nhờ được ca sỹ Duy Trác lái chiếc Lambretta đi đón Cậu anh đến cùng tham dự. Anh đã xếp chỗ cho ông được ngồi gần ngay thần tượng của mình là ca sỹ Thanh Thúy. Anh nghĩ chắc hôm ấy ông vui lắm ! Bây giờ ông đã lên Trời và chắc đang đợi anh nơi ấy. (Lúc đó anh mới 22 tuổi và Cậu anh 44 tuổi).
      ...

      Xóa
    2. (cont ...)
      Từ khi mới bắt đầu, chương trình Nhạc chủ đề đã được các thính giả yêu thích và trở nên rất nổi tiếng. Chương trình từ đó vẫn giữ được phong độ cho đến tháng 4 năm 1967 phải nhưng lại vì anh đi nhập ngũ, còn anh Toàn quá bận rộn với nhiều công việc khác. Mấy tháng sau, khi anh đang còn trong Quân trường thì anh Toàn có tiếp tục cho làm lại Chương trình.
      Em yêu dấu,
      Đến giữa năm 1968, anh may mắn được trở lại Đài Phát thanh Saigon làm việc. Bên cạnh đó, anh tiếp tục học và hoàn thành Chương trình Cử nhân Luật tại Luật khoa Saigon. Trong thời gian này, anh đã thực hiện Chương trình Vũ Thành An tại Đài Phát thanh Quân đội. Và cũng chính qua Chương trình này, anh có cơ hội để tự khẳng định khả năng của mình.
      Lúc này anh đã hoàn thành Bài không tên số 2 và anh đang tìm ca sỹ để giới thiệu ca khúc này. Anh đã nghĩ đến nhiều người, trong đó có ca sỹ Lệ Thu. Rồi bất chợt anh nhớ đến Thanh Lan. Thật ra, anh đã để ý Thanh Lan từ năm 1965 hoặc năm 1966, khoảng đó. Lần ấy, Thanh Lan hát trong một buổi trình diễn của Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh Nguồn Sống sủa Nghiêm Phú Phát (em nhạc sỹ Nghiêm Phú Phi) tại trường Quốc gia Âm nhạc Saigon. Giọng hát và phong thái trẻ trung, vui tươi của Thanh Lan đã làm sống động buổi sinh hoạt văn nghệ hôm đó. Do vậy, anh đã quyết định mời Thanh Lan thu âm lần đầu tiên và giới thiệu Bài không tên số 2 trên sóng phát thanh của Đài phát thanh Quân đội trong Chương trình nhạc Vũ Thành An vào năm 1969.
      Bài không tên số 2 với tiếng hát trẻ trung của Thanh Lan đã được thính giả hưởng ứng nồng nhiệt. Thế là anh mạnh dạn giới thiệu những bài không tên kế tiếp (Bài không tên số 4, số 6) …) cho đến tất cả là 10 bài không tên trong các chương trình sau đó. Vậy là anh đã hoàn tất tuyển tập Những bài không tên, nhạc và lời Vũ Thành An, vào năm 1970. Sau đó ấn phẩm Những bài không tên đã ra mắt mọi người do Hiện Đại tổng phát hành (44/5 Công Lý – nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Saigon).
      Anh cảm ơn Tạo hóa đã ban tặng tặng phẩm quý giá cho anh.
      Anh cảm ơn Em đã cho anh những cảm xúc mạnh mẽ từ tình yêu chân thật để anh viết nên những bài tình ca này !
      Cầu mong Em luôn được bình an.

      Xóa
    3. "NĂn 1966" anh sửa lại chữ Năm nha ! hihi ! :D

      Xóa
    4. ok. tks em.
      Em còn có thói quen gõ dấu !, ? cách một khoàng trắng với kí tự cuối câu nhỉ? Anh sửa lại nhé.

      Xóa
  11. Tình thư tạm biệt
    Ngày mai rồi mình cũng già
    Nhưng đời người không thể hết …

    Em yêu dấu,
    Tháng 7 năm 2002, anh được mời tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto, Canada. Dịp này anh có mang theo nhiều CD, trong đó có 3 CD Thánh Ca: Teresa Ơi, Mẹ rất Thánh và Con nâng tâm hồn lên tới Chúa. Nhiều bạn trẻ đã ủng hộ nhiệt tình 3 CD này. Anh nghĩ không thể dùng cho riêng mình số tiền đã bán được từ các CD Thánh Ca, nên quyết định dành số tiền đó làm việc từ thiện.
    Trong khoảng thời gian đi học tập cải tạo ở miền Bắc, anh đã được rất nhiều anh em giúp đỡ, từ những chén cơm đến vài viên đường. Một chút no lòng trong lúc đói khát, anh không thể nào quên được. Rồi sau này trên bước đường định cư ở Mỹ, anh cũng được rất nhiều bạn bè giúp đỡ, không biết có thể lấy gì đền ơn họ.
    Anh cảm ơn Em đã đồng ý cho anh đi học để trở thành Phó Tế đạo Công giáo. Được dâng mình cho Chúa là ước vọng của anh từ năm 1981 khi anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Đó là sống vì người khác. Nhiệm vụ Phó Tế là đi phục vụ. Anh tạ Ơn Trời đã cho anh được làm từ thiện giúp đỡ các cụ già. Anh cám ơn các thân hữu đã cùng với anh trong Sứ Vụ Teresa từ năm 2002 đến nay. Anh hân hạnh đã có dịp để báo đáp biết bao Ơn Lành anh nhận từ Thiên Chúa qua những ân nhân của anh. Những ân nhân mấy chục năm từ những ngày trong trại cho đến sau này khi bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ. Anh rất vui vẫn tiếp tục được giúp các cụ cao niên trong khi chính anh cũng đã ở trong độ tuổi trên 70.
    Ngày mai rồi mình cũng già
    Không thể nào níu lại nữa !
    Ngày xưa như mới hôm qua
    Một đóa hoa trong cơn phong ba.

    Thời gian tựa cánh chim bay
    Tiếng cầu kinh đời đời vẫn vậy.
    Từ nghìn trùng ta gặp nhau đây
    Rồi thiên thu mãi mãi xum vầy.

    Ngày mai rồi mình cũng già
    Thân thể này sẽ tàn úa.
    Được thua thì cũng thế thôi
    Lời nói yêu xin trao cho nhau.

    Còn dăm ngày nữa vui chơi
    Hãy nhìm xem vẻ đẹp cõi đời
    Được làm người ôi kỳ diệu thay
    Tạ ơn trên ta sống chốn này.

    Ngày mai rồi mình cũng già
    Nhưng đời người không thể hết
    Hồn ta là đốm tinh hoa
    Về viễn phương bay xa bay xa.

    Anh vẫn nhớ câu ca dao Mợ anh vẫn thường hay hát: Thương người như thể thương thân. Chúng ta hãy sống nhân ái với nhau. Hãy chia sẻ miếng cơm, manh áo với những người nghèo khó cơ hàn. Một mai chúng ta ra đi cũng chẳng thể đem theo được gì. Vậy hãy mở rộng vòng tay nhân ái với đồng loại cho tâm hồn được mênh mông và để ấm lòng nhau. Người sẽ biết ơn, Trời sẽ thưởng công.
    Thương người như thể thương thân
    Xin ai hạnh phúc dư đầy
    Chia cho người quá đau khổ
    Một miếng cơm, một tấm áo.

    Mai rồi cũng phải ra đi
    Lâu rồi cũng phải đi thôi !
    Bao năm chỉ sống cho mình
    Xuôi tay rồi chẳng còn gì
    Cũng đành về với tay không.

    Một trăm năm là kiếp người
    Khổ đau kia luôn chồng chất
    Cùng sẻ chia một chút tình
    Một chút tình ấm lòng nhau.

    Tâm hồn sẽ rộng mênh mông
    Khi mình biết mở tay ôm
    Ôm ai nghèo khó cơ hàn
    Thương ai sầu khổ hơn mình.

    Người biết ơn, Trời thưởng công
    Người biết ơn, Trời thưởng công
    Người biết ơn, Trời thưởng công

    (Ca từ trong ca khúc Thương người như thể thương thân)
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu tính từ năm 2005 là thời điểm anh về thăm lại Việt Nam lần đầu tiên cho đến nay anh đã về quê nhà được 10 lần. Anh cũng ghé qua Phi Luật Tân được 10 lần. Anh đã đi Úc châu, đi Canada, đi Na Uy. Anh đã đi Hòa Lan đến thành phố Hilversum để tìm lại những kỷ niệm năm 1974 khi anh tu nghiệp ở đây, rồi đến thành phố Amsterdam. Anh cũng có dịp đi Pháp ghé qua Paris – Kinh đô Ánh sáng; đến được hai nơi hành hương nổi tiếng: Lourdes – nơi Đức Mẹ Maria hiện ra và Lisieux – quê hương của Thần Tượng muôn đời của anh, Thánh Nữ Teresa. Rồi anh có dịp đi Anh quốc, đi Ý, Thụy Sỹ … Đi đâu anh cũng cố gắng gặp lại các người bạn cũ và có dịp được quen biết thêm các bạn mới.
      Anh đã sống một cuộc đời quý báu. Anh từng được vút lên trời cao và cũng đã ngã chúi xuống vực sâu. Từng bị gói lại trong bốn bức tường rồi đến lúc được vươn rộng ra vạn dặm. Rồi sau này sẽ tới muôn trùng nào ? Anh cũng không biết nữa ! Lắm lúc anh cũng thấy hơi ái ngại vì có cảm giác rằng mình nhận hết ơn phúc của các em trong nhà. Nhưng nghĩ lại chắc gì các em anh có thể chịu đựng được những đau khổ mà anh đã phải chịu ?
      Giờ đây anh đã lớn tuổi rồi, đã yếu rồi và chắc sẽ không thể đi lại nhiều như thế được nữa. Trong cuộc đời này từ đây anh sẽ khó còn được gặp lại những bạn bè, người thân quen ở nơi xa. Anh cũng có thể sẽ ra đi thật xa vào bất cứ giờ phút nào. Cho nên anh có lời muốn nhắn nhủ với Em, với mọi người …
      Nếu không gặp lại ở thế gian
      Thì xin hẹn ước tìm nhau bên kia đời
      Cũng thôi, phải vậy mà thôi
      Đời ta thoảng đó một cơn gió thổi
      Cám ơn mọi sự gửi đến nhau
      Tạ ơn được nếm buồn vui với người
      Biết ơn sầu hận khổ đau
      Để cho vị muối ngọt hơn ong mật.
      Đã sống bảy chục năm
      Vẫn thấy còn trẻ thơ
      Tâm hồn ngu ngơ quá.
      Sống nữa vài chục năm
      Có thấy được gì hơn
      Xin người thương xót người.
      Nếu không gặp lại ở thế gian
      Thì xin cầu chúc bình an cho đời.
      Hãy vui từng ngày còn nhau
      Một hơi thở cũng là ơn cao vời.
      Ngàn năm xưa đã bắt đầu bước trên đường lữ thứ
      Ngàn năm sau ta vẫn còn phiêu du theo tinh cầu …
      Cầu mong Em luôn được bình an.

      Xóa
    2. Hết rồi phải ko em?
      thks em nhiều nhé.
      Anh sẽ đưa dần lên blog. Nhưng những cái còm này vẫn cứ để thế nhé. Kỉ niệm.

      mỗi bức thư giúp hiểu thêm về một (vài) bài hát, hi vọng sẽ có dịp nói thêm.
      Nhưng ấn tượng sâu nhất qua các bức thư: Ai bảo các cô yếu đuối nhỉ? Trong tình yêu, các cô thường rất mạnh mẽ. Và khi thấy t/y ko đáp ứng được những ước mơ của mình , họ lập tức dứt áo ra đi ..(hầu hết là những ước mơ về sự nghiệp, về một đời sống kinh tế ổn định .. hỡi ôi, ai cứ bảo đàn ông coi trọng sự nghiệp hơn t/y!)

      Xóa
    3. [color="red"]hầu hết là những ước mơ về sự nghiệp, về một đời sống kinh tế ổn định .. hỡi ôi, ai cứ bảo đàn ông coi trọng sự nghiệp hơn t/y![/color]
      Giai đoạn giao thời, chiến tranh mới kết thúc, tranh tối tranh sáng thì cuộc sống ổn định luôn là mộc giấc mơ mà anh.
      Ngày xưa, em sang nhà mấy đứa bạn chơi, chúng đa số chỉ còn mẹ và các em, ba và các anh lớn của chúng đi học tập, trong nhà dấu vết những món đồ có giá trị đã đội nón ra đi còn in trên tường những mảng màu nhàn nhạt. Thời hoàng kim của chúng bỗng chốc biến mất, mẹ hay chị chúng phải chạy ăn từng bữa trong khi trước đó, lúc ba chúng còn đương thời thì đầu lương ông đủ để nuôi sống cả gia đình 8 người ! Sự mạnh mẽ để hướng tới cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn là hợp lý mà !

      Xóa
    4. Hết rồi anh !
      Còn vài dòng tiểu sử của ổng nè !

      Đôi dòng tiểu sử
      VŨ THÀNH AN

      Vũ Thành An sinh ngày 20/4/1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1960, ông vào học trường Trung học Nguyễn Trãi, tại đây ông được học nhạc với nhạc sỹ Chung Quân - tác giả ca khúc Làng tôi. Năm 1963, Vũ Thành An thi đậu Tú tài toàn phần. Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, Giám đốc trường Trung học Hưng đạo cho dạy lớp Đệ Thất, Đệ Lục để tiếp tục theo học Luật khoa Saigon.
      Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Saigon, ở đó ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình khúc thứ nhất, với lời thơ Nguyễn Đình Toàn và nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay đó. Những năm tiếp theo, ông viết loạt Những bài không tên và được thính giả đón nhận nồng nhiệt.
      Năm 1969, ông phát hành tập nhạc Những bài không tên. Từ đó, các tác phẩm của Vũ Thành An được yêu thích ở khắp miền Nam. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán café nhạc của Saigon và những thành phố lớn khác, cũng như trên cac làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi, Lời tình buồn và Những bài không tên gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên tạo thành một lớp nhạc sỹ trẻ đầy tài năng.
      Năm 1971, Vũ Thành An tốt ngiệp Luật khoa Saigon. Ông tiếp tục được biệt phái làm việc tại Đài phát thanh Saigon cho đến năm 1975.
      Năm 1981, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca và Nhân bản ca. Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ.
      Năm 1996, nhạc sỹ Vũ Thành An tuyên bố chấm dứt viết tình ca và ghi danh học Chương trình Cao học Thần học. Năm 2002, ông nhận chức Phó Tế Công giáo thuộc Tổng giáo phận Portland.
      Năm 2004, ông thành lập Quỹ từ thiện Teresa (Teresa Charities, Inc – Hoa Kỳ) với tôn chỉ hành động là giúp đỡ những người nghèo, người già neo đơn qua các hoạt động cứu trợ và phát gạo. Năm 2012, Quỹ từ thiện Teresa do ông là Chủ tịch và điều hành đã chính thức hoạt động tại Việt Nam (theo Giấy phép của Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại Giao số 178/CNV-HĐ) cho đến nay.
      Năm 2012, nhạc sỹ Vũ Thành An đã ký với Công ty TNHH MTV Phim Phương Nam hợp đồng độc quyền về việc khai thác, sử dụng tác quyền này cho hoạt động từ thiện của ông.
      Hiện ông cư ngụ tại thành phố Portland, bang Oregon (Hoa Kỳ) hoạt động từ thiện, viết thánh vịnh và tiếp tục sáng tác Nhân bản ca.

      Xóa
    5. - bối cảnh nhiều cuộc tình (phụ) của VTA là trước 1975 nha em.
      Nhưng dĩ nhiên việc muốn được sống bình an dù bất kì thời nào cũng là quyền lựa chọn của các cô. Ở đây chỉ muốn nói rằng chuyện các ông ham mê sự nghiệp sẵn sàng hi sinh t/c, các cô thì ngược lại, chỉ quan tâm đến người đàn ông mình yêu còn thì bỏ tất .. chỉ là huyền thoại. Các cô nói chung cũng rất ư thực tế. =D>

      - Về VTA, anh nghe khá nhiều điều ko hay về ông. Dù ko có điều kiện check lại thông tin, cũng khá nghi ngại. Nhưng kệ, nhạc ổng hay thì nghe thôi ..

      Xóa
    6. Qua các bức thư tình của VTA thì em thấy thấp thoáng tư tưởng tự ti về đường công danh, sự nghiệp & giàu nghèo, tóm lại hầu hết nguyên nhân chia tay của ổng do "môn đăng hộ đối" (ổng có tự nhận về điều này trong 1 bức thư nào đó) chứ không hoàn toàn do các cô bỏ ổng đâu, em nghĩ khi các nàng đã yêu thì không hề dễ dàng từ bỏ, dĩ nhiên nguyên nhân cụ thể chỉ ổng biết ! :D

      Xóa
    7. Dịp nào đó tiện, anh kể em nghe về thời gian cải tạo của ổng đi ! :D

      Xóa
    8. Đúng là (qua hồi ức của ổng) thuở hàn vi, ông khá tự ti khi người ông yêu học hơn ông, giàu có hơn ông .. Nhưng ông đã sớm nổi tiếng, khá giả (Tiền tác quyền xưa rất cao. Các chức vụ ông đẩm nhiệm lương cũng dư ăn dư để)

      - có khá nhiều lời đồn về chuyện trong tù VTA làm ăng ten (tức làm mật báo viên tố cáo bạn tù).
      Có người nhắc đến "bản nhạc" ông làm hồi mới vào trại cải tạo:
      … Nay mới rõ, đế quốc Mỹ là quân xâm lược
      Nay mới rõ, lũ ngụy quyền là lũ tay sai
      Bao nhiêu năm mình cúc cung phục vụ miệt mài …

      Các "chức vụ" ông được phân công trong trại (nhóm trưởng, nhà trưởng gì đấy) cũng góp phần cho những đồn đoán kia.
      Chẳng biết thiệt hư, nhưng khi qua Mỹ ông đã ko sống nổi ở Cali, phải chuyển tới bang khác sống.

      Thật ra, là một nhạc sĩ nổi tiếng, khi vào trại được y/c viết nhạc "cải tạo", liệu ông có dám từ chối? Được/bị làm nhà trưởng, liệu ông có dám ko cúi đầu thưa dạ mấy ông quản giáo?
      Xuân Diệu, Chế Lan Viên, .. bao nhiêu văn nghệ sĩ "tự do" ở ngoài, đấy công trạng với nhà nước, vẫn phải viết những thứ lếu láo (vd tố cáo đồng nghiệp trong vụ NVGP) mà về sau họ xấu hổ đến mức từ chối ko liệt kê vào danh sách các tác phẩm của mình), nói chi đến một anh tù cải tạo?
      Nên những chuyện ko hay về ông rất có thể chỉ là những qui chụp của những cái đầu quá khích.

      Dù sao thì khi trẻ ông cũng đã có đóng góp ko nhỏ cho nền văn học ngê thuật VN; khi già ông cũng bỏ nhiều công sức giúp những người khốn khó ..

      Xóa
    9. Ồ ! Thảo nào trong các lá thư không thấy ổng nhắc mấy về thời gian trong trại, chắc cũng muốn tránh né nhiều điều. :p
      Lúc ổng có danh tiếng và chức vụ là lúc ổng đã yên bề gia thất và có 1 đứa con, chứ trước đó thì ổng vẫn mang nặng tự ti, vì trong một bức thư ổng có nói ý là ở thời của ổng, các cụ phụ huynh thường rất coi trọng "Môn đăng hộ đối", cho nên cô vợ ổng chọn là con nhà nghèo và ổng lấy làm thoải mái vì sự lựa chọn đó, em cho thái độ đó là hợm hĩnh, giả tạo :D
      Còn nữa, trong các lá thư, thấp thoáng kiểu khoe mẽ cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai ! Xì ! Ổng cao thiệt, nhưng đẹp trai á ??? Xin lỗi ! Em mắc cười vì sự tự tin đó !
      Em rất kỳ á anh, ví dụ ở VTA, có thể một vài bài hát của ổng em thích thật nhưng đừng để em nhìn thấy ổng hoặc biết về ổng quá rõ ràng như thế ... hihi ! Kiểu như một áng văn đẹp, một bài thơ hay được viết ra từ một người nói tục, chửi thề ...:p nếu biết rõ tác giả như thế cảm giác giống như mình vừa bị lừa vậy :p :D

      Xóa
    10. - hì chuyện xấu đẹp tùy người đối diện thôi

      https://4.bp.blogspot.com/-TZLdwKmIuAQ/XAnlGiiDnoI/AAAAAAAAUn8/CJOCaRdHCswA7qSe1f_RN4pqZSN-YTZBwCLcBGAs/s320/vo%2B%25282%2529.jpg

      https://1.bp.blogspot.com/-FutXj13ltC8/XAnkkM4ixtI/AAAAAAAAUns/VFFrrv64o7UcoOi1O9pZnQ5F4i8Vn-M6gCLcBGAs/s320/vo.jpg

      Xóa
    11. Còn chuyện tác giả - tác phẩm thì .. kệ thôi em.
      Xưa có câu văn tức là người thật ra sai bét. Cũng như câu nét chữ nết người í.
      Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình, tác giả của nhiều câu thơ bay bỗng trên 10 tầng mây đấy, nghe Trần Đăng Khoa kể chuyện ổng mua thịt chó về bồi dưỡng thấy mà khiếp!
      Mà nhiều người thế.
      Có anh bạn làm thơ, cũng có dăm cuốn xb rồi đấy. Một hôm nó ghé nhà chơi, tối ngủ lại. Sáng dậy, thấy nó mặt mày bơ phờ xê đít ngồi vào bàn định rót trà uống, bx nghĩ nó ko dem theo đồ dùng cá nhân, bèn lấy đưa nó cái bàn chải và khăn mặt mới. Nó vội bảo: anh có rồi.
      Rồi mở cặp lấy ra bàn chải và ống kem mới nguyên. Hóa ra trước khi đi, bx nó sắm đủ cả, nhưng mười ngày qua trên đường đi ghé người này người kia, bận nói chuyện cafe nhậu nhẹt .. quên chưa đánh răng. Ở bẩn, nhưng thơ tình của nó rất trong sáng.
      Lại nhớ chuyện kể về một nhà thơ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng. Một hôm khuya rồi, ổng tới nhà người bạn rủ nhậu. Người bạn ngạc nhiên: Thì mới nhậu xong về nhà chưa tới tiếng đồng hồ, sao trở lại đòi nhậu tiếp vậy? Có chuyện chi à? Ổng gật đầu: uh, nhậu về tắm rửa đánh răng sạch sẽ, định vào với vợ tí, bả kêu hôm nay em tới kì. Chán, mất công tắm.

      Theo lời Phật dạy thôi: y pháp bất y nhân. Đọc thơ nghe nhạc của họ thôi. Còn bản thân họ thì kệ.

      Xóa
  12. - Giai đoạn giao thời, chiến tranh mới kết thúc, tranh tối tranh sáng thì cuộc sống ổn định luôn là mộc giấc mơ mà anh.

    OK. Nhưng bối cảnh nhiều cuộc tình (phụ) của ổng là trước 1975 nha em.
    Dĩ nhiên, mong muốn một cuộc sống ổn định là quyền của bất kì ai ở bất kì thời nào. Ở đây chỉ muốn nói rằng, việc đàn ông san sàng hi sinh t/y cho sự nghiep và đàn bà ngược lại, sự nghiệp của họ chính là tình yêu .. chỉ là một huyền thoại.

    - về bản thân VTA anh nghe khá nhiều điều ko hay về ổng khi ở trại cải tạo, dù ko có đk để check, nhưng cũng khá nghi ngại vì các nguồn tin đều khá đáng tin. Nhưng kệ, nhạc ổng hay thì nghe thôi ..

    Trả lờiXóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)