21/6/24

THUYẾT LUÂN HỒI


Hôm nay tôi sẽ nói về đề tài rất quen thuộc, đó là Thuyết luân hồi của đạo Phật.
Với đề tài này nhiều người còn hoang mang, nhất là giới trí thức trẻ, không biết thuyết luân hồi có đúng không, tại sao đức Phật lại nói thuyết luân hồi.
Vì vậy ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.
Sở dĩ đức Phật nói thuyết luân hồi là có lý do.
Trước hết chúng ta tìm hiểu ngay bản thân đức Phật.
Khi còn là Thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng.
Chính vì thế Thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng mình ít quan tâm tìm cách giải quyết.
🙏 Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây?
🙏 Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu?
🙏 Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao?
Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người.
Bởi thắc mắc như vậy nên Ngài không yên tâm sống trong cảnh nhung lụa, vui theo thế gian nên mới quyết tâm đi tu.
Khi đã đi tu, ban đầu Ngài tìm đến những vị nổi tiếng thời đó để học đạo.
Các vị thầy ấy dạy cho Ngài tu chứng từ Sơ thiền tới Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
Ngài thấy cũng chưa giải quyết được vấn đề mình thắc mắc.
Thế là tìm thầy khác cao hơn, Ngài tiếp tục đạt các quả vị từ Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cho đến Phi phi tưởng xứ. Được bốn tầng định cao tột ấy rồi Ngài thấy cũng chưa giải quyết được ba vấn đề mình hằng ôm ấp trong lòng.
Lúc này không còn vị Thầy nào đủ sức chỉ giáo cho Ngài nổi nữa.
Ngài từ giã các vị Thầy đó, tìm cách tu khác.
Hồi xưa ở Ấn Độ nhiều người cho rằng tu khổ hạnh đến chỗ tột cùng sẽ ngộ đạo, nên Ngài cũng tu khổ hạnh hết sáu năm, rốt cuộc không giải quyết được ba vấn đề trên.
Cuối cùng Ngài tới cội Bồ-đề trải cỏ ngồi kiết già.
Khi ngồi xuống đây, Ngài thệ nguyện rằng:
“Ta ngồi dưới cội cây này nếu không thành đạo, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi cội cây này”.
Với ý chí quyết liệt như thế, suốt bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, tới đêm thứ bốn mươi chín Ngài giác ngộ thành Phật, giải quyết triệt để ba vấn đề trọng đại đã thắc mắc lâu nay.
🌺 Ngộ đạo là ngộ cái gì?
💐 Trước tiên Ngài chứng được Túc mạng minh.
Chữ “túc” là đời trước, “mạng” là sinh mạng, “minh” là sáng suốt. Túc mạng minh là sáng suốt, thấu rõ tột cùng đời trước của mình, giải đáp được câu hỏi thứ nhất “Ta từ đâu đến đây?”
Trong kinh diễn tả Ngài thấy rõ, nhớ rõ từ vô số kiếp về trước của mình, như việc mới xảy ra hôm qua.
Đời trước Ngài đã từng sanh ở đâu, làm gì… tất cả những chuyện quá khứ của Phật sau này được các thầy Tỳ-kheo kết tập lại thành kinh Bổn Sanh.
Ngài cũng thấy biết đời trước của các đệ tử sanh ở đâu, làm gì… được kết tập thành kinh Bổn Sự.
Như vậy cái nhớ của Ngài là trực tiếp nhớ chớ không qua ai kể lại, cũng không phải do suy luận mà ra.
Đó là giải quyết được nghi vấn thứ nhất.
🍁 Kế tiếp, Ngài chứng được Thiên nhãn minh.
Thiên nhãn minh là con mắt sáng suốt thấy tột cùng những gì rất xa, rất nhỏ, Ngài thấy tường tận hết.
Ngài thấy chúng sanh chết đây sanh kia, do nghiệp dẫn đi trong sáu đường, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua, người lại một cách rõ ràng.
🙏Phật biết rõ con người chết rồi không phải là hết mà theo nghiệp thọ sanh trong Lục đạo luân hồi.
Đó là giải quyết được nghi vấn thứ hai. Thấy tường tận như vậy nên Ngài mới nói thuyết luân hồi.
🌼 Đến canh năm, khi sao Mai vừa mọc Ngài chứng được Lậu tận minh.
“Lậu” là rơi rớt, “tận” là hết.
Tức biết tường tận lý do gì khiến chúng sanh có mặt ở đây, muốn không còn tiếp tục thọ sanh ở những đời sau nữa thì phải tu cách nào?
Nói rõ hơn, Phật thấy rõ nguyên nhân từ đâu chúng sanh có sanh tử và nguyên nhân để chấm dứt sanh tử, không còn rơi rớt, trầm luân trong tam giới nữa.
Thấy tường tận như vậy gọi là chứng Lậu tận minh.
Thế là Ngài tuyên bố giác ngộ viên mãn, thành Phật.
Vì thế chúng ta biết đức Phật nói thuyết luân hồi không phải do suy luận, do tưởng tượng.
Khi tâm Ngài an định trí tuệ sáng ra nên nhớ được tất cả mọi việc trong vô số kiếp về trước.
Kế đến khi chứng được Thiên nhãn minh, Ngài thấy chúng sanh luân hồi trong lục đạo là do nghiệp dẫn, điều này hơi khó hiểu.
Nghiệp làm sao thấy?
Mắt phàm chúng ta không thấy nhưng với mắt Thánh thì thấy.
Bởi vậy hồi xưa đọc truyện ta thấy các ông tiên khi nhìn ai trên đầu có vầng đen thì biết người đó sắp có tai họa.
Còn ai trên đầu có vầng sáng thì biết người đó là bậc Thánh hiền. Hiện nay các tượng Phật, Bồ-tát người ta hay vẽ hào quang sáng.
🙏 Phật thấy rõ ràng chúng sanh do nghiệp lành, nghiệp dữ dẫn đi thọ sanh chớ không phải ngẫu nhiên.
Nghiệp dẫn mình đi trong sáu đường sanh tử luân hồi.
Sáu đường đó là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là ba đường ác; người, a tu la và trời là ba đường lành.
Trong sáu đường ấy, loài súc sanh và ngạ quỷ ở lẫn với mình, nhưng ta chỉ thấy được súc sanh, chớ không thấy ngạ quỷ.
🍁 Còn địa ngục, có người nói đào sâu dưới đất là địa ngục, không phải vậy.
Địa là chỗ, ngục là hình phạt đau khổ.
Những chúng sanh nào có nghiệp ác sau khi chết cùng sanh vào chỗ chịu những hình phạt đau khổ, đó gọi là địa ngục.
Chớ không có chuyện như người ta tưởng tượng quỷ sứ tới dắt đi, mà là nghiệp dẫn.
🌷 Nghiệp từ tâm tưởng hiện ra.
Ví dụ hồi xưa ta hành hạ ai khổ sở, bây giờ sắp chết sực nhớ lại người đó, thấy họ đánh đập mình, rượt đuổi mình nên ta chạy.
Thế là chạy thẳng vào chỗ khổ. Đó là trường hợp đi trong các đường dữ.
🙏Trở lại đường lành, cõi người là đường lành thấp nhất.
Như vậy chúng ta hãnh diện mình đang ở trong đường lành, nhưng nếu không khéo tu thì sẽ tuột xuống đường dữ. Được ở trong đường lành mình phải cố gắng tu tập để vươn lên, chớ không nên tự mãn.
Vì khi hưởng hết phước lành ta sẽ đọa vào các đường dữ.
Do trí tuệ đức Phật thấy tường tận các điều như đã nói.
Chẳng những thế Ngài còn thấy cả vi trùng nên Phật nói ta xem thấy trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn vi trùng.
Đó là thấy chớ không phải suy luận.
Cho tới Ngài nhìn trên không gian bao la, thấy hằng hà sa số thế giới không thể kể hết. Dùng từ hằng hà sa số để nói nhiều như cát sông Hằng.
Như vậy cái thấy biết của Phật không thể nghĩ lường.
🌹 Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi.
Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ.
Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu?
Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
🌺 Luân hồi là gì?
Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn.
Luân hồi đi đâu?
🙏Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là luân hồi.
Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên.
Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên.
🙏Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi.
Đó là nói luân hồi trong các đường.
Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi lại: “Hiện tại trong thân mình có luân hồi không?”
Tim đập tống máu đi nuôi khắp cơ thể, máu chạy vòng vòng rồi cũng trở về tim.
Cứ thế lẩn quẩn vòng quanh hoài, không đi đâu khác.
Y học dùng từ tuần hoàn máu, nghĩa là máu đi rồi trở về, đi rồi trở về.
Đó là nói luân hồi trong con người.
Còn quả đất có luân hồi không?
Nó quay hoài hết ngày tới đêm, đó cũng là luân hồi.
Thành ra con người ở trong vòng luân hồi mà không biết. Đó là một lẽ thực chớ không phải suy lý gì hết.
🙏 Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi, bây giờ phải làm sao?
🙏 Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người.
Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời.
🙏 Muốn trở lại cõi người Phật dạy phải thọ Tam qui, giữ năm giới.
🙏 Năm điều kiện đó là Nhân thừa Phật giáo, tức tu để được làm người.
Đó là điều căn bản mà chúng ta phải nhớ.
————
Hòa Thượng , Thiền Sư Thích Thanh Từ ( Trích trong : THUYẾT LUÂN HỒI)
copy lại từ fb Nguyen Thanh Huy https://www.facebook.com/nguyenthanhhuy.gv/posts/pfbid0F9YeVKkageuJLRcDWjh9zHE1hQmBmdJUMf6ubVqZM2iMpgA1b9CUwEwyXaCvmReCl?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)