19/9/24

Tổng tập văn học link

- Tập 1 (gần 500 trang) dành 200 trang đầu cho bài giới thiệu của Nguyễn Duy Quý, bài tựa của Nguyễn Khánh Toàn, bài bạt của Đặng Thái Mai và đáng chú ý nhất là bài tổng luận về bộ Tổng tập văn hoá Việt Nam của Đinh Gia Khánh. Tiếp đến là phần dành cho văn học đời Lý với 50 tác gia, phần lớn là nhà thơ.
- Tập 2 (hơn 1000 trang) dành cho 22 tác gia thời Trần và 2 tác phẩm Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục.
- Tập 3 (hơn 1000 trang) dành cho 33 tác gia thời cuối Trần, 7 tác gia thời Hồ và 5 tác phẩm: Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục và Nam dược thần hiệu.
- Tập 4 (hơn 1000 trang) dành cho văn học thời Lê sơ gắn với tên tuổi Nguyễn Trãi và văn học thời thịnh Lê gắn với Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông.
- Tập 5 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia cuối triều Lê sơ, triều Mạc và đầu triều Lê Trung Hưng, nổi bật là tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Tập 6 (hơn 800 trang) dành cho các tác gia thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
- Hai tập 7 và 8 (hơn 1400 trang) dành cho các tác gia thời Tây Sơn (Ngô thì Nhậm, Phan Huy Ích, Lê Ngọc Hân...)
- Tập 9 (hơn 1100 trang) dành cho những tác phẩm văn học mang tính sử học và địa chí (Hoan châu Ký, Nam triều công nghiệp diễn chí... )
- Tập 10 (gần 1000 trang) dành cho 24 truyện nôm ở các thế kỷ XVII - XVIII, từ Lâm tuyền kỳ ngộ đến Hồng Hoan lương sử.
- Tập 11 và 12 (hơn 1600 trang) dành cho 17 vở hát bội cổ điển từ Sơn hậu đến Phong ba đình, 13 vở tuồng của Đào Tấn, Nguyễn Hiển Đĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu và 4 vở tuồng đồ khuyết danh mà nổi tiếng là Nghêu, sò, ốc, hến.
- Tập 13 (1400 trang) dành cho các khúc ngâm Chinh phụ, Cung oán, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký... tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam.
- Tập 14, 15 và 16 (hơn 3000 trang) dành cho 75 tác gia từ cuối Lê đến cuối Nguyễn: từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Đình chiểu.
- Tập 17 (hơn 600 trang) dành cho các tác gia thời Cần Vương từ Tôn Thất Thuyết đến Nguyễn Quang Bính.
- Hai tập 18 và 19 (hơn 1800 trang) dành cho các tác gia dùng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...
-Tập 20 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia văn học và các nhà nghiên cứu văn hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của.
- Tập 21 (hơn 1000 trang) dành cho văn học báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: từ Nông cổ mín đàm, Nam Phong đến Tri Tân, Thanh Nghị...
- Hai tập 22 và 23 (hơn 2500 trang) dành cho các nhà nghiên cứu văn học và văn hoá nửa đầu thế kỷ XX : từ Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan đến Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi...
- Tập 24 (hơn 1100 trang) dành cho 16 kịch tác gia nửa đầu thế kỷ XX từ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc đến Đoàn Phú Tứ, Huy Thông...
- Tập 25 (gần 700 trang) dành cho 50 nhà "thơ mới" từ Thế Lữ đến T.T.Kh
- Tám tập từ 26 đến 33 (gần 8000 trang) dành cho 48 nhà văn trong và ngoài Tự lực Văn đoàn từ Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng đến Nam Cao, Nguyên Hồng...
- Năm tập từ 34 đến 38(gần 4000 trang) dành cho các tác gia văn học cách mạng từ Tố Hữu đến Hồ Chí Minh.
- Ba tập từ 39 đế 41 (gần 2700 trang) dành cho các truyền thuyết, luật tục, truyện thơ, tình ca, trường ca của các dân tộc thiểu số : Tày, Nùng, Thái, Mường, E đê đến Khơ me...
- Cuối cùng, tập 42 là tập sách dẫn cho 41 tập của Bộ sách, gồm tổng mục lục, sách dẫn tên tác giả, sách dẫn tên tác phẩm.

link

https://drive.google.com/drive/folders/1eaxWVDemcDv_AwXSyvjbbqgoY2IJluze

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)