31/7/15

Bạn ở vị trí nào trong kì thi THPT 2015?


Bài lấy từ blog của GS Nguyễn Văn Tuấn,
giúp thí sinh dễ chọn trường chọn ngành phù hợp với điểm thi

Kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa kết thúc. Thí sinh có lẽ muốn biết mình ở vị trí nào trong thang điểm quốc gia. Bộ GDĐT đã công bố "phổ điểm" của khối A, B, A1, C, và D (1). Nhưng cách trình bày của Bộ rất khó đọc, và tôi nghĩ thí sinh sẽ khó tra điểm để biết họ ở vị trí nào trong thang điểm quốc gia. Do đó, tôi phân tích lại từ các dữ liệu này và thể hiện bằng biểu đồ phân bố để giúp cho thí sinh tự xác định điểm thi của mình nằm ở vị trí nào trong phân bố điểm toàn quốc.

 Hình 1 (Biểu đồ hộp): Mô tả điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2015 cho các khối A, B, A1, C và D. Ở mỗi khối, biểu đồ cung cấp số trung vị (chính giữa hộp), bách phân vị 25% (phần dưới của hộp), và bách phân vị 75% (phần trên của hộp), điểm tối thiểu, và điểm tối đa. Ví dụ: Đối với khối A, điểm trung vị là 18.5, bách phân vị 25 là 15.5, và bách phân vị 75 là 21.0. Ý nghĩa là 25% thí sinh có điểm khối A bằng hoặc thấp hơn 15.5 , 50% thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn 18.5, và 75% thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn 21.
Hình 1: Biểu đồ hộp thể hiện phân bố điểm thi của khối A, B, A1, C, và D

Bảng bách phân vị: Bảng này trình bày điểm tương ứng của mỗi khối với bách phân vị 5%, 10%, ..., 100%. Chẳng hạn như khối B (toán, hoá, sinh), có 5% thí sinh có điểm thấp hơn hoặc bằng 9.5; 1/4 thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn 13.5. Chúng ta cũng có thể nói có 20% thí sinh có điểm từ 9.5 đến 13.5.


Bảng bách phân vị 


Các biểu đồ phân bố và tích luỹ. Có 5 biểu đồ dạng này cho 5 khối thi (A, B, A1, C, và D). Mỗi biểu đồ có hai phân bố: phân bố mật độ cho từng điểm, thể hiện bằng các thanh màu xanh; phân bố tích luỹ, thể hiện bằng đường biểu diễn màu đỏ như bậc thang. Trục hoành là điểm thi đạt được. Trục tung là xác suất (từ 0 đến 1), hoặc nếu cần thì nhân cho 100 để có phần trăm.

Cách tra điểm qua ví dụ cụ thể: Một thí sinh có điểm thi khối A là 25, và muốn biết mình thuộc vào hạng mấy trong thang điểm từ 0 đến 100. Dùng biểu đồ khối toán - lí - hoá, dò trục hoành ở điểm 25; dò thẳng theo đường thẳng màu trắng trên trục tung, và tìm điểm giao chéo với đường màu đỏ, chúng ta sẽ thấy tương ứng với khoảng 0.96. Nói cách khác, điểm của thí sinh (25) nằm trong nhóm "top 5%" toàn quốc. Tương tự, nếu thí sinh có điểm 20, thì biểu đồ cho thấy thí sinh đó nằm trong bách phân vị giữa 65%.





Sẵn dịp, tôi tính luôn số trung bình và độ lệch chuẩn (trong ngoặc kép) của từng khối như sau:

Khối A (toán, lí, hoá): 18.1 (4.06)
Khối B (toán, hoá, sinh): 16.7 (4.33)
Khối A1 (toán, lí, ngoại ngữ): 15.9 (3.71)
Khối C (ngữ văn, sử, địa lí): 17.2 (4.18)
Khối D (toán, ngữ văn, ngoại ngữ): 14.9 (3.67)

Bảng trên đây cho thấy khối A có điểm cao nhất, chủ yếu là do điểm trung bình của môn lí (5.94) và hoá (6.02) tương đối cao hơn môn toán (trung bình 5.16). Khối D có điểm trung bình thấp nhất, chủ yếu là do điểm trung bình môn tiếng Anh quá thấp (chỉ 3.84).

Mỗi khối có 3 môn, mỗi môn có điểm dao động từ 0 đến 10. Do đó, điểm trung bình kì vọng cho mỗi khối là 15. Câu hỏi là bao nhiêu thí sinh có điểm trên 15? Biểu đồ đa màu (hay màu mè) trả lời câu hỏi đó. Khối A (toán, lí, hoá) có tỉ lệ thí sinh có điểm trên 15 cao nhất (77%). Chỉ có khối D (ngữ văn, ngoại ngữ, và văn hoá) là có tỉ lệ điểm>15 thấp hơn 50%.


===

(1) http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150729/cong-bo-so-thi-sinh-o-tung-muc-diem-thi/784866.html

Nguồn: tuan's blog

*
Bổ sung thêm bảng điểm của moet



30/7/15

Vài nét về nhạc jazz


Tìm hiểu đôi nét về nhạc jazz qua trao đổi với nhạc sĩ Đăng Khánh
trong chương trình Âm nhạc cuối tuần của RFA (16/12/2011),
 Vũ Hoàng thực hiện 



28/7/15

Dỗ Buồn Đi Chơi


 Nghe tiếp nhạc Trần Quang Lộc

Chiều lại chiều, dỗ buồn đi chơi
Ngoài kia nhân gian đang rối bời
Lòng ta lao xao với cõi đời
Buồn ơi hãy cùng ta dạo bước chơi
...



Tĩnh mịch . tranh Volegov


26/7/15

If I could be where you are ...


Where are you this moment -
only in my dreams.
You're missing, but you're always
a heartbeat from me.
..

Is there a way I can find you,
is there a sign I should know,
is there a road I could follow
to bring you back home?




If I could be where you are ... nằm trong album Amarantine của Enya phát hành tháng 11/2005. Amarantine - tiếng Hi lạp cổ, có nghĩa là vĩnh cửu hay bất tử.



Album đã rất thành công, bản ra được hơn 6.5 triệu bản, đứng đầu bảng xếp hạng Billboard dành cho album nhạc New Age trong 9 tháng liền và lần thứ 4 mang về cho Enya một Grammy Album nhạc New Age hay nhất năm 2007.

Everytime the rain comes down 
I close my eyes and listen 
I can hear the lonesome sound 
Of the sky as it cries

Listen to the rain
Here it comes again
Hear it in the rain ...



Nghe album



ref: Enya en.wiki vi.wiki


23/7/15

Đôi nét về dòng nhạc Đồng quê Hoa Kỳ


Vũ Hoàng giới thiệu dòng nhạc đồng quê Hoa Kỳ
trong Chương trình âm nhạc cuối tuần RFA 2011-10-11



Mộc mạc nhưng ...

Không giống những bản rock bốc lửa, những giai điệu jazz bay bổng, mặc cho những biến đổi thăng trầm của dòng nhạc hiện đại hip hop hay rap, nhạc đồng quê tại Mỹ vẫn giữ được sự mộc mạc, chân thật như những người nông dân trên đồng lúa vàng rợp hay những chàng cao bồi bụi bặm trên lưng ngựa.

Xuất hiện từ những năm 1920 ở miền Bắc Hoa Kỳ, nhạc đồng quê có nguồn gốc từ nhạc dân gian (folk), nhạc blues, nhạc phúc âm (gospel), nhạc celtic. Nhạc cụ chủ đạo trong dòng nhạc này thường là guitar, harmonica, mandolin, banjo và trống…

Ba nghệ sĩ chính được coi là khai sinh ra dòng nhạc đồng quê là Veron Dalhart, Jimmy Rodgers và The Carters. Với những nghệ sĩ nhạc đồng quê, họ thường hát về những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống cơm áo gạo tiền như những người công nhân làm việc khốn khổ, những kẻ nghiện rượu hay những kẻ rong chơi phiêu lãng. Họ kể về cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn mà nhiều dòng nhạc khác né tránh.

Những năm 1940, 1950 là giai đoạn chứng kiến sự phát triển của dòng nhạc đồng quê. Trước hết là sự xuất hiện của dòng bluegrass với sự kết hợp của tiếng đàn violon và mandolin và sau này là đàn banjo. Những tiếng đàn này luôn mang lại sự nhộn nhịp, hối hả.

Cùng trong giai đoạn này là sự xuất hiện của Elvis Presley, người ta cho rằng phong cách của Elvis cũng có nguồn gốc từ nhạc đồng quê. Cụ thể là nhạc rock và ballad của người Mỹ đen và nhạc đồng quê của người Mỹ trắng đã được kết hợp để tạo thành loại nhạc tiền thân cho rock and roll sau này.

Đến những năm 60, nhạc đồng quê trở thành một nền công nghiệp rất phát triển, trong đó nhạc kiểu rock and roll trở thành trào lưu thống trị. Lúc này, phải kể đến nhạc sĩ lừng danh Johnny Cash, mặc dù nghiện rượu và ma túy, nhưng hình ảnh chàng ca sĩ tay ôm đàn guitar hát trong những trại tù đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc của dòng nhạc đồng quê. Để mở đầu chương trình, mời quí vị nghe lại ca khúc Walk the line của Johnny Cash, đã có bộ phim về cuộc đời thật của ông tên tiếng Việt “Con đường gió bụi” được trình chiếu tại Việt Nam, và diễn viên nữ trong bộ phim này dành giải Oscar cho vai nữ xuất sắc nhất năm 2006.



... hiện đại

Nhạc đồng quê Hoa Kỳ cũng chia thành nhiều nhánh nhỏ, thời gian đầu chỉ là nhạc đồng quê đơn thuần, về sau, do sự phát triển và hòa trộn với những dòng nhạc khác mà có thêm nhạc đồng quê hơi hướng rock, nhạc đồng quê hơi hướng rap và pop. Ngay cả những bản nhạc ban đầu viết dưới dạng khác nhưng cũng được chuyển thể về nhạc đồng quê hoặc ngược lại, chính sự hòa trộn và đan xen giữa các dòng nhạc khiến nhạc đồng quê không bao giờ trở nên lạc hậu mà luôn có sự tươi mới và hiện đại.

Để tiếp nối, mời quí vị nghe lại ca khúc Need You Now của nhóm Lady Antebellum, một ban nhạc đồng quê xuất thân từ thành phố Nashville, tiểu bang Tenneessee, miền Nam Hoa Kỳ.

Bài hát đã giành được chứng nhận Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ và giải Grammy bài hát của năm, ghi âm của năm và bài hát nhạc đồng quê xuất sắc nhất năm 2011.



Nhắc đến nhạc đồng quê, người dân Mỹ không thể không nhắc đến thành phố Nashville này, nơi được mệnh danh là “thành phố quê hương của nhạc đồng quê.” Từ những thập niên 40, 50 của thế kỷ trước cho đến bây giờ, vùng đất này vẫn là nơi ươm mầm và phát triển cho rất nhiều nghệ sĩ nhạc đồng quê.

Vũ Hoàng cũng là người may mắn đã từng sống tại thành phố Nashville một thời gian tương đối dài. Cái nôi của dòng nhạc đồng quê này luôn bận rộn với du khách từ khắp mọi miền Hoa Kỳ và thế giới về để được cận cảnh gặp gỡ các ca sĩ và ban nhạc.

Nếu có dịp ghé thăm con đường Music Row mới thấy được sự đa dang của hàng trăm phòng thu âm lớn nhỏ chạy dọc con phố cổ kính. Sức sống của nhạc đồng quê không chỉ xuất hiện ở các khu trung tâm băng đĩa, mà ở bất kỳ nơi đâu người ta cũng dễ nhận thấy dấu ấn của nhạc đồng quê, từ những nhà hàng, quán ăn, khu trung tâm thương mại, giải trí.

Tại Hoa Kỳ, có khoảng 3-4 kênh truyền hình chỉ chuyên phát nhạc đồng quê và riêng tại thành phố Nashville thì có gần chục làn sóng chỉ chuyên nhạc đồng quê. Bạn bè cũng nhiều lần hỏi Vũ Hoàng, liệu đến Nashville, cậu chiêu đãi bọn tớ cái gì, Vũ Hoàng nói đùa, chắc chắn là nhạc đồng quê rồi. Và hôm nay, mời quí vị nghe lại một trong những bản nhạc đồng quê mà Vũ Hoàng cũng như người dân Nashville rất yêu thích Remember When của Alan Jackson. Bài hát kể về chính cuộc đời của tác giả và người vợ và các con. Tình yêu đến với họ thế nào, họ nuôi dậy con cái ra sao và giờ đây thì họ nhớ lại quá khứ khi lũ trẻ đã khôn lớn.



Có thể mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng dường như trong âm nhạc người ta cũng thấy phảng phất sự giống nhau giữa những bản nhạc đồng quê của Hoa Kỳ với những bài hát quê hương của Việt Nam. Nếu trong những bài hát về quê hương của Việt Nam, người ta nhận thấy tác giả thường ca ngợi vẻ đẹp chân chất, thôn dã của người nông dân một nắng hai sương, những câu chuyện rất đỗi bình thường từ con tôm, con tép, đến chuyện giăng câu, cày ruộng và đâu đó là hình ảnh của những đôi trai gái yêu nhau.

Thì trong nhạc đồng quê của Hoa Kỳ cũng vậy, nội dung trong những bản nhạc đồng quê này cũng hết sức giản dị, họ ca ngợi vẻ đẹp thuần chất của người nông dân Mỹ hiền lành bên những cánh đồng lúa mỳ mùa thu hoạch, hay những chàng cao bồi mũ rộng vành nghêu ngao hát trên lưng ngựa.

Có lẽ cả nhạc đồng quê Hoa Kỳ và nhạc quê hương Việt Nam đều có một điểm chung là những giai điệu dễ nghe, dễ thuộc, nhẹ nhàng, nó bắt nguồn từ hơi thở của những cuộc sống giản dị, của những người nông dân làm ăn chân chất và ẩn chứa đằng sau vẫn là những lời ngợi ca tình yêu đôi lứa, quê hương.

Để tiếp nối, mời quí vị cùng nghe lại ca khúc You Think Of Me, của Keith Urban, chồng của minh tinh màn bạc Nicole Kidman.



Trong số những ca nhạc sĩ đồng quê quen thuộc với người Việt Nam ngoài những ngôi sao kỳ cựu như Johnny Cash, Patsy Montana - nữ nhạc sĩ đồng quê đầu tiên, hay Bill Monroe, Dolly Parton, thì về sau có Alan Jackson, Kenny Chesney, Brad Paisley, Tim McGraw, Faith Hill, Shania Twain gần đây là Carrie Underwood, Taylor Swift, nhóm Rascal Flatts, nhóm Lady Antebellum…

Trong giới trẻ, Taylor Swift, được mệnh danh là công chúa của dòng nhạc đồng quê, mặc dù mới chỉ ngoài đôi mươi, nhưng cô đã trở thành một hiện tượng âm nhạc Hoa Kỳ và giành hầu hết mọi giải thưởng cao quí. Những album nhạc của cô đã bán được hơn 20 triệu bản trên khắp thế giới. Hôm nay, mời quí vị nghe lại một trong những bản nhạc đầu tiên đưa cô đến với thành công ngày hôm nay: Teardrops on my guitar (tạm dịch giọt lệ trên cây guitar của tôi)



Trước khi chia tay, mời quí vị nghe lại bản Bless the Broken Road do ban nhạc Flatts Rascal trình bày, bài hát kể về một chàng thanh niên kiếm tìm một tình yêu, nhưng thường gặp phải thất bại, nhưng chàng vẫn hi vọng được ban phước để sẽ có được một tình yêu thực thụ trong mơ.



Nguồn RFA


The Old Guitarist - tranh Picasso


20/7/15

Những ông thần Blues


Bài cuối trong loạt 3 bài Trầm Blues
1. Blues Việt: Đi tìm bản ngã
2. Duyên nợ blues

(TT&VH Cuối tuần) - Họ được phong thánh trong ngôi đền Blues, họ được các thế hệ tôn sùng như thủy tổ Blues, họ đặt những viên gạch xây nên ngôi đền của những vị thánh và đến giờ ánh sáng của ngôi đền đã tỏa đi khắp nơi.

17/7/15

Duyên nợ Blues


Bài 2 trong loạt 3 bài Trầm Blues

(TT&VH Cuối tuần) - Theo thời gian, nhạc Blues không phải là thứ âm nhạc của màu da mà là thứ âm nhạc của tâm hồn, những tâm hồn đa cảm. Blues đẹp như nỗi buồn và trong nỗi buồn ấy, ai cũng bắt gặp mình trong ấy.

15/7/15

Blues Việt - Đi tìm bản ngã

Blue tiếng Anh là màu xanh. Blue còn có nghĩa là buồn.
 Blues cũng là tên một dòng nhạc buồn xuất phát từ những người nô lệ da đen ở miền nam nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, rồi lan ra khắp nước, lan đến cả người da trắng, phát triển mạnh mẽ vào những năm 195x, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các dòng nhạc khác, từ country, R&B, jazz, soul đến rock, pop ..
 Đây là bài đầu trong loạt 3 bài trên trang Thể Thao & Văn hóa viết về dòng nhạc Blues, cop về mọi người đọc cho vui

Trầm Blues

Thỉnh thoảng như vẫn luôn luôn/đau như nhát nhạc Blues buồn cắm sâu” (miên di). Bản chất của Blues là chuyển tải nỗi buồn và nhiều khi tạo nên nỗi buồn. Blues, từ khởi thủy đến tương lai luôn là một dòng nhạc được kính trọng cho dù những người khai sinh ra nó lại không được kính trọng. Blues, một không gian buồn nơi có những người ra đi sau khi đã đong đầy nỗi buồn và có những kẻ trở về khi nhận thêm những nỗi buồn mới. Một dòng nhạc mà mỗi năm đều có những kẻ hành hương về đất Tổ như thể lột xác để gặp lại mình, dòng nhạc mà mỗi năm lại lấp lánh thêm nhiều tài năng được ngả mũ kính trọng thì dòng nhạc ấy không bao giờ bị khai tử.

Chuyên đề Trầm Blues số này TT&VH Cuối tuần gửi đến bạn đọc một cái nhìn từ Blues Việt và qua đó phóng chiếu ở tầm mức cao hơn, thế giới. Từ lịch sử hình thành đến những ông thần trong ngôi đền Blues mà đến giờ vẫn gây ảnh hưởng khắp nơi.

Tổ chức chuyên đề: NGUYỄN VIỆT CƯỜNG




14/7/15

Đàn ông vs đàn bà (2)

Đọc được trên mạng. Lấy về để nghiên cứu.

CÁCH LÀM ĐÀN ÔNG VUI:

1. Cho ngủ cùng.
2. Cho ăn no.
3. Cho một chút không gian riêng.
4. Đừng kiểm tra điện thoại .
5. Đừng kiểm soát thời gian với bạn bè.

CÁCH LÀM ĐÀN BÀ VUI:

13/7/15

Ngủ ngoan nhé ngày xưa

Tiếp tục nghe nhạc Trần Quang Lộc

Có những khi nghe đời muộn phiền
Ta thèm được nghe câu hát xưa
Lang thang con phố dưới trời mưa
Đếm từng lá rơi, rồi ngẩn ngơ ..

Ô ngày xưa
Ngày xưa ơi ngủ cho ngoan
Ngủ cho ngoan nhé
...




tranh Paul Cézanne (1839 - 1906)

11/7/15

Trần Văn Khê: Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong âm nhạc


Tiếp tục nghe GS. Trần Văn Khê nói chuyện. Trong clip này sau khi giới thiệu một số điệu múa dân tộc độc đáo, GS nói về các biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong âm nhạc

10/7/15

Chỉ vì anh yêu em


Chỉ vì anh yêu em, một tình yêu rất thật
Nên có thể đôi ta, chẳng gần nhau được nữa ..

Nghe như ngược đời, nhưng trong nhiều trường hợp, đấy dường như là chọn lựa tốt nhất cho hai người. Rất xưa, thời 193x Phan Khôi cũng đã viết

Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng.
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau ...

Chỉ vì Anh yêu Em, sáng tác của Trần Quang Lộc, Ý Lan trình bày

9/7/15

Mùa hoa cải

tiếp tục nghe nhạc Trần Quang Lộc



Bản nhạc Trần Quang Lộc phổ thơ của Nghiêm Thị Hằng. Nghe Thanh Loan ngâm bài thơ và sau đó Mai Lê trình bày bài hát với bản phổ khác của Lê Vinh trong một chương trình Đến với bài thơ hay của VTV Huế.

8/7/15

Five hundred miles




The Journeymen hoặc được biết nhiều hơn dưới tên Five Hundred Miles [Away from Home] hoặc Railroaders' Lament được cho là do Hedy West sáng tác, gợi ý từ một bài dân ca cũ của miền nam nước Mỹ, được trình diễn lần đầu vào năm 1961.

6/7/15

Trần Văn Khê: Bản sắc dân tộc trong âm nhạc


Cụm từ "bản sắc dân tộc" được nhắc đến rất nhiều, nhưng thế nào là bản sắc dân tộc không phải là điều ai cũng co thể giải thích được rõ ràng. Là cần cù thông minh, là anh hùng bất khuất như bao lâu nay được nghe được dạy ư ? Chưa xét sự đúng sai của huyền thoại mang nhiều chất tự sướng này, giả như nó đúng thì rõ ràng những phẩm chất ấy không phải chỉ duy nhất người Việt có, và vì thể không phải là nét khu biệt để chứng tỏ đấy là bản sắc dân tộc ta. Vậy thì thật ra bản sắc dân tộc ta là gì ? Hãy nghe GS Trần Văn Khê trả lời một phần câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn do TS Nguyễn Nhã thực hiện năm 1993.




5/7/15

Tôi viết cho em


Tối chủ nhật nghe ngâm thơ cho vui.

Chương trình thơ có tên rất hấp dẫn: Và tôi cũng yêu em, cùng tên một bài hát của Đức Huy


Trần Văn Khê


Trần Văn Khê (24 tháng 7, 1921 – 24 tháng 6, năm 2015) là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới (wiki)

Nghe một phim tài liệu về cuộc đời ông, do TFS sản xuất năm 1999





4/7/15

Nhịp võng đưa tình


Đong đưa giấc ngủ trong nôi
ngày xưa mẹ hát à ơi ví dầu,
Bây giờ chim lạnh vườn ngâu
nằm nghe chim hót bên cầu nỉ non ..




Bài hát Võng Đưa Tình Cũ Trần Quang Lộc phổ nhạc bài thơ của Huỳnh Hữu Võ.

3/7/15

Chờ Nhau


Sông sâu cá lội biệt tăm
Ba năm anh cũng đợi, mười năm anh cũng chờ
Chờ em chờ ngẩn chờ ngơ
Chờ qua mùa mận mùa mơ mùa đào
..




    photo Pham Duc

chờ em chờ ngẩn chờ ngơ
chờ qua mùa mận mùa mơ mùa đào .. 
chờ riết, đến khi gặp thì thấy em đang cho con bú 

1/7/15

Có những chiều nghe rất lạ . Trần Quang Lộc


Có những chiều nghe rất lạ
Một mùi hương xa vắng ngày xưa
Quyện vào hồn thơm những đêm mưa
Nghe từ nỗi buồn thành sợi khói loãng vào bơ vơ
..



Thanh Lam trình bày Có Những Chiều Nghe Rất Lạ của Trần Quang Lộc.

Ra Ngõ Mà Trông


Nghe độc tấu đàn bầu

1. Ra Ngõ Mà Trông
2. Buổi Sáng Sông Hương
3. Vì Miền Nam



Em Nụ . Photo by Catiner