30/10/17

And the waltz goes on


Ai đã xem The Silence of the Lambs (Sự im lặng của bầy cừu) hẳn nhớ Anthony Hopkins trong vai bác sĩ Hannibal Lecter quái đản.

Hopkins sinh vào giao thừa năm 1937  tại Welsh, UK; con một người thợ làm bánh. Thời thiếu niên Hopkins rất thích nhạc, và như ông tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn, nếu thủa bé ông học khá tí, ông đã thi vào một trường nhạc. Học tệ quá, chỉ ham vẽ vời nhạc nhẽo, đến mức một vị hiệu trưởng phải nhìn ông lắc đầu "vô vọng", nên đến tuổi 17 rời trường phổ thông với tấm lòng đầy mặc cảm tự ti, bước vào con đường đóng phim. Hóa ra ông lại rất có duyên với nghề này. Cậu bé "không chút hi vọng" ngày nào nay đã là một nghệ sĩ nổi tiếng thế giới được phong tước Hiệp sĩ của Vương quốc Anh

27/10/17

Chiều tối vội vàng . Đức Huy

có những đêm xa thật dài ..




Dầu em là sương khói, thoáng hiện rồi tan mau.
photo Hạo Nhiên (net)

23/10/17

Hãy để mùa hè yên nghỉ.




Thanh Log Bass trình bày bài hát Mùa Hạ Còn Đâu, Phú Quang phổ nhạc bài thơ của Hoàng Hưng

Hãy để mùa hè yên nghỉ

Đường phố hôm nay mùa đông
Sao áo em mùa hạ?

Những sọc áo xanh cuộn sóng
Em mang trên ngực biển đầy

Biển những ngày hè đẹp lắm
Ngày nào tìm biển ta say

Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng

Sao em còn mang áo mỏng
Có còn mùa hạ nữa đâu

Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt

Chắc biển ngoài kia cũng xám
Lạnh co những sóng rộng dài

Ngực em cao làm tức ngực
Hãy chôn dưới lớp áo dầy

Đường phố hôm nay mùa đông
Hãy để mùa hè yên nghỉ.

Hoàng Hưng

Hãy để mùa hè yên nghỉ. Mùa hè dù một thời đắm say thì nay cũng đã qua, đã chết. Hãy chôn đi, hãy để nó yên nghỉ, không nhắc lại làm chi. Bài thơ lấy câu kết làm nhan đề, dường như muốn thoát ra, dứt khoát cho xong. Bài hát lấy (ý) một câu giữa bài làm nhan đề, lại dường như vẫn còn lưu luyến. Một mùa hè cũ. Là mối tình nồng nàn say đắm xưa? Hãy để mùa hè yên nghỉ, câu thơ lại gợi nhớ cuốn truyện Hãy để ngày ấy lụi tàn của Gordon. Mùa hè, những hoài bão một thời trai trẻ đầy nhiệt huyết?

Nghe lại bài hát với Hồng Nhung.




Em mang trên ngực biển đầy

photo: Andrew Lucas



22/10/17

Cherry Pink and Apple Blossom White


Nghe phiên bản tiếng Anh của bài hát Pháp nổi tiếng Cerisier rose et pommier blanc



Mack David viết lời Anh, lấy tên Cherry Pink and Apple Blossom White do Alan Dale thể hiện rất thành công, đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng Mỹ năm 1955

Còn sau đây là phiên bản Chachacha của Perez Prado từng chiếm #1 trong 10 tuần liền (từ 4/1955) trên Billboard Hot 100




Nét thanh xuân . vietnamphoto.net



20/10/17

Ta về


Hôm nay 20/10 hóa ra là sinh nhật Tô Thùy Yên. Nghe một bài hát của Đình Đại phổ nhạc thơ ông, và chính tác giả bài hat trình bày



Bài hát chưa tải được nỗi ngậm ngùi mà thanh thoát, sâu lắng mà bát ngát mênh mang của bài thơ. Tô Thùy Yên còn có một bài thơ (bài Chiều trên phá Tam Giang) được Trần Thiện Thanh trích phổ nhạc khá hơn nhiều.
Bài thơ Ta về này cũng từng được giới thiệu trước đây, đọc lại:

18/10/17

Hoang vu




Hoang vu - nhạc Đức Huy - Thái Thảo ca



Gọi gió về trời, gọi nắng vào đời
photo: net

16/10/17

Serenata "Rimpianto" - Enrico Toselli


Enrico Toselli ( 1883-1926 ) sáng tác bản serenata sau này nổi tiếng với tên gọi Serenata ‘Rimpianto’ năm chỉ mới 16 tuổi, tên gốc (dịch ra tiếng Anh) là “Serenata for Violin and Piano” với lời của Alfredo Silvestri, nội dung là sự luyến tiếc những kỉ niệm ngọt ngào của một mối tình đã qua (Rimpianto tiếng Ý có nghĩa luyến tiếc).

Với thiên phú âm nhạc như thế, những tưởng Toselli sẽ có một sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng. Nhưng không, vào năm 24 tuổi ông sa vào một mối tình với một thiếu phụ 7 con, hơn chàng 13 tuổi. Cuộc tình chấm dứt sau 4 năm, và vốn lắm tài, ông chuyển qua đam mê mới là viết hồi ký về mối tình kia. Sự nghiệp âm nhạc vỏn vẹn có 2 vở opera ngắn và vài chục khúc nhạc. Tuy nhiên chỉ với Serenata Rimpianto cũng đủ lưu danh ông mãi mãi

13/10/17

Trong nỗi nhớ muộn màng


Ở nơi ấy mây mùa thu có buồn?




Ở nơi ấy mây mùa thu có buồn
Em có còn mơ say chăn gối mộng

tranh Bùi Xuân Phái


12/10/17

Surrender


Nghe Surrender, phiên bản tiếng Anh của  Torna a Surriento. Lời Anh do Doc Pomus và Mort Shuman viết, Elvis Presley thu và phát hành single năm 1961; chiếm #1 trên các bảng xếp hạng của Mỹ và UK, là một trong những single bán chạy nhất xưa nay.



Nghe Đăng Thảo chơi mandolin



còn đây là tiếng kèn saxo của Thanh Lâm



So, my darling, please surrender
Let me hold you in my arms, dear

tranh Bùi Xuân Phái (net)

10/10/17

Sao vẫn còn mưa rơi . Đức Huy


bây giờ là tháng mười sao vẫn còn mưa rơi.




trên con đường em bước một chiếc bóng đơn côi
bây giờ là tháng mười sao vẫn còn mưa rơi
.

ảnh: net


8/10/17

It Had to Be You


It Had to Be You do Isham Jones viết nhạc, lời của Gus Kahn; do chính Isham Jones và dàn nhạc của ông thu đầu tiên năm 1924. Từ đó bài hát được hàng chục ca sĩ cover cho album của mình. Bài hát cũng được dùng trong hơn chục bộ phim, trong đó có những phim nổi tiếng như Casablanca, mới nhất  là năm 1992 trong phim A League of Their Own bởi Megan Cavanagh.
Bài hát được xếp hạng #60 trong 100 bài hát của Viện Phim Mỹ (AFI's 100 Years...100 Songs)



7/10/17

Thơ Bút Tre


Bút Tre là bút hiệu của Đặng Văn Đăng. Ông sinh năm 1911 ở Phú Thọ, đỗ Tú tài thời Pháp thuộc. Ông từng là bí thư thứ 2 sứ quán VN tại Rumani, sau về làm trưởng ti Văn hóa Phú Thọ.

Ông nổi tiếng với "phong cách" thơ độc đáo,  ví dụ ngắt từ xuống dòng bất ngờ:

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.

hoặc đổi thanh để hợp vần:

Liên hoan có một nải chuồi
Ra về nhớ mãi cái buồi hôm nay 

hoặc cố ý lạc vần

Khen thay giám đốc sở mình
Làm việc thì ít xuất ngoại thì nhiều.

hoặc những liên tưởng bất ngờ, nhiều khi ngây ngô

Hà Nội có phố hàng da
Sau đây tiết mục đơn ca bắt đầu

Thơ kiểu này, nói cho đúng hầu hết chỉ là những câu vè tào lao, nhưng lại gây cười, khiến nhiều người thích thú làm theo, tạo nên cả một "trường phái thơ Bút Tre". Và những câu thơ "Bút Tre" hiện được lưu truyền như những câu sưu tầm sau, có phải của đúng Bút Tre không thì không dám chắc

5/10/17

Mới thôi đã một đời người




Thái Phú trình bày bài hát Mới Thôi Đã Một Đời Người, Trần Hùng phổ nhạc bài thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chiều không em




Chiều Không Em, nhạc Phú Quang phổ bài thơ cùng tên của Nguyễn Thụy Kha

Chiều Không Em
thơ Nguyễn Thụy Kha

Chiều không em chiều buồn không em
Trời đầy mây mà trời một mình
Chiều không em thật buồn
Cây nối cây mà màu xanh cô đơn.

Trống vắng quá trống vắng từng giọt máu
Chưa kịp giận hờn đã lên đau đáu.

Chiều không em mặt hồ buồn tênh
Trái tim ta ai ném bên thềm.

Bản nhạc hay không có người nghe
Điếu thuốc thơm dài chờ môi kia.

Chiều không em chiều buồn không em
Chiều không em anh quay về ngơ ngác.

Anh có là gì để nhớ để quên
Chỉ có chiều không em không em.




photo: vnphoto.net