Thơ Du Tử Lê, Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc. Tuấn Anh ca
Trong tay thánh nữ có đời tôi là bài thơ nằm trong tập Ở chỗ nhân gian không thể hiểu của Du Tử Lê.
trong tay thánh nữ có đời tôi
hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay
tôi buồn như phố cũ như tay
bàn chân từng ngón ngưng không thở
lạc mất đường đi. tạnh dấu bày
hỏi nắng đi rồi em sẽ hay
tôi gầy như lá nhẹ như mây
gió khuya thổi rớt ngàn tâm sự
thiên đàng tôi là người hay ai?
hỏi gió đi rồi em sẽ hay
cảnh tượng tôi un khói. bụi đầy
ai không ném đá tôi nào biết
riêng người vẫn bay trên ngọn cây
hỏi tóc đi! sông những buồn vui
như tôi qua gần hết cuộc đời
trí khô não kiệt. nghe từ đất
tiếng gọi trời xa. thánh nữ ơi
hỏi mắt đi sẽ thấy rừng cao
biển sâu dưới thấp. đêm quê nhà
con đường núi Sọ, không ai đợi
tôi hỏi tôi: này, đang ở đâu?
hỏi môi đi! môi còn muối mặn
xát ướp lòng tôi thì đã sao?
chỉ e chẳng kịp cho đời khác
cửa mở nhưng tôi chẳng thể về
hỏi tim đi! tim nói lời gì?
máu còn quy ẩn có đôi khi
chỉ cho em biết hồn tôi khuất
sau những hàng cây đã luống thì
hỏi Chúa đi! ngài sẽ trả lời
trong tay thánh nữ có đời tôi.
Ngoài bài thơ này, Hoàng Thanh Tâm còn lấy thêm bài Tay Người dùng cho phần điệp khúc
tay người
sông chẳng thể không trôi về biển lớn
người bên bờ buông tóc thả cho mây
dẫu hết kiếp ta vẫn là đứa trẻ
buồn vui theo chiếc kẹo ở tay người.
Trước Hoàng Thanh Tâm, nhạc sĩ Trần Duy Đức cũng đã phổ nhạc bài thơ này thành ca khúc cùng tên tên Trong tay thánh nữ có đời tôi, nên về sau Hoàng Thanh Tâm đổi tên bài hát là Hạnh Phúc Buồn. nhưng tên cũ đã quen, nên thường mọi người vẫn dùng.
Khi làm công việc phổ nhạc bài thơ này, tôi đã chủ ý chọn âm giai trưởng (The Major Scale) - bởi tính cách của âm thể ‘trưởng’ thường tươi sáng hơn, so với tính “ảm đạm” của âm giai thứ (The Minor Scale) - vì mục đích muốn diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa và hình ảnh thánh thiện, rực rỡ, thanh thoát của vị Thánh Nữ.
Và, tôi cũng là người đầu tiên phổ nhạc bài thơ này. Tôi muốn xác định như thế, để vắn tắt trả lời (vì không ý kiến) cho một số bạn đã từng hỏi tôi, hình như có một version khác, mang âm hưởng (melody) nghe cũng “na ná, giông giống” như ca khúc phổ nhạc này của tôi.
DTL có nhiều bài thơ không dấu chấm phẩy, hình như đây là kiểu viết của riêng ổng. :D
Trả lờiXóaEm chỉ thích bài thơ thôi. Đọc có cảm giác lắm á anh !
Xóatrước 1975 ở Nam có khá nhiều nhà thơ trong một số bài thơ không viết hoa đầu dòng, ko dùng dấu chấm câu, .. . Riêng DTL trong những bài thơ sau 1975 ông dùng chấm, phẩy, dấu gạch nối và cả dùng dấu gạch chéo / khá lạ.
Xóađời ngồi dậy. vươn vai và, bước tới.
đời hỏi tôi được bao phút an, vui?
tôi ngoảnh lại. thấy người còn đứng đó!
ngọn nến / tôi / cháy hết vẫn ngậm ngùi.
trích từ: Biệt Khúc, 11, (Ngọn Nến / Tôi / Cháy Hết Vẫn Ngậm Ngùi!)
Vâng, ông có kiểu thể hiện thơ khá khác lạ ! Dấu gạch chéo cũng là 1 ví dụ, hoặc số câu của 1 khổ thơ trong 1 bài cũng không theo 1 quy chuẩn nào.
XóaBài "trong tay thánh nữ có đời tôi" ông còn viết hoa từ "Chúa" & "núi Sọ", còn trong bài "Khúc thụy du" thì ngay cả tên của ông & người con gái ông yêu ông đều không viết hoa cơ anh ạ ! :D
uh, một cạch làm lạ ngôn ngữ, làm mới nhịp điệu thơ. Người ta nói cũng đã nhiều, thích thì khen ngất ngưỡng, không thích thì bảo nhiễu sự. Có cả luận văn tiến sĩ về thơ DTL rồi đấy
Xóa