26/5/24

LIỄU THÂN LIỄU TÂM

Thiền sư Vô Môn Tuệ Khai

---

了身了心

了身何似了心休,

了得心兮身不愁;

若也身心俱了了,

神仙何必更封候。

無門慧開禪師


Âm.

Liễu thân hà tự liễu tâm hưu,

Liễu đắc tâm hề thân bất sầu;

Nhược đắc thân tâm câu liễu liễu,

Thần tiên hà tất cánh phong hầu.


Nghĩa.

Hiểu biết thân nào bằng được hiểu tâm,

Hiểu được tâm rồi thì thân không buồn nữa.

Nếu như thân tâm đều hiểu rõ,

Thì thành bậc thần tiên rồi, hà tất muốn được công hầu chi chi.


Tạm dịch


Hiểu thân nào sánh hiểu tâm mình,

Hiểu được tâm thời thân chẳng phiền;

Như nếu thân tâm đều hiểu rõ,

Công hầu nào lọt mắt thần tiên. 


Chú

Vô môn quan là tác phẩm của thiền sư Vô Môn Huệ Khai (1183-1260). Sách trình bày 48 công án, sau mỗi công án có lời bình và một bài kệ. Bài thơ trên đây nằm trong công án số 9.

Nguyên văn:


九 大通智勝


興陽讓和尚。因僧問。大通智勝佛。十劫坐道場。佛法不現前。不得成佛道時如何。讓曰。其問甚諦當。僧雲。既是坐道場。為甚麼不得成佛道。讓曰。為伊不成佛。


【無門曰】


只許老胡知。不許老胡會。凡夫若知即是聖人。聖人若會即是凡夫。


【頌曰】


了身何似了心休 了得心兮身不愁 若也身心俱了了 神仙何必更封侯。


(https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E7%84%A1%E9%96%80%E9%97%9C)


Bản văn đã được rất nhiều người dịch. Sau đây giới thiệu một vài bản dịch để mọi người tham khảo.


1.

"Một ông tăng hỏi Hưng Dương Nhượng hòa thượng :

- Phật Đại Thông Trí Thắng mười kiếp tọa đạo tràng, Phật pháp chẳng hiện

tiền, cũng không thành Phật đạo là sao ?

- Hỏi đúng lắm.

- Nếu đã tọa Đạo tràng, tại sao lại không thành Phật đạo ?

- Vì không thành Phật.

Bình :

Chỉ để lão Hồ biết, không để lão Hồ hiểu. Nếu người phàm biết thì là bậc

Thánh, nếu bậc Thánh biết thì là người phàm.

Thần tiên hà tất cánh phong hầu.


Thân biết chẳng bằng tâm được biết

Biết được tâm rồi, thân chẳng sầu

Nếu cả thân tâm đều biết rõ

Là tiên há phải đợi phong hầu.


- Giải thích bài kệ :

Câu 1 và 2 : rõ được thân đâu bằng rõ được tâm. Thành Phật là thấy rõ được bản tâm, lấy tâm làm chủ, thân chỉ là thứ yếu, do đó rõ tâm rồi thì đâu còn vì thân mà sầu khổ.

Câu 3 và 4 : nếu thân tâm đều rõ, thì tiêu dao tự tại như thần tiên đâu cần phải làm vương hầu nữa.

- Hưng Dương Nhượng là pháp tử của Ba Tiêu. Ba Tiêu là đồ tôn của Ngưỡng Sơn. Công án này xưng tán thiền phong của tông Quy Ngưỡng. Phật Đại Thông Trí Thắng dẫn từ phẩm Hóa Thành Dụ trong kinh Pháp Hoa. Câu trả lời của Hưng Dương Nhượng có nghĩa là “Vốn là Phật thì cần gì thành Phật”. " 

(https://quangduc.com/p157a70594/6/tac-1-den-11) 


2.

9. MỘT ĐỨC PHẬT TRƯỚC THỜI CÓ SỬ


Một vị tăng hỏi Seijo: "Con biết rằng một đức Phật trước thời có sử, đã tọa thiền qua bảy kiếp mà vẫn không ngộ được chân lý tối thượng, vì thế mà không hoàn toàn được giải thoát. Tại sao vậy?"


Seiji trả lời: "Câu hỏi của ông đã tự giải thích rồi."


Vị sư hỏi tiếp: "Tại sao đức Phât đó tọa thiền mà vẫn không đạt được Phật quả?"


Seijo trả lời: "Vì ông ta chưa thành Phật."


Lời bàn của Vô-Môn: Ông ta có thể ngộ đạo, nhưng ta không cho rằng ông ấy hiễu rõ. Khi một người ngu liễu ngộ thì thành thánh. Khi một bậc thánh bắt đầu hiễu ra thì thành người ngu.


Tốt hơn nên ngộ tâm chứ chẳng phải thân.

Khi tâm giác ngộ thì không còn gì để lo ngại cho thân.

Khi tâm và thân trở thành một

Thì người được tự tại, chẳng còn ham muốn lợi danh.

https://thuvienhoasen.org/a13278/vo-mon-quan


Dễ thấy đây là bản dịch lại từ bản tiếng Anh sau.


3. 

The Gateless Gate/A Buddha before History

A monk asked Seijo: "I understand that a Buddha who lived before recorded history sat in meditation for ten cycles of existence and could not realize the highest truth, and so could not become fully emancipated. Why was this so?"


Seijo replied: "Your question is self-explanatory."


The monk asked: "Since the Buddha was meditating, why could he not fulfill Buddhahood?"


Seijo said: "He was not a Buddha."


Mumon’s comment: I will allow his realization, but I will not admit his understanding. When one ignorant attains realization he is a saint. When a saint begins to understand he is ignorant.

It is better to realize mind than body.

When mind is realized one need not worry about body.

When mind and body become one

The man is free. Then he desires no praising.

(The Gateless Gate. https://en.wikisource.org/wiki/The_Gateless_Gate/A_Buddha_before_History)


4.

- Có vị Tăng đến hỏi Hòa thượng: Tại sao Đức Phật Đại Thông Trí Thắng ngồi tịnh ở đạo tràng đến mười kiếp mà Phật pháp không xuất hiện?


- Hòa thượng trả lời: Câu hỏi của ông là câu trả lời rồi đó.


- Vị Tăng thưa: Đã ngồi ở đạo tràng... sao không thành Phật?


- Hòa thượng đáp: Vì ngài không thành Phật!


Mẩu thoại ngắn trong công án này ngầm mô tả cái khả tính giác ngộ vốn sẵn có trong tâm của mỗi chúng sinh. Đại Thông Trí Thắng nghĩa là bậc giác ngộ, có trí tuệ tối thượng, thông suốt tất cả các pháp (nhất thiết chủng trí). Và do đó, một bậc như thế khi ngồi ở Bồ Đề (giác ngộ) Đạo Tràng có nghĩa là ngài đã thành Phật rồi. Đã là Phật rồi... đâu cần phải trở thành Phật nữa? Ngài chỉ hóa thân thành Phật theo cơ duyên mà thôi. Vì thế, lời bàn của Vô môn tóm tắt rằng: “Người phàm nếu hiểu được sẽ trở thành bậc thánh; bậc thánh bây giờ mới hiểu trở thành kẻ phàm”.  

https://giacngo.vn/hat-bui-trong-kinh-phap-hoa-post56175.html


5.

Bản tắc:


Có một tăng sĩ hỏi hòa thượng Hưng Dương Thanh Nhượng[2]:


- Nghe nói Phật Đại Thông Trí Thắng[3] tu tọa thiền trong đạo trường lâu đến mười kiếp[4] nhưng Phật pháp không hiện ra trước mắt, Phật đạo cũng không thành tựu. Xin hỏi lý do tại sao?


Thanh Nhượng mới trả lời:


- Câu hỏi của ông đặt ra bắn trúng đích đấy! 


Tăng bèn thưa:


- Ngài muốn nói: “Bởi vì tọa thiền trong đạo trường (nơi giác ngộ) cho nên đương nhiên là đã khai ngộ và thành tựu trong Phật đạo rồi, có lý do nào mà không thành tựu trong Phật đạo!” hay sao chứ?


Thanh Nhượng lại đáp:


- Lý do là vị đó “tự mình” không thành Phật mà thôi.

Bình Xướng:

Vô Môn nói rằng:


Hãy chấp nhận cái trí tuệ Bát Nhã (chân tri = phân biệt cái vô phân biệt bằng sự giác ngộ qua thể nghiệm bản thân) của Lão Hồ (Thích Ca hay Tổ sư Đạt Ma) nhưng không chấp nhận cái phân biệt tri giải (lý hội = tri thức phân biệt đơn thuần bằng đầu óc) của Lão Hồ[5]. Kẻ phàm phu chỉ cần được trí tuệ Bát Nhã, tức khắc sẽ thành thánh nhân. Còn bậc thánh nhân nếu bước sang chỗ phân biệt tri giải thì tức khắc sẽ thành kẻ phàm phu.

(bỏ không chép bài kệ chữ Hán)

Thân kia nào quí được như tâm,

Tâm đã ngộ rồi nhẹ cái thân.

Ham gì trọn vẹn hai đàng nhỉ,

Là Phật rồi, phong chức có cần?


Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:


Kiếp (kalpa), theo cách hiểu thú vị của người Ấn Độ là một nền đá rộng vuông vức, mỗi cạnh bốn mươi dặm, cứ một trăm năm lại có người tiên giáng hạ, lấy áo lông vũ quét nhẹ lên. Nếu nền đá chưa bị mài mất thì kiếp chưa hết. Ý nói khoảng thời gian cực dài. Người Trung Quốc không biết làm sao giảng nghĩa, chỉ dùng chữ “trường thì”.


Phật Đại Thông Trí Thắng có nghĩa là vị Phật trí tuệ lỗi lạc, cái gì cũng hiểu, cái gì cũng biết. Ông tu thiền đã 10 kiếp, lý ra đã thành tựu Phật đạo rồi nhưng cớ sao vẫn chưa. Nhà sư kia căn vặn và Thanh Nhượng đã phải giải thích lý do là vì Đại Thông Trí Thắng tự mình chưa thành Phật.


Khi dạy người ta trở thành kẻ đánh cờ chuyên nghiệp, trước hết không được dạy cờ thế mà phải để cho người ấy sau khi đánh nhiều ván, tự nhiên tự mình lãnh hội được. Trong chốn thiền môn, giảng nghĩa đến một lúc nào đó phải ngừng nếu không lại làm vướng bận tâm trí ngưới tu học. Thế nhưng trước quí độc giả là những người không chuyên thì tôi không thể nào làm lối đó. Cho phép tôi dài dòng một chút:


Phật (Buddha) có nghĩa là bậc giác ngộ (The Awakened One), nghĩa là kẻ “tự mình thức tỉnh” về cái “con người chân thực” xưa nay của mình.Phật đạo chỉ là con đường “chân thực” để đi tìm con người mình có xưa nay (tự kỷ bản lai).Một khi đã thức tỉnh rồi, chúng sinh đều là “bản lai Phật”.Thành một thứ Phật cao hơn Phật là chuyện không cần thiết. Câu nói “Phật Đại Thông Trí Thắng không thành Phật” nằm trong ý nghĩa đó. Đã là Phật rồi thì mắc mớ gì trở thành Phật nữa. Thiền sư Bankei Yôtaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác) ở Nhật nhân đấy có nói : “ Thay vì làm sao cho mình trở thành Phật, hãy làm những gì để mình là Phật thì mới gọi là biết chọn con đường rút ngắn”.


Chắc nhiều người trong số quí vị sẽ nói “À, ra là thế! Chỉ có nhiêu đó sao?” rồi dùng đầu óc, tư tưởng để tìm hiểu, xem công án này như trò chơi khăm. Thế nhưng, cách “tín tâm quyết định” ở đây không phải chuyện dễ đâu nhé! Nếu chỉ ngừng lại ở chỗ hiểu biết công án bằng đầu óc thì không thể tham thiền một cách đứng đắn và quả là chuyện đáng tiếc.


Chúng sinh đã là bản lai Phật rồi thì cần gì thành Phật nữa. Cho nên thiền sư mới bảo rằng cho dù là điều tổ sư Đạt Ma dạy, chỉ nên nghe theo một phần thôi. Ở điểm này, Vô Môn có vẻ khoáng đạt hơn Đạt Ma. Đây là một khuyến cáo thân mật và thích hợp mà ông đã truyền lại cho chúng ta.


[1] Thoại này có chép trong Pháp Hoa Kinh, phần Hóa Thành Dụ Phẩm. Lâm Tế Lục cũng có bài thị chúng kể lại chuyện Trí Thắng và cho rằng điều trọng yếu của người tu là được con tâm thanh tĩnh chứ không phải có cái danh hiệu Phật hay không.


[2] Học trò đàn cháu 8 đời của Bách Trượng Hoài Hải. Năm sinh năm mất không rõ. Tên được nhắc đến trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển 13 và Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 9. Hành trạng không rõ.


[3] Một vị Phật thượng cổ tượng trưng cho trí tuệ hiểu biết.


[4] Nguyên tiếng Phạn kalpa (kiếp ba), một đơn vị thời gian cực dài.Thường chỉ sự sinh diệt của vũ trụ. Tứ kiếp chỉ thời gian qua 4 giai đoạn từ lúc vũ trụ sinh thành đến lúc bị tiêu diệt, thành kiếp, trú kiếp, hoại kiếp, không kiếp.


[5] Cả hai (chân tri và lý hội) đều là mục đích của người tu Thiền. Vô Môn coi trọng chân tri hơn lý hội.

http://chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/vomonquan/09-DaiThongtrithang.htm


6.

Daitsu Chisho

A monk asked Seijo of Koyo and said, “Daitsu Chisho Buddha did zazen for ten kaplas in a Meditation Hall, and could neither manifest the truth, nor enter the Buddha-Way. Why was this?” Seijo said, “Your question is a very appropriate one.” The monk persisted, “Why did he not attain Buddhahood by doing zazen in the Meditation Hall?” Seijo replied, “Because he didn’t.”

The Commentary

You may know the Old Indian, but you are not to analyse him psychologically. An ordinary man who really knows him is a sage, but a sage who has merely discursive knowledge of him is only an ordinary man.

The Verse

Rather than putting the body to rest, rest of heart!

If the mind is at peace, the body knows no grief.

But if both the mind and body are pacified, thoroughly, as one,

This is the life of perfect sainthood, where praise is meaningless.

(https://terebess.hu/zen/GatelessGate-MarkMorse.pdf)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)