22/5/25

Đề Liêu trai chí dị

 題聊齋誌異

姑妄言之姑聽之,
豆棚瓜架雨如絲 。
料應厭作人間語,
愛聽秋墳鬼唱詩。
王士禎
.
Âm:
Cô vọng ngôn chi cô thính chi,
Đậu bằng qua giá vũ như ti.
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
Ái thính thu phần quỷ xuớng thi.
.
Nghĩa:
Cứ nói khoác cho vui, nghe khoác cho vui,
Ngoài giàn đậu giàn dưa, mưa rơi như tơ.
Hẳn là chán ghét lời lẽ người đời,
Thích nghe ma ngâm thơ bên mộ thu.
.
Tạm dịch.
Nói giỡn mà chơi nghe giỡn chơi.
Dàn dưa lất phất sợi mưa rơi.
Người đời nói chuyện nghe đà chán,
Nghe quỷ mồ thu vịnh mấy lời.
.
Chú
Vương Sĩ Trinh, sinh năm Giáp Tuất 1634 (lớn hơn Bồ Tùng Linh 6 tuổi), đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình, khá có danh tiếng về chính sự. Thành tựu chủ yếu của ông là ở phương diện sáng tác thơ văn và lí luận.
Ông rất thích bộ Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, có viết bài luận về tác phầm này. Bài thơ trên đây nằm cuối bài luận ấy.
.
- 姑妄言之. 姑 cô, danh từ là cô trong cô gái, bà cô, nhưng ở đây là phó từ, có nghĩa là “thử làm điều gì đó một cách tạm thời”). 妄 vọng, phó từ: càn, bừa, xằng, không có căn cứ. 言 nói. 之 chi, ở đây là đại từ làm tân ngữ, chỉ những câu truyện ma quái trong tác phẩm Liêu trai chí dị). 姑妄言之: "Cứ tạm nói ra mà thôi", hoặc "Nói đại, nói lăng nhăng cho vui", không nhất thiết đúng – người nghe cũng đừng quá bận tâm". [*]
- 豆棚瓜架 đậu bằng qua giá: giàn đậu, giàn dưa.
- 料應 liệu ưng, phó từ: đoán rằng, khả năng rất cao là, hẳn là. (料 v: dự đoán, liệu rằng. 應 adv: nên, đáng lẽ, chắc là.). 厭作 yếm tác: ghét làm (việc gì)
- 秋墳 thu phần: nấm mộ (dưới trời) thu. 唱詩 xướng thi: ngâm thơ.
---
[*] Cụm từ「姑妄言之」 từng được Trang Tử dùng trong Tề Vật Luận: 予嘗為女妄言之,女以妄聽之。(Ta từng nói bừa với ngươi, ngươi cũng hãy nghe bừa vậy. ). Ý khuyên người nghe không nên quá xét nét những câu chuyện huyền hoặc ông kể, mà hãy tìm những gì ẩn sau câu chuyện.
Tô Thức khi bị giáng chức đến Hoàng Châu, vì nơi đó hẻo lánh, không có việc gì làm, mỗi ngày trò chuyện với mọi người, không từ chối ai. Khi đã hết chuyện để nói, ông yêu cầu họ kể những chuyện kỳ lạ hoặc ma quái. Đến khi cả những câu chuyện đó cũng kể hết, Tô Thức vẫn nhiều lần nài nỉ: "cô vọng ngôn chi". Ý là muốn họ nói bất cứ điều gì cũng được. Nghe cho đỡ buồn. https://dict.idioms.moe.edu.tw/idiomView.jsp?ID=959&la=0...



29/4/25

Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người.

Vương Trí Nhàn

Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó, lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.


Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền bắc từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi, trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác có những niềm tin khác bị những quy luật khác chi phối và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.

Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.





Nhà thơ Tô Thùy Yên


Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng Tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi, con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.

Trước tiên cái đáng ghi nhận nhất của bài thơ “Ta về” là nó cho ta thấy cái cao thượng của những con người bị rơi vào hoàn cảnh bên thua cuộc và sau đó là tù đày cực khổ mà vẫn giữ được lòng mình trầm tĩnh, nhìn ngẫm về cuộc đời trong đó có đủ cả sự trân trọng những gì tưởng như đơn sơ nhưng gần gũi nhất của ngày hôm qua, lẫn sự tha thiết sống tiếp cuộc sống hôm nay và muốn lây truyền đạt những điều tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Ở đây con người trong cảnh khốn cùng tuyệt đối không thấy bộc lộ ra một chút nào gọi là oán thù căm giận trách móc. Thay vào đó là sự tin yêu trầm lắng mà lại dai dẳng đầy sức ám ảnh.

Cái sức mạnh tinh thần của con người ở đây tưởng như muốn ghìm xuống ẩn giấu mà vẫn ngời ngời, khiến cho cái hoàn cảnh tưởng rất bi đát lại vẫn hiện lên với đủ vẻ tươi tắn và đầy hy vọng.

Con người tưởng như đã đi hết mọi nỗi cực khổ và đau đớn của đời sống hóa ra vẫn còn lại với tâm thế bình tĩnh nghĩ lại về cuộc đời đã qua và muốn truyền lại những thể nghiệm sống của mình cho những người khác.

Trong những năm chiến tranh, nhiều người ở miền bắc chúng tôi thường tự nhủ rằng mình đã đi đến tận cùng của sự đau khổ và tự hào là những hoàn cảnh khó khăn không làm gì được mình trước sau mình vẫn nguyên vẹn. Hóa ra chúng tôi nhầm. Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi, bởi sang thời hậu chiến nhiều người tự cho là mình có quyền làm tất cả những điều không được phép làm và coi đó là sự đền đáp đúng hơn là sự vớt vát lại chút hạnh phúc trần thế mà chúng tôi đã bị tước mất. Cái sự bị làm hỏng mà tôi nói trong bài trước gần như được mọi người miền bắc coi là tự nhiên.

Đọc bài thơ của Tô Thùy Yên tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người ở miền nam sau ngày 30/4/1975, tôi nhớ lại những trang văn bài thơ mà tôi đã đọc, những công trình nghiên cứu khoa học xã hội được làm trước 1975 và tôi nhận ra rằng cũng trong sự bao vây của chiến tranh, nhưng con người nơi đó không bị hoàn cảnh làm cho tê cứng về mặt tâm hồn, liều lĩnh về cách sống, bất cẩn về mọi hậu quả gây ra cho mọi người. Tôi hiểu rằng ở xã hội đó, văn hóa vẫn còn, vẫn chi phối người ta trong mọi mặt đời sống. Cái sức mạnh tinh thần của Tô Thùy Yên hôm nay cũng như của bao nhiêu người khác là kết quả của một nền giáo dục nhân bản và giữ vững chuẩn mực. Người ta không những biết sống để thích nghi với hoàn cảnh mà còn biết giữ được cả những gì tốt đẹp nhất được bồi đắp từ nhiều thế hệ và chuẩn bị cho người ta ra tiếp xúc với thế giới.

Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ "Ta về" chứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.
Nguồn: https://www.dutule.com/a9262/vuong-tri-nhan-tung-co-mot-noi-hoan-canh-khong-the-lam-hong-con-nguoi-

28/4/25

Con đường Hàn Quốc.

Tôi biết đến Hàn Quốc (hồi ấy gọi là Đại Hàn) hồi cuối 196x, qua những gói mì ăn liền và mực khô bày bán trong quán tạp hóa nhỏ của bà già. Thỉnh thoảng, tôi lại lấy một gói mực khô, vừa học vừa nhai cho đỡ buồn miệng. Mực đã được xé sợi sẵn, tẩm ướp vừa ăn, rất ngon.

Rồi tôi gặp tận mặt vài người Hàn khi đến chơi nhà một người bạn, có phòng cho thuê. Bạn giới thiệu đó là công nhân hãng thầu RMK. Sau đó là phong trào học Taekwondo nở rộ. Rồi chị của một người bạn lấy một anh kĩ sư Hàn Quốc. Đời sống của họ cũng giản dị thôi, nghe đâu phần lớn lương bổng đều phải gửi về quê nhà vì bên ấy còn rất khó khăn, dù là đất nước nổi tiếng với một món dược liệu quý: nhân sâm.

Bẵng đi một thời gian dài, không ai nhắc gì đến xứ củ sâm, cho đến tận cuối những năm 198x. Khi ấy, cái tên Hàn Quốc trở lại, nổi như cồn trên sóng truyền hình, qua những bộ phim ngôn tình éo le sướt mướt nhưng ngời ngời đạo lí. Trai gái yêu nhau cả năm chỉ dám nắm tay cười tình, không có nổi một nụ hôn, nhưng lại đầy rẫy con rơi con vãi. Rồi đồ điện tử Hàn Quốc tràn ngập thị trường, xe hơi Hàn Quốc xuất hiện trên đường phố ngày càng nhiều ...

196x, những công nhân Hàn Quốc lam lũ đến Việt Nam làm thuê. Hai mươi năm sau, những trai xinh gái đẹp của họ lại khiến biết bao người Việt mê mệt.

Nhân những ngày cuối tháng Tư, kỉ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến mà Hàn Quốc cũng từng tham dự, và đã góp phần không nhỏ cho bước hóa rồng của họ, hãy cùng nhìn lại quãng đường mà họ đã đi qua. 

Bối cảnh chính trị và kinh tế

Đầu thập niên 1960, Hàn Quốc đứng trước muôn vàn khó khăn sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953): đất nước tàn phá, nghèo đói, phụ thuộc nặng vào viện trợ Mĩ, lại bất ổn chính trị trầm trọng.

Sau sự sụp đổ của chính quyền Lí Thừa Vãn (1960), Đệ nhị Cộng hòa dưới thời Trương Miên không thể vực dậy nền kinh tế. Lạm phát tăng vọt, sản lượng công nghiệp èo uột, GDP bình quân đầu người chưa tới 100 USD.

Tháng 5/1961, Tướng Park Chung-hee lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự, thiết lập chế độ tập trung, ưu tiên hiện đại hóa kinh tế và ổn định chính trị. Tuy nhiên, với nguồn lực thiếu thốn và hạ tầng yếu kém, Park nhận ra rằng việc gắn chặt với Mĩ — đồng minh trong cuộc Chiến tranh Lạnh — là con đường duy nhất.

Chiến tranh Việt Nam đang leo thang trở thành cơ hội quý giá để Hàn Quốc vừa củng cố liên minh với Mĩ, vừa tranh thủ tìm kiếm nguồn viện trợ và thị trường. Việc tham dự vào cuộc chiến không những mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mở đường cho doanh nghiệp Hàn xuất ngoại, mà còn giúp tăng cường quan hệ Mĩ-Hàn, chuyển hướng sự bất mãn chính trị, hợp thức hóa chế độ quân phiệt.

Hoạt động quân sự tại Việt Nam

Hàn Quốc bắt đầu tham gia chiến tranh Việt Nam từ 1964, với 130 nhân viên y tế và 10 huấn luyện viên Taekwondo.

Sau lời kêu gọi từ TT Johnson, Hàn Quốc triển khai thêm quân. Trong suốt 8 năm (1964–1973), khoảng 320.000 quân nhân Hàn Quốc đã được gửi tới Việt Nam — chỉ sau Mỹ về số lượng. Nổi tiếng với Sư đoàn Mãnh Hỗ, Bạch Mã, lữ đoàn Thanh Long .. hoạt động ở miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ..

Ở thời kì đỉnh cao (1968–1969), Hàn Quốc duy trì hơn 50.000 quân tại Việt Nam. 

Về năng lực chiến đấu, quân đội Hàn Quốc được các quan sát viên quân sự đánh giá cao về kỷ luật và hiệu quả. Tuy nhiên, họ cũng bị cáo buộc gây ra nhiều vụ thảm sát dân thường. Các ước tính về số dân thường thiệt mạng do quân Hàn Quốc gây ra vẫn còn tranh cãi, dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn người.

Ngoài mặt trận quân sự, Hàn Quốc còn tham gia các hoạt động hậu cần, xây dựng, và cung cấp hàng hóa cho quân đội Mĩ và VNCH.

Lợi ích thu được

Không cần dẫn quá nhiều những con số chi tiết, chỉ riêng con số tăng trưởng GDP hằng năm trong suốt thời gian tham chiến là khoảng 10% đủ nói lên được lợi ích kinh tế mà sự tham chiến đã mang lại cho Hàn Quốc. 
Ngoài ra là lợi ích quân sự (hiện đại hóa khí tài quân sự, rèn luyện thực chiến .. ).
và cả lợi ích địa chính trị: Thắt chặt liên minh với Mĩ. Nâng cao vị thế quốc tế, dẫn đến các cột mốc như đăng cai Olympic Seoul 1988 và gia nhập Liên Hợp Quốc 1991.

*

Sự tham gia Chiến tranh Việt Nam là một quyết định chiến lược và thực dụng của Hàn Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Park Chung-hee, Hàn Quốc tận dụng cuộc chiến để gia tăng viện trợ, nâng cấp quân đội, phát triển kinh tế, và củng cố vị thế quốc tế. Tham chiến tại Việt Nam đóng vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hóa ấn tượng, đưa Hàn Quốc trở thành một trong “Bốn con hổ châu Á” và tạo nên “Kì tích sông Hàn”.


26/4/25

DIỄN BINH, DIỄU BINH VÀ DUYỆT BINH

1. Diễn binh
Ở miền Nam trước 1975, người ta dùng từ diễn binh để chỉ hoạt động mà tiếng Anh gọi là military parade. Trong đó
+ Diễn 演: có nghĩa (i) trình bày trước công chúng, (ii) luyện tập.
+ Binh 兵: binh lính.
>> Diễn binh 演兵 do đó có thể hiểu là:
(i) phô diễn sức mạnh quân sự trước công chúng.
(ii) tập luyện quân sự.
Người Việt dùng theo nghĩa (i).
Người Tàu chỉ dùng 演兵 với nghĩa (ii): tập luyện quân sự, thường thấy trong từ 演兵場 (diễn binh trường) tức nơi tập luyện binh sĩ.


2. Diễu binh
Sau 1975, thuật ngữ "diễu binh" đã thay thế "diễn binh".
Diễu là tiếng Nôm. "Diễu" như trong "diễu võ dương oai" tức "diệu vũ dương uy". Vậy diễu bắt nguồn từ diệu 耀, nghĩa là "làm rạng rỡ" (như trong "quang tông diệu tổ"), hoặc "phô trương, khoe khoang" (như trong "diệu vũ dương uy").
Theo Quấc Âm Từ Vị:
+ Diễu: Trang sức, làm cho đẹp.
>> Diễu binh: Trần binh cho thiên hạ coi, cũng là cuộc tập binh.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê):
Diễu binh: Lực lượng vũ trang lần lượt diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố, hàng ngũ chỉnh tề, động tác thống nhất, để biểu dương sức mạnh.


3. Duyệt binh
Diễu binh hay duyệt binh đều là từ người Việt tự tạo. Tiếng Hán không dùng (diễu binh/diệu binh) hoặc dùng với nghĩa khác (diễn binh)
Trong tiếng Hán hiện đại, để chỉ hoạt động tương đương military parade của tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ duyệt binh 閱兵.
+ Duyệt 閱: xem xét, kiểm duyệt.
>> Duyệt binh 閱兵: kiểm tra quân lực, duyệt xét binh sĩ, trang bị.
(Zdic: 閱兵,即檢閱車馬兵員裝備等。to review troops, military parade. Duyệt binh, tức kiểm duyệt xa mã binh viên trang bị đẳng: Duyệt binh, tức kiểm tra xe cộ, ngựa chiến, binh sĩ và trang bị các loại. Tiếng anh tương đương: to review troops, military parade.)

Khác với diễn binh và diễu binh nghiêng về trình diễn, duyệt binh nhấn mạnh yếu tố kiểm tra thực lực quân sự theo nghi thức trang trọng.
Trong tiếng Việt, cũng có khi dùng duyệt binh thay cho diễu binh.
Vi-Wiki:
"Duyệt binh hay Diễu binh là một đội hình binh lính được bố trí, sắp xếp di chuyển có tổ chức theo hàng lối nghiêm chỉnh với động tác đều nhau, thông qua đó kiểm tra tượng trưng kỷ luật đội hình, đội ngũ của lực lượng vũ trang."
Tuy nhiên, duyệt binh thường chỉ việc lãnh đạo cấp cao duyệt qua các lực lượng vũ trang, đánh giá sự chỉnh tề, trang bị và tổ chức quân đội.
Từ điển Hoàng Phê:
"Duyệt binh: kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng."


4. Diễn hành, diễu hành và du hành
Diễn binh, diễu binh và duyệt binh đều là những hình thức phô diễn lực lượng quân sự, tương đương với tiếng Anh military parade.
Nếu chỉ hoạt động phô trương lực lượng nói chung — bao gồm cả quân sự lẫn dân sự — người Việt dùng từ diễu hành (trước 1975: diễn hành).
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê):
"Diễu hành: Đoàn người đi thành hàng ngũ diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh."
Trong tiếng Hán hiện đại, hoạt động này tương ứng với từ 游行 (du hành). 
Zdic: 游行 [parade; march; demonstration] 广大群众为了庆祝、纪念、示威等在街上结队而行. Quảng đại quần chúng vị liễu khánh chúc, kỷ niệm, thị uy đẳng, tại nhai thượng kết đội nhi hành: Đông đảo quần chúng tụ tập thành đội ngũ trên đường phố để ăn mừng, kỷ niệm, biểu tình, v.v.
(Ngoài ra du hành còn có nghĩa đi ra ngoài, đi chơi, đi dạo, đi rong v.v.)


*
Tóm lại:
Diễn binh / diễu binh / duyệt binh: liên quan trực tiếp đến quân đội.
Diễn hành / diễu hành: có thể bao gồm cả các đoàn thể dân sự.
Du hành (游行): từ Hán hiện đại, nghĩa rộng, thiên về đi theo đoàn có tổ chức, không nhất thiết mang tính quân sự.


24/4/25

BÍCH CHƯƠNG hay BÍCH TRƯƠNG?



1.
Tiếng Việt hiện có từ "bích chương", được hiểu là giấy quảng cáo dán trên tường, tương đương với affiche (tiếng Pháp) hay poster (tiếng Anh). Trên vi-wiki thấy có định nghĩa:
Bích chương là một ấn phẩm kích thước lớn vừa cung cấp thông tin, vừa có tính nghệ thuật được thiết kế qua các thủ pháp tạo hình mang tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến người xem bằng thị giác thông tin chính về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề. Đề tài bích chương có thể là quảng cáo, thông báo, tuyên truyền hay cổ động.
2.
Từ "bích chương" không có trong từ điển Khai Trí Tiến Đức (1931), cũng như Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (2021).
Để chỉ poster, chữ Hán dùng từ hải báo 海報 /hǎibào/.
+ 海 hải: biển, ở đây có nghĩa là rộng khắp.
+ 報 báo: báo chí, thông tin.
+ Hán điển: 海報. 张贴起来或用其它办法分发出去的广告 (Hải báo. Trương thiếp khởi lai hoặc dụng kì tha biện pháp phân phát xuất khứ đích quảng cáo = Hải báo là quảng cáo được dán lên hoặc phát hành bằng các phương thức khác).
3.
Vậy, bích chương không phải là một từ gốc Hán, mà là một từ do người Việt tự tạo, mượn từ hai yếu tố Hán Việt là bích và chương. Trong đó bích 壁 là tường. Còn chương là gì? chữ Hán viết thế nào? Hai khả năng
i) 章 chương: chỉ huy hiệu, con dấu, chương mục (như trong 徽章 huy chương, 文章 văn chương).
>> 壁章 có thể hiểu là "huy hiệu gắn tường" hoặc "bài văn viết trên tường".
ii) 張: căng ra, treo lên, phô ra cho mọi người thấy. Chữ này vốn đọc là "trương", nhưng cũng thường bị phát âm thành "chương". (Ví dụ. Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê: trương 2. đg. cn. chương. Ở trạng thái căng phình lên vì hút nhiều nước. Cơm trương. Chết trương)
>> 壁張 bích trương/chương: vật được treo/dán trên tường. Từ này có vẻ gần nghĩa với từ poster hơn.
4.
Tóm lại. Bích chương là từ Hán Việt do người Việt tự tạo, nếu viết ra chữ hán thì có lẽ là 壁張, và vì thế, đúng ra nên đọc là "bích trương". Tuy nhiên như đã nhận xét, trương cũng thường bị phát âm thành chương.
Ngoài ra chú ý thêm, người Tàu không dùng bích chương để gọi áp phích, mà dùng từ hải báo 海報. Trong một số ít trường hợp, còn dùng 招貼 chiêu thiếp, hoặc 宣傳畫 tuyên truyền họa.

HÌnh trên mạng: Một ap phích thời 1979







23/4/25

Thiệu và Zelensky. : Hai Tổng thống, Một Nỗi Đơn Độc


19 giờ 30, ngày 21 tháng 4 năm 1975. Trên sóng truyền hình trực tiếp, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cay đắng tuyên bố từ chức. Trong bài diễn văn từ biệt, ông không giấu nổi phẫn uất khi cáo buộc nước Mỹ — đồng minh lớn nhất, tưởng chừng vững chắc nhất — đã “thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo”, và “trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.” 

Nửa thế kỷ sau, Volodymyr Zelensky trong một bối cảnh khác, nhưng vang lên cùng âm hưởng của một nỗi đơn độc tương tự. Chiến tranh Ukraina đã kéo dài hơn hai năm. Phương Tây vẫn giúp, nhưng sự giúp đỡ đó ngày càng chậm trễ, rối rắm, vướng víu vào chính trị nội bộ, ngân sách quốc hội, và một thứ mỏi mệt chiến lược không dễ gọi tên. Zelensky chưa thốt ra những lời cay nghiệt như Thiệu. Ông vẫn giữ được kiềm chế, nhưng ánh mắt đã dần hiện rõ ý thức rằng mình đang đứng một mình bên mép vực.

Cả Thiệu và Zelensky đều là những tổng thống lèo lái đất nước trong giờ phút hiểm nguy, khi sinh mệnh quốc gia gắn chặt vào ý chí của một cường quốc bên ngoài. Họ đều trải qua cảm giác đồng minh dần lùi bước, khi lòng kiên nhẫn bị xói mòn bởi lợi ích nội địa và những tính toán địa-chính trị lạnh lùng.

Tuy nhiên, hoàn cảnh của họ không hoàn toàn trùng khít. Thiệu nói những lời cay đắng trong một ván cờ gần như đã khép lại: viện trợ Mỹ cạn kiệt, quân đội tan rã, và Sài Gòn đang đếm ngược. Zelensky, ngược lại, vẫn còn dư địa để kháng cự: quân đội Ukraina chưa bị đánh gãy, viện trợ vẫn tiếp diễn – dù chậm – và thế giới, đặc biệt là châu Âu, vẫn dành cho ông nhiều cảm thông và ủng hộ. Nếu Thiệu là biểu tượng cuối cùng của một thể chế bị phong trào thiên tả phản chiến toàn cầu rầm rộ lên án như di sản của chủ nghĩa thực dân mới, thì Zelensky lại là biểu tượng của một khát vọng dân chủ đang trỗi dậy, được xem như tuyến đầu của tự do trước làn sóng chuyên chế mới.

Khoảng cách 50 năm, hai thời khắc lịch sử: một thời đã khép lại trong ngậm ngùi, một thời vẫn đang đánh cược với hi vọng. Zelensky chưa đi đến đoạn kết của câu chuyện như Thiệu. Tuy vậy, sự đơn độc – dẫu được che lấp bằng những tuyên bố cứng rắn và các chuyến công du rầm rộ – vẫn đang ngày càng rõ nét. 

Lịch sử có trí nhớ của riêng nó. Nó không bao giờ lặp lại nguyên vẹn, nhưng vẫn vang vọng như một bản nhạc cũ được phối lại. Và trong bản phối ấy, có một câu hỏi xưa mà chưa bao giờ cũ: Liệu một nước nhỏ, trong cuộc chiến sống còn, có thể đặt niềm tin vào một đại cường quốc – đến bao giờ?

21/4/25

Tầm tư bách kế bất như nhàn

 KHIỂN HỨNG

Hàn Dũ

遊城南十六首 - 遣興
斷送一生惟有酒,尋思百計不如閑。
莫憂世事兼身事,須著人間比夢間。
韓愈                 

Âm

Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu, Tầm tư bách kế bất như nhàn.
Mạc ưu thế sự kiêm thân sự, Tu trước nhân gian tỉ mộng gian.


Nghĩa.

Để gởi gắm một đời chỉ có rượu,
Trăm điều suy tính chẳng bằng nhàn.
Chớ lo chuyện đời, chuyện mình,
Nên xem cõi đời tựa như giấc mộng.

Hai câu đầu thể hiện tình yêu của nhà thơ với rượu, xem rượu là nguồn vui, là tri kỷ. Hai câu sau khuyên con người đừng lo lắng về mọi việc, cần buông xả, xem chuyện nhân thế như giấc mộng.
Bài thơ mang giọng điệu khá chán chường, bày tỏ nỗi cô đơn sâu lắng của một người đã từng yêu lắm cuộc đời, mạnh mẽ dấn thân để cố làm nó tốt đẹp hơn.

Tạm dịch.

Sống ở trên đời duy có rượu,

Tính toan trăm kế chẳng như nhàn.

Chuyện nhà chuyện thế đừng lo nữa,

Xem cõi đời như giấc mộng hoang.

Chú:

-          遊城南十六首: 16 bài thơ viết khi đi chơi phía nam thành. Đây là nhưng bài thơ ông viết khi về già, trở lại Tuyên Thành, nơi ông sống thời niên thiếu. Khiển hứng 遣興 là một trong 16 bài ấy. 遣興 khiển hứng: hứng lên làm giải khuây.

-          斷送 đoạn tống: ở đây mang nghĩa tiêu pha, gửi gắm, phó mặc, khác với nghĩa “hủy hoại” trong tiếng Hán hiện đại. 一生 nhất sinh: một đời, một kiếp.

-          尋思 tầm tư: suy xét.  tầm: tìm.  tư: suy nghĩ. 百計 bách kế: trăm điều tính toán.
 nhàn: nghĩa gốc là hàng rào. Ở đây dùng như  nhàn = thong dong vô sự, yên ổn.

-          莫憂 mạc ưu: chớ lo. 世事 thế sự: chuyện đời. 身事 thân sự: chuyện mình, chuyện bản thân.

-          須著 tu trước: nên đem, nên xem. “Tu” là nên; “trước”, trợ từ, thường được dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị hành động "đem", "lấy", hoặc "xem như". 人間 cõi đời.

Tác giả

韓愈 Hàn Dũ (768 - 824), là nhà thơ thời Trung Đường. Cha mẹ mất lúc mới 2 tuổi, ở với anh trai. Thông minh học giỏi, đỗ tiến sĩ, từng làm quan đến chức thị lang bộ Lại, nhưng cũng từng bị biếm trích do dám can ngăn vua. Một lần dâng sớ can ngăn Hiến Tông “đón xá lợi Phật vào cung” qua bài Luận Phật cốt biểu, khiến “long nhan nổi giận”, suýt bị kết án tử. Nhờ triều thần ra sức cầu xin, ông mới thoát chết, nhưng bị giáng chức làm Thứ sử một châu. Ít lâu sau, ông lại dâng sớ yêu cầu giảm thuế cho vùng bị thiên tai, bị gièm pha, lại bị giáng chức làm tri huyện một huyện hẻo lánh.

Ông nổi tiếng với chủ trương Văn dĩ tải đạo. Ở nước ta thời nhà Trần, Nguyễn Thuyên viết bài văn tế để đuổi cá sấu ở sông Hồng, trừ hại cho dân là học theo ông, được vua Trần Nhân Tông khen ngợi, cho đổi họ thành Hàn Thuyên.

Cao Bá Quát trích dẫn

Hai câu đầu của bài thơ này từng được Cao Bá Quát mượn dùng trong bài hát nói "Uống rượu tiêu sầu", tuy nhiên các bản tiếng Việt (Tuyển tập thơ ca trù, Văn học, 1987; trang web wikisource; thivien . net v.v.) đều chép "trầm tư bách kế" (沉思  thay vì 尋思 tầm tư). Không biết do người sau chép lại sai, hay do Cao Bá Quát cố ý sửa đổi. (沉思 như thâm tư 深思suy nghĩ sâu sắc).

Giản thể

断送一生惟有酒,
寻思百计不如闲。
莫忧世事兼身事,
须著人间比梦间。

 

19/4/25

Tham nhũng

Tham nhũng là từ ghép Hán Việt gồm hai yếu tố: tham (貪) và nhũng (冗), trong đó:

  • tham, chữ Hán viết 貪, là lòng ham muốn vật chất. (Thuyết văn giải tự: “貪, 欲物也” Tham, dục vật dã). Zdic giải thích chi tiết: Thích tiền tài, không từ thủ đoạn để chiếm đoạt.
    Đây là một chữ hình thanh, với 今 (kim, nghĩa là nay) biểu thị âm đọc và 貝 (bối, vốn là hình cái vỏ sò, xưa dùng làm tiền) biểu thị nghĩa.

  • nhũng, chữ Hán viết . có các nghĩa: rảnh rỗi, dư thừa, lộn xộn. Xưa, chữ này viết 宂, là hội ý của 宀 (mái nhà) và 儿 (người): Người ngồi ở nhà là do rảnh rỗi việc đồng áng. Hoặc do dư thừa, vô dụng. Dư thừa thì sinh lộn xộn, rối ren. Thuyết văn giải tự giảng: 冗, 㪔也. 从宀儿(人),人在屋下,無田事 Nhũng, tán dã. Tòng miên, nhân; nhân tại ố hạ, vô điền sự. Nhũng nhiễu 冗擾: rối ren, không được yên. Thường dùng chỉ hành vi gây khó khăn, phiền hà của người có chức quyền  trong khi thực hiện công vụ.

Như vậy, 貪冗 (tham nhũng) theo nghĩa đen là ham muốn tài vật, và dùng cách nhũng nhiễu để có được.

Tuy nhiên, từ ghép này không xuất hiện trong các từ điển Hán ngữ trực tuyến hoặc website Hán ngữ nào (tìm trên Baidu Baike và Zdic với từ khóa “貪冗” không có kết quả). Trong số các từ điển Hán Việt phổ biến, cũng chỉ có Từ điển Nguyễn Quốc Hùng ghi nhận, giải thích là “ham muốn tiền bạc và hạch sách đòi hỏi” (dẫn theo hvdic.thivien.net).

Các từ điển Hán ngữ chỉ thấy ghi nhận từ 貪污 (tham ô), mang nghĩa lợi dụng chức quyền phi pháp để có được tiền tài (Zdic: 利用职权非法取得钱财 lợi dụng chức quyền phi pháp thủ đắc tiền tài).

Nếu “tham ô” tương ứng với embezzlement – tức hành vi chiếm đoạt tài sản công bằng quyền lực, thì “tham nhũng” (corruption) bao hàm rộng hơn, gồm tham ô và nhũng nhiễu.

Từ tham nhũng được các từ điển tiếng Việt ghi nhận. 

Từ điển Khai Trí Tiến Đức: Tham nhũng 貪冗. Nói về quan lại, tham lam nhũng nhiễu. 

Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và trục lợi.

Tham nhũng là một tội được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng (2018). 

Khoản 1 Điều 3 luật này định nghĩa: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Ví dụ về một số hành vi bị coi là tham nhũng:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, bao che người phạm pháp.

  • Thực hiện không đúng chức trách hoặc không thực hiện chức trách vì tư lợi.

  • Nhận, đưa, hoặc môi giới hối lộ.

Từ tham nhũng là ví dụ minh họa cho lớp từ Hán Việt do chính người Việt sáng tạo từ các yếu tố vay mượn của chữ Hán. 

16/4/25

Chế độ làng xã ở Việt Nam

CHẾ ĐỘ LÀNG XÃ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM: MỘT CẤU TRÚC TỰ TRỊ ĐẶC THÙ

I. MỞ ĐẦU

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, làng xã không chỉ là một đơn vị cư trú đơn thuần mà còn là một thực thể hành chính, văn hóa và xã hội mang tính tự trị cao. Hệ thống làng xã truyền thống đã góp phần định hình cấu trúc nhà nước phong kiến, đồng thời phản ánh đặc điểm tâm thức cộng đồng của người Việt. Bài tham luận này trình bày sự phát triển của chế độ làng xã qua các thời kỳ lịch sử, từ thời Bắc thuộc đến thời hiện đại, làm rõ vai trò của lý trưởng trong thiết chế làng xã, và lý giải câu tục ngữ "Phép vua thua lệ làng" trong bối cảnh quản lý xã hội truyền thống.

II. CHẾ ĐỘ LÀNG XÃ QUA CÁC THỜI KỲ

  1. Thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 TCN – thế kỷ 10) Dưới sự đô hộ của các triều đại Trung Hoa, người Việt duy trì các cộng đồng cư dân bản địa (lạc dân), tự quản lý theo phong tục và huyết thống. Cấu trúc làng xã sơ khai, với các chức sắc bản địa như lạc tướng, tồn tại song song với hệ thống hành chính quận, huyện của chính quyền đô hộ.

  2. Thời kỳ độc lập tự chủ (Ngô, Đinh, Tiền Lê) Khi giành được độc lập, các triều đại đầu tiên xây dựng nền hành chính sơ khai. Làng xã được gọi là xã, giáp, lý, do các chức sắc như xã trưởng, lý trưởng quản lý, có quan hệ trung gian giữa triều đình và người dân.

  3. Thời Lý – Trần (thế kỷ 11–14) Hệ thống hành chính được củng cố theo mô hình lộ - phủ - huyện - xã. Lý trưởng đứng đầu làng xã, quản lý các hoạt động dân sinh, giáo dục, tín ngưỡng, an ninh. Hương ước bắt đầu hình thành, thể hiện tính tự trị cao của làng.

  4. Thời Lê sơ (thế kỷ 15–16) Dưới triều Lê, luật pháp được hệ thống hóa (Luật Hồng Đức), làng xã trở thành đơn vị hành chính – tự trị song hành. Hương ước được chuẩn hóa, lý trưởng giữ vai trò trung gian giữa nhà nước và dân làng.

  5. Thời Mạc và Trịnh – Nguyễn phân tranh (thế kỷ 16–18) Đất nước chia cắt, chiến tranh kéo dài khiến chính quyền trung ương suy yếu. Làng xã trở thành điểm tựa ổn định của dân cư, với tính tự trị cao. Ở Đàng Trong, làng xã phát triển linh hoạt hơn để thích ứng với vùng đất mới khai phá.

  6. Thời Nguyễn (thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20) Triều Nguyễn thống nhất đất nước và tổ chức hành chính theo hệ thống tỉnh – phủ – huyện – tổng – xã. Lý trưởng là người đứng đầu làng, chịu trách nhiệm toàn diện từ thuế khóa đến an ninh, giáo dục, tín ngưỡng. Dưới thời Pháp thuộc, làng xã vẫn duy trì nhưng mất dần tính tự trị.

  7. Thời hiện đại (từ 1945 trở đi) Sau Cách mạng tháng Tám 1945, mô hình làng xã phong kiến bị bãi bỏ. Xã trở thành đơn vị hành chính cơ sở dưới chính quyền cách mạng, không còn tính tự trị. Các chức danh như lý trưởng, hương ước, ruộng công bị xóa bỏ.

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1955–1975), hành chính được tổ chức theo 5 cấp: trung ương – tỉnh – quận – xã – thôn/ấp. Thôn làng vẫn giữ vai trò thiết yếu trong quản trị địa phương, song theo mô hình nhà nước hiện đại, chứ không còn dựa trên truyền thống lệ làng như trước.

III. VAI TRÒ CỦA LÝ TRƯỞNG TRONG LÀNG XÃ TRUYỀN THỐNG

Chức danh lý trưởng (里長) xuất hiện phổ biến từ thời Lê sơ, là người đứng đầu làng. Trong chữ Hán, 里 là làng, 長 là người đứng đầu. Lý trưởng không chỉ điều hành hành chính mà còn tổ chức đời sống văn hóa – xã hội trong làng, từ tế lễ, giáo dục đến xử phạt dân sự. Việc gọi là lý trưởng thay vì xã trưởng phản ánh thực tế: đơn vị làng (里) gần gũi với dân hơn, còn xã (社) là cấp hành chính chính thức nhưng có thể bao gồm nhiều làng.

IV. CHÍNH QUYỀN LÀNG XÃ: QUẢN LÝ VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

Làng xã truyền thống có hai vai trò song hành:

  1. Phục vụ dân làng:

  • Duy trì an ninh, trật tự.

  • Tổ chức học hành, mời thầy đồ.

  • Phát triển kinh tế địa phương, tổ chức chợ, bến bãi.

  • Quản lý đất đai, phân phối ruộng công.

  • Duy trì tín ngưỡng, tổ chức lễ hội.

  1. Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:

  • Thu thuế, giao đinh, lao dịch.

  • Tổ chức dân binh khi cần thiết.

V. “PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”: Ý NGHĨA VÀ THỰC TIỄN

Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa luật pháp trung ương và phong tục địa phương. Hương ước – bộ quy ước nội bộ của làng – có thể lấn át pháp luật nhà nước trong một số trường hợp. Dân làng thường ưu tiên "lệ làng" do tính gần gũi, ổn định và gắn bó văn hóa. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy giới hạn của nhà nước phong kiến trong việc kiểm soát toàn bộ xã hội.

VI. KẾT LUẬN

Chế độ làng xã truyền thống là một cấu trúc tự trị đặc thù của xã hội Việt Nam. Lý trưởng là người đại diện tiêu biểu cho thiết chế ấy. Mô hình làng xã vừa hỗ trợ nhà nước trong quản lý xã hội, vừa bảo lưu những giá trị văn hóa – cộng đồng đặc sắc. Câu nói “Phép vua thua lệ làng” là biểu hiện sống động của tính chất bán hành chính – bán văn hóa trong quản trị địa phương truyền thống Việt Nam.

Việc nghiên cứu chế độ làng xã không chỉ giúp hiểu rõ lịch sử hành chính Việt Nam, mà còn cung cấp những gợi ý quan trọng cho cải cách thể chế và xây dựng chính quyền cơ sở trong bối cảnh hiện đại.

Review L'Étranger

ChatGPT

Tác phẩm L'Étranger (Người xa lạ, 1942) là một cột mốc mở đầu và mang tính biểu tượng trong sự nghiệp văn chương và triết học của Albert Camus, không chỉ giới thiệu phong cách độc đáo của ông mà còn là một trong những tác phẩm nền tảng của chủ nghĩa phi lý (absurde) – triết lý mà Camus trở thành đại diện tiêu biểu.


📘 1. Tóm tắt nội dung ngắn gọn:

Nhân vật chính, Meursault, là một viên chức người Pháp sống ở Algérie thuộc địa. Tác phẩm mở đầu bằng câu nổi tiếng:

"Aujourd’hui, maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas."
(Hôm nay mẹ tôi mất. Hoặc có lẽ hôm qua, tôi không biết.)

Từ cái chết của mẹ, Meursault bắt đầu một hành trình kỳ lạ – thụ động, lãnh đạm, như thể thế giới quanh anh không buộc được cảm xúc nơi anh. Sau một loạt sự kiện, anh giết một người Ả Rập, gần như vô thức, dưới ánh nắng thiêu đốt của biển. Cuối cùng, anh bị kết án tử hình, nhưng chính trong tù, khi đối diện cái chết, Meursault lại đạt được một thứ “giác ngộ” phi lý – chấp nhận sự vô nghĩa của đời sống và sự vắng mặt của Thượng đế như một điều tất yếu, thậm chí là giải thoát.


🧠 2. Vai trò của L'Étranger trong sự nghiệp Camus:

🔹 A. Tuyên ngôn tiểu thuyết của triết lý phi lý (absurde)

Camus không phải một nhà hiện sinh theo kiểu Sartre, ông theo đuổi “chủ nghĩa phi lý” (philosophie de l’absurde) – nơi con người khát khao ý nghĩa trong một vũ trụ câm lặng, vô nghĩa.

L’Étrangermảnh ghép văn chương đầu tiên trong “Bộ ba phi lý” của Camus, gồm:

  1. L'Étranger – tiểu thuyết

  2. Le Mythe de Sisyphe – tiểu luận triết học

  3. Caligula hoặc Le Malentendu – kịch

📌 Meursault chính là biểu tượng của con người phi lý: không dối mình, không viện đến tôn giáo, không cần an ủi – mà can đảm nhìn thẳng vào sự vô nghĩa để sống và chấp nhận.


🔹 B. Đặt tên tuổi Camus lên bản đồ văn học hiện đại

  • Xuất bản năm 1942, giữa Thế chiến II, L’Étranger đã gây chấn động vì văn phong lạnh lùng, phi truyền thống và nhân vật “vô cảm” đến sốc.

  • Dù bị chỉ trích bởi một số trí thức thời đó (Sartre từng có quan hệ rồi rạn nứt với Camus), tác phẩm vẫn nhanh chóng được đánh giá như một kiệt tác hiện đại.

  • Cùng với tiểu luận Le Mythe de Sisyphe xuất bản cùng năm, Camus được nhìn nhận như một nhà văn-triết gia, không chỉ viết truyện mà còn góp phần định hình tư tưởng thời đại.


🔹 C. Ảnh hưởng sâu sắc đến văn học và triết học thế kỷ 20

  • L'Étranger mở đường cho một kiểu nhân vật mới: “con người phi lý” – không theo luân lý thông thường, không phản kháng bằng giận dữ, mà bằng sự trung thực tàn nhẫn với thực tại.

  • Camus cho thấy: cái phi lý không phải là sự tuyệt vọng, mà là khởi đầu của tự do.

    “Le monde m’est indifférent, moi aussi je le suis.” (Thế giới dửng dưng với tôi, tôi cũng vậy.)


🧭 3. Tóm tắt giá trị nghệ thuật và triết học:

Phương diệnĐặc điểm nổi bật
Văn phongLạnh lùng, đơn giản, miêu tả như thể máy móc – phản ánh sự tách biệt giữa con người và thế giới
Cốt truyệnHành động vô lý, phi truyền thống – không kịch tính hóa, không lý giải tâm lý
Triết lýPhi lý, chấp nhận cái chết, phủ nhận trật tự đạo đức hay tôn giáo thông thường
Nhân vậtMeursault – hình mẫu “người xa lạ” với xã hội, thậm chí với chính bản thân mình

📌 Kết luận:

L’Étranger là tác phẩm mở màn và thiết yếu trong toàn bộ di sản triết học – văn học của Camus. Nó không chỉ định hình phong cách viết, mà còn đặt nền móng cho toàn bộ quan niệm sống của ông về sự phi lý, tự do, và phẩm giá con người trong một vũ trụ vô nghĩa.

15/4/25

Siddhartha và Zorba

 

Siddhartha và Zorba: Hai hành trình, một nỗi khao khát sống

I. Giới thiệu

Siddhartha, nhân vật chính trong tiểu thuyết cùng tên của Hermann Hesse (1922), và Alexis Zorba, linh hồn hoang dã trong Zorba the Greek của Nikos Kazantzakis (1946), là hai hình tượng văn học mang dấu ấn sâu sắc trong văn chương thế kỷ XX. Một bên là người Ấn Độ cổ đại đi tìm giác ngộ giữa đời thường; bên kia là người Hy Lạp hiện đại sống trọn từng khoảnh khắc như một nghi lễ thiêng liêng. Tuy xuất thân từ hai nền văn hóa khác biệt, hai thời đại, hai thế giới quan tưởng như đối lập, họ vẫn gặp nhau nơi tận cùng của một câu hỏi xưa cũ: sống là gì và sống thế nào mới thật sự là sống?


II. Sự khác biệt: Hai cực của một tấm bản đồ

Điểm xuất phát đầu tiên của Siddhartha và Zorba là sự tương phản gần như triệt để về văn hóa và bản chất.

Siddhartha sinh ra trong tầng lớp tinh hoa trí thức, con của một vị Bà-la-môn, được giáo dục trong truyền thống Phật giáo và Ấn Độ giáo. Hành trình của anh bắt đầu bằng sự khước từ: từ bỏ giáo lý, từ bỏ khổ hạnh, từ bỏ dục lạc – để cuối cùng đi đến buông bỏ tất cả. Siddhartha là người hướng nội, sống bằng chiêm nghiệm. Những chuyển hóa trong anh thường lặng lẽ, như dòng sông mà anh lắng nghe đến mức hòa tan vào nó.

Ngược lại, Alexis Zorba là một nhân vật nồng nhiệt, ồn ào, sống bằng trực giác và bản năng. Không triết lý suông, không lý luận trừu tượng, Zorba yêu, ăn, làm việc, chơi đàn và nhảy múa bằng cả thân thể và tâm hồn. Ông thường xuyên chế giễu trí thức – điển hình là người kể chuyện (có thể xem như hiện thân của chính Kazantzakis) – vì “đọc quá nhiều mà sống quá ít”.

Nếu Siddhartha là biểu tượng của trung đạo, thanh tịnh, thì Zorba là lửa, là sự sống bùng nổ. Nếu một người đi đến giác ngộ bằng im lặng, thì người kia đi đến minh triết bằng tiếng cười, âm nhạc và thất bại.


III. Sự tương đồng: Hai con đường, một đích đến

Tuy khác biệt về hình thức và phương pháp, Siddhartha và Zorba lại cùng đi trên một hành trình cốt lõi: hành trình tìm kiếm tự do nội tâm và ý nghĩa đích thực của đời sống.

Cả hai đều khước từ khuôn mẫu. Siddhartha từ chối lời dạy của cả Đức Phật vì anh tin rằng chân lý không thể truyền đạt, chỉ có thể tự thân chứng nghiệm. Zorba thì phá vỡ mọi lề thói, mọi định kiến – từ tình dục đến lao động – để sống một cách toàn vẹn, tự nhiên, không sợ hãi.

Cả hai đều là những bậc thầy không cố ý dạy ai, nhưng lại thức tỉnh người khác bằng chính cách họ sống. Siddhartha thức tỉnh người lái đò và chính độc giả. Zorba truyền cảm hứng sống mãnh liệt cho người trí thức bên cạnh, khiến anh ta “muốn xé nát tất cả sách vở để học cách sống từ đầu”.

Cả hai đều đạt tới một dạng minh triết, nơi chấp nhận đời sống như nó là, với những khổ đau, niềm vui, cái chết – và vượt qua nó bằng lòng từ tốn hoặc sự cuồng nhiệt yêu đời.


IV. Kết luận: Hai khuôn mặt của tự do

Siddhartha và Zorba là hai biểu tượng văn học tưởng như đối lập, nhưng thực ra là hai cực của một trục tâm linh – một người đi vào im lặng, người kia đi vào tiếng cười; một người thấm nhuần thiền định, người kia thấm đẫm rượu vang và âm nhạc. Nhưng cả hai đều dạy chúng ta rằng sự sống không nằm trong những gì được dạy, mà trong những gì được sống – sống trọn vẹn, sống có ý thức, sống không sợ hãi.

Trong một thế giới hiện đại đang bị kéo căng giữa lý trí và bản năng, giữa tốc độ và hoang mang, giữa trật tự và vô nghĩa, thì Siddhartha và Zorba có thể là hai người bạn tinh thần – một trầm mặc dẫn lối vào nội tâm, một sôi nổi nhắc ta đừng quên sống.

Mẹ ơi, con xin lỗi

 Truyện ngắn

ChatGPT

---

Mẹ ơi, con xin lỗi

Lại mưa.
Thành phố này hình như không chờ ai ngẩng đầu để đổ mưa. Cũng như đời, không đợi ai kịp lớn mới bắt đầu khó.

Tin nhắn vừa gửi đi. Có thể mẹ đang đọc. Có thể mẹ chưa đọc. Có thể mẹ sẽ đọc đi đọc lại…
Tôi không biết.
Chỉ biết mình đang run, không phải vì lạnh. Mà vì lần đầu nói thật – sau ngần ấy năm toàn những lời giả.

Tôi không tốt nghiệp.
Không có khóa luận, không có điểm anh văn đủ chuẩn. Không còn niềm tin nào để ép mình đến giảng đường.

Mẹ chắc chưa quên hôm tôi nhận giấy báo trúng tuyển. Một ngôi trường đại học công lập khá nổi tiếng. Mẹ mừng đến phát khóc. Cái mừng của người cả đời không dám mơ, nay bỗng thấy giấc mơ thành thật.
Mẹ nói: "Con mẹ vậy là giỏi rồi! Nhà mình có đứa lên đại học, hơn cha rồi, thế là nhà có phước!"

Phải. Tôi không phải người đầu tiên trong đại gia đình đi học. Nhưng là người đầu tiên và duy nhất của mẹ. Của ba. 

Tôi còn nhớ đêm trước khi rời quê.
Sân nhà có mấy lon bia ướp trong xô nước đá. Cha ngồi với mấy chú, vài miếng khô, mấy tiếng cười.
Cha cụng ly, nửa đùa nửa thật: “Mày không đỗ thì mày chết với tao. Nhưng đỗ rồi thì tao chết với mày.”
Ai nấy cười rộ.
Mẹ từ bếp bước ra, tay bưng thêm mấy món. Mắt mẹ lấp lánh như trời vừa tạnh.

Lúc đó, tôi chưa hiểu hết lời ba nói. Tôi đang thấy mình sắp bay.
Tự do. Thành phố. Một căn phòng trọ với cái cửa sổ nhỏ xíu. Một cái giường xếp. Một bàn học cũ. Một chỗ ngồi trong giảng đường mấy trăm người.

Không ai gọi dậy.
Không ai dọa phạt nếu bỏ tiết.
Không ai hỏi hôm nay ăn gì, mặc gì, buồn vui ra sao.

Chỉ có tôi. Và sự tự do – lớn đến mức tôi không ôm nổi.

Bạn bè mỗi đứa một hướng. Có đứa học chăm như máy, có đứa sống như không cần ngày mai. Có người rủ chơi game. Có người rủ yêu đương. Tôi trôi giữa họ như một cọng cỏ, không rễ, không phương hướng.

Một môn rớt. Rồi hai. Rồi .. tôi không dám nhớ nữa.
Tôi ngại vào lớp. Ngại cả cái bóng của mình in trên vách.
Và tôi bắt đầu nói dối.

Mỗi lần về quê, tôi mặc chiếc áo sơ mi là phẳng, cười tươi, kể mẹ nghe về “đề tài khóa luận” tôi không hề có.
Mẹ vừa lắng tai nghe, vừa bóc cam bóc bánh ...
Nhìn mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tôi nuốt múi cam mà thấy cổ họng đắng ngắt. 

Giá mà ngày xưa tôi đủ dũng cảm nói với mẹ: con không hợp trường lớp.
Con muốn học nghề, đi làm, học cái gì có thể dùng đôi tay mà sống.
Nhưng tôi im. Vì tôi sợ.
Không phải sợ mẹ giận. Mà sợ mẹ buồn.

Tôi đã không muốn mẹ mất mặt. Nhưng cuối cùng lại làm mẹ đau lòng hơn cả.

Nếu bây giờ có ai hỏi tôi, sai lầm lớn nhất của tôi là gì, thì tôi sẽ nói: sai lầm lớn nhất là không dám nói thật với mẹ ngay từ đầu.
Tôi đã sống bằng sự kỳ vọng của mẹ cha, cái kỳ vọng tôi sớm thấy vượt quá sức mình. tại sao tôi không dám nói từ đầu? Tại tôi thương mẹ. Hay tại tôi ích kỉ, sợ mất đi tình thương yêu ấy?

Tôi đang tìm việc. Chưa biết có ổn không, nhưng ít nhất là tôi thấy mình đang bước đi bằng hai chân, chứ không lết bằng lời nói dối nữa.
Tôi sẽ không xin tiền nữa. Không đòi hỏi gì thêm từ mẹ – người đã cho tôi nhiều hơn cả khả năng mình có thể đền đáp.

Khi nào ổn hơn, tôi sẽ về.
Hoặc sẽ gọi. Nếu mẹ còn muốn nghe tiếng tôi.

…Mưa đã tạnh.
Chỉ còn loáng nước dưới chân, và những chiếc xe lao qua, bắn tung tóe những vệt bùn vào tường.

Tôi nhớ mẹ.
Và nhớ cái thời mình chưa biết nói dối.

14/4/25

Tình yêu dưới mắt Shopenhauer và Freud

Quan điểm của Arthur SchopenhauerSigmund Freud về tình yêu có nhiều điểm tương đồng sâu sắc, dù xuất phát từ hai hệ thống triết học và phân tâm học khác nhau. Cả hai đều nhìn tình yêu dưới lăng kính bản năng, vô thức và gắn với những động lực sinh học hơn là lý trí hay đạo đức.


1. Schopenhauer: Tình yêu là mưu đồ của ý chí sinh tồn

Schopenhauer tiếp cận tình yêu từ hệ thống triết học duy tâm và bi quan của mình:

  • Ông cho rằng đằng sau mọi hành vi con người là “ý chí sống” (Wille zum Leben) – một lực mù quáng thúc đẩy sinh tồn và sinh sản.

  • Tình yêu chỉ là công cụ của ý chí này, nhằm khiến con người chọn bạn tình theo cách tối ưu cho sự duy trì nòi giống.

  • Những cảm xúc mãnh liệt, lãng mạn thực chất là ảo ảnh của ý chí giống nòi, che mờ lý trí để đạt mục tiêu sinh học.

  • Cái gọi là “tiếng sét ái tình” không phải là sự lựa chọn cá nhân, mà là sự lựa chọn của giống loài thông qua cá nhân, để tạo ra đứa con có tổ hợp gene tốt nhất.

“Tình yêu lãng mạn là một âm mưu của loài người chống lại cá nhân."


2. Freud: Tình yêu là biểu hiện của bản năng dục vọng bị dồn nén

Freud, từ góc độ phân tâm học, cũng xem tình yêu là một biểu hiện của các xung năng vô thức:

  • Ông nhấn mạnh đến bản năng tính dục (libido) như động lực cơ bản của hành vi con người, kể cả tình yêu.

  • Tình yêu nảy sinh khi dục vọng bị dồn nén được chuyển hướng (thăng hoa hoặc bù đắp), thường gắn với các hình ảnh từ thời thơ ấu (như phức cảm Oedipus).

  • Theo Freud, tình yêu thường không thuần khiết mà luôn lẫn lộn giữa ham muốn, quyền lực, mặc cảm, và vô thức.

  • Những lý tưởng hóa trong tình yêu là cơ chế phòng vệ, giúp con người đối phó với xung đột giữa dục vọng và chuẩn mực xã hội.

"Chúng ta không bao giờ yêu một người như họ thật sự là – mà yêu hình ảnh của họ trong tâm trí ta."


3. Tương đồng giữa Schopenhauer và Freud

Dù khác biệt về hệ hình tư duy (triết học vs. phân tâm học), cả hai chia sẻ một cái nhìn giải thiêng, thậm chí bi quan về tình yêu:

Điểm tương đồngMô tả
Vô thức chi phốiCả hai đều cho rằng con người không thực sự “ý thức” về lý do yêu – tình yêu bị điều khiển bởi vô thức (ý chí sống hoặc libido).
Tình yêu phục vụ sinh họcSchopenhauer nhấn mạnh sự duy trì giống nòi, Freud nhấn mạnh sự giải tỏa dục năng – đều hướng về mục tiêu sinh học.
Ảo tưởng của cá nhânTình yêu khiến con người tưởng mình tự do, nhưng thực chất là bị chi phối bởi lực lượng bên trong họ không kiểm soát được.
Tình yêu không thuần lýCả hai phủ nhận tình yêu như một hành vi lý trí hay thuần đạo đức. Đó là một sự lừa dối đẹp phục vụ những động cơ sâu xa.

4. Khác biệt chính

Khía cạnhSchopenhauerFreud
Nền tảng lý thuyếtTriết học siêu hình, bi quanPhân tâm học, tâm lý học hiện đại
Bản năng chủ đạoÝ chí sống (sinh tồn, sinh sản)Libido (dục vọng đa dạng hơn, bao gồm cả phi sinh sản)
Trị liệuKhuyên từ bỏ ham muốn, hướng đến khổ hạnhPhân tích vô thức để hiểu và điều hòa xung đột nội tâm

 Tình yêu – trong cái nhìn của cả Schopenhauer và Freud – không còn là khúc hát thiêng liêng của con tim, mà là một cơ chế sâu kín, bị chi phối bởi những lực vô hình bên dưới bề mặt ý thức. Quan điểm này dẫu có vẻ lạnh lùng, nhưng lại chạm đến một sự thật đầy nhân tính: rằng yêu không chỉ là sự lựa chọn lý trí, mà là một tình trạng tồn tại – nơi cái tôi và bản năng va đập, mặc cảm và khát khao hòa trộn.

Từ Schopenhauer, ta hiểu rằng tình yêu có thể là một “trò lừa vĩ đại” của giống loài, khiến cá nhân tưởng rằng mình đang hành động vì chính mình trong khi thật ra là vì thế hệ sau. Từ Freud, ta thấy tình yêu là nơi tiềm thức lên tiếng, nơi quá khứ cá nhân – tuổi thơ, những tổn thương, ham muốn chưa nói thành lời – tìm cách được bù đắp.

Trong thời đại hôm nay, khi tình yêu bị giằng co giữa lãng mạn hóa và thực dụng hóa, thì việc nhìn lại những tư tưởng này giúp ta hiểu tình yêu như một tiến trình đa tầng: vừa sinh học, vừa tâm lý, vừa xã hội. Ta có thể không đồng tình toàn bộ với Schopenhauer hay Freud, nhưng ta không thể phủ nhận rằng tình yêu luôn nhiều nghĩa hơn là những lời thì thầm trong đêm.

Chấp nhận những mặt tối của tình yêu không khiến ta yêu kém chân thành hơn – trái lại, có thể khiến tình yêu của ta bớt ảo tưởng nhưng sâu sắc hơn, có trách nhiệm hơn và cũng nhân bản hơn. Và có lẽ, chính khi hiểu rằng mình không hoàn toàn kiểm soát được vì sao mình yêu, ta mới bắt đầu học cách yêu một cách tự do.



13/4/25

Triết học là gì

 

1. Triết học là gì?

Triết học (từ gốc Hy Lạp philosophia - "tình yêu đối với sự khôn ngoan") là ngành học nghiên cứu những câu hỏi căn bản nhất về:

  • Thế giới: Thế giới là gì? Nó có nguồn gốc và bản chất ra sao?

  • Con người: Con người là ai? Ý thức, tự do, linh hồn có tồn tại không?

  • Nhận thức: Ta biết được gì? Làm sao biết điều mình biết là đúng?

  • Giá trị: Cái gì là tốt, xấu, đúng, sai, công bằng, hạnh phúc?

Nói ngắn gọn, triết học là nỗ lực lý tính để hiểu bản chất sâu xa của hiện thực, của con người và của tư duy.


2. Vì sao phải học tập, nghiên cứu triết học?

  • Mở rộng tư duy: Triết học giúp ta đặt câu hỏitư duy phản biện, không chấp nhận mọi thứ như hiển nhiên.

  • Hiểu rõ thế giới và chính mình: Nhờ triết học, ta hiểu mình đang sống trong một thế giới có quy luật, có lịch sử tư tưởng, và có sự vận động không ngừng.

  • Định hướng giá trị sống: Triết học giúp ta suy ngẫm về điều gì thực sự có ý nghĩa, từ đó sống có định hướng, có chiều sâu.

  • Nền tảng của nhiều ngành khác: Khoa học, chính trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… đều bắt đầu từ những câu hỏi triết học.


3. Triết học có cần thiết cho cuộc sống không?

Có. Dù bạn có học triết hay không, bạn vẫn đang "sống" triết học mỗi ngày, trong cách bạn:

  • Chọn điều gì là đúng hay sai (đạo đức).

  • Tin vào điều gì là thật hay giả (nhận thức).

  • Hiểu bạn là ai và nên sống thế nào (bản thể và hiện sinh).

Chẳng hạn: khi bạn băn khoăn "Tôi sống để làm gì?", "Công bằng là gì?", hay "Có số phận hay không?", thì bạn đã đang suy tư triết học rồi đó.


4. Nếu muốn học triết thì học như thế nào?

Tùy vào mục tiêu của bạn mà cách học có thể khác nhau. Nhưng đây là một lộ trình chung:

a. Học cách đặt câu hỏi và suy nghĩ

Đọc sách, suy ngẫm và trò chuyện với người khác. Triết học không bắt đầu từ đáp án, mà từ câu hỏi.

b. Làm quen với các triết gia và trường phái lớn

Plato, Aristotle, Descartes, Kant, Hegel, Marx, Nietzsche, Sartre, Wittgenstein… mỗi người đều đưa ra một cách hiểu riêng về thế giới và con người.

c. Học triết theo chủ đề

Ví dụ: triết học chính trị, triết học đạo đức, hiện sinh, phân tích ngôn ngữ, triết học khoa học…

d. Liên hệ với thực tiễn

Hãy hỏi: tư tưởng này giúp gì cho cuộc sống, công việc, mối quan hệ hay niềm tin của mình?

e. Đọc chậm, đọc sâu, và đối thoại

Triết học không giống truyện tranh hay bài báo. Nó cần được nghiền ngẫm, phản biện, thảo luận.

5. Một số tác phẩm cơ bản nên đọc để tìm hiểu về triết học

Nếu bạn muốn học một cách hệ thống thì có thể làm thế này:

  1. Đọc "Thế giới Sophie" hoặc sách nhập môn như của Politzer – để có khung khái quát.

  2. Học theo giáo trình môn triết lớp 12 thời VNCH

    Các sách này thường chia rõ 4 phân môn:

    • Tâm lý học – Nghiên cứu hoạt động tinh thần, cảm giác, ý chí, trí nhớ…

    • Luận lý học (Logic) – Học về các quy luật của tư duy, lập luận.

    • Đạo đức học – Học về cái thiện, trách nhiệm, hạnh phúc…

    • Siêu hình học (Metaphysics) – Bàn về bản thể, hiện hữu, thực tại.

    Nên học dần từng phần: tâm lý học → luận lý học → đạo đức học → siêu hình học.
    Những cuốn sách ấy:

    • Có lối trình bày chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Chủ yếu là giới thiệu các khái niệm cơ bản và các triết thuyết quan trọng từ cổ đại đến nay.

    • Phù hợp cho người mới học, đặc biệt là những ai thích suy nghĩ trừu tượng nhưng có khuynh hướng thực tiễn.

    • Mang đậm tinh thần khai phóng, ảnh hưởng triết học Pháp – phương Tây hiện đại – nhưng vẫn không xa rời văn hóa Á Đông.

    Hiện nay, bạn có thể tìm các bản số hóa (PDF, scan) những sách này trên các diễn đàn như TVE-4U, Diễn đàn sách xưa, hoặc các nhà sưu tầm cá nhân.

  3. Sau khi hiểu được những khái niệm cơ bản và có cái nhìn tổng quan về các triết thuyết xưa nay, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, xen kẽ triết học Tây Phương và triết học Đông phương 

  4. Nhập môn:
    • Thế giới Sophie (Jostein Gaarder): Tiểu thuyết dẫn dắt qua lịch sử triết học phương Tây, dễ đọc.
    • Triết học căn bản (William F. Lawhead): Tổng quan rõ ràng về triết học phương Tây.
    • "Tư tưởng phương Đông"  (Trần Văn Giàu).  Phần đầu rất sâu và có hệ thống.

    • Minh triết trong đời sống (Nguyễn Duy Cần): Triết học phương Đông thực tiễn, gần gũi.
    • Lăng già tâm ấn hoặc các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh (rất triết lý, dễ tiếp cận)
  5. Kinh điển chọn lọc:
    • Cộng hòa (Plato): Bàn về công lý và xã hội lý tưởng.
    • Đạo Đức Kinh (Lão Tử): Dạy về sự hài hòa và sống vô vi.
    • Luận Ngữ (Khổng Tử): Hướng dẫn đạo đức và trách nhiệm xã hội.
  6. Ghi chép và đối thoại – tự đặt câu hỏi, viết lại suy nghĩ, trao đổi với bạn bè.

Tóm tắt: Triết học – đúng nghĩa – là gì?

Triết học, theo đúng nghĩa cổ điển và hiện đại, là:

  • Tư duy phê phán (critical thinking),

  • Đặt vấn đề thay vì áp đặt câu trả lời,

  • Tìm kiếm chân lý chứ không bảo vệ chân lý cố định.

---
link sách
1. Thế giới của Sophie. https://nhasachmienphi.com/the-gioi-cua-sophie.html
2. "Hành trình khám phá thế giới triết học phương Tây" của William F. Lawhead . https://drive.google.com/file/d/17Ja4dwpX88QD45JE-3F2N5nySxrl6yNY/view?usp=sharing
3. Không tìm thấy cuốn Minh triết trong đời sống của Nguyễn Duy Cần, nhưng có bản của tác giả khác:MINH TRIẾT TRONG ĐỜI SỐNG
Darshani Deane | Nguyên Phong dịch
Nguyễn Duy Cần viết khá nhiều sách về triết học: Nhập môn triết học Đông phương, Lão tử tinh hoa, Phật học tinh hoa, v.v. ebook khá dễ kiếm trên mạng.
Ví dụ với cuốn Nhập môn:
4. Lăng Già tâm ấn do Nhất Hạnh giảng không tìm thầy trên mạng, chỉ tìm thấy bài giảng của Thích Thanh Từ trong thư viện Hoa Sen.
Với người muốn tìm hiểu PG một cách có hệ thống, tôi nghĩ nên đọc bộ Phật học phổ thông của Thích Thiện Hoa. Còn nếu chỉ muốn liếc qua coi thử nó là cái gì, tôi nghĩ có thể đọc Nẻo vào Thiền học của Nhất Hạnh: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/neo-vao-thien-hoc/
5. Câu chuyện triết học. Will Durant. https://drive.google.com/file/d/1s1cf0TTHapFWOf9lwslLMWnmA6SQUymm/view?usp=sharing
5. các sách khác như bộ sách GK triết lớp 12, Đạo Đức Kinh, Luận ngữ .. có nhiều tác giả soạn/dịch và rất dễ tìm trên mạng.
ChatGPT không giới thiệu cuốn Câu chuyện triết học của W Durant. Nhưng tôi thấy cuốn này cũng rất đáng đọc, nên giới thiệu thêm ở đây.
https://drive.google.com/file/d/1s1cf0TTHapFWOf9lwslLMWnmA6SQUymm/view?usp=sharing