Ngắm tranh phụ nữ tắm của Nguyễn Phan Chánh
Trăng lu (1970)
Trặng tỏ (1968)
Xem hai bức tranh lụa Trăng lu Trăng tỏ, có ai nghĩ là do một lão họa sĩ đã xấp xỉ 80 vẽ không nhỉ. Trước đó năm 1962, khi tròn 70, ông đã nổi tiếng với bức Kỳ lưng
Kì lưng (1962)
Nhà văn Nguyệt Tú con gái họa sĩ nhớ lại: "Năm 1962 bức tranh Kỳ lưng của cha tôi đã làm xôn xao giới họa sĩ. Thời kỳ ấy, do quan niệm khắt khe nên hầu như họa sĩ không được vẽ tranh nude. Bức tranh Kỳ lưng của cha tôi là bức đầu tiên “phá rào” vẽ một cô thiếu nữ tắm trần"
Bây giờ tranh nude vẫn còn bị dị ứng, nói chi thời 196x, 197x khi mà thơ tình lãng mạn thôi còn bị qui kết là tàn dư tiểu tư sản. Thật ra, qua các mẫu chuyện bây giờ mới kể ta biết rằng hồi ấy bị cấm đoán không dám công bố tác phẩm, nhưng Xuân Diệu vẫn làm thơ tình chui, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, .. vẫn vẽ nude. Đời sống khó khăn, tranh vẽ ra không bán được, thường chỉ đem gán nợ cafe, thuốc lào, thì họ hùn tiền thuê mẫu vẽ cho đã thèm ..
Riêng với Nguyễn Phan Chánh, nghe kể đương thời Tố Hữu rất quí ông. Mừng thọ 80 của ông, Tố Hữu tặng chai rượu và bài thơ
Tám mươi mà vẫn xuân xanh
Nâu sồng mà lại nên tranh yêu đời.
Trăm năm đẹp ở tình người
Trăng lu, trăng tỏ càng tươi nét thần.
Phải chăng lòng sạch bụi trần.
Mát trong dòng nước, trắng ngần làn da.
Mừng ông chén rượu gọi là...
Sau Trăng lu, Trăng tỏ ông tiếp tục vẽ một loạt tranh tắm - Tắm ao, Tiên Dung tắm, Kiều tắm, .. Không ít người hầm hừ Sao mà ở truồng lắm thế. May mà Tố Hữu bênh: Ổng nhiều tuổi rồi, cứ để ổng thích vẽ cái gì thì vẽ. Mà ngắm kỉ xem, tranh nuy của ổng đẹp trong sáng lắm.
Sau giờ trực chiến (1967)
Buổi sáng cho con bú.
Tắm ao
Tiên Dung tắm (1973)
Kiều tắm (1974), được cho là bức tranh cuối cùng Nguyễn Phan Chánh vẽ về đề tài tăm
Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) |
Tốt nghiệp năm 1930, ông chuyên về tranh lụa. Năm 1931 một số tác phẩm của ông như Chơi ô ăn quan, Lên đồng, Cô gái rửa rau.. được gởi qua Paris tham dự Hội chợ Đấu xảo, được dư luận báo chí Pháp đánh giá rất cao. Sau đó tranh ông tiếp tục được trưng bày tại Ý (1934), Mỹ (1937), Nhật (1940) .. Với danh tiếng này, ông được mời dạy tại trường Bảo hộ (trường Bưởi), được một thời gian ông thôi dạy (Con gái lớn ông kể là do không chịu vẽ lại một bức tranh theo ý ông Tổng giám thị trường), bỏ về quê vác búc đi vẽ truyền thần, vợ bán hàng xáo kiếm tiền nuôi 5 con. Sau 1945, ông tham gia kháng chiến, từ 1955 ông giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật.
Ông mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội.
Năm 1996 ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Chơi ô ăn quan (1931), Cô gái rửa rau (1931), Bữa cơm ngày mùa thắng lợi (1960), Sau giờ trực chiến (1967), Trăng tỏ (1967), Trăng lu (1970), và Chân dung tự họa (1976), tất cả đều là tranh lụa.
Chơi ô ăn quan (1931). Bức tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã gây tiếng vang lớn ở Hội chợ Đấu xảo thuộc địa Paris (1931).
Cô gái rửa rau (1931)
Hát rong (1929)
Cô gái hát ví dặm (1931)
Hầu đồng (1931)
Em bé cho chim ăn (1931)
Chải tóc
Soi gương
Chân dung Bồng Lai (1965)
Cô Hàng Xen (1957), sáng tác trên hồi ức về người vợ quá cố
Người Bán Gạo (1931), tác phẩm được Christie bán tại Hồng Kong năm 2013 với giá 3,03 triệu HKD, tức khoảng 8,7 tỉ vnd theo tỉ giá hiện tại.
---
(*) Thời Pháp thuộc cấp Tiểu Học gồm 6 lớp:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
Học xong 3 lớp này, thi Sơ học Yếu lược (Primaire Élémentaire) lấy bằng đi làm. Ai học tiếp thì không cần thi lấy bằng này
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année) (9)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Học hết lớp Nhất thi lấy bằng Tiểu Học Yếu Lược hay Sơ Đẳng Tiểu Học (Certificat d'Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI). Đây là kì thi bắt buộc, có bằng mới học tiếp lên bậc trung học.
Bổ sung vào bài đoạn viết về Tố Hữu và Nguyễn Phan Chánh từ một bài báo vừa mới đọc
Trả lờiXóaHình như anh bị ám ảnh vụ " tắm" thì phải ? :D
Trả lờiXóaKhông, anh đâu ám ảnh gì. Tuần nào anh cũng tắm, ít nhất một lần. Anh lại rất thích xem (tranh) phụ nữ tắm. Anh đâu có sợ gì tắm ?
Xóa@ Mụ Ớt! =D>
Xóa"lu" mí chẳng "tỏ" !
XóaNày thì lu ...
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/564x/f2/e4/5c/f2e45c4d2acf07c2ce97f62250871831.jpg
Em đố anh biết bức ảnh "tắm" dậy sóng cộng đồng mạng gần đây là bức nào ??? Hehehe !
XóaBức ảnh mấy ông quan đà nẽng tắm biển, phải ko ? ảnh xấu, chả thèm xem. Ảnh cô này (không) tắm biển ở Nha Trang xem còn thích hơn này
Xóahttps://3.bp.blogspot.com/-54GBQ4fYcY4/V57MP6d2yRI/AAAAAAAAQN0/yJ4jKTVZqukerL0Axry3GL7Qz9Z-XETYwCLcB/s1600/nt01.png
Cô ngồi ngó, không chịu tắm biển vì biển độc. Bộ ảnh của cô cũng từng làm nổi sóng cộng đồng mạng một dạo (ôi, cộng đồng mạng sao mỏng manh dễ nổi sóng thế ko biết, ngày nào cũng nghe mấy tờ báo loan cộng đồng mạng nổi sóng, đôi khi chỉ vì một cô bé ở tận bên tàu cởi chuồng).
Chính xoác ! hehehe !
XóaCác cha í thật là tào lao ! Chắc nghĩ dân ta ngu hết ...
Cô nàng không chịu tắm này em cũng không thèm xem ! Thà xem ... voi tắm ! :D :D
Entry về tranh NPC làm để cho có thông tin thôi, chứ nhìn mấy bức tranh tranh tắm, chụp lại chất lượng ảnh quá kém, chả thấy đẹp chổ mô.
Trả lờiXóaKhông biết có phải người ta không dám chụp cho rõ, cho đẹp ko nhỉ. Sao mấy bức còn lại chụp hơn hẳn thế ? Trăng lu trăng tỏ thì ok, ảnh lu ảnh mờ thì chán.
Tranh lu tranh tỏ :))
Xóauh, tranh lu tranh tỏ. Chán.
XóaAh, con voi tắm nude ấy đực hay cái thế ? cũng mờ mờ ảo ảo :d
Anh cũng phải cho em í mờ mờ ảo ảo tí chứ ! Lẽ nào cứ phải phơi phóng ra như các chị kia ! :p :p
Xóa