31/7/16

Chữ Nho tự học . Đào Mộng Nam


Đào Mộng Nam sinh năm 1940, quê ở Bắc, di cư vào Sài gòn từ 1954. Thích chữ Hán từ bé nên ông có theo học một số nhà nho, tuy nhiên cách dạy thuộc lòng kiểu cũ không làm ông thỏa mãn, bởi khó nhớ lại dễ quên, muốn đủ mặt chữ để đọc được sách phải mất ít cũng 5, 7 năm. Vì vậy ông tự mày mò tìm hợp lí hơn để học chữ Hán (mà ông đề nghị gọi là chữ Nho, vì nó đã được đọc theo cách của Việt, hoàn toàn khác với người Tàu; là một chân trong ba chân vạc của văn tự Việt Nam: Nho - Nôm - Abc).

Năm 1964, ông hoàn thành bộ Chữ Nho Tự Học gồm 3 cuốn, trình bày một cách học chữ Hán mới, dễ nhớ lại lâu quên. Ví dụ:

+ để nhớ chữ 人 nhân (= người) ông vẽ hình người, chữ 大 (= lớn) vẽ hình người dang hai tay.
+ để nhớ chữ 太 thái (= lớn) thì ông kể giai thoại Lê Quí Đôn thủa bé có lần ở truồng, đứng dang hai tay đố là chữ gì,
+ hay để nhớ chữ 春 xuân (= mùa xuân) ông phân tích 春 gồm ba chữ (đã học trước đó) là 三 tam (= 3), 人 (= người) và 日 (= ngày), ý là ngày xuân vui vẻ nhiều người đi chơi, và nhắc lại mấy câu Kiều tả cảnh ba chị em đi chơi xuân


Đại khái ông dựa vào 6 phép cấu tạo chữ Hán (gọi là lục thư) để gợi ý cách nhớ. Với các chữ tượng hình thì ông vẽ hình, với các chữ có cách cấu tạo khác thì ông tìm cách phân tích ra thành các thành phần đơn giản hơn, và chỉ ra mối tương quan giữa chúng - các yếu tố chỉ sự, hội ý, hình thanh, ... Cũng có lúc ông không phân tích gì, chỉ kể một giai thoại, như với chữ 太 thái ở ví dụ trên, tuy nhiên trường hợp này rất ít, trong phần lớn trường hợp ông đều cố gắng phân tích cấu tạo của chữ cần học. Sự phân tích của ông hầu hết là nghe có lí, nhưng đôi lúc cũng khá khiên cưỡng; dù vậy, việc cố gắn mỗi chữ với một câu chuyện (nghe có vẻ) lô-gic vẫn giúp người học dễ nhớ và nhớ lâu chữ mới và ý nghĩa của nó; đặc biệt là, nhờ sự phân tích ấy mà người học luôn luôn có dịp ôn lại những chữ đã học.

Với cách học này, chỉ trong 6 tháng đến 1 năm người học có thể dễ dàng nhớ được khoảng gần 1900 chữ Hán, số lượng chữ cơ bản để đọc sách báo chữ Hán (xấp xỉ số chữ Hán cơ bản mà Bộ Giao dục Nhật, Hàn yêu cầu đối với hs phổ thông của họ - Nhật: 1945 chữ Kanji; Hàn quốc: 1800 chữ Hanji, nên bộ sách cũng rất có ích cho ai học tiếng Nhật, tiếng Hàn).

Thật ra trong một số sách dạy chữ Hán cũng có phân tích kiểu như này, nhưng chỉ làm với một số ít chữ, chủ yếu để minh họa lục thư (6 cách cấu tạo chữ Hán). Sau này có dịp đọc một số tài liệu dạy chữ Hán, chữ Nhật (kanji) của Tây, thấy họ cũng dùng mánh để giúp người học nhớ mặt chữ. Nhìn chung, trong mấy cuốn tôi được đọc, các tác giả tìm mọi cách miễn sao nhớ được mặt chữ, ít quan tâm đến phân tích cấu tạo chữ như Đào Mộng Nam. Ví dụ

十 thập (= 10), hình chữ t, kí tự đầu chữ ten ( tiếng Anh là 10). Một cuốn khác: quay chữ 十 45 độ ta được X, là số 10 trong cách viết số La mã. Một cuốn khác nữa: nét sổ xuống là số 1, nét ngang là gạch bỏ, không còn gì. 1 thêm 0 = 10.
七 thất (= 7). lật ngược lại, ta có chữ số 7.


*
Sau khi hoàn thành bộ sách Đào Mộng Nam được mời dạy chữ Hán ở một số Phật học đường, và tiếp đó ở Đại học Huế và ĐH Vạn Hạnh. Ngoài ra ông cũng mở lớp dạy hàm thụ chữ Hán qua thư dành cho người học ở xa, hoặc không sắp xếp thời gian đến lớp được.

Năm 1970 ông mở nhà xuất bản Nguồn Sống, có cho tái bản bộ Chữ Nho Tự Học (trước in roneo).

Sau 1975 ông qua định cư ở Mỹ, từng về VN nhiều lần để sưu tầm thơ văn chữ Hán Cao Bá Quát cho công trình ông đang biên soạn. Ông mất năm 2006 ở Cali tại nhà riêng không ai hay cho đến khi hàng xóm phát hiện mùi hôi, báo cảnh sát.

*
Hồi cuối 196x bỗng dưng có hứng thú học chữ Hán nên mua về mấy bộ sách học chữ Hán của Nguyễn Văn Ba, của Lưu Khôn, của Trần Trọng San và của Đào Mộng Nam, Xem qua xem lại, cuối cùng chọn bộ của Đào Mộng Nam làm sách chính để học. Sau 1975 có lúc muốn ôn lại chữ Hán nhưng bộ sách đã bị thất lạc. Nhiều lần đi lùng sục ở hàng chục hiệu sách cũ khắp Saigon mãi đến đầu 199x mới gặp được một bộ ở tiệm sách cũ trên đường Lê Văn Sỹ, nhưng giá rất đắt, lúc ấy tính ra khoảng 2 chỉ vàng (hồi ấy kiếm hai chỉ vàng khó hơn rất nhiều so với bây giờ) nên đành nhịn thèm. Nay thì bộ sách được rao bán khá nhiều trên mạng, giá khá rẻ, nhưng không biết chất lượng in lại như nào.

Còn nếu chịu khó tự in lại (từ file ảnh scan không được đẹp lắm) thì có thể down file pdf từ link sau, rồi in ra mà học.

--------------------------
Viết thêm (20/9/2020)
Hiện thấy có một số trang, trong đó có các trang bán hàng online, lấy bài này về dùng. Xin cảm ơn các bạn đã giúp bài viết đến được với nhiều người hơn. Các bạn bán được nhiều sách tôi cũng rất mừng. 
Chỉ xin các bạn ghi rõ nguồn giúp. Để tôi ko bị bạn bè quen biết vào mắng vốn, rằng tôi lấy bài của các bạn mà ko ghi nguồn, oan quá!


23 nhận xét:

  1. Vừa đọc được trên một tài liệu dạy tiếng Tàu của Tây giải thích chữ 出 xuất = đi ra:

    出 năm vạch đứng là năm ngón tay xương xẩu của bà hoàng hậu phù thủy hạt mít đang vẩy gọi Bạch Tuyết đi ra khỏi nhà bảy chú lùn.

    Siêu tưởng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với chữ Xuất 出 này thì
      - ĐMN cho là nó chỉ cái ý rằng một mầm lúa | đang nhô ra khỏi hai lớp đất 凵
      - Lưu Khôn cũng giải thích là chữ cấu tạo theo lối hội ý: Hai chữ khảm 凵 khác gì cái vực sâu, và chữ cổn (nét sổ đứng) gợi ý nhô ra

      Xóa
    2. Em đề nghị K không nên viết tắt tên Đào Mộng Nam đi ạ...khi viết ĐMN cứ thấy gì gì ấy =)) =)) =))

      Xóa
    3. uizoi, cái đầu. Mít ơi. Ớt ơi.

      Xóa
    4. Ôi. Anh cũng nghĩ đi đâu đấy à =)) =))

      Xóa
    5. nghĩ cái mà khi viết không nghĩ nhưng khi xem thì em nghĩ í

      Xóa
    6. Em thấy cái mà LG nghĩ ! Em thích cái cách mà K nghĩ ! =)) =))

      Xóa
    7. @ Ớt ơi! Thầy giề...cách giề....đừng có xạo pà cố đuê =)) =))
      @ K ơi! Coi chừng oan em nha...vì chốt còm của K có chữ SIÊU TƯỞNG í ạ :D :D

      Xóa
    8. ah. công nhận em nhìn tên ông ĐMN mà tưởng tượng ra ấy ấy thì siêu hơn ông tây nhìn chữ xuất mà tưởng tượng ra bàn tay xương xẩu của phuthuy hatmit :d.

      Xóa
    9. @ Linh Giang ! Thiệt á, có xạo j đâu, anh thì nghĩ ra "ấy ấy",
      bồ thì lại thấy "gì gì" ! Hehehe !

      @ K Ca ! Ông tây nào bảo bàn tay Mít xương xẩu ? Ca bảo ông í liệu thần hồn nhé nhé ! X( X( X( B-) B-) B-)

      Xóa
    10. Hì ông tây chả nhớ tên viết cuốn Learn & Remember 2k Characters
      and Their Meanings. Mà Mít tay chân tròn trịa chứ ko xương xẩu thế hả?

      Xóa
  2. Kakaka...em cũng chưa kịp liên tưởng thì nhớ ra đã đọc ở một nhà nào đó có anh bạn tên là Đỗ Mạnh Dũng...bạn bè cứ viết tắt là ĐMD vậy là anh bạn đó phải lên tiếng...nếu chơi với mình thì xin đừng lúc nào cũng ĐM Dzũng nữa nha :)) :)) :)) sang đây vừa hay là có ĐMN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ah, ra là có cái liên tưởng xa xôi thế, chứ ko phải vốn có sẵn trong đầu. sorry đã nghĩ oan cho em :))

      Xóa
  3. Một bài viết về Đào Mộng Nam
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7954&rb=0306

    Trả lờiXóa
  4. Bài tưởng niệm của Viên Linh:
    http://bon-phuong.blogspot.com/2012/08/hoc-gia-ao-mong-nam-1941-2006-net-but.html

    Trả lờiXóa
  5. Bài của Hoàng Hải Thủy
    https://hoanghaithuy.wordpress.com/2017/06/19/song-hoc-lam-choi/

    Trả lờiXóa
  6. Bài của BS Bùi Duy Tâm (từng là Khoa trưởng DH Y Khoa Huế)
    http://dodinhduyet.blogspot.com/2012/08/ao-mong-nam.html

    Trả lờiXóa
  7. Bài nữa
    http://vantholacviet.com/dao-mong-nam-nha-nho-cuoi-mua-chet-bat-dac-ky-tu/

    Trả lờiXóa
  8. Vừa rồi ghé tiệm sách cũ ở Đường sách sg, thấy bộ Chữ Nho Tự Học của DMN, cầm coi thấy ghi giá 3.5 tr.
    Cuốn NVGKTT của Nguyen Văn Ba 1.3 tr, cuốn của Tran Trong San 800, cuốn của Tạ Quang Phát 600.
    wow, về tay ko. Cần tài liệu tham khảo, phải mua theo giá của nhà sưu tầm sách cũ, mua ko nổi

    Trả lờiXóa
  9. Vừa có người báo một trang mạng nào đó cop lại bài này rồi quảng cáo bán bộ sách, rồi hỏi có phải tôi là chủ trang bán sách ấy ko.
    Xin thưa: ko phải. Ai lấy bài cứ thoải mái. Chỉ xin ghi nguồn, để khỏi bị mắng oan là tôi đi chôm bài về mà ko ghi nguồn.
    Trên trang blog này, bài nào cop tôi đều ghi nguồn. Bài ko ghi nguồn là tôi viêt. Thường cũng có tham khảo tài liêu đâu đó, nhưng ko ghi vì chỉ là viết chơi cho vui, liêt kê đầy đủ tài liệu tham khảo có vẻ nặng nề quá.
    Trừ một số ảnh ko ghi nguồn, vì ko nhớ.

    Trả lờiXóa
  10. Bạn này làm clip dạy theo bộ sách của ĐMN:
    https://youtu.be/OSfnRfJYdkI

    Trả lờiXóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)