Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng tôi nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ.
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
Đôi Mắt người Sơn Tây - Hoàng Oanh
Về người đẹp Sơn Tây này của Quang Dũng, nhạc sĩ Phạm Duy có kể lại trong hồi kí của mình:
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai.
..
Cô hàng cà phê tên là Nhật Akimi đã bỏ lại người xưa, giã từ kinh đào quán lạnh dinh tê vào thành cho nên bây giờ Quang Dũng chỉ còn biết đứng bên này đất nước nhớ thương nhau. Rồi sẽ nhìn vào đáy cốc để nhớ lại người xưa, cũng giống như tôi và Hoàng Cầm một ngày trước đây đã uống cạn cốc cà phê kháng chiến rồi nhìn vào đáy cốc để thấy in hình bóng Lạng Sơn (xin đọc đoạn viết về chặng đường Cao-Bắc- Lạng và về Hoàng Cầm). Nàng Akimi sau này sẽ vẫn tiếp tục là "người đẹp trong đêm" tại nhà hàng khiêu vũ Tự Do ở Saigon (Hồi Ký Phạm Duy, Tập II, chương 31)
Bà tên Nhật, xinh đẹp như búp bê Nhật nên được mọi người đặt biệt danh là Akimi, sau 4/1975 bà định cư ở Mỹ.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Dậu (sinh 1921, tuổi dậu, sau đổi thành Diệm) là anh ruột thiếu tướng Bùi Đình Đạm. Ai ở Nam trước 1975 chắc nhớ ông tướng này: trên 18 tuổi mà không có cái thẻ Hoãn dịch ông kí cho thì trước sau đi đường cũng bị tóm vào trung tâm nhập ngũ bởi ông là Giám đốc Nha động viên, về sau là Thiếu tướng tư lệnh Sư đoàn 7 BB.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã lấy khổ đầu bài thơ Đôi bờ cùng với ba khổ cuối của bài Đôi mắt người Sơn Tây để phổ thành ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây. Mời nghe Duy Trác ca:
Đôi mắt người Sơn Tây - Duy Trác
Nghe lại bài Tây Tiến với giọng ngâm Thu Ba
Bài "Đôi mắt người Sơn tây" em có kỷ niệm. Một anh lính (hàng xóm mới) mang bài thơ này sang nhà.... lân la làm quen em! :D
Trả lờiXóaNếu là bài khác, có khi đã làm nên cơm cháo. Nhưng bài này chả làm con bé 16 tuổi rung động. Khe khe, nhưng cứ nghe bài này là nhớ...chàng.
Uh, đúng rồi. Nếu một cô bé 16 tuổi mà đã hiểu và yêu thích Đoi mắt người Sơn Tây thì hơi sớm, nhỉ
XóaBao giờ cũng là quá muộn, thưa anh!
XóaAh, nhìn lại và thấy quá muộn ? Nhớ Ka có bài thơ Nụ hôn 17 .. tiếc lắm nhỉ
Xóa