Ảnh: vi.wikipedia |
Sau 1954 ông làm biên tập viên cho báo Văn nghệ, sau đó là nhà xuất bản Văn học.
Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị gửi đi chỉnh huấn.
Những câu thơ bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Bị qui kết là mang hơi hướng tiểu tư sản, thiếu tính chiến đấu, có hại cho tinh thần bộ đội .. Dù sau này, chính bài thơ Tây Tiến nghe đâu lại được khắc trên bia ở nhiều nghĩa trang liệt sĩ .. Từ đó, ông sống âm thầm trong thiếu thốn ..
Năm 2001, mừơi ba năm sau khi ông mất, ông đã được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Ngày nay bài thơ Tây tiến được giảng dạy trong chương trình văn học lớp 12.
Mời nghe Đào Thúy ngâm
Bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành Hương ca 10. Hãy nghe Phạm Duy kể (phamduy.com)
Đường Tây Tiến không phẳng lặng, bình an như đường về sông Đuống:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…
Vốn là đại đội trưởng chiến đấu, Quang Dũng gần súng đạn, gần cái chết hơn thi sĩ Hoàng Cầm nên anh gầm lên trong thơ:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…
(..)
Gần sáu mươi năm trước, tôi đã có ý định phổ nhạc bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, nhưng sau khi tôi soạn đuợc vài ba câu thì... tôi ngưng. Có thể lúc đó tôi không có nhiều thì giờ như bây giờ, đang chạy theo kháng chiến với đời sống rất kham khổ, nguy hỉểm và vất vả. Bài thơ này đã trở thành một thứ trầm hương qúy báu nhất của nước Việt Nam. Khi viết hương ca, xưng tụng quê hương trong đó thi phẩm của các thi nhân trẻ, già, mới, cũ là xứng đáng nhất, tôi đã mượn bài thơ Tây Tiến Quang Dũng để làm thành bài
Hương ca 10: Tây Tiến - thơ Quang Dũng - Anh Dũng và ban hợp ca trình bày
(file audio bị hỏng link, thay clip với tiếng hát Lê Hồng Quang.3/7/2016)
đọc: Tây Tiến
thơ Quang Dũng
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh, 1948
Nghe Hồng Vân ngâm thêm một bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng và đọc một bài viết kể lại những nỗi truân chiên của Quang Dũng chung quanh bài thơ Tây Tiến
Đôi mắt người Sơn Tây - Hồng Vân ngâm
đọc: Lịch sử tiếp nhận tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng
Thạc sĩ Phan Minh Thùy
Đời sống của một tác phẩm văn học không chỉ gói gọn trong lịch sử sáng tác mà còn bao gồm cả lịch sử tiếp nhận của nó. Số phận của tác phẩm ra sao là tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận của công chúng. Có nhiều tác phẩm mới ra đời đã bị lãng quên, cũng có tác phẩm trường tồn với thời gian, và cũng có không ít tác phẩm có số phận phức tạp, thăng trầm bất định, khi thì được ca ngợi hết lời, khi thì bị vùi dập không thương tiếc. Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng nằm trong số những tác phẩm văn học có lịch sử tiếp nhận phức tạp đó.
Tây Tiến là một đơn vị được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào – Việt và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến vào khoảng cuối xuân năm 1947, giữ chức vụ đại đội trưởng. Đến năm 1948, đoàn quân Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm đó, Quang Dũng được chuyển sang đơn vị khác. Năm 1949, đại hội toàn quân Tây Tiến họp mặt ở làng Phù Lưu Chanh, Quang Dũng cũng có tham dự. Bài thơ được viết rất nhanh và được hoan nghênh nhiệt liệt tại đại hội ấy. Bài Tây Tiến vừa ra đời đã được bạn đọc trong và ngoài quân đội chuyền tay, truyền miệng cho nhau, được đa số công chúng yêu mến đến ngất ngây. Bài thơ được Nguyễn Huy Tưởng đem về Hà Nội và được Xuân Diệu cho đăng ngay trên tạp chí Văn nghệ. Xuân Diệu nhận xét: đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc ở trong miệng.
Nhưng số phận bài thơ thật lắm truân chuyên. Chỉ ít năm sau đó, Tây Tiến bị giới phê bình phê phán nặng nề. Tây Tiến được xem như một dẫn chứng để phê phán khuynh hướng tiểu tư sản trong thơ kháng chiến. Người mở đầu cho thái độ tiếp nhận này lại chính là Hoài Thanh. Bài viết “Nói chuyện thơ kháng chiến” của Hoài Thanh phê phán Tây Tiến hết sức gay gắt:
“Nhưng đến khi chúng ta đã thực sự làm anh hùng rồi, cái mộng anh hùng vẫn không chịu buông tha chúng ta và, quái lạ, nhìn vào ngay chúng ta, chúng ta vẫn cứ muốn biến chúng ta thành những anh hùng trong mộng. Một chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thương (thơm).
Nhất định là anh chiến sĩ Tây Tiến đó nhìn bạn và nhìn mình qua một bức màn mộng ảo. Sự thực đơn giản hơn nhiều (dẫn chứng những bài thơ kháng chiến khác)”. Hoài Thanh còn nói “Anh Tố Hữu gọi bệnh này là bệnh yêng hùng, theo giọng hát tuồng cổ ở miền trong”.
Hoài Thanh đã đứng trên lập trường chính trị để phê phán Tây Tiến, muốn áp đặt quan điểm của Trung ương đảng về văn hoá để vùi dập những giá trị nghệ thuật của Tây Tiến. Ông có ý định đánh tan, dẹp bỏ tận gốc các thứ “rơi rớt” tiểu tư sản của “thơ mới” lãng mạn trong thơ kháng chiến. Trong bài “Nói chuyện thơ kháng chiến”, ông đưa ra hàng loạt khái niệm: đạo rớt, nhắm rới, ngắm rớt, buồn rớt, mộng rớt… và bệnh yêng hùng. Đoạn phê bình Tây Tiến vừa được trích dẫn trên kia trích trong mục “Mộng rớt” của “Nói chuyện thơ kháng chiến”.
Khổ một nỗi, bài viết này lại có tác động chính trị rất lớn. Ý kiến phê phán của Hoài Thanh đối với Tây Tiến ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà phê bình khác. Thế là người ta đua nhau phê phán Tây Tiến. Tiếc rằng tôi chưa thể tìm được chính xác các bài viết ấy, song nội dung của chúng đã được thuật lại trong nhiều tác phẩm phê bình và sách tham khảo hỗ trợ giáo khoa hiện nay. Đại thể họ phê phán bài thơ tập trung vào các luận điểm sau:
- phê phán câu “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm” là lãng mạn, mơ mộng quá đáng, không thích hợp cho hoàn cảnh chiến đấu, là yếu đuối, không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí hình ảnh dáng kiều thơm có cái gì đó không lành mạnh.
- Phê phán sự thi vị trong hình tượng người chiến sĩ là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
- Phê phán câu Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm là phản ánh sai lệch hình ảnh người chiến sĩ mới, là méo mó, mất đẹp hình tượng người chiến sĩ.
- Phê phán những câu thơ miêu tả cái chết là bi quan, không tích cực, vì nó tô đậm mất mát và tổn thất, sẽ ảnh hưởng xấu đến nhuệ khí của quân ta.
Phải nói rằng đây là giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp của Quang Dũng. Vì một bài thơ hay như thế mà nhà thơ trở thành con người dè dặt, e ngại. Ông luôn hoảng hốt khi có người nào ca ngợi mình. Hồi ông công tác ở ban biên tập báo Văn nghệ, có một thanh niên đến gặp, tâm sự rằng rất mê câu “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm”, ông hốt hoảng xua tay: “Thôi thôi, tôi chết vì những câu ấy đấy!” Giáo sư Hoàng Như Mai cũng kể: “Gặp anh giữa phố Hà Nội, tôi bô bô: “Này ông Quang Dũng, Sài Gòn họ ca tụng ông ghê lắm, có đến mấy đặc san về ông”. Anh vội xua tay nói khẽ: “Thôi xin ông, đừng nói với ai nhé!”. Tôi ân hận vì lơ đễnh. Các bài Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Anh lính râu ria v.v… của Quang Dũng được quá nhiều người ưa thích và truyền tụng quá nhiều, vì thế ít nhiều anh bị “vạ vịt” vì chúng. Rõ tội: chữ “tài” liền với chữ “tai”.”
Không phải chỉ có Tây Tiến, mà một số bài thơ khác cũng chịu chung số phận truân chuyên ấy. Điển hình là bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Bài thơ ấy một thời bị coi là ủy mị, bị phê phán không thương tiếc, nhưng hiện giờ lại được mua bản quyền trị giá một trăm triệu đồng.
Bài thơ Tây Tiến cũng vậy, sau một thời gian dài bị vùi dập, đến thời kỳ đổi mới, người ta trở lại ca tụng nó. Nhất là sau năm 1988, năm mất của Quang Dũng, bài thơ đã được chọn đưa vào chương trình văn lớp 12. Đó là một sự ngầm công nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của Tây Tiến. Từ đó, nhiều bài viết ca ngợi Tây Tiến lại bắt đầu rộ lên, minh oan cho Tây Tiến, phản bác lại những chỉ trích ngày xưa. Chỉ tiếc một nỗi, Quang Dũng không còn sống đến lúc ấy.
Nhà giáo Lương Duy Cán rất say sưa ca ngợi Tây Tiến: “Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.” Còn giáo sư Hà Minh Đức thì nhận xét Tây Tiến là một bài thơ có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, được viết với màu sắc thẩm mỹ phong phú, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì giải thích một cách công bằng về những chi tiết mà trước kia Tây Tiến bị phê phán. Thậm chí gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo liên tục dùng bài thơ này để biên soạn đề thi Tú tài, đại học. Bấy nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ hiện nay người ta trân trọng Tây Tiến đến mức độ nào.
Tây Tiến là một bài thơ thực sự hay. Nó không chỉ là một tuyệt tác về hình thức nghệ thuật mà về mặt nội dung cũng có nhiều điểm đáng quý, và những điểm đáng quý ấy lại nằm chính ở chỗ mà nó bị người ta chỉ trích. Những điểm mà ngày xưa người ta cho rằng bi lụy, mất mát hoặc bóp méo hình ảnh người chiến sĩ thật ra lại có giá trị hiện thực rất lớn. Đã có chiến tranh thì đương nhiên phải có hoàn cảnh khắc nghiệt và có tổn thất. Bản chất của chiến tranh là tàn phá, là hủy diệt, chỉ nêu lên sự thật gian khổ thì có sá gì. Những câu “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm” là nhìn thẳng vào sự gian khổ, thiếu thốn của người chiến sĩ. Con đường hành quân của Tây Tiến toàn là rừng thiêng nước độc, các chiến sĩ bị sốt rét hoành hành rất dữ, mà thuốc men thì cực kỳ khan hiếm và thiếu thốn, nên đoàn quân mới có màu da tái xanh và bị rụng tóc (các chiến sĩ chết vì sốt rét còn nhiều hơn vì chiến đấu). Nhưng không vì thế mà giọng thơ trở nên yếu đuối, trái lại còn có nét hào hùng đặc biệt.
Những câu thơ nhắc đến sự mất mát hi sinh cũng là nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt. Tây Tiến có thể coi là một đoàn quân cảm tử, các chiến sĩ hi sinh rất nhiều (vì chiến đấu và vì sốt rét), nhưng hoàn cảnh chiến trường thiếu thốn đến nỗi không có manh chiếu để liệm xác. Có thể nói, trong giai đoạn này, không có bài thơ nào diễn tả được thật ấn tượng và cao cả mà thanh thản cái tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như Tây Tiến. Nói đến cái chết, nhưng bài thơ không hề bi lụy, mà hào sảng, nhẹ nhàng và sang trọng:
- Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời…
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Ao bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…
- Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi…
Nói đến cái chết mà câu thơ không hề có một từ chết. Tất cả chỉ là bỏ quên đời, chẳng tiếc đời xanh, về đất, độc hành, thăm thẳm một chia phôi… nhẹ nhàng mà đầy hào khí như tráng sĩ xưa:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Những vần thơ khí khái sang trọng như thế thì bị chỉ trích, trong khi cũng có rất nhiều bài thơ kháng chiến khác đề cập đến cái chết, ví dụ như bài Mồ anh hoa nở… hoặc bài hát phổ biến những ngày đầu kháng chiến:
Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,
Nào có sá chi đâu ngày trở về
thì lại được ca ngợi hết lời.
Nói về sự gian khổ, thiếu thốn, Chính Hữu (Đồng chí) và Hồng Nguyên (Nhớ) cũng được khen ngợi, vậy mà đến Quang Dũng… Phải chăng những bài thơ kia có cái hồn nông dân mộc mạc chân chất nên được đề cao, còn Tây Tiến vì quá sang trọng, quá đẹp đẽ, quá hào hoa nên bị coi là tiểu tư sản. Đa số chiến sĩ Tây Tiến là những thanh niên, học sinh Hà Nội, thuộc tầng lớp trí thức nên những gì sang trọng, đẹp đẽ, hào hoa, lãng mạn mà Quang Dũng thể hiện trong bài thơ là một lẽ tất nhiên. Cái mơ mộng “dáng kiều thơm” của họ cũng là một cảm xúc hết sức nhân bản, điều đó càng chứng tỏ sự khốc liệt của chiến tranh không làm sao dập tắt được trái tim yêu đời yêu người của chiến sĩ Tây Tiến, trong gian khổ mà vẫn vững lòng tin ở cuộc sống. Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước cũng viết: “Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” mà không hề bị ai phê phán, chỉ vì cái nhớ nhung ấy không thật ấn tượng, không thật gợi cảm đến thiết tha như Tây Tiến. Vả chăng người lính Tây Tiến chỉ dám nghĩ đến người yêu trong giấc ngủ, không hề để ảnh hưởng đến chiến cuộc, vậy thì có gì là sai. Cả cái bệnh yêng hùng mà người ta gán ghép cho Tây Tiến cũng là hết sức vô lý. Những gì yêng hùng thể hiện trong bài thơ thật ra chỉ là sự hồn nhiên của những chàng trai trẻ Hà thành văn vật và tráng chí hi sinh quên mình vì nước một cách vô tư. Như chính Quang Dũng đã tâm sự: hồi ấy, tấm lòng, cảm xúc như thế nào thì viết như thế ấy, chứ chẳng có chút lý luận gì. Sao chúng ta không thể trân trọng tấm lòng thật thà ấy.
Có thể nói rằng, phái phê phán Tây Tiến - mà tiêu biểu là Hoài Thanh - có thái độ phân biệt giai cấp, quá coi trọng nông dân mà coi thường trí thức tiểu tư sản, quá hẹp hòi tả khuynh khi đánh giá tác phẩm văn học, áp đặt lập trường chính trị vào văn học một cách máy móc mà không quan tâm đến giá trị đích thực của văn chương. Sai lầm này của họ chủ yếu bị ảnh hưởng từ phong trào “nhận đường”. Họ nhận đường bằng một thái độ cực đoan, đến nỗi quay lưng lại phủ nhận cả những thành tựu đích thực mà mình đã từng có. Đó quả thật là một sai lầm ấu trĩ, làm kìm hãm bước tiến của văn học nghệ thuật, nhưng lại là một đặc điểm không nhỏ của ý thức văn học nước ta trong những năm 45 – 55. Nhược điểm này đã dần được khắc phục trong thời kỳ đổi mới.
Khi phê bình Tây Tiến là đắm chìm trong màn sương mộng ảo, Hoài Thanh đã tự bộc lộ rằng mình tiếp nhận bài thơ bằng con mắt của một kẻ bàng quan, ngoại cuộc, bằng thái độ khắt khe của kẻ cả, trưởng bối. Có lẽ Hoài Thanh chưa bao giờ cầm súng chiến đấu, chưa bao giờ bị sốt rét hành hạ, chưa bao giờ chứng kiến đồng đội mình vì bệnh tật mà tóc không mọc nổi, màu da xanh tái, thậm chí mất mạng. Nhưng tôi dám chắc, Hoài Thanh cũng có một tâm hồn đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm, vậy thì tại sao ông lại có thể phê phán Tây Tiến gay gắt đến như thế? Sao bỗng dưng tâm hồn ông khô khan thế, giọng văn phê bình của ông trở nên cộc lốc, nhạt nhẽo và trịch thượng thế? Còn đâu sự say đắm lòng người đã từng được thể hiện trong “Một thời đại trong thi ca”? Là một người ái mộ thành tựu phê bình của Hoài Thanh trước Cách mạng, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi đọc “Nói chuyện thơ kháng chiến”. Sự thay đổi đến không ngờ này của ông có thể giải thích bằng những hệ quy chiếu nhận thức của thời đại hay không? Mà có lẽ, thái độ tiếp nhận này chỉ xuất hiện ở những nhà phê bình trong phong trào nhận đường, chứ toàn quân và bạn đọc bình thường bên ngoài vẫn luôn yêu mến Tây Tiến như thuở nó mới ra đời ở làng Phù Lưu Chanh.
Tôi nghĩ rằng không khó khăn gì để tiếp nhận bài thơ Tây Tiến một cách công bằng. Giá trị của bài thơ là một sự thật không thể chối cãi. Sở dĩ bài thơ phải chịu số phận truân chuyên như thế không phải vì các nhà phê bình của chúng ta không hiểu được cái hay của nó, mà vì họ đã bị chi phối bởi mục đích ngoài văn học. Trong lúc gấp gáp nhập cuộc với thời đại, họ đã biến văn học đơn thuần thành công cụ phục vụ cho chính trị, và vì thế, một bài thơ đáng yêu, đáng quý trở thành con chốt thí cho công cuộc nhận đường. Có thể tấm lòng của những trí thức nhận đường này là thật sự vô tư, song bất cứ một cái gì thái quá cũng đều không hợp với chân lý vĩnh cửu. Cho nên, với tư cách là nhà phê bình, chúng ta cần phải có công tâm, có lòng thành thực và có cái nhìn sâu rộng để sao cho dưới ngòi bút phê bình của chúng ta, tác phẩm và bạn đọc có thể xích lại gần nhau hơn, những tác phẩm có giá trị sẽ có một lịch sử tiếp nhận bằng phẳng, xứng đáng hơn.
Nguồn: lấy trên mạng, ko nhớ
Thậm chí gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo liên tục dùng bài thơ này để biên soạn đề thi Tú tài, đại học. Bấy nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ hiện nay người ta trân trọng Tây Tiến đến mức độ nào.
Trả lờiXóaTừ cách đây 20 năm, bài thơ này đã có trong bộ đề luyện thi ĐH, cô dạy văn lớp ôn thi của em bình bài thơ này hay cực kỳ, nội dung phân tích giống tinh thần bài viết của ông PMT mà anh trích ở trên. Cô ấy sau này làm hiệu trưởng trường LQĐ, em k nhớ tên.
gần đây là so với thời gian viết bài mà em. Bài viết lấy trên mạng, ko rõ thời gian viết bài, nhưng chắc cũng lâu rùi.
XóaHì ! Em thích bài này & cả clip bài giảng nữa !
XóaEm sẽ tải về một số clip bài giảng cho con em làm tư liệu ôn thi ! Thank anh nhiều ! :D
http://i1249.photobucket.com/albums/hh509/Chuonchuonot2010/Food-drink/user209384_6_zpsed919748.gif
Aha, em có cháu năm nay thi ĐH hả.
XóaHì, con gái, thi khối D vào Ngoại thương hả em ?
Trên Youtube có nguyên bộ ôn thi của HTV và VTV2 đấy, cả Toán lẫn Anh văn
Hai chị em cách nhau xa nhỉ.
tks dĩa bánh :d
Là con trai anh à, :D
XóaNăm nay cháu chưa thi ! Nhưng dự định khối D rồi anh, cháu còn đang chọn trường.
2 đứa cách xa nhau tuổi, thằng anh thương con em lắm, mè nheo nhõng nhẽo gì cũng chìu hết !
:D
Anh khỏe k anh ?
hì, đoán sai rùi :d.
Xóacách nhau thế thì đúng là chiu em hết cỡ rùi, đâu thèm tranh búp bê hay ti mẹ nữa :d
tks, khỏe.
Em khỏe hẳn chưa
Hì hì ! Con nhỏ em cũng dữ tính lắm anh à, con gái tuổi dần đó anh, tranh được của nó là chuyện hy hữu ! :D
XóaThank anh nhìu ! Em cũng tạm ổn rồi anh ! Cứ mua thuốc uống đại, em ngại đi khám, đông đúc, chờ đợi mệt mỏi lắm ! :D
[color="blue"]Cứ mua thuốc uống đại[/color]
Xóahì, anh thích í này của em. Rất chi dân tộc tính. Y hệt bx anh =))
Ủa ! [color="red"]Dân tộc tính[/color] là sao anh ?
XóaAnh nghĩ coi, vô bv đông như kiến, thủ tục lê thê, chờ đợi mỏi mòn, đến mùa hoa ... mía mới tới lượt ! :( Mua thuốc uống đại cho rồi ! :D
Bà xã anh cũng vậy hả ? Hì ! Thấy chưa ? Đâu chỉ mình em ? :)) Có đồng minh, đồng minh !
Hì, anh có đứa bạn qua Mỹ mấy chục năm rùi nhé, vẫn giữ được cái tính liều mạng của dân mình :d
XóaCó lần nó sáng xúc tuyết như nào đấy, để xẻng chắn vào chân, ko nặng, chỉ rách da. Thế là nó nấu nước muối rửa vết thương .. mất cả tháng mới lành. :d
Em cũng đậm nét dân tộc tính nhé, vì nhiều khi tự mua thuốc uống không cần bs, hì, vì ngại đi khám, và biết chắc bs nó cũng chả....giỏi hơn mình! :D
XóaAnh K chắc ngày đi bs hai lần nhỉ? :D
em mua thuốc mà Tây nó bán cho thì ok rùi, loại bệnh ấy em tự trị được.
XóaNghe kể người Việt bển biết Tây ko bán kháng sinh tự do, đi mua chui đâu đó kháng sinh chui ko biết nhập từ đâu để tự chữa bệnh mới tài
Anh ít khi dùng thuốc Tây. Nhưng nếu dùng thì thường có người đem thuốc tận giường .. vì khi ấy chắc đã vào viện :d
Ngày đi viện hai lần, có hơi nhiều không, anh?
XóaƠ hơ ! Em giống bạn anh luôn, nghĩa là nước muối muôn năm ! Đau mắt, nghẹt mũi - nhỏ nước muối, đau họng - súc muối, ngậm muối, sưng u thì rang muối lên hoặc nấu nước muối nóng ngâm vào ! Lợi hại hong ? Dzị mừ trị bá bịnh á ! He he ! :D
XóaHic, bạn anh nó còn phân bì: VN tự do hơn Mỹ .. ở Mỹ mun mua mấy viên tera về xức vết thương chả ai chịu bán :))
XóaĐúng rồi anh ! Họ bán theo toa thuốc của bs cho thôi anh !
XóaBa chồng em lúc bị tai nạn, bs cho 1 loại thuốc mà tìm khắp khu Tân Định k có, điện cho mẹ em, lúc đó bà du lịch bên Pháp, bên đó có mà họ k bán tự do như bên mình, phải fax hồ sơ bệnh rồi cả toa thuốc sang cho 1 bs quen bên í, ông ta ký vào rồi mới mua được đó anh !
Bên mình thì nhiều thuốc có tên trong độc dược bảng A, B cũng bán thoải mái ! :p
Em dị ứng nhiều thuốc lắm, nhập viện mà đưa list thuốc em bị dị ứng ra, bs nào cũng lắc đầu ! bs nói em là loại không thích ăn cơm (thuốc thông dụng) chỉ thích ăn bún, ăn phở thôi ! Hehe ! :)) =))
Em tập khí công đi, hạn chế được rất nhiều thuốc men
XóaGiời ơi, em chả thích được bài thơ này.
Trả lờiXóaAnh phân tích nó hay ở chỗ nào?
Đây là bài trong chương trình Văn lớp 12, có khá nhiều bài phân tích bài thơ này. Bài đã post lại trong entry này cũng có phân tích sơ, em có thể search trên mạng nếu muôn tìm hiểu sâu hơn. Ví dụ
Xóahttp://youtu.be/0ygrmWHTWtQ
Em không thích những bài văn mẫu. Em biết anh thích bài này nên muốn biết tại sao anh thích và thích ntn thôi. Riêng bài này em không thích, cùng với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, là hai bài em rất sợ (:D ) Văn tế em bị điểm 6 (duy nhất trong đời đi học), vì đề ra là phát biểu cảm tưởng. Đã không thích, đã ghét, thì không thể nặn ra cảm tưởng để mà phát, hì, xơi 6 là còn nhẹ.
XóaNói thật là em chả nhớ bài này ông Dũng ông viết về cái gì, để làm gì. Như đàn bầu gẩy tai trâu nước. :D
Anh mà đưa mấy bài thơ của XD, NB...em mê luôn à.
Bài mẫu giúp học sinh hiểu thế nào là chuẫn mực để sau đó bản thân tự làm. Học gì cũng thế thôi. Cắt hoa, bó hoa, cắm hoa .. cũng phải làm mẫu để người ta biết cách, phải ko ?
XóaVăn mẫu xấu là do hs ko chịu suy nghĩ, chỉ nhăm nhăm học thucộ lòng rồi chép lại. Còn nếu xem đấy là những mẫu để tham khảo thì tốt quá chứ ..
Riêng bài Tây tiến này, có thể trước đây vì lí do gì đấy, em ko thích. Nhưng với vốn trải nghiệm bây giờ có thể em lại thích. Em thử nghe, đọc lại xem. Ko dễ gì mà Xuân Diệu phải khen đọc Tây tiến như ngậm nhạc trong miệng .. . Giọng thơ bi tráng như bài Tây tiến này ko dễ gặp, Theo anh thấy trong văn hoc VN hiện đại chỉ có Thâm Tâm với Tống biệt hành, giọng bi tráng mà bế tắc, thơ Nguyễn Bắc Sơn bi tráng mà bất cần, thơ Tô Thùy Yên bị tráng nhưng ngậm ngùi, Quang Dũng bi tráng mà hào sảng .. mỗi người mỗi thời mỗi tâm trạng ..
Đọc thơ Quang Dũng Tây tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ bao giờ cũng thấy rưng rưng. Ngoài thơ quá hay còn là nỗi nhớ bạn .. Một anh bạn rất thích ngâm mấy bài này mỗi khi uống rượu .. Nó mất tích từ 1981 trên đường oversea ..
Lại nói về văn mẫu nhé: Em năm lớp 12 có bài phân tích bài thơ "Một nhành xuân" của Tố Hữu được đưa vào văn mẫu của trường. Đại khái là hôm đó làm cũng thấy rất ưng và biết chắc là được điểm cao. Nhưng đến mức đưa vào văn mẫu thì...mẫu là chuẩn mực gì? Em thấy ngay cả chấm văn, giáo viên cũng dựa nhiều vào cảm tính vì văn vốn là thứ không có chuẩn mực rành mạch như toán.
XóaEm vẫn không rung động được bài tây tiến anh ạ, nhất là câu "sông Mã gầm lên khúc độc hành" được cho là đắc địa, bản sắc gì đó, em lại thấy sợ. Em chả thích sông gầm rú hung hãn. Hay có câu gì trừng mắt gì đó, em thấy nó cứ lên gân thế nào. Chả còn chất thơ. Ông XD ngậm thơ trong miệng chắc ổng...có vấn đề về khẩu vị. :D
Em cũng thấy mình lạ.
Anh có thích Tố Hữu không? Bạn em có đứa nó chê thơ TH hết lời, sáo, sến.... nhưng em thích ổng. Bài "Bác ơi" em đọc mà chảy nước mắt. Và đã được điểm 9 về bài đó dù k bị gom vào văn mẫu gì gì.
.............
Hôm nay em nghe tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói chuyện. Ổng có câu như này. Người ta học để mà quên chứ không phải để nhớ. Người mà quên hết mọi thứ là người...cực kỳ thông mình! :D
Xét về chuyện quên nhớ theo tiêu chuẩn ấy, anh chả thông minh tý nào.
Có thể ko thích tư tưởng của Kiều (như mấy ông nhà Nho xưa - Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng) .. nhưng ko vì thế mà chê Nguyễn Du viết dở. Và hs đi học dù thích hay ko cũng phải học Kiều, để được nghe giảng tác giả đã vận dụng nhân hóa, ẩn dụ .. như nào làm câu thơ giàu hình tượng, sử dụng đipệ ngữ, từ láy như nào để câu thơ có nhạc điệu .. chỉ cho hs hiểu từ những kiến thức đóng hộp về tu từ, đã được sống lại như nào trong câu thơ kia .. Biết như nào thì được xem là chuẫn là hay là đẹp ..
XóaĐấy là những chuẫn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi, và được gv truyền thụ lại, để khi ra đời hs sẽ dựa vào đấy mà đánh giá .. Vì khi nói tốt xấu hay dỡ, thì luôn hàm ý so với những chuẫn mực mà tôi đã thừa nhận
Tất nhiên ko fải chỉ ai học mới biết phân tích, hoặc hiểu được cái hay của một bài văn bài thơ .. Nhưng người ngoại đạo nghe quan họ khác với một liền anh liền chị nghe quan họ .. , một tay ngang xem tranh Renoir khác cách một họa sĩ xem ..
Và cũng tất nhiên ko fai khi ra đời, hs giữ nguyên mẫu đã học để áp dụng mà phải có sự vận dụng thế nào đấy .. Đặc biệt khi mà nền giáo dục ko được tốt, những kiến thức nhà trường quá lạc hậu so với đời sống thì phải biết điều chỉnh cập nhật, nhưng dù thế thì những kiến thức nhà trường vẫn là cái nền cho những thay đổi ấy.
Có nhớ mới có cái để quên, ko có gì nhớ thì quên cái gì ?
Nếu Ka mê kiếm hiệp, sẽ được đọc những đoạn về nhớ, quên cực kỳ ấn tượng. Ví dụ khi Trương Tam Phong dạy Thái cực kiếm cho Vô Kỵ trên núi Võ Đang, hay khi Phong Thanh Dương dạy Độc Cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung sau núi Sám Hối trên Hoa Sơn .. Chưa kể Krishnamurti viết nguyên một cuốn sách Giải trừ kiến thức cũng với chủ đề này .. Và .. giá như Ka biết về Thiền, về cái tư tưởng gọi là buông bỏ, phá chấp ..
Ka định chọc jan anh theo kiểu chê anh thiếu thông minh thì .. xưa rồi Diễm. Người nghe mới hay tự ái khi bị chê nghèo, còn người giàu mà bị ai đấy chê nghèo hả ? cảm ơn :d
Ha ha, thì ra vì anh K tham thiền, đạt đến cái ngưỡng không vọng, nên buông bỏ, phá chấp...là do dùng đến thiền pháp rùi đó hả? Vậy coi như thành chính quả rùi, xuống núi đi đại K? Ka đây xin thết anh ly rượu tái hòa giải. Vì em không có ý chê đại gia nhà nghèo nha! :D
Xóa.......
Trở lại chuyện quên nhớ nha. Anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ nay đã.....
Nên, chính anh mới là người chưa biết cách buông bỏ, vì anh còn nhớ người ta, trong khi chuyện đã bao nhiêu năm rồi. Viện dẫn lời của TS Thẩm Dương để mong bạn mình quên đi một một nỗi buồn ly biệt, âu cũng chỉ là vì yêu, vì quý. Không nhận ra được cái tâm của bạn mình, hỏi quân tử người có được gọi là...
Hì, em chả đọc chưởng bao giờ. Nhưng cũng hiểu chỉ có bậc tiểu nhân mới đo lòng quân tử. Biết anh K chả chấp nê đàn em. Cùng lắm là 1:1
:D
1. Anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ nay đã...
XóaKo đúng. Thích Tây tiến vì nó hay. Nhưng mỗi khi nghe lại nhớ bạn. Ko fải vì nhớ bạn nên nó hay.
2. Có nhiều cái buồn, cái nhớ làm cho người ta bi lụy, nhưng có cái buòn nhớ làm ngta ấm áp, và sống tốt hơn. Nhớ người bạn đã mất, ngậm ngùi về một kiếp người để sống sao cho xứng với cuộc sống mình có .. Nhớ như thế sao lại phải buông bỏ
3. dù sao cũng tks Ka đã có lòng, nhưng ko nhận ra bởi ko nghĩ Ka lại khuyên nên quên .. hơn nữa đang nói chuyện văn mẫu, nên ngĩ ý Ka bảo là phải quên văn mẫu, ko bám vào nó ..
tks again.
Nhớ nhiều thế mới gọi là không thông minh. Bởi không còn chỗ để chứa những cái khác. Học để quên, quên để mà nhớ. Nên nói "không thông minh" cũng là một cách...khen thông minh vậy. :D
XóaHa, ra anh cũng có lúc hiểu làm người ta vì câu cú văn vẻ nhỉ. Cứ tưởng... :D
1. Anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ nay đã...
Ko đúng. Thích Tây tiến vì nó hay. Nhưng mỗi khi nghe lại nhớ bạn. Ko fải vì nhớ bạn nên nó hay.
Em nói anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ
OK, anh đã ko hiểu đúng ý em, nhưng đây ko phải lỗi anh, mà do em viết. Câu này gọi là câu mơ hồ vì có thể có nhiều cách hiểu
Xóa1. anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ => nên nghe để nhớ bạn
2. anh thích tây tiến phần cũng vì nhớ người bạn hay ngâm thơ = nhớ bạn hay ngâm tây tiến nên thích nó luôn.
Sở dĩ anh hiểu theo cách hai vì em tỏ ý ko thích Tây tiến, chê nó dở, và cho rằng anh thích TT chẳng qua vì nhớ bạn mà thích nó.
Làm thơ, viết văn đôi khi ngời ta cố ý viết câu mơ hồ để tạo nhiều lớp nghĩa cho câu văn. Nhưng trong giao tiếp viết câu mơ hồ thì ko nên rồi.
Làm thơ, viết văn đôi khi ngời ta cố ý viết câu mơ hồ để tạo nhiều lớp nghĩa cho câu văn. Nhưng trong giao tiếp viết câu mơ hồ thì ko nên rồi.
Xóa....
Em hơi chủ quan, vì cậy kinh nghiệm cho thấy, anh K luôn đọc kỹ, check kỹ....và khả năng suy diễn của anh rất logig, nên có ý viết tắt, không diễn giải dài dòng văn tự, cho rằng Ka nói gì anh K cũng hiểu.
Ai dè, sau cái vụ Renoir, anh bỗng trở nên ....mất tự tin đến cảnh giác. :D
Chả còn nhận ra thiện ý của cô em đanh đá. Hehe. Chắc anh ghét em đến mức đất gần chỗ em đứng đủ đắp thành cái núi rồi đấy nhỉ. :D
Em vưỡn quý anh như thường. Đang định hỏi địa chỉ nhà anh chỗ nầu để gửi anh bó hoa oải hương khô. Thơm lắm. Dùng để trang trí hay chống nhạy, mối ...đều rất hiệu nghiệm. :)
http://3.bp.blogspot.com/-LOl1J92VfcQ/UYkHvddGmjI/AAAAAAAAB8k/L_KvmRCETNU/s1600/307299_426344714106519_1558698572_n.jpg
- bởi logic nên chọn cách hiểu thứ 2. Ai dè Ka lại chuyển ton nên hiểu ko đúng
Xóa- tks về bó oải hương.
Ở VN ko có oải hương, nhưng có đinh lăng dù ko có hoa đẹp nhưng tác dụng thì nhiều cái cũng giống .. Treo một chùm đinh lăng trong nhà kho sẽ làm nhà kho (ít sử dụng) ko còn mùi ẩm mốc, thay vào đó là mùi thơm nhẹ của thuốc bắc. Lấy lá đinh lăng độn gối kê giúp chữa đau đầu, an thần và đặc biệt nếu là PN, tóc có mùi thơm nhẹ của thuốc bắc .. Đinh lăng còn dùng trị ho, lị, đau lưng, ..
- ko có gì ghét hay giận nhé. Chỉ là hứa sẽ ko đùa nữa ..
Nghĩ cũng lạ, nhiều khi chính ông nhà thơ khi viết cũng rất ngẫu nhiên, thế mà khi thiên hạ đọc lên lại vẽ ra đủ thứ đường. Như anh K cũng vậy. Nhiều khi anh qua nhà chị Thym "tán" thơ chị, mà chắc đôi khi chị Thym hãi, vì anh tán "ngọt" quá!
XóaRiêng về bài Tây Tiến hồi cấp ba ông thầy dạy văn bắt cả lớp phải học thuộc lòng. Bài dài ngoằng em nuốt không nổi vì em chúa ghét các bài thơ dài thoòng loòng như thế. Nhưng thực ra xếp nó vào dòng văn học lãng mạn hiện thực thì tốt. Em đọc thơ tả mấy sư phụ đầu không mọc tóc, tưởng tưởng như sắp chết đói tới nơi, mắt thì vàng ạch mà còn "trừng"; đầu óc lại mộng tưởng các cô Hà thành mong manh ướt át.
XóaAnh K: Không ghét, không giận, cũng không đùa nữa. Anh làm em nhớ đến tờ giấy A4, trắng tinh và phẳng lỳ. :D
XóaUD: Em cái ghét cũng rất giống chị, còn cái yêu thì ...chưa biết nha. :D Chị cũng thấy ghê vì bài thơ hết trọc đầu lại đến trừng mắt, đối lập hẳn với hình ảnh dáng kiều thơm. Kiều nghe mà...chết ngất.
........
Anh K tán ngọt là do lúc ấy anh ấy không làm chủ được bàn phím. Chứ thực ra ảnh khô, nghiêm và chuẩn mực đến từng chi tiết.
Ủa anh K, cây đinh lăng hay vậy hả? Mai em mua ngay một cây. Em tưởng nó chỉ để ăn gỏi và làm thuôc thôi chứ.
Xóa
Xóa@UD:
Các nhà thơ nhà văn viết mà ko ý thức hết vì sao mình đã viết như vậy là chuyện bình thường mà em .. Ko chỉ nhà thơ nhà văn, mà ai cũng thế.
Anh ví dụ nhé, một hôm Ruby cầm tay mẹ nói:
- chiếc xe tank bạn Saphir mói mua đẹp ghê hả mẹ.
Nghe, em chỉ đơn giản yes, no; hay sẽ có suy nghĩ thêm: con nó thích chiếc xe, và đang gợi ý mẹ nhỉ ?
Nếu em đặt câu hỏi với Ruby, có thể Ruby cười lỏn lẻn gật đầu, vì quả Ruby có ý ấy thật.
Cũng rất có thể Ruby sẽ tỏ vẻ ngạc nhiên, chối, vì quả thật khi nói ko nghĩ đến chyện nói để gạ mẹ mua cho.
Nhưng cho dầu Ruby chối, em có tin Ruby chỉ vì thấy bạn có đồ chơi mới đẹp và bình luận vô tư ? Hay tự trong thâm tâm, Ruby cũng mong có cái xe ấy, nhưng tự hiểu ko thể xin mẹ, vì mẹ đang kẹt tiền, vì mẹ gét mấy cái trò choi bán nhau, .. và tự dẹp cái ý muốn đó lại ..
@Ka
Đinh lăng nhiều công dụng, trong đó dùng lá độn gối trị đau đầu và dễ ngủ là thực sự hiệu quả.
[color="blue"]Cách làm[/color]: hái lá đinh lăng rửa sạch phơi khô, độn gối. Có người phơi khô sao vàng khử thổ rồi mới độn gối, ko biết hiệu quả hơn ko vì thấy bx thì chỉ làm đơn giản.
Nói như đại K thì nội dung bài thơ mà bé UD làm bên bờ biển ở nhà của bé ấy là sự vô thức trong tiềm thức hả?
Xóa....
Cây đinh lăng đắt lắm, ít lá nữa. Làm được cái gối chắc mất vài trăm €.
Có ai đổi oải hương lấy đinh lăng thì tốt! :D
UD ý thức rõ ràng những gì mình viết ra chứ vô thức nỗi gì ?
XóaCổ đang giận ai đấy, quay qua giận mình, muốn quậy cho bỏ tức ..