27/5/15
Dư mà không thừa
Bài viết của Nguyễn Đức Dân sau khi đăng ở SGTT đã nhận nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có còm của một người kí tên Chu Xuân Việt:
“Bài rất tốt. Nhưng tác giả lại vô tình mắc phải lối nói dài này khi dùng “dư thừa” (dư nghĩa là thừa rồi)”…
Tác giả đã trả lời:
Xin cám ơn bạn Chu Xuân Việt khi đọc bài Tiếng Việt đang “dài” ra! (SGTT, 29.8.2011) đã cho nhận xét về từ dư thừa liên quan đến một hiện tượng thú vị trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có những từ ghép do hai từ đơn ghép lại. Từ ghép có nhiều loại:
Nhà gạch, nhà hàng, nhà máy… là những từ ghép chính phụ – tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất.
Nhà cửa, đường sá, chùa chiền, chợ búa, vợ chồng, ăn chơi… là những từ ghép đẳng lập – hai từ cùng loại ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng có ý nghĩa khái quát hơn. Tốt xấu, phải trái, trước sau, trên dưới, đi lại, thắng thua, được mất… cũng là những từ ghép đẳng lập gồm hai yếu tố trái nghĩa hợp với nhau thành một từ có ý nghĩa khái quát.
Trật tự những tiếng trong từ ghép là một hiện tượng rất thú vị liên quan đến triết lý của người Việt, đáng được thảo luận, nhưng chưa phải là đối tượng trình bày trong vài dòng ngắn ngủi này.
Tôi chỉ xin nêu một hiện tượng liên quan đến từ ghép đẳng lập hai yếu tố đồng nghĩa: có hàng loạt từ ghép hai yếu tố đồng nghĩa mà một thuộc phương ngữ Bắc bộ, một thuộc phương ngữ Nam bộ.
Có từ, tiếng Nam đặt trước, như dơ bẩn, chén bát, kêu gọi, dư thừa… Lại có từ tiếng Bắc đặt trước, như nông cạn, thứ hạng, tìm kiếm, đón rước… (tôi chưa giải thích được vì sao lúc thì tiếng Nam đặt trước, lúc tiếng Bắc đặt trước, ai biết xin chỉ giùm). Vậy những từ này không dư. Viết cho Sài Gòn Tiếp Thị là tòa báo ở TP.HCM nhưng có bạn đọc cả ở Hà Nội. Vậy nên tôi có ý thức khi viết “dư thừa”. Nó không dư mà cũng chẳng thừa.
Sài Gòn, 29.8.2011
nguồn ngonngu.org
*
Cũng liên quan đến chuyện dư thừa là việc dùng từ có nghĩa trùng lặp trong một số cụm từ như sông hồng hà, đường quốc lộ, người nông phu, ngày sinh nhật, virus HIV .. (sông = hà, đường = lộ, người = phu, ngày = nhật, virus là V trong HIV). Đây là những cụm từ thường gặp trong câu chuyện hàng ngày, cả trên báo đài, sách vở. Nhiều người xem chúng phạm lỗi mà Tây gọi là pléonasme = sự thừa từ, trùng ngữ hay tautologie = sự thừa ý, trùng ngôn. Một số khác thì cho là sự dư thừa này là một lệ ngoại, là "độ dư cần thiết" để làm rõ nghĩa, để tăng sắc thái biểu cảm .. Thử nghe lý giải của GS Nguyễn Văn Khang, TBT Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống. Bài phát trong chương trình Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của VOV (VOV 13/4/2015)
Sunny bench . Tranh Volegov
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)