NGHỆ NGỮ
Cứ ăn đi, gấu quê em trắng lắm
Cơm cứ là chộ khu đọi ênh nà.
Trưa gió Lào nóng rứa ngủ được mô
Em dắc ênh lên rú mà nhởi cấy
Bòe từng bầy, con mô con nấy
Béo mượt lôông,ngong rành ưng ênh ơi!
Và buổi triều ra rọng muống, gừn thôi
Em xuống hái, ênh cứ dường mà đứng
Có thương em, ênh cụng đừng có xuống
Đỉa hấn bu, ênh bứt nỏ ra mô!
Túi trằng trăng sáng vằng vặc rứa tề
Em dắc ênh đi nhởi nhà hàng xóm
Họ có trêu ênh đừng rầy, đừng thẹn
Trạng mà cười, nỏ can chi mô ênh.
Nếu khôông chê em tóm, em đen
Ênh nhủ mẹ sắm trù cau, chai riệu
Dạm ngọ, bỏ trù, mần dăm mâm liều liệu
Để mình thành nhôông – gấy của nhau.
Em sẽ ở ăn có trước có sau
Dù ngài xấu nhưng lòng em chung thủy.
Em sẽ thương ênh từ khi còn trẻ
Đến khi ênh ngồi trúc cúi quá tai…
Khi nại đến dừ em nói hơi dài
Ênh có nghe nhưng chắc chi đã hiểu
Thôi dừ ri: ênh đi mua tài liệu
Em dạy ênh hòc Nghệ ngự nha ênh!
(bài gốc được minh họa bằng hình của cô con gái rất xinh của chính tác giả, ko dám lấy về nên thay bằng hình bìa album Gái Nghệ của Phạm Phương Thảo)
Bài thơ tác giả sáng tác dùng làm ngữ liệu dạy học cho tiết từ ngữ địa phương xứ Nghệ. Bảng giải nghĩa từ sau đây có tham khảo còm và recom trong bđd. Ai muốn hiểu thêm, có thể tham khảo bài giải thích của của chính tác giả, ở bài Xứ Nghệ
Để tả gạo rất chi là trắng, người Nghệ còn có cách ví von rất ấn tượng: trắng như trấp vả con gấy = trắng như bắp vế con gái.
Như từng nhận xét (trong entry Giọng Huế) nếu hiểu răng ri mô rứa .. là tiếng Huế, hay nhởi, trốôc, chộ, đọi, .. là Nghệ ngữ thì thật ra không tồn tại cái tiếng Huế hay Nghệ ngữ. Vì như có thể thấy trong bảng từ trên, trừ một số rất ít từ (có đánh dấu *), còn lại đều thuộc vốn từ vựng chung của các địa phương từ Huế đến Nghệ. Giữa các địa phương trên không khác nhau ở vốn từ mà khác nhau ở cái giọng. Nói chung, giọng Huế nhẹ, càng ra phía bắc giọng càng nặng, đến Nghệ thì nghe như mỗi tiếng đều được phát âm với thanh nặng.
Một khác biệt đáng kể nữa là ở một số âm vần. Người Huế o thường phát âm thành oa, như nói > noái; đói > đoái .., n thành ng, như ăn > ăng, hòn > hòong; đại khái thế. Ở Nghệ, trong bảng từ trên thấy có anh > ênh, nhưng không rõ chim manh manh có nói là chim mênh mênh, hạnh phúc có nói là hệnh phục ? Chiều nói thành triều, bò nói thành bòe cũng rất lạ, không rõ liệu chạy có nói thành trạy, cò có nói thành còe ? hay đấy chỉ là những trường hợp cá biệt ?
*
Học mệt rồi hầy. Thôi, giải lao nà. Nghe Mèo Mun kể chuyện thời đi học bằng giọng Nghệ cho vui.
Béo mượt lôông, ngong rành ưng ênh ơi: Béo mượt lông, nhìn rất thích anh ơi.
Trả lờiXóahofc: học (biến thanh)
con cò - con còe, chó - chóe, có - cóe (biến âm ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương.
Tóm: gầy,
Gấu: gạo, còn có thành ngữ: Xấu nhưng có gấu nuôi nhôông (xấu nhưng có gạo nuôi chồng, ý nói người tuy xầu nhưng siêng năng chăm chỉ)
Cám ơn cô NT nhiều nhé.
XóaHì, đúng rồi, Tóm = gầy, không phải ốm. :d
hòc = học, nhưng đọc răng hầy ?
Thật vui khi nghe Méo Mun kể chuyện!
Trả lờiXóadù nhiều chổ nghe không kịp vì mèo Mun nói nhanh quá, nhưng nói chung cũng kịp hiểu để cười.
XóaCô Nhật Thành và mọi người nghe Gái Nghệ, Phạm Phương Thảo sáng tác và trình bày
https://youtu.be/ruJ179hA4B4
quên, link thừa s
Xóahttp://youtu.be/ruJ179hA4B4
Mới đọc trên mạng, cười cái rồi đi ngủ
Trả lờiXóaMột anh chàng Nghi Lôc cưới vợ Hà Nội, đưa vợ về thăm quê, dạy vợ một số Nghệ ngữ.
...
- ở lỗ là cởi truồng
..
Hôm đầu về quê, đến khoảng 5, 6 giờ chiều chợt cô vợ hốt hoảng
- Anh ơi, chưa tối mà phải cởi truồng rồi hả anh ?
Anh chồng ngạc nhiên:
- Ai bảo em rứa hầy ?
- Thì loa đang thông báo kìa
Anh chồng lắng nghe. Loa đâu bên ủy ban đang phát: Alo, alo. Đồng bào chú ý alo alo ..