Đặng Tiến
Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi |
Trong nước, từ chính sách đổi mới, 1986, đã có lối nhìn thoáng rộng hơn đối với phong trào Thơ Mới 1932-1945 và Vũ Hoàng Chương, ở một chừng mực giới hạn, cũng được đọc lại một cách công bình hơn. Mới đây (1996) một sinh viên đại học TPHCM đã trình tiểu luận tốt nghiệp về Vũ Hoàng Chương và giáo sư phản biện Hoàng Như Mai, nhà phê bình văn học (sinh năm 1917) đã phê “ viết về nhà thơ Vũ Hoàng Chương không phải dễ, người viết vừa phải có trình độ uyên bác nào đó, vừa phải có năng khiếu nghệ thuật. Trên thực tế, khen thơ Vũ Hoàng Chương thì có đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình, nhưng trực tiếp viết ra những lời đánh giá thì lại rất ít ai dám viết. Trên văn đàn, những bài, sách nghiên cứu, phê bình thơ Vũ Hoàng Chương có bao nhiêu đâu. Sinh viên viết được bài tiểu luận tốt nghiệp như thế này là đáng biểu dương. Tôi đánh giá như vậy là với tư cách một người yêu quý thơ Vũ Hoàng Chương, và là người bạn thân của nhà thơ “ (25/6/1996) .
Chúng tôi ghi nhận lời phê, viết tay trên luận án, vì nhiều lý do :
- Dù bị vùi dập, Vũ Hoàng Chương vẫn có người yêu quí và ngay thẳng nói lên niềm yêu quý ấy.
- Ngưòi ấy có thể là một trí thức cao tuổi, là Hoàng Như Mai, nhưng còn là những sinh viên trẻ tuổi.
- Đoạn văn phản ánh đúng tình hình nghiên cứu về Vũ Hoàng Chương, với những khó khăn khách quan về nhiều mặt.
Nhưng cũng có người tâm huyết vượt qua những định kiến như Hoàng Thiệu Khang đã viết : “ cuộc nội sinh hoá văn học phương Tây, để có thể sản xuất ra một chất phương đông đậm đà, phải qua tay Vũ Hoàng Chưong, Huy Cận, Đoàn phú Tứ, Thâm Tâm .. . và cả Xuân Thu Nhã Tập “[1]. Và Đỗ Đức Hiểu (tú tài 1944 tại Hà Nội) trong sách Đổi Mới Phê Bình Văn Học đã phân tích ảnh hưởng Baudelaire trong thơ Vũ Hoàng Chương ; hoặc Đỗ Lai Thuý (sinh 1948) đã có những trang về Vũ Hoàng Chương đào nguyên lạc lối [2] thật hay, chủ yếu giải thích chất say như một chìa khoá giải mã đi vào thi giới Vũ Hoàng Chương, như một yếu tố của mỹ học và thi pháp ; và tính cách suy đồi trong nghĩa văn học có mầm mống cách mạng và hiện đại. Dĩ nhiên cái nhìn theo phương pháp luận luôn luôn mang tính cách cục bộ, và tiếc rằng Đỗ lai Thuý chưa đọc nhiều thơ Vũ Hoàng Chương. Tuy vậy, những bài viết mới mẻ như thế còn hiếm và đáng biểu dương.
Đồng thời, một số tác phẩm của Vũ Hoàng Chương trước 1945 đã được in laị [3]. Những tác phẩm về sau, dường như chỉ in lại hồi ký Ta đã làm chi đời Ta (nxb Hội nhà Văn 1993 TPHCM).
Vũ Hoàng Chương đề Quỳnh hoa |
Và dù sao, thời gian cũng sẽ gạn đục khơi trong.
Biết ai là đục biết ai trong . . .
Năm 1969, Vũ Hoàng Chương lên 55 tuổi, tự hào mình thọ hơn Khổng Minh . . . 1 tuổi, có bài thơ :
Chữ thọ vừa ăn đứt Ngoạ Long
Bến nằm dư biết đục hay trong . . .
(. . . ) Chỉ thương kiếp đá ai bày trận
Để ngấn vàng gieo chợt rối vòng . . .
Một ánh trăng giữa Bát Trận Đồ. Trong cảnh đá chạy cát bay, đôi tiếng thị phi, hoặc lời ca tụng, có nghĩa lý gì ?
Trước đây, nhà xuất bản An Tiêm, Paris, trong dự án dài hạn, muốn ấn hành một Tuyển Tập Vũ Hoàng Chương, có thể nhích lên Toàn Tập, yêu cầu tôi sưu tầm, biên tập và giới thiệu, với sự thoả thuận của chị Vũ Hoàng Chương. Nay anh Thanh Tuệ chủ trương An Tiêm đã qua đời.. Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, thời giám đốc Nguyễn văn Lưu có lúc cũng đánh tiếng, Nhưng việc không đến đâu, lý do, khách quan và chủ quan, thì nhiều.
Chút nghĩa cũ càng, nhân ngày giỗ anh Chương, mới có bài này để cập nhật hoá hoàn cảnh văn học của Vũ Hoàng Chương trong hiện tình đất nước.
Nén hương lòng. Xa xôi và cách trở. Không phải để nghị luận hay tranh luận với ai.
Paris, nhân ngày giỗ Vũ Hoàng Chương 6/9/1999, cập nhật 2012
Đặng Tiến
[1] Hoàng Thiệu Khang, Cảm nhận và suy tưởng, nxb Văn Học, Hà Nội, 1994, trang 20.
[2] Đỗ Lai Thuý, Con mắt thơ, nxb Lao Động, Hà Nội, 1992, tái bản nhiều lần
[3] Lại Nguyên Ân, trên Tạp Chí Văn Học, số 2.1998, cho biết nxb Văn Học Hà Nội, 1991, có ra bộ sách 12 tập Thơ Mới đầu tiên trong đó có Mây của VHC. 1995 ra bộ sách Thơ Mới Tác Gia và Tác Phẩm gồm có 15 tập với 15 tác giả, có VHC.
Nxb Hội Nhà Văn, TPHCM 1992, có tái bản Mây của VHC trong 1 bộ gồm nhiều thi tập.
[4] Chế Lan Viên, Phê Bình Văn Học, nxb Văn Học Hà Nội, 1962, trang 86-98.
[5] Tô Hoài, Tự Truyện, 1985, trang 263. Cát Bụi Chân Ai, 1992, trang 153 . Chiều Chiều, 1999, trang 21 và 25
[6] Lê Đình Kỵ, Thơ Mới những bước thăng trằm, nxb TPHCM, 1989, trang 83 và 122.
[7] Hà Minh Đức, Khảo Luận Văn Chương, nxb KHXH, Hà Nội, 1997, trang 14 và 40
Tôi mới chỉ đọc vài bài thơ của Vũ Hoàng Chương, hình như trong tập "Thơ Say", không nhớ gì mấy. Nhưng ngày nay thơ ông được lớp trẻ tìm đọc và trích dẫn khá nhiều. Tôi nói thế dựa trên các comment trong Blog Việt.
Trả lờiXóaThông tin "lớp trẻ tìm đọc và trích dẫn khá nhiều" là một thông tin thú vị và gây tôi nhiều ngạc nhiên. VHC là nhà thơ bị trù úm, sách vở chính thông phổ thông ít khi đề cập. Thêm nữa, thơ ông thời ông là rất mới, nhưng thời nay thì đã cổ, từ ý đến lời. Bản thân tôi đọc lại thơ ông cũng chỉ là tìm lại những hoài niệm .. Thủa mới lớn, không uống rượu, không thất tình vẫn rất thích ngêu ngao
XóaEm ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai ..
Tôi nghĩ rằng do họ đồng cảm với tâm trạng bơ vơ "như một con thuyền bập bềnh trôi trên dòng nước đục" của thi sĩ này. Thậm chí tôi nghe họ gọi ông là "thi vương".
XóaHay được trích nhất có lẽ là mấy câu này:
"Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.
Thời trước ở Sài gòn người ta gọi VHC là Thi bá. Nhớ không nhầm thì danh xưng này bắt nguồn từ một bài báo của Thanh Tâm Tuyền. Những câu thơ cô vừa dẫn trên viết từ thời 194x có lẽ là một trong những câu thơ nổi tiếng nhất của VHC, nói lên tâm trạng bơ vơ lạc lỏng của một thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Hóa ra ko chỉ mỗi một thế hệ thanh niên ây, những câu thơ ấy vì thế vẫn còn được đọc, được nhắc đến nhiều, thậm chí quá nhiều thành sến, sáo. Hơn nữa, ở nam những năm 196x, 197x sống trong cảnh chiến tranh, và dưới những gợi mở của Satre, của Camus .. thế hệ thanh niên bấy giờ có lẽ còn cảm nhận sự bơ vơ còn sâu sắc hơn xa những gì VHC phản ảnh trước đó 2, 3 thập kỷ. ít ra bấy giờ VHC còn có một lũ bạn bè dam bảy đứa, Còn họ, những thanh niên miền nam thời 196x, 197x ấy, lắm lúc thấy bơ vơ lạc lỏng với chính bản thân mình ..
XóaĐang đọc còm hay thấy chữ ''lỏng'' tự nhiên thấy mình... lỏng lét.
XóaThế hả ? anh cứ nghĩ lạc lõng phải hỏi mới đúng. Chả lẽ lạc rồi không đi hỏi đường, còn nằm ngã ra ? Trái lại, lỏng lẻo phải ngã mới hợp logic - lỏng lẻo nên ngã chổng gọng. tks anyway
XóaNói rồi vẫn nói lại, trình độ cũng thể hiện qua chính tả. Cứ cho phép mình sai hoài thì biết bao giờ mới đúng đây?
Xóa(Chạy mất dép)
Mắc gì chạy. OK, trình độ chính tả, nói chính xác là cách đánh dấu hỏi ngã anh không giống với mọi người, hay muốn nói là trình độ thấp cũng được. Nhưng nếu từ đó mà em suy ra mỗi bữa anh ăn 5 chén cơm thì là không có cơ sở,
XóaNói chớ giai nào biên thư tán cô Di mà sai chính tả thì cô Di xếp qua một xó, bởi cô Di biết anh đó sau này sẽ làm khổ mình vì không biết cách dọn cho gọn đi những cái sai trái của anh ta.
XóaAnh cũng dọn mấy cái lỗi chính tả đi. Cái nào xấu thì phải bỏ chứ.
uh. Nhưng anh còn rất nhiều thứ sai, sót; đang phải dọn những cái sai sót khác cần thiết hơn; lỗi hỏi ngã từ từ. tks anyway
Xóap/s: em cho rằng ko biết sửa lỗi chính tả thì cũng sẽ ko biết sửa các lỗi sai khác là một kiểu suy luận tương tự thiếu cơ sở, vì ví dụ, lỗi hỏi ngã về bản chất rất khác với lỗi nhậu nhẹt chẳng hạn vì thế có hoặc ko có lỗi này chả liên quan gì với việc có hoặc ko có lỗi kia. Chúng độc lập với nhau. OK?
". . .Tôi nghĩ rằng do họ đồng cảm với tâm trạng bơ vơ "như một con thuyền bập bềnh trôi trên dòng nước đục"
Trả lờiXóaThích cái "họ" và 'tôi nghĩ" của Ái Nữ.
Là tôi nghĩ thế, chẳng nhẽ họ lại chỉ nhắc đến thơ Vũ Hoàng Chương để làm điệu?
XóaNhưng tôi cũng có cảm nhận giống bác Khung K, nó không hợp thời, nghe hơi sến.
Oh không, xin đừng hiểu lầm. Tôi chỉ nói chuyện thời tôi, và không nghĩ các bạn trẻ hôm nay dẫn thơ VHC để làm điệu. Có thể sau một thời gian dài không bị .. bề hội đồng, những câu thơ ấy hồi phục chăng. Thơ văn, chữ nghĩa, triết lý cao siêu đến mấy, bị đám đông bề hội đồng cũng trở nên cùn mằn, thành sến .. Nhạc TCS, triết học hiện sinh, thiền, .. nhiều thứ đã từng bị sến hóa như thế
XóaDù sến thì cũng có sao đâu bác Khung K, dòng nhạc "vàng" đến giờ người ta vẫn còn nghe kia mà. Thực tế đời sống dân ta là vậy, những người nghe nhạc vàng đông hơn những người nghe nhạc cổ điển. Tôi để ý đến điều này: ông Lương Minh Đáng, vị thầy tâm linh người Việt, rất hay hát cho học trò nghe bài "Nó" ("Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ, một chén cơm chiều nên lòng chưa no...") và bài "Chuyện tình Lan và Điệp". Cực sến! Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra sự thâm thúy của ông. Loại nhạc ấy mặc dù không phải là món ăn tinh thần hợp khẩu vị với tôi, nhưng không có nghĩa là không hợp thời với những người Việt khác.
XóaNhư thơ của Vũ Hoàng Chương chỉ không hợp thời với cá nhân tôi, nhưng vẫn đang rất hợp với những người trẻ tuổi khác. Nhờ có thơ của ông mà tôi cảm nhận được nhiều hơn tâm trạng của một lớp người. Cá nhân tôi thì không có tâm trạng "con thuyền giữa dòng", có thể do tôi ít tiếp xúc với sông nước, tôi có hình dung nhiều hơn về "đường hầm tối".
Vâng thỉnh thoảng sến chút, chả sao. Tôi thỉnh thoảng vẫn thích nghe nhạc sến, nói năng sến sẩm .. Nhưng sến quá thì không nên, vì sẽ rất mệt.
XóaNói riêng, thơ VHC chả ai dám bảo không hay (kể cả CLV, dù chưởi vẫn ko phủ nhận tài năng của VHC, dù bằng giọng cố ra vẻ trịch thượng "Tôi vốn không yêu nhiều - nhưng vẫn là yêu - cái tài không lớn lắm nhưng vẫn là tài của nhà thi sĩ họ Vũ. "). Trong thời ông, thơ ông rất mới. Vấn đề là, cái gì mới rồi cũng có lúc thành cũ. Tôi rất mừng cho ông khi biết nhiều bạn trẻ vẫn còn thích thơ ông, mượn thơ ông để bày tỏ tâm trạng mình .. Điều đó chứng tỏ với họ thơ ông chưa cũ, dù với tôi, thiệt tình thơ ông đã cũ.
Tách còm riêng ra vì đang hồi comment ngon trớn với Madame Ái Nữ bị em nhào vô phá đám.
Trả lờiXóaThì vầy, ai chỉ ra lỗi và bảo sửa thì mình nên nghe, không quanh co lòng vòng vừa mệt người mệt ta, để sức sửa các lỗi khác.
Còn hơn lắm người đọc xong bravo mà biết đâu quay đi che miệng cười.
Còn sửa hay không đúng là chuyện của anh rồi.
Kệ, không sửa, để em còn có cái mà hơn anh.
XóaGiời ôi!!!!
XóaNhiều người hay tủi thân, mặc cảm khi thấy gì mình cũng thua. Là anh nhận xét chung thế, ko có ý ám chỉ em nhé.
XóaẬy, anh đời nào ám chỉ ai, em biết mà. Nếu có cũng tự ám chỉ mình, em biết mà.
XóaĐúng rồi. Nhớ lâu rồi, hồi băm mấy í, anh có người bạn làm thơ viết văn khá hay. Dù rất quí mến, nhưng anh ít khi khen, trái lại hay chê. Vì nghĩ khen thì dễ, chê khó hơn vì muốn chê phải đọc rất kĩ. Thêm nữa, chê cũng mang cái tiền giả định bạn là người mạnh mẽ, thích sự thẳng thắn chứ ko phải là hạng hám danh, ưa nịnh. hà hà, ai dè lần nọ chê phát, bị anh bạn tự ái, vừa cãi lấy được, vừa mắng như hắt nước. Anh chả buồn vì bị mắng, nhưng thất vọng ghê gớm vì ý định tốt đẹp của mình ko được bạn hiểu. Tủi thân dễ sợ, đóng cửa khóc mấy giờ, sau đó ra quán ăn 3 cái đùi gà mới đỡ rầu.
XóaLời ngọt lọt đến xương, ai chả muốn nghe lời ngon ngọt.
XóaVì vậy mà thay vì góp ý, nhiều người chọn cách bàng quan cho xong.
Nhưng nhiều khi người chê cũng phải coi lại, rằng thì chê rồi người ta có nghe, có chịu sửa hay không, hay người ta tự ái.
Như em chê anh sai chính tả vậy, biết anh quê, tự ái nên nói càn là không sửa, để sửa chuyện khác.
hì, thật ra bị em chê kém chính tả không quê mấy, vì cũng bị nhiều người chê rồi; hơn nữa ông cụ, anh ba X cũng sai hỏi ngã tè le, có răng mô.
XóaMà quê là khi bị em suy ra rằng thì là nhiều cái khác cũng kém. Cái logic này mới thật bất ngờ và quê.
Chứ gì nữa. Đang đọc ngon lành bị quất cái lỗi chính tả như đang ăn cơm bị trúng hạt sạn, hoặc kiểu như đang ngon trớn mà bị... ngưng giữa chừng.
XóaPhải nói trắng ra như vậy may ra.
Ông cụ viết: Cộng hòa xã hội chũ nghĩa
XóaAnh dốt chính tả, chũ hay chủ gì thì cũng hiểu ý ông cụ là chỉ cái -ism
Anh X kí tên Thũ tướng Chính phủ
Anh dốt chính tả nên chẳng biết thủ hay thũ mới đúng, nhưng hiểu ý anh X là muốn chỉ cái Prime Minister.
Nhờ dốt chính tả, anh chẳng vì những cái hỏi ngã ấy mà ngứa mắt, hay như em bảo - nhai cơm phải sạn.
Kết luận: giỏi chính tả quá không những không lợi mà còn có hại. Cần phải tri túc, không sai âm vần là ok, còn sai hỏi ngã thường không ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của từ, không cần phải quá quan tâm mất thì giờ; đặc biệt trong tình hình hiện nay trên mạng, quan tâm quá, cứ vài câu lại nghẹn ngào khạc nhổ thì khổ thân.
Bình luận thêm: dấu hỏi, ngã là hai kí hiệu dùng để ghi hai (/6) thanh điệu của tiếng Việt. Hai thanh điệu này hiện nay hầu như chỉ giọng Bắc là còn phân biệt, nên việc viết hỏi ngã ở đấy là còn có cơ sở. Với các phương ngữ khác, sự phân biệt hỏi ngã trong phát âm không có (phát âm lõng trong lạc lõng và lỏng trong lỏng lẻo là như nhau), do đó ngày nay với hầu hết người Việt, việc ghi hỏi ngã khi viết chẳng qua là sự phân biệt theo thói quen truyền thống, đã mất đi cơ sở khách quan ban đầu, thời các giáo sĩ ghi âm tiếng Việt. Vì thế không phải là không có cơ sở khi một số người đề nghị bỏ sự phân biệt hỏi ngã, vì nó không phản ảnh đúng thực tế phát âm của người Việt. Chữ Việt là thứ chữ ghi âm, nên có yêu cầu phản ánh đúng âm cái tiếng nó ghi.
Vâng, nhờ anh và những người có quan niệm như anh, tiếng Việt càng lúc càng trong.
Xóamà, ông cụ là ông nào?
XóaBầy trâu đang quậy trong vũng nước, thêm con gà xuống lội chẳng làm nước đục thêm. Cũng vậy, tiếng Việt đang đục ngầu vời bao nhiêu lỗi dùng từ, lỗi cú pháp to bằng cái đình. Sai hỏi ngã chẳng làm đục thêm tiếng Việt mấy tí. Em cứ cầu toàn thế, chỉ thêm khổ thân vì ngứa mắt thôi.
XóaNgẫm nghĩ, đàn bà tập tính giống nhau thật í, Hay cầu toàn là thuộc tính của đàn bà ? Ở nhà, bx cũng cứ ưa ngứa mắt với những thứ vớ vẩn. Nhà có dấu chân, ngứa mắt; chăn ngủ dậy không gấp, ngứa mắt; .. rồi chạy đi lau, đi gấp. Anh chả thấy ngứa mắt, nên thoải mái ngồi đọc sách, có khỏe hơn không ?
Xin Share bài này về nhà cho anh Đặng Tiến, vì đôi khi ảnh không biết bài của ảnh trôi nổi ở những đâu mà mang về. :)
Trả lờiXóaTks anh.
tks. Nhưng bài của Đặng Tiến được chia sẻ rất nhiều trên mạng, muốn mách ổng cho đủ cũng mệt đấy.
XóaCó tý thiên vị không nhỏ trong hành động này. (Sách của ĐT em cũng có, nhưng thích dư này hơn!)
XóaVũ Hoàng Chương hai hôm nay bỗng nhiên thành hot boy. Là có thông tin ông từng được đề cử giải Nobel Văn chương 50 năm trước.[1]
Trả lờiXóaKhông biết có chuyện chi không mà một nhà thơ bị chửi rủa, bị kết án rồi đọa đày đến chết lại bỗng dưng tuyên giáo thả cho báo chi nhà nước công khai ca tụng hết lời?
[1] https://tuoitre.vn/vu-hoang-chuong-tung-duoc-de-cu-giai-nobel-van-hoc-20230211154512635.htm