12/2/16

Dòng nhạc quan họ truyền thống Bắc Ninh

Ngày xuân, cùng tìm hiểu quan họ với Vũ Hoàng (RFA).
(File audio lấy từ trang web của RFA bị firewall, ở VN có thể không nghe được. Trong bài ở đoạn các làn điệu quan họ có đặt thêm link đến youtube để minh họa, dành cho ai không nghe được file audio - nhưng có thể không giống với bài minh họa trong file gốc, ai muốn nghe thì click).



Nguồn gốc chữ “quan họ.”

Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn anh Nguyễn Hữu Duy đã dành thời gian cho buổi trò chuyện ngày hôm nay. Anh Duy có thể chia sẻ cho thính giả của đài vì sao dân ca truyền thống của vùng Bắc Ninh mình có tên là quan họ được không ạ?

Nguyễn Hữu Duy: Cho tới ngày hôm nay, mặc dù quan họ đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, chưa có một công trình nghiên cứu nào dám khẳng định đi đến câu trả lời rõ ràng tại sao lại là dân ca quan họ và dân ca quan họ có từ bao giờ. Trong dân gian, có rất nhiều giai thoại kể về nguồn gốc và xuất xứ của quan họ. Có giai thoại thì kể rằng quan họ có từ thời các vua Hùng, nhưng cũng không rõ là từ thời vua Hùng nào.

Hát quan họ trong dịp Tết. photo: RFA
Nghĩa của từ quan họ, cũng có 3 nghĩa, 3 tên gọi mà không dám khẳng định cái nào. Thứ nhất, quan họ nghĩa là tiếng hát của họ nhà quan. Nghĩa thứ hai là tiếng hát của quan viên hai họ và nghĩa thứ ba là quan quân đi qua, nghe tiếng hát hay thì dừng lại, “họ” lại, thì người ta gọi là “quan họ” nghĩa là “quan dừng lại.” Nghĩa thứ ba này thì cũng có rất nhiều câu chuyên. Tôi xin kể một câu chuyện như thế này.

Vào thời vua Lý thì các quan đi kinh lý qua vùng đất Bắc Ninh, đi thị sát. Khi đi qua cánh đồng, thấy tiếng hát từ dưới cánh đồng của một cô gái vọng lên “Tay cầm bán nguyệt xênh xang, tay cầm bán nguyệt mở mang tứ thành.” Các quan nghe thấy hát hay nên dừng lại, “họ” lại, thì đó gọi là quan họ.  Có câu chuyện thì kể về ông Lý Công Uẩn chạy giặc qua vùng Bắc Ninh, người dân Bắc Ninh đổ ra đường hát, sau đó đám giặc đuổi theo ông mải nghe hát, không đuổi ông nữa, nên ông thoát.

Có một công trình nghiên cứu mới nhất của nhà nghiên cứu Lê Danh Khiêm thì nói rằng “quan họ” bắt nguồn từ tục kết trại giữa các làng xã, “quan họ” ở đây nghĩa là người ta quan hệ với nhau, coi nhau như anh em một nhà đó là “quan họ.”

Vũ Hoàng: Vâng, cám ơn anh Duy về những giải thích rất là lý thú về câu chữ “quan họ.” Vũ Hoàng có câu hỏi khác, thấy nói là có dòng quan họ truyền thống, quan họ mới rồi quan họ lời mới. Không biết sự khác biệt giữa những dòng này như thế nào thưa anh Duy?

Nguyễn Hữu Duy: Ngày xưa, các cụ chúng ta hát không có nhạc đệm. Có những hình thức khác thì cả quan họ nam đối đáp với cả quan họ nữ, có hình thức khác thì chỉ đôi nam đối đáp với đôi nữ. Còn mới bây giờ là việc giới thiệu cho nhạc vào làm cho nó hay hơn, đây cũng là hình thức phát triển nó, những vẫn giữ được bản sắc dựa trên những bài quan họ cổ. Còn quan họ lời mới thì khác, nghĩa là cũng cùng một giai điệu đó, người ta giữ nguyên giai điệu, bỏ lời cũ đi và thay lời mới vào, đó là hình thức “bình cũ rượu mới.”

Các làn điệu dân ca quan họ

Vũ Hoàng: Cám ơn anh Duy về những thông tin bổ ích này. Trong quan họ có 3 chặng chính và những làn điệu ở các chặng này cũng khác nhau. Nhân buổi ngày hôm nay, anh Duy có thể giới thiệu sự khác nhau trong các chặng khác nhau của làn điệu dân ca quan họ được không?

Nguyễn Hữu Duy: Quan họ có 3 chặng hát chính. Giọng đầu tiên là giọng lề lối, sau khi hát giọng lề lối, người ta hát giọng lẻ, giọng vặt và cuối cùng thì người ta hát giọng giã bạn. Theo những nghiên cứu gần đây nhất thì quan họ có khoảng 213 giọng.

Mỗi một giọng tương ứng với 2 câu, nghĩa là một câu ra và một câu đối. Và thường một canh hát sẽ hát đủ 3 chặng: đầu tiên hát giọng lề lối, thí dụ như: hừ, la, tình, tang, cây gạo, la rằng…, sau khi hát giọng lề lối xong, thì người ta hát các bài giọng lẻ, giọng vặt, thí dụ: mời nước, mời trầu, còn duyên, ngồi tựa song đào, ngồi tựa mạn thuyền, sau đó, cuối cùng người ta hát những bài giọng giã bạn tức là có những lời lẽ níu kéo khách, níu kéo bạn, nói về những cảnh chia tay, như: người ở đừng về, rẽ phượng chia loan, con nhện giăng mùng…Đó là hệ thống bài bản của quan họ.

Vũ Hoàng: Cám ơn anh Duy rất nhiều đã dành thời gian cho buổi trò chuyện ngày hôm nay để mang đến cho thính giả những thông tin rất cơ bản về dòng dân ca quan họ Bắc Ninh.

Nguồn: RFA


4 nhận xét:

  1. http://media-cache-ak0.pinimg.com/750x/0e/9f/3a/0e9f3a10f84840f8a0a7df7cfe420911.jpg
    Mai nhà em hôm 1 tết đó anh !
    Tết này anh không đi đâu chơi hay sao mà ra entry liên tục vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mồng một mai nở vàng hoa, đẹp quá rồi.
      Tết ở nhà thôi em. Tiếp khách, rảnh thì tìm gì nghe cho vui thôi

      Xóa
    2. Ớt: Tâm Anh Đường quân tử đang về ăn tết ở TPHCM. Hiện nàng í đang vi vu ngoài Phú Quốc với thầy u. Bồ với Mít chuẩn bị tinh thần mà ọp lai với nàng í đi. Có gì thì Hangout với Mít í...tui thì lực bất tòng tâm nên ngồi nhà hóng thôi ;) ;)

      Xóa
    3. @ LG: Tui hangout mà có thấy các bồ đâu !

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)