30/1/23

Nghĩ về chính tả tiếng Việt qua cách viết -I hay -Y

Nguyễn Tấn Đại

Cho đến nay, trong các cuộc tranh luận về các quy tắc chính tả tiếng Việt, cách viết -I hay -Y là một vấn đề biểu hiện sự bất nhất cao độ. Có thể mỗi người đều có lí do riêng của mình khi bảo vệ cho một quan điểm nào đó, như là nguồn gốc Hán-Việt, lịch sử chữ viết hay hiệu ứng thẩm mĩ của từ ngữ, v.v. Ở đây, người viết là “ngoại đạo” về ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn về chuyên môn, mà chỉ mong góp một góc nhìn khác đối với vấn đề này.

Khảo sát hiện trạng cách viết -I hay -Y

Khi kết hợp các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt với -I hay -Y cùng với các dấu thanh, tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các từ điển tiếng Việt, kết quả thống kê các trường hợp -I hay -Y có xuất hiện trong một từ đơn hay từ ghép (không xét các tên riêng hay tiếng nước ngoài nhập nội) cho thấy một phần đã có sự thống nhất cao trong cách viết với -I và -Y, nhưng một phần không nhỏ đang có nhiều điểm không đồng nhất (xem bảng).

Bảng thống kê các trường hợp phụ âm đầu tiếng Việt đi kèm với -I và -Y.

Phụ âm đầu

Dấu thanh

Ngang

Huyền

Hỏi

Ngã

Sắc

Nặng

B-

Bi

Bỉ

Bị

CH-

Chi

Chì

Chỉ

-

Chí

Chị

D-

Di

-

Dị

Đ-

Đi

Đì

-

Đĩ

-

-

GH-

Ghi

Ghì

-

-

-

-

H-

Hi / Hy

Hỉ / Hỷ

-

Hí / Hý

-

K-

Ki

Kì / Kỳ

Kỉ / Kỷ

Kĩ / Kỹ

Kí / Ký

Kị / Kỵ

L-

Li / Ly

Lì / Lỳ

-

-

Lí / Lý

Lị / Lỵ

M-

Mi

Mì / Mỳ

Mỉ

Mĩ / Mỹ

Mị / Mỵ

N-

Ni

Nỉ

-

-

Nị

NGH-

Nghi

Nghì

Nghỉ

Nghĩ

-

Nghị

NH-

Nhi

Nhì

Nhỉ

Nhĩ

Nhí

Nhị

PH-

Phi

Phì

Phỉ

-

Phí

Phị

QU-

Qui / Quy

Quì / Quỳ

Quỉ / Quỷ

Quĩ / Quỹ

Quí / Quý

Quị / Quỵ

R-

Ri

Rỉ

-

Rị

S-

Si

Sỉ

Sĩ / Sỹ

-

-

T-

Ti / Ty

Tì / Tỳ

Tỉ / Tỷ

-

Tí / Tý

Tị / Tỵ

TH-

Thi

Thì

Thỉ

-

Thí

Thị

TR-

Tri

Trì

-

Trĩ

Trí

Trị

V-

Vi

Vỉ

Vĩ / Vỹ

Vị

X-

Xi

Xỉ

-

Xị

Từ bảng kết quả này, có thể chia thành các nhóm sau:

  • 13 phụ âm đầu đã thống nhất cách viết (B-, CH-, D-, Đ-, GH-, N-, NGH-, NH-, PH-, R-, TH-, TR-, X-): chỉ đi với -I, dù dấu thanh là gì, dù là từ Hán Việt hay thuần Việt;

  • 8 phụ âm đầu có nhiều cách viết (H-, K-, L-, M-, QU-, S-, T-, V-): viết với -I trong từ này nhưng với -Y trong từ khác;

  • riêng chữ H: khi là phụ âm đơn riêng lẻ thì tồn tại nhiều cách viết với -I và -Y, nhưng khi tham gia vào phụ âm kép (CH-, GH-, NGH-, NH-, PH-, TH-) thì tất cả đều chỉ viết với -I.

Trong số 8 phụ âm đầu có viết với cả -I lẫn -Y, có:

  • 13 trường hợp chỉ viết với -I ở một số dấu thanh nhất định (Hì; Ki; Mi, Mỉ, Mí; Si , Sì, Sỉ; Vi, Vì, Vỉ, Ví, Vị), nhưng viết với cả -I lẫn -Y ở những dấu thanh khác;

  • 28 trường hợp tồn tại hai cách viết với -I và -Y của cùng một từ, như “ca sỹ” = “ca sĩ”, “hi vọng” = “hy vọng”, “tỉ giá” = “tỷ giá”,...

Phức tạp hơn, có không ít trường hợp ở cùng một dấu thanh, có thể viết với cả -I lẫn -Y trong từ này, nhưng lại thường chỉ viết -I trong từ khác (như “tỉ số” = “tỷ số” ≠ “tỉ mỉ”, “mị dân” = “mỵ dân” ≠ “mộng mị”,...). Và cuối cùng, trong cùng một bài viết, cùng một từ có cùng nghĩa hay cùng nguồn gốc Hán-Việt, nhưng có rất nhiều người lúc thì viết với -I, lúc lại viết với -Y.

Nhận xét

Với nhóm phụ âm đầu B-, CH-, D-, Đ-, GH-, N-, NGH-, NH-, PH-, R-, TH-, TR-, X- thì coi như đã thống nhất, không có gì phải bàn cãi, vì chỉ viết với -I. Nhưng với nhóm phụ âm đầu H-, K-, L-, M-, QU-, S-, T- và V- thì trong thực tế cho đến nay có một số quan điểm khác nhau dẫn đến tình trạng chưa thống nhất quy tắc viết -I và -Y một cách rộng rãi. Dưới đây người viết chỉ xem xét một số quan điểm chính về mặt lợi ích đối với một hệ thống chính tả tiếng Việt thống nhất.

  • Quan điểm hiệu ứng thẩm mĩ: viết -Y đẹp hơn so với -I, ví dụ như “công ty” > “công ti”; “mỹ thuật” > “mĩ thuật”,... Tuy nhiên, ngược lại thì hiếm ai lại viết “ly ty”, “tỷ thý”, “sân sy”, “năn nỷ”, “bản vỵ”,... để cho các từ này đẹp hơn.

  • Quan điểm nguồn gốc Hán-Việt hay thuần Việt: từ Hán Việt thì viết -Y, từ thuần Việt thì viết -I, ví dụ như “hy vọng”  “hì hục”, “lý sự”  “lì lợm”,... Nhưng, trong rất nhiều trường hợp, sẽ rất khó phân biệt từ nào là Hán Việt từ nào là thuần Việt, đặc biệt là khi có những âm tiết có mặt trong cả từ Hán-Việt lẫn từ thuần Việt, như “sỉ nhục” ≠ “sỉ lẻ”, “tỳ bà” ≠ “tì đè”,... Bên cạnh đó, có nhiều từ Hán Việt chỉ viết với -I chứ không phải với -Y, như “tu mi nam tử”, “sỉ nhục”, “tỉ thí”, “ti tiện”,... Và ngược lại, nhiều từ thuần Việt lại thường hay có xu hướng được viết với -Y như “tuổi Tỵ”, “giờ Tý”, “khoai mỳ”, “lầm lỳ”,...

  • Quan điểm lịch sử chữ viết: những người theo quan điểm này cho rằng thời gian trước đây đã viết theo một cách nào đó rồi, sau một thời gian thay đổi, vì lí do nào đó không đạt kết quả tốt nên quay lại theo cách viết cũ. Có thể thấy rõ điều này trong xu hướng viết “sỹ” thay cho “sĩ” khoảng vài ba năm gần đây. Tuy vậy, đã làm thế thì lần về xa hơn trong lịch sử, tại sao không viết nhiều từ khác theo cách ban đầu mới ra đời tiếng Việt, như “huình” và “quấc” như trong “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” của Huình Tịnh Paulus Của?

  • Quan điểm ngữ âm học: xét riêng về chuẩn mực ngữ âm, có rất nhiều cách ghi một số từ ngữ chính xác hơn, như “huiền” > “huyền”, “ziết” > “giết”, “wi” > “quy”,... nhưng vẫn không được phổ biến vì cách viết “huyền”, “giết”, “quy”,... đã tồn tại lâu dài và có nhiều yếu tố thuận tiện hơn cho sự thống nhất cách viết -I và -Y trong điều kiện hiện tại.

  • Quan điểm không cần quy tắc thống nhất chặt chẽ: với những người có quan điểm này, viết kiểu gì cũng được, miễn đọc ra hiểu được là xong. Hoặc là, tuy không có hẳn quan điểm “không cần quy tắc”, nhưng thái độ thờ ơ của nhiều người, chỉ suy nghĩ đơn giản theo kiểu “biết thế nào thì dùng thế ấy”, hoặc nói và viết “theo báo chí, theo truyền hình”, cũng góp phần cho sự lên ngôi của quan điểm này.

Với rất nhiều trường hợp và quan điểm khác nhau như vậy, thật khó để tìm ra và nhớ hết các quy luật chung trong cách viết -I và -Y. Đồng thời, từng quan điểm cũng không thể hiện được tính quy luật xuyên suốt nào trong những cách viết hiện đang tồn tại, hoặc góp phần làm phát sinh ra những vấn đề phức tạp hơn. Hậu quả của sự bất nhất này thì đã nhãn tiền, đó là thực trạng bề bộn của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng mà ai cũng có thể nhận thấy. Khi các nhà xuất bản, báo chí, truyền hình,... mỗi nơi tự định ra cho mình một “chuẩn” riêng theo những quan điểm riêng nêu trên, thì vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Với tầm ảnh hưởng quan trọng đối với công chúng, một lựa chọn bất hợp lí của của giới báo chí và truyền thông lại trở thành một nguy cơ làm phổ biến những thói quen sai về ngôn ngữ trong khắp cộng đồng.

Thực ra, tình hình chưa đến nỗi quá bi đát! Có thể thấy trong giới ngôn ngữ học Việt Nam cũng như trong sách giáo khoa phổ thông, quy tắc viết -I và -Y hầu như đã thống nhất. Nhưng điều đáng tiếc là các quy tắc này vẫn chưa đến được với đại đa số công chúng!

4. Cách viết -I và -Y theo chuẩn chính tả tiếng Việt

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ: quy tắc viết -I hay -Y theo chuẩn chính tả tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học lập ra và cụ thể hoá trong các bộ từ điển quốc gia; nhưng có lẽ các quy tắc này chưa đến được với công chúng vì chúng được diễn đạt với ngôn ngữ “hàn lâm”, với những khái niệm chuyên môn về ngôn ngữ học quá khó hiểu chăng?

Nếu tổng kết các quy tắc viết -I và -Y do các nhà ngôn ngữ học lập ra (ở đây xét theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, ấn bản năm 2001), người viết nghiệm được rằng chỉ cần nhớ bốn nguyên tắc đơn giản để có thể thống nhất toàn bộ các trường hợp phức tạp như đã nêu ở trên.

  1. Nguyên tắc viết tên riêng: giữ nguyên gốc theo giấy tờ hay lựa chọn của chủ sở hữu. Ở khía cạnh này, không cần quá bận tâm việc chữ viết có đúng quy tắc chính tả thông dụng hay không, như “Dy”, “My”, “Lynh”, “Huình Tịnh Của”, “Trần Huiền Ân”,... cũng giống như đối với các cách viết khác không có trong chuẩn chính tả tiếng Việt như “Dzếnh”, “Dzoãn”, “Dzũng”, “Đăk Lăk”, “Bắc Kạn”,... Điều này cũng phổ biến trong cách đặt tên riêng ở nhiều nước trên thế giới.

  2. Nguyên tắc viết liền sau phụ âm: khi viết liền sau một phụ âm thì luôn luôn dùng -I. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các từ không phải tên riêng, dù trước -I là phụ âm đơn hay phụ âm kép, bao gồm B-, CH-, D-, Đ-, G-, GH-, H-, K-, L-, M-, N-, NGH-, NH-, P-, PH-, R-, S-, T-, TH-, TR-, V-, X-.

  3. Nguyên tắc viết liền sau nguyên âm: khi viết liền sau một nguyên âm thì đọc thế nào viết thế ấy. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các từ không phải tên riêng, khi chữ -I hay -Y được viết liền sau các nguyên âm A-, Â-, O-, Ô-, Ơ-, U-, ƯƠ-.

  4. Nguyên tắc viết một mình: khi viết một mình để làm thành một từ, dùng Y cho từ Hán-Việt và I cho từ thuần Việt. Ví dụ, viết Y KHOA,  THẾ, Ý KIẾN,... nhưng sẽ là  EO, Í ỚI, Ì ẠCH,...

Lưu ý là các nguyên tắc 2 và 3 được xét theo chữ viết chứ không xét theo âm đọc, nên chữ -U- trong QU- được xếp vào nguyên tắc 3. Nguyên tắc này cũng sẽ giúp giải quyết các rắc rối về cách phát âm mà nhiều người nêu ra để “làm khó” cho việc chuẩn hoá cách viết -I và -Y ở các vị trí khác nhau trong từ, như: BÁI ≠ BÁY, HUI  QUY, HỦI  QUỶ, TÚI ≠ TUÝ = Q, QUYÊN = QUYẾT = QT; THÚI  TH; THAI  THAY,...

5. Thái độ ứng xử với chính tả tiếng Việt nói chung

Là người không chuyên nên không dám lạm bàn sâu hơn về các vấn đề ngôn ngữ, nhưng kết lại, người viết thấy rằng có một cách đơn giản nhất mà người dân ở các nước khác vẫn thường sử dụng để giải quyết các khó khăn về chính tả: mua cho mình một quyển từ điển đáng tin cậy để tra cứu và tuân thủ theo các quy tắc mô tả trong quyển từ điển ấy.

Ở Việt Nam, có thể nói là nhiều người vẫn còn “đối xử bất công” đối với tiếng Việt. Nếu khi học tiếng nước ngoài người ta sẵn sàng mua từ điển để tra từ vựng, học thuộc và luôn cố nói/viết cho đúng thứ tiếng nước ngoài đó, thì lại không có nhiều người nghĩ đến hay sẵn lòng mua một quyển từ điển tiếng Việt để kiểm tra xem thứ tiếng mình nói hàng ngày, đọc hàng ngày, viết hàng ngày (và đến cả đời) có gì sai sót hay không! Có thể họ nghĩ rằng nói ra ai cũng hiểu, nghe gì đọc gì cũng hiểu, thì tra từ điển làm gì cho mệt và... tốn tiền (?!). Song, không phải ai cũng có thể biết rành rẽ tất cả các từ tiếng Việt mình sử dụng hàng ngày. Vậy thì, nên chăng mỗi gia đình mua một quyển từ điển tiếng Việt tiêu chuẩn, đặt trên kệ sách để tra cứu khi cần thiết? Với học sinh, sinh viên hay những ai cần và thường làm công việc viết lách (văn học, báo chí, thư từ, công văn, trao đổi công việc,...) có lẽ việc đó lại càng đáng làm hơn nữa. Đôi khi, thay vì đổ lỗi xa gần, cách giải quyết lại nằm trong tầm tay của chính mỗi người vậy! 

Nguồn: http://khoahocviet.info/site/index.php/ngon-ngu/2-tieng-viet/2-tieng-viet-i-y 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)