5/5/13

Từ Công Phụng - trên ngọn tình sầu

nhạc sĩ Từ Công Phụng. photo RFA
Từ Công Phụng sinh 1942, Ninh Thuận, viết ca khúc đầu tay Bây giờ tháng mấy năm 1960, lúc 18 tuổi, nỗi tiếng trong thập niên 1960, 1970 cùng với Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương ...

Qua Mỹ định cư 1980, đến 2007 bị ung thư túi mật, phải cắt bỏ. năm 2010 bị ung thư gan, bs chẩn đoán giai đoạn cuối, sống không quá ba tháng ..  Nhưng đã qua khỏi và mới đây đã trở về VN tổ chức show nhạc 50 năm Tình ca Từ Công Phụng vào đêm 19.1 tại Nhà hát TP.HCM.
Sau 4/1975 nhạc của ông bị cấm lưu hành, đến 2003 một số bài mới được cấp phép trở lại .. 

Mời nghe bài phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng của Vũ Hoàng (RFA) và nghe lại một số tình ca của ông.


Từ Công Phụng - Vũ Hoàng


Đọc bài viết: Mỗi bản nhạc là mỗi tấm gương phản chiếu

Ca khúc Bây Giờ Tháng Mấy, sáng tác đầu đời khi nhạc sĩ Từ Công Phụng mới bước chân vào con đường nhạc tình ca năm 18 tuổi. Kể từ đó, ông đã có hàng trăm nhạc phẩm tình ca và tình yêu vẫn và mãi là chủ đề sáng tác của ông từ nửa thế kỷ qua.

Nhân dịp nhạc sĩ Từ Công Phụng tổ chức chương trình “Từ Công Phụng – 50 Tình Ca – Một Lần Nhìn Lại” Vũ Hoàng có mặt và được hân hạnh tiếp chuyện ông.

Lời thơ trong nhạc

Vũ Hoàng: Thưa chú Từ Công Phụng, trước hết, thay mặt thính giả đài ACTD, Vũ Hoàng gửi lời chúc đến chú đã mạnh khoẻ, trở lại tiếp tục cống hiến cho dòng nhạc tình ca Việt Nam. Thưa nhạc sĩ, trong nhạc của chú, người nghe thường thấy chất “thính phòng” khá đậm nét trong những sáng tác của mình. Chú có thể chia sẻ đặc điểm khá thú vị này được không ạ?

N.S Từ Công Phụng: Chất nhạc thính phòng có nhiều yếu tố, một trong những yếu tố là nhạc êm dịu và nhẹ nhàng, tiết tấu của nó không ồn ào, để không khí người ta thấy rất cô đọng. Nhạc tình êm ái bao giờ cũng sử dụng nhạc thính phòng được. Thính phòng cũng có nghĩa là nhạc được tấu lên trong một phòng nhỏ cho một số người thưởng thức.

Vũ Hoàng: Thưa chú, còn một điều đặc biệt khác nữa, là lời ca trong những tác phẩm của nhạc sĩ dường như là một bài thơ, rất súc tích, tượng hình và nhiều người thậm chí lầm tưởng là nhạc sĩ phổ thơ cho bài hát của mình?

N.S Từ Công Phụng: Khi một bản tình ca được viết lên, hồi xưa người ta nghe nhạc không có lời, chẳng hạn những dòng nhạc lớn như nhạc cổ điển Tây phương. Khi mà tới tai quần chúng để thưởng thức đó, thì người ta không mấy ai hiểu nhạc muốn nói điều gì. Nếu muốn biết nhạc nói lên điều gì thì nhạc sĩ đã viết trên dòng nhạc, nhưng người đời không hiểu lắm, cho nên mới nghĩ ra ca khúc, để mà vừa nhạc, vừa lời để diễn tả tâm tư của người muốn nói cái gì, hay là diễn tả tâm tư của quần chúng.

Lời ca trong một ca khúc, ít ra nó phải có sự súc tích là một, nó có ý ra như vần thơ là hai, thì nó mới ăn khớp với tinh thần của một ca khúc nói về tình yêu. Thế thì những lời của chú có vẻ như thơ là vì chú quan niệm, tình yêu nó phải nhẹ nhàng. Tình yêu có một cái gì đó phải trân trọng, quý hoá ở trong đó, cho nên phải dùng những lời rất giống với chất thơ để mà chuyên chở những tình cảm như thế. Và thơ ở trong nhạc, thì khi người ta hát lên dễ nhớ hơn là nó không có vần.

Trải nghiệm cuộc đời qua âm nhạc
Vũ Hoàng: Vâng, thưa chú, trải dài qua nửa thế kỷ sáng tác, nhạc sĩ có thấy những khác biệt trong sáng tác của mình kể từ khi còn ở Việt Nam và sau này khi sang đến Hoa Kỳ không ạ?

N.S Từ Công Phụng: Tình ca nói chung là nó flood (tuôn trào) từ một sự xúc động, một sự xúc động rất thật từ trong tâm hồn ra. Hồi xưa lúc chú mới viết nhạc, là hình ảnh của một cậu thư sinh mới lớn và làm quen với âm nhạc, muốn diễn tả tâm tư của mình, lãng mạn của mình trong dòng nhạc đó, nó rất là lãng mạn và tiểu thuyết. Nhưng khi càng sống, thời gian càng tôi luyện cho mình thì những suy nghĩ về đời sống khác đi và có chiều sâu hơn về cái nhìn về tình yêu, có những lúc đau khổ, có những lúc vui sướng, mình diễn tả theo một chiều hướng sâu sắc hơn.

Và cho đến những năm về sau này, khi mà ra sống ở nước ngoài, thì tình cảm ở bên này, thiếu vắng lắm, không được như ở trong nước là vì, người ta nói, quê hương là tình yêu, quê hương là ở nơi chốn nào đó mang dấu vết của tình yêu, tình yêu đôi lứa. Cho nên mặc dù có đi đâu, tới chỗ nào đi chăng nữa mà chỗ đó không có dấu vết của tình yêu thì nó như một ngoại cảnh, không có tác dụng lắm trong tâm hồn mình.

Qua bên này, cảnh bên này đẹp hơn quê hương mình nhiều, nhưng nó lại không mang dấu vết của tình yêu, của kỷ niệm, cho nên nó vẫn buồn, vì dĩ vãng thôi cho nên nó không mang đến cho mình một hạnh phúc rõ ràng.

Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ Phụng, Vũ Hoàng xin được hỏi chú câu cuối cùng, sau khi thoát khỏi bạo bệnh ung thư mật và gan, trở về với cuộc sống ngày hôm nay, chú có một lời nhắn nhủ hay chia sẻ gì với cuộc đời không ạ?

N.S Từ Công Phụng: Sau khi ở giữa làn ranh cái sống và cái chết, chú thoát được cái chết trở lại đời sống bình thường, chú thấy rằng chú chẳng còn bao lâu để sống, tuổi già đang tới và mỗi ngày chú còn mở mắt ra nhìn thấy ánh mặt trời, nhìn thấy cánh hoa nở, thấy tiếng chim hót là chú thấy rằng, nhìn thấy xung quanh còn vợ, các con cái, thì chú nghĩ rằng đó là một ban thêm, ban thêm ân sủng từ thượng đế. Lúc mà mình phải tận hưởng những cái đó. Bởi vì xưa kia mình bận rộn vì đời sống.

Đôi khi mình không cảm thấy đó là cái đẹp trong đời sống. Thành ra cố gắng mà giữ gìn những tình cảm đẹp cho nhau.  Niềm vui nó sẽ trở thành kỷ niệm, nhưng nỗi buồn day dứt trong kỷ niệm đó, thế cho nên phải cố gắng sống cho trọn vẹn. Khi bệnh rồi thì mình mới thấy nó quá ngắn, mình sống mà mình làm đẹp cho những người xung quanh, thì người xung quanh sẽ mang cái đẹp lại cho mình, nó giống tấm gương phản chiếu vậy.

Vũ Hoàng: Vâng, Vũ Hoàng cám ơn chú đã dành cho đài ACTD buổi trò chuyện hôm nay và mong chú có thêm sức khoẻ để thính giả tiếp tục được đón nhận những nhạc phẩm mới của chú.

Mời quý vị nghe lại ca khúc đã thành danh của nhạc sĩ Từ Công Phụng: Mắt Lệ Cho Người.
Trước khi chia tay, mời quý vị nghe lại ca khúc: Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tiếp theo.



Bây giờ tháng mấy - Tuấn Ngọc


Trên ngọn tình sầu - Tuấn Ngọc


thơ Du Tử Lê: 67, Khúc thêm cho Huyền Châu

Du Tử Lê

hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớn
trời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùng
bầy sẻ cũ hom hem chiếu ngói xám
trời xanh xao chân ngỏ cũng không về
cây mộng nởtừng ngón tay lá nõn
nôi tương tư cỏ ấm thịt da người

tôi hiu hắt từ mắt em ngát tạnh
môi thâm khô từ thưở định xin hôn
ngày tháng hạ khi không mà trở rét
em khi không mà trở mặt điêu ngoa
tay trông ngón hương đưa mùi tóc mạ
ngọn me xa theo ký ức rì rào
chiều qua đó chân ai còn ríu rít
lòi ai say cho trời đất lại gần

kỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếng
nhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi
con dế nhỏ lớn lên đằm tiếng hát
khi đêm về ru giọng đớn đau hơn
cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
lá oan khiên lả tả mái hiên người

tôi èo uột từ những người cả gió
con dế buồn tự tử giữa đêm sương
bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
ngọn me xưa già khọm nhớ thương hờ
em ở đó bờ sông còn ấm cát
con sóng tình vỗ mãi một âm quên


(1967)


Ơn em - Từ Công Phụng


thơ Du Tử Lê: Ơn em

Du Tử Lê

ơn em thơ dại từ trời,
theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
ơn em dáng mộng mưa vời,
theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
ơn em ngực ngải môi trầm,
cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
ơn em hơi thoáng chỗ nằm,
dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.
ơn em tình như mù lòa,
như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
tạ ơn em… tạ ơn em…



Mắt lệ cho người - Lệ Thu


Mãi mãi bên em - Từ Công Phụng


3 nhận xét:

  1. Tu Cong Phung that la dang yeu, k nhung qua loi bai hat, ma con qua kha nang the hien bai hat nua. T thay anh ay hat hay den do voi t, TCP hat hay nhat trong so nam ca sy VN. T co nhung dip ngoi nghe TCP, Tuan Ngoc, Sy Phu, Vu Khanh v.v... tren dan nhac hi-end cua mot nguoi ban tai phong audio trong nha, va t van thich nhung bai hat cua TCP duoc the hien qua chinh giong ca cua ong ay nhat anh a. Nhan day t cung chia se them voi a nguoi thu 2 ma t thich chinh la giong 'ca be' cua ong Phuong(LUP).

    Ah, Dai K biet k, hom roi dam cuoi cua Be Lon con chi Huong a Thanh nha t do, t hat bai 'Nhu ngon buon roi', roi nghi lai thay minh cung hoi 'qua dang' vi bai hat k hop voi dam cuoi cho lam. (Chang qua la t thay bai hat thiet la k co gi buon o trong do, the nhung voi nguoi khac doi khi giai dieu cua no chac cung hoi buon, phai k a ?)
    :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. T mê TCP đến thế hả ? Mình thì thích giọng Duy Trác hơn ..
      Nhạc hát ở đám cưới cũng ko ai chú ý nhiều đâu :d

      Xóa
  2. Về bài thơ 67 KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU của Du Tử Lê được Từ Công phụng phổ nhạc

    [color="blue"]Bài thơ được viết năm 1967, linh hồn chính của bài thơ là một cô giáo - Lê Huyền Châu (Cháu ruột của Giáo Sư Lê Ngọc Trụ). Có thể coi đây là mối tình đầu của nhà thơ Du Tử Lê. Họ không đi đến hôn nhân được vì sự khác biệt giữa hai gia đình Nam Bắc. Năm 1975 nhà thơ Du Tử Lê định cư ở Mỹ, Huyền Châu còn ở lại Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, 1991, ông về thăm lại người yêu cũ, và có ý định đem Huyền Châu đi. Nhưng vì còn cha mẹ già . Cô từ chối. Hiện nay cô vẫn còn độc thân và vẫn còn cư ngụ tại căn nhà cũ ở Bến Chương Dương.
    Bài thơ sau này được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc, có nhan đề "Trên Ngọc Tình Sầu"[/color]

    (http://www.dutule.com/D_1-2_2-115_4-984/tren-ngon-tinh-sau.html)

    Trả lờiXóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)