GS Trần Quốc Vượng trên lớp |
Mời nghe ông trả lời BBC
Giải ảo lịch sử
Trần Quốc Vượng sinh tại Hải Dương, nhưng quê Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa (1956) ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng Hà Văn Tấn xây dựng ngành Khảo cổ học VN.
Ông đã viết trên 400 bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…). Ngoài ra, ông đã cho in trên 40 tập sách ở cả trong và ngoài nước
Mời đọc thêm Trong Cõi do "Trăm Hoa" xuất bản năm 1993 ở Mỹ.
Nếu như bạn đã nghe bài phỏng vấn của BBC bạn có thể hình dung phần nào nội dung những bài viết ở tập sách. Đấy là những suy nghĩ độc đáo, thú vị về nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa ...
Ví dụ trong bài "Triết lý bánh chưng bánh dầy" ông cho rằng bánh chưng bánh dầy là sản phẩm chung của cả vùng Đông Nam Á chứ không phải sản phẩm riêng của Việt Nam, xuất hiện thời Vua Hùng thứ 6, do lòng hiếu thảo của Lang Liêu. Hơn thế nữa, bánh chưng ban đầu có hình trụ dài, chính là bánh tét ngày nay ở Nam, bánh tét tức là bánh tết đọc trại, và nó tượng trưng cho Dương vật, như cái chày, cái nõ, trong lúc bánh dầy tròn và dẹt thì tượng trưng cho Âm vật, như cái cối, cái nường. Câu chuyện bánh chung bánh dầy tượng trưng Trời tròn Đất vuông chỉ là triết lý Trung Hoa được hội nhập muộn màng vào triết lý Việt Nam, chứ không phải là triết lý dân gian Việt Nam.
Dĩ nhiên ko hẳn những gì ông nêu ra đều luôn đúng, dù rất lí thú.
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc kể lại:
Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá ViệtNam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử.
Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "1àm thinh thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh trong chữ Hán. "Hàmcó nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. Y như chữ "nín > thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.
Download: Trong cõi
Mục Lục (click để đọc)
1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng
2. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ
3. Từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể)
4. Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII
5. Đô thị cổ Việt Nam
6. Vị thế địa-lịch sử và bản sắc địa-văn hoá của Hội An
7. Một cách nhìn văn hoá học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
8. Hội hè dân gian
9. Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng
10. Triết lý trầu cau
11. Triết lý bánh chưng bánh dày
12. Một thời đã qua, một thời đang tới
13. Dân gian và bác học
14. Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây
15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (Kinh nghiệm điền dã)
16. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học
17. Nỗi ám ảnh của quá khứ
Tìm được trên mạng một số bài viết liên quan, lưu làm tài liệu, ai thích thì đọc:
An Dương Vương có thật
Nỗi ám ảnh của quá khứ
Mấy vấn đề về vua Gia Long
Từ Hoa Lư đến thăng Long
và bài này:
Thêm đôi dòng về GS Trần Quốc Vượng:
bài viết của một học trò, kể lại những kỉ niệm với thầy, đọc để biết thêm về tính cách không giống ai của ông
------
(*) chưa kể "scandal" lúc cuối đời, khi ở tuổi 80 ông cưới một cô gái trẻ hơn ông 30 tuổi
Vụ bánh chưng bánh dày thú vị. Bác Vượng thà chấp nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Bà la môn, cứ dài là Linga và cứ tròn là Yoni, chứ không chịu theo triết lý Trung Hoa.
Trả lờiXóaMà bác ấy cũng rất khéo khi chọn hai món này, vì rõ ràng câu chuyện Lang Liêu đó đại biểu cho nền văn minh lúa nước, và nền văn minh này thì cũng rõ ràng là không có mặt Trung Hoa.
Vụ trống đồng cũng thế, chẳng riêng gì Việt Nam, Indo cũng có, Miến Điện cũng nhiều.
Đại khái những ý tưởng lạ lùng của bác ấy tuy chưa khảo cứu đến nơi đến chốn, nhưng đều có lý lẽ của riêng nó cả. Chẳng dễ gì bắt bẻ. Chẳng qua nếu đi tiếp cho đến cùng những ý tưởng được bác Vượng khai mở ấy, thì sẽ phải lật tung và phủ nhận quá nhiều điều mà người ta đã xem là truyền thống, bản sắc, và lịch sử của cả một dân tộc. Nên cứ lờ đi thế thôi, chỉ xem như tham khảo. Cũng đáng tiếc.
Đúng như bạn nhận xét nếu đi tiếp cho đến cùng những ý tưởng được bác Vượng khai mở ấy, thì sẽ phải lật tung và phủ nhận quá nhiều điều mà người ta đã xem là truyền thống, bản sắc, và lịch sử của cả một dân tộc, và vì nhiều lí do (ko loại trừ lí do lo chạy sô kiếm ăn, ko có sức đi vào các vấn đề vừa ko có tiền vừa dễ gây vạ) nên người ta ko tiếp tục đi sâu hơn những cái ông đã gợi ý, dù để khẳng định hay bác bỏ.
XóaVâng, thật đáng tiếc.
Hehe. Chắc vậy rồi anh. Nên hẳn đó cũng là lý do mà rất nhiều sách của bác Vượng, như Trong Cõi, được in ấn và phát hành ở Mỹ.
XóaCó lẽ chẳng ở nơi nào mà cái câu "Thần khẩu hại xác phàm" lại có giá trị cao gần tuyệt đối như ở mình với Bắc Hàn, thêm bác Tung Của nữa.
Hì, dù sao VN ta vẫn còn dân chủ, cởi mở hơn Bắc Hàn của Kim Ủn :( ,
XóaEm nhớ năm hai có học môn lịch sử văn hóa Việt Nam, xuyên suốt môn học ông thầy cứ nói mãi về triết lý dân gian âm dương, cái thứ chi thầy cũng hình tượng cho nó thành biểu tượng "âm" và "dương", chày với cối, hì hì... làm đại ca Di học hành mà đỏ mặt suốt. Thầy giảng mà mặt tỉnh queo, mà chắc chả thấy hứng thú gì với đám con nít mới nứt mắt như bọn em. Nhưng lạ sao mấy thứ đó lại nhớ dai mới chết chớ.
Trả lờiXóaỞ NT không nhớ dai mới lạ - đi đâu cũng gặp linga với lại yoni :d.
XóaHì, nhớ dai thì em thử giải thích anh nge với nào. Anh chả hiểu vì sao cái cối cái chày lại tượng trưng cho yoni với linga. Nếu ko dùng cối chày hình thù như thế, thì làm sao giã gạo cho trắng mà ăn nhỉ ? Chả lẻ đổ ra nền nhà rùi lấy đá gè ?
Anh đoán rằng mấy ổng bị bệnh, nhìn đâu cũng ra yoni với linga.
Cái cột nhà + miếng đá táng = linga + yoni. Bình vôi với cái que lấy vôi = yoni+linga, Thậm chí cái nỏ điếu cũng là yoni+linga ..:-? hihi
Hã hã, mặc dù cố kìm mà em cũng không nén nổi với cái còm ninja gì gì của anh K. Ôi em học tiếng Pháp mà phần đại cương toàn học mấy thứ này dù đỏ mặt nhưng cũng ăn sâu vô đầu óc mới chết chớ. Riết hồi về nhà thấy chày cối mà hãi hùng!
XóaRồi cũng học về phồn thực, mẫu hệ nọ kia, lung tung beng hết cả.
Mà vụ bánh tét, em đồng ý, dù gì nó cũng hình trụ, còn bánh dày bánh chưng thì chắc phải coi lại. Chẳng thấy giống, hã hã...
Đừng có rượt em nha, hihi...
hì, thui tha :d
XóaVu lan nấu cả bánh chưng lẫn bánh tét. Bánh chưng ăn hết rồi, sáng này bắt đầu lôi bánh tét ra chiên ăn sáng .. ngon qua, kể thế này ko biết ai thèm ko :d.
Trả lờiXóaVừa ăn vừa ngồi tìm lại bài viết của An Chi phản bác lại luận điểm bánh chưng bánh tét của GS TQV.
Nó đây, ai muốn thì click vào đọc nhé Bánh Chưng Bánh Giày Bánh tày bánh tét - An Chi
(trích)
[color="blue"]Về chuyển biến ngữ âm “tét do tết mà ra”, xin nói ngay rằng GS Trần Quốc Vượng hoàn toàn sai và đây là một cái sai sơ đẳng về tiếng địa phương. Cho đến năm con Mèo 2011 này, người miền Nam vẫn nói tết là tết chứ không bao giờ thành “tét” thì chẳng có lý do gì cách đây mấy trăm năm họ lại đọc bánh tết “chạnh kiểu miền Nam” thành bánh tét.
(..)
Thực ra, ý kiến của Trần Quốc Vượng còn không ổn cả ở điểm sau đây. Khi ông khẳng định rằng bánh tét là tiếng đọc chạnh kiểu miền Nam của bánh tết thì ông đã tạo ra một tiền giả định: ở miền Bắc, người ta gọi bánh tét là bánh tết, với tính cách là một danh ngữ cố định. Nhưng đây là chuyện chưa bao giờ xảy ra ở Đàng Ngoài cả.
Trần Quốc Vượng còn đáng trách ở chỗ ông hoàn toàn không chín chắn trong cách hành văn khi viết “bà con cô bác miền Nam gọi bánh chưng là bánh tét”. Không bao giờ! Tét tròn, chưng vuông. Làm sao dân miền Nam có thể ngớ ngẩn đến nỗi gọi “gọi bánh chưng là bánh tét”? Bánh tét chỉ là tên miền Nam của bánh tày, như một số tác giả từng gợi ý mà thôi.
[/color]
Em tối làm bánh giò. Nhân tôm thịt ăn với chả quế và đồ chua...ngon hông?
XóaBánh chưng thì lâu công quá...
mà biết đâu em sẽ nổi hứng làm.
Ngon. Anh ăn nhân tôm thịt, còn đồ chua phần em :d
XóaAn Chi hình như không hiểu, hoặc vờ không hiểu, là "tết" còn có nghĩa là bện, là cột chặt. Và như thế, bánh tết đọc trại thành bánh tét chưa chắc đã sai.
XóaBánh tét là bánh chưng? Đúng luôn, khi "chưng" là 1 biến thể của "luộc". Đại khái, người ta "tết" xong cái bánh thì phải đem "chưng" đã, rồi mới ăn được. Gọi là bánh tết cũng đúng, mà bánh chưng cũng chả sai. Chính ra bác Vượng hiểm quái ở chỗ đó, chứ không đơn giản như cái trò chơi ngôn từ mà An Chi dựa vào để làm luận cứ phản bác. Và để kết luận là bác Vượng không chín chắn thì cần nhiều thứ hơn thế. Hehe...
Vậy bánh giò là gì nhỉ? Sao không thấy An Chi, KD luận bàn?
XóaAnh K, sao phần em đồ chua không vậy? Để giảm cân hả? :D
@K. Dang: tks bạn đã có lời bình luận, xin được bàn thêm cho rõ nhé.
XóaTheo mình thấy thì
1. Ông An Chi chỉ chứng minh ở nam chưa bao giờ có tình trạng đọc trại tết thành tét nên vấn đề không phải tết là tết nhất hay tết là tết bện, vấn đề là cần chứng minh được điều ngược lại, rằng ở nam từng có hiện tượng đọc chạnh ấy.
2. Ngoài ra, để giả thuyết của mình thuyết phục, đúng như ông An Chi nhận xét, GS TQV còn phải chứng minh thêm rằng trước đây tổ tiên ở đàng ngoài từng gọi bánh chưng là bánh tết, và sau đó các lưu dân khi vào miền Nam vì lí do gì đó, gọi chạnh thành bánh tét. Nếu tổ tiên ở đàng ngoài ko gọi là bánh tết thì các lưu dân lấy gì để gọi chạnh ?
Trở lên là bình tí về lập luận của hai ông TQV và AC. Bây giờ xin góp ý thêm tí về ý của K Dang nhé.
[color="blue"]Bánh tét là bánh chưng? Đúng luôn, khi "chưng" là 1 biến thể của "luộc". Đại khái, người ta "tết" xong cái bánh thì phải đem "chưng" đã, rồi mới ăn được. Gọi là bánh tết cũng đúng, mà bánh chưng cũng chả sai[/color]
i) Theo mình, chữ tết mà GS TQV dùng là tết trong tết nhất, ko phải là tết bện . Vì khi gói bánh chưng, bánh tét người ta cột chặt chứ ko tết, bện. Và dù sau khi tết tóc thì tóc được cột rất chặt, nhưng giữa tết tóc và cột chặt tóc rõ ràng là ko giống nhau.
Ngoài ra, cho đến nay, chưa thấy ai chỉ ra từng tồn tại loại bánh được gọi là bánh tết
ii) bánh chưng, bánh tét, bánh ú, bánh ít, gói và cả bánh giò của em Ka :d đều phải qua các công đoạn gói, chưng luộc .. nhưng ko thể gọi bánh chưng là bánh gói, bánh giò là bánh chưng, .. và dĩ nhiên, tương tự ko thể gọi bánh chưng là bánh tét trừ phi có những cơ sở rõ ràng.
Tương tự: dù môi, vá, muỗng, thìa đều là thứ dùng múc canh, nhưng vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa môi và thìa, ko lẫn được, trong khi môi và vá hay muỗng và thìa thì có thể dùng lẫn cho nhau.
Cuối cùng, cũng xin nói thêm một điều: các cứ liệu ông An Chi đưa ra về tết - tét là có cơ sở, nhưng điều ông trách GS TQV Trần Quốc Vượng còn đáng trách ở chỗ ông hoàn toàn không chín chắn trong cách hành văn khi viết “bà con cô bác miền Nam gọi bánh chưng là bánh tét”. Không bao giờ! Tét tròn, chưng vuông. Làm sao dân miền Nam có thể ngớ ngẩn đến nỗi gọi “gọi bánh chưng là bánh tét”? theo mình là oan cho GS TQV.
Với TQV, cái gọi là "bánh chưng hình vuông" chỉ là một ngộ sự văn chương, nguyên thủy bánh chưng tròn dài, và khi ông nói "cô bác miền Nam gọi bánh chưng là bánh tét" thì cái bánh chưng đấy là "bánh chưng tròn dài"
Lần nữa, cảm ơn góp ý của bạn, giúp mình tìm đọc lại bài của TQV và cả bài của An Chi.
Về An Chi, ngoài bài bánh chưng bánh tét .. đã dẫn, ông cũng vừa có bài cũng liên quan đến hai loại bánh này, có thể đọc ở đây (click) (bài FB, có thể phải vượt tường)
@Ka: hì, anh ko ăn dược đồ chua nên nhường cho em .. ư, để giảm cân :d
http://hcm.eva.vn/upload/4-2012/images/2012-12-29/1356763162-Banh_gio10.jpg
Hehe. Cái còm đó là giỡn chơi thôi anh Khung K. Không phải là luận cứ gì cả. Nó chỉ nói lên 2 điều:
Xóa- Là cưỡng từ đoạt lý, trò chơi ngôn ngữ, đúng kiểu An Chi sử dụng, để cứ lắp bắp vài ba câu không nhiều giá trị là lại chèn vài chữ nhấn mạnh sự dè bỉu bác Vượng. Đó không phải là phong thái của một bậc cao nhân. Mà trên tư cách cá nhân thì ông An Chi này cũng tiếng tăm lắm, những ai mấy năm trước từng chơi ở diễn đàn Việt Học, Viện Hán-Nôm, Đặc Trưng, hay Lý học Đông phương sau này, đều biết là ông ấy tư tưởng thân Tàu, mười bài của ông thì phải có đến tám là phủ nhận và quy nạp những giá trị văn hóa Việt (sang văn hóa Tàu). Chuyện về bác này thì truyền kỳ lắm, ngày xưa em cũng đụng chạm chan chát mãi rồi.
...
Trở lại câu chuyện bánh trái. Có điều chắc chắn là chẳng ai khẳng định được bánh chưng có trước bánh tét cả. Câu chuyện Lang Liêu đời Hùng Vương thứ 6 chỉ là huyền sử. Cũng như thực tế là cho đến giờ, cái bánh tày của người thiểu số miền bắc (Tày, Nùng) nó giống y hệt cái bánh tét, và chẳng ai dám nói đó là sự di cư của bánh tét ra bắc. Cũng như bác Vượng có đề cập, ở Cổ Loa xưa, người ta vẫn gói bánh chưng hình đòn mà không phải hình vuông. Chỉ là sự du nhập của văn hóa Trung Hoa và triết lý của Đạo giáo làm thay đổi dần hình hài của loại bánh đó. Thời gian cũng xóa đi những thói quen cũ. Như bây giờ, ngày tết người ta hầu như không đề cập đến bánh dày nữa.
Cái tên gọi thì có thể, nhưng nguồn gốc và khởi nguyên của bánh tét thì chắc chắn phải có trước thời Đàng ngoài Đàng trong. Ở góc nhìn của một người đàng ngoài, thì "Dân Đàng trong, dân Nam, họ gọi bánh chưng của mình là bánh tét đấy!" nó cũng y hệt "Dân Đàng ngoài, dân Bắc, họ gọi bột ngọt là mì chính đó!", chẳng có gì sai cả, khi chẳng ai chứng minh được cái bánh chưng đầu tiên của nước Việt là hình vuông hay hình đòn. Ít nhất bác Vượng còn có khảo cứu và chứng thực được tập tục của người Tày Nùng, của người Cổ Loa xưa, còn An Chi thì không.
Đại khái, tất cả chỉ là giả thiết và đều có lý lẽ riêng. Câu chuyện bánh chưng bánh tét đến giờ hầu như không tra cứu và xác thực được nữa. Nó cũng như chuyện có người bảo Thánh Gióng cũng chính là thần Kim Quy thời An Dương Vương, cũng chính là Huyền Vũ đại đế của Đạo giáo hiển linh thế thôi.
Không phủ nhận những dây dưa khó bề phân biệt giữa văn hóa Tàu và Việt, như chuyện Lạc Long Quân hóa ra là dân Động đình hồ bên Tàu, hay ngay ở Tàu cũng có đền thờ Thánh Gióng với truyền thuyết đánh giặc Ân y hệt mình, vân vân. Nhưng không vì thế mà mang tư tưởng bài Việt như An Chi thường làm. Nên cứ thấy tên ông này là em dị ứng lắm. He he...
Lại có chuyện thế nữa. Nhưng đã nói thì cũng xin nói thêm luôn cho có đầu có đuôi
Xóa1. Trở lại chuyện bánh trái ..
Mình đồng ý chưa ai đủ lí lẻ để khẳng định bánh nào có trước, hay có đồng thời .. Nhưng thực tế hiện nay là tồn tại đồng thời cả bánh chưng, bánh tét và bánh tày. Nên nếu GS TQV muốn khẳng định bánh tét là tiền thân của bánh chưng thì nhiệm vụ của ổng là chứng minh điều ấy, và nếu lập luận ông đưa ra còn sơ hở thì ngừi ta có quyền bác bỏ. Ông AC bác bỏ trên phương diện từ ngử vì đấy là sở trường của ổng.
2. Bạn có nhầm ko, khi bảo ổng thân Tàu ? Ổng chứng minh khá nhiều từ trước nay ngta nghĩ là thuần Việt, thực ra có nguồn gốc Tàu, nhưng điều ấy ko có nghĩa ổng thân Tàu.
Thực ra, về quan điểm cá nhân thì ông cực ghét Tàu đấy. Trong bài Tàu và thâm như Tàu ông viết
[color="blue"]Chẳng thế mà từ xưa đến nay, nó (tức từ Tàu - Khung ghi chú) luôn luôn mang tính xấu nghĩa (pejorative) và đã có mặt trong những thành ngữ thâm như (thằng) Tàu, quân tử Tàu, v.v.. Thâm là nham hiểm một cách kín đáo khó lường, mà về mặt này thì Tàu thuộc hạng hoàn cầu đệ nhất. Bụng chúng thì toàn những đế quốc, bành trướng, xâm lược, bá quyền mà mồm chúng thì toàn những mật những đường để lừa bịp thiên hạ. Chuyện thì nhiều mà nhiều người cũng đã biết. Ta phải hết sức cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của chúng.
Ấy khi cần thâm thì rất hiểm nhưng khi cần ra mặt tác oai tác quái thì vô cùng trắng trợn, như trong chuyện đường lưỡi bò và mới nhất là chuyện tàu Hải giám của chúng cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trong lãnh hải Việt Nam. Trong các cuộc hội nghị thì chúng lên giọng quân tử nhưng trong thực tế thì chúng hành xử đâu có khác gì bọn cướp biển Somalia. Người Việt Nam có lạ gì cái kiểu quân tử Tàu. Quân tử Tàu chỉ là nguỵ quân tử mà thôi![/color]
Thật ra mình cũng có nhiều điều ko đồng ý, ko thích AC .. Tuy nhiên mình xem đấy là những bất đồng cá nhân về quan niệm sống, và cũng là bình thường .. Và khi đọc ông, chỉ xem xét các cơ sở lập luận của ổng .. còn ổng làm gì kệ ổng - y pháp bất y nhân :d
Ùi bác An Chi này hồi xưa cứ đến diễn đàn nào là lại mang ngay cái biệt hiệu An Chi-Y Chang (Tàu) ấy mà, có lạ gì đâu. Và sở trường bác ấy là công kích ngôn từ cá nhân chứ chưa khi nào đánh đổ luận điểm của người khác bằng phương thức khoa học. Hầu hết những chủ đề có bác ấy tham gia đều chuyển hóa sang công kích cá nhân rồi bị xóa sạch, nãy thử tìm vài archive mà cũng ko thấy đâu nữa. Nhưng tên của bác ấy đến giờ vẫn còn gắn liền với sự hoài nghi về mục đích (dù nhiều bài viết rất tốt), vì kiểu gì cũng phải chèn ít anh Tàu vào.
XóaNói chung không có lửa thì không có khói, những bài viết của An Chi thường làm người ta phải băn khoăn ái ngại lắm, dù ko hẳn chúng sai, như chủ đề này chẳng hạn, nói tới lui 1 hồi hoa cả mắt, thật giả khó phân, thì rốt cục cũng phải chèn bác Quan Vũ vào đoạn cuối: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/27255-ky-la-huyen-thien-tran-vu/
Và cái chuyện bánh trái này thì chẳng ai khẳng định gì cả, bác Vượng cũng chỉ "cho là", dựa theo những minh chứng bác ấy đưa ra mà thôi, nhưng cái ý của An Chi là bẻ lái ngôn ngữ làm cho người ta hiểu lầm để có thể sử dụng những từ ngữ dè bỉu không cần thiết. Và cá nhân người xem như mình, đứng giữa 2 lựa chọn không rõ ràng như nhau, tất nhiên sẽ nghiêng về bác Vượng.
Cảm ơn bạn nhé, sẽ tìm đọc bài bạn giới thiệu
XóaĐại ca ui! chuyện bánh làm em thèm quá!
XóaHay là Đại K dọn cái Bánh . . Vẽ cho bà con thưởng thức đi.
Bánh chụp thui.
Xóamà bánh tét chiên muốn ăn thời này dễ quá mà. Đâu như xưa, chỉ lúc cúng giỗ tết nhất mới có ? Nói như TQV, giờ chúng đã bị giải thiêng, thuộc phạm trù vật thực hàng ngày rui ..
Hay ưa bánh vẽ của CLV ? :d