Nhắc đến Anh Bằng, nhớ đến Nỗi Lòng Người Đi và chuyện ì xèo thời gian qua quanh tác phẩm này.
Bắt đầu là một bài báo của Nguyễn Thụy Kha, Có thể đọc bài ở đây: Tác giả thật của Nỗi Lòng Người Đi
Đại ý trong bài này Nguyễn Thụy Kha thuật lại câu chuyện của ông Khúc Ngọc Chân:
Nguyễn Thụy Kha kể tiếp khi vào Sàigon nàng đã đầu quân cho một quán bar. Ở đây nàng hát bài ca của người yêu cũ. Anh Bằng nghe thấy hay nên cầm nhầm.
Nguyễn Thụy Kha nêu ra một số cơ sở cho kết luận của mình, trong đó có mấy điểm đáng chú ý nhất:
1. Anh Bằng ghi trên bản nhạc "Phổ thơ Nguyễn Bính", trong lúc thật ra Nguyễn Bính ko có bài thơ nào như thế cả
2. Từ trong trong câu nhạc của Anh Bằng “Khua nước trong như ngày xưa” dùng ko đúng vì Hồ Gươm, vốn có tên Lục Thủy = Hồ Xanh. Từ của Khúc Ngọc Chân dùng là chơi: “Khua nước chơi như ngày xưa”.
Tác giả bài báo trên trannhuong.com cũng kể lại chuyện gặp, nghe Khúc Ngọc Chân kể về bản nhạc, và nêu giả thiết Anh Bằng ko chôm nhạc, mà có thể do cô người yêu cũ ấy bán bản quyền cho.
Khá nhiều người đã chỉ ra những điều ko hợp lí về những chi tiết trong bài báo của Nguyễn Thụy Kha, ví dụ lúc bấy giờ Tàu há mõm vào cập sát bến, chả cần phải đi thuyền ra tàu. Ngoài ra, giả dụ đi thuyền ra tàu, thì trong hoàn cảnh kẻ ở người đi như thế, và trên thuyền hẳn ko chỉ một mình hai người, liệu chàng có đủ tâm trí vừa bập bùng guitar vừa hát, còn nàng đủ thanh thản để dập tay trên mạn thuyền theo nhịp ? Người ta cũng đã đưa ảnh chụp tờ nhạc gốc của bản Nỗi lòng người đi, thấy Anh Bằng chẳng hề ghi "phổ thơ Nguyễn Bính" như Nguyễn Thụy Kha viết.
Hai phe còn cãi nhau nhiều, nhưng nhìn chung về phía ông Khúc Ngọc Chân tình lí đều khó. Tình, là cho đến nay trừ bài Tôi xa Hà Nội mà ông cho là của ông thì chả ai biết thêm bản nhạc nào của ông hay hay như thế hoặc gần như thế. Còn Anh Bằng thì sau Nỗi lòng người đi còn có rất nhiều bài bằng hoặc hơn thế. Lý, là bản nhạc Anh Bằng dược in giấy trắng mực đen, phổ biến từ 1967 đến nay. Vì thế Trung tâm bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam chổ nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng đã ra quyết định ngừng bảo vệ, quản lý và khai thác ca khúc "Tôi xa Hà Nội" của nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân.
Bắt đầu là một bài báo của Nguyễn Thụy Kha, Có thể đọc bài ở đây: Tác giả thật của Nỗi Lòng Người Đi
Đại ý trong bài này Nguyễn Thụy Kha thuật lại câu chuyện của ông Khúc Ngọc Chân:
"Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn thầy Wiliam Chấn ở gần hồ Tây. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng kém ông 2 tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ hồ Gươm.
Sau giải phóng Thủ đô, ông Chân phải theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng xa nhau.
Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn.
(...)
Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn."
Sau giải phóng Thủ đô, ông Chân phải theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng xa nhau.
Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn.
(...)
Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn."
Nguyễn Thụy Kha kể tiếp khi vào Sàigon nàng đã đầu quân cho một quán bar. Ở đây nàng hát bài ca của người yêu cũ. Anh Bằng nghe thấy hay nên cầm nhầm.
Nguyễn Thụy Kha nêu ra một số cơ sở cho kết luận của mình, trong đó có mấy điểm đáng chú ý nhất:
1. Anh Bằng ghi trên bản nhạc "Phổ thơ Nguyễn Bính", trong lúc thật ra Nguyễn Bính ko có bài thơ nào như thế cả
2. Từ trong trong câu nhạc của Anh Bằng “Khua nước trong như ngày xưa” dùng ko đúng vì Hồ Gươm, vốn có tên Lục Thủy = Hồ Xanh. Từ của Khúc Ngọc Chân dùng là chơi: “Khua nước chơi như ngày xưa”.
Tác giả bài báo trên trannhuong.com cũng kể lại chuyện gặp, nghe Khúc Ngọc Chân kể về bản nhạc, và nêu giả thiết Anh Bằng ko chôm nhạc, mà có thể do cô người yêu cũ ấy bán bản quyền cho.
Khá nhiều người đã chỉ ra những điều ko hợp lí về những chi tiết trong bài báo của Nguyễn Thụy Kha, ví dụ lúc bấy giờ Tàu há mõm vào cập sát bến, chả cần phải đi thuyền ra tàu. Ngoài ra, giả dụ đi thuyền ra tàu, thì trong hoàn cảnh kẻ ở người đi như thế, và trên thuyền hẳn ko chỉ một mình hai người, liệu chàng có đủ tâm trí vừa bập bùng guitar vừa hát, còn nàng đủ thanh thản để dập tay trên mạn thuyền theo nhịp ? Người ta cũng đã đưa ảnh chụp tờ nhạc gốc của bản Nỗi lòng người đi, thấy Anh Bằng chẳng hề ghi "phổ thơ Nguyễn Bính" như Nguyễn Thụy Kha viết.
Hai phe còn cãi nhau nhiều, nhưng nhìn chung về phía ông Khúc Ngọc Chân tình lí đều khó. Tình, là cho đến nay trừ bài Tôi xa Hà Nội mà ông cho là của ông thì chả ai biết thêm bản nhạc nào của ông hay hay như thế hoặc gần như thế. Còn Anh Bằng thì sau Nỗi lòng người đi còn có rất nhiều bài bằng hoặc hơn thế. Lý, là bản nhạc Anh Bằng dược in giấy trắng mực đen, phổ biến từ 1967 đến nay. Vì thế Trung tâm bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam chổ nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng đã ra quyết định ngừng bảo vệ, quản lý và khai thác ca khúc "Tôi xa Hà Nội" của nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân.
Lưu vài link để ai thích thì tìm đọc:
- Cảm Nghĩ Sau Khi Đọc Bài "Tôi Xa Hà Nội" caulacbotinhnghesi.net
- Nghi án Nỗi lòng người đi. tienphong.vn
- Ai là tác giả ‘Nỗi lòng người đi' trong Giai điệu tự hào? thethaovanhoa.vn
- Nỗi lòng người xa Hà Nội, người ở Hà Nội. BBC
- forum.trungtamasia.com
Phỏng vấn nhạc sĩ Anh Bằng, phần đầu nhắc khá nhiều về ca khúc này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)