13/7/14

nhạc sĩ Lê Thương


Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ngày 8/1/1914 tại Hà Nội, trong một gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ nhạc cổ, nên ham mê nhạc, tham gia các phong trào ca hát từ bé. Ông là một trong những người khai sinh nền tân nhạc Việt, với tác phẩm Tiếng Đàn Âm Thầm viết năm 1934. Từ năm 1935 ông bắt đầu làm nghề dạy học. Trước ở Hà Nội, sau về Hải Phòng. Tại đây ông gặp Hoàng Quý, Hoàng Phú là các học sinh của mình, giúp đỡ họ trong việc học hành thêm nhạc lí, tham gia sinh hoạt cùng nhóm Đồng Vọng do Hoàng Quý và các bạn thành lập. Trong thời gian này ông viết Trưng Vương (1937), Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Bản Đàn Xuân, ...



Năm 1940, Lê Thương vào Bến Tre, sau đó lên Sàigon. Trong thời gian này ông sáng tác khá nhiều, trong đó có một số là phổ nhạc một số bài thơ "Lời kỹ nữ" (phổ thơ Xuân Diệu), "Bông hoa rừng" (phổ thơ Thế Lữ), "Tiếng thùy dương" (phổ thơ Huy Cận, bài "Ngậm ngùi"), "Tiếng thu" (phổ thơ Lưu Trọng Lư)… và đáng chú ý nhất là trường ca Hòn Vọng Phu.



Ngoài nhạc tình, Lê Thương còn viết nhạc châm biếm, nhạc kịch, nhạc phim, nhạc thiếu nhi.



Một bản nhạc hồi học tiểu học rất hay hát trong các buổi sinh hoạt: Học Sinh Hành Khúc



Sau 1954, ông dạy tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Sài Gòn. Ngoài ra ông làm việc tại Trung Tâm Học Liệu Bộ QGGD, dạy sử địa, Pháp văn cho một số trường trung học để cưu mang một gia đình gồm vợ và 9 con. Sau 1975, ông ở lại Saigon, sống khá chật vật, hầu như ko tham gia hoạt động hay sáng tác gì nữa. Ông mất ngày 17/9/1996.

Phạm Duy viết về Lê Thương:  “Trong số những bạn đồng nghiệp, tôi yêu nhất nhạc sĩ Lê Thương. Anh rời Bến Tre lên Sài Gòn làm nghề thầy giáo. Lê Thương làm thơ, làm nhạc rất bay bướm nhưng anh có cuộc sống rất giản dị... Vào những năm đầu của cuộc chiến Nam Bộ, cũng như hầu hết những người trai của thời đại, Lệ Thương có những đóng góp tich cực vào cuộc đấu tranh chống xâm lăng, giành Tự Do, Độc Lập của toàn thể nhân dân... ". Phạm Duy nói thêm: " .. trong làng tân nhạc, Lê Thương là người trí thức nhất”.

Mời nghe Quỳnh Giao nói về Lê Thương trong chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc của Nguoivietonline.



Mời nghe album Thằng Cuội gồm một số tác phẩm của Lê Thương, do Ánh Tuyết trình bày.



2 nhận xét:

  1. Dzầy mà hông nhận là sến ... xẩm, biểu anh sến rừng, chài ui nghe nhoạc gì mà ... xưa bà cố còn ngâm thơ nữa chớ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trời ah. Em đã nghe mấy bản nhạc trển chưa vậy. Học sinh hành khúc, thằng Cuội .. Cả Hòn Vọng Phu thì bản 1 hào hùng, bản 2, 3 vẫn bi tráng chứ ko hề bi thảm. Nét nhạc nói chung cả 3 bài vẫn tươi, ko sầu thảm. Em nghe thử nhóm UnlimiteD chơi theo phong cách rock, nghe lạ tai, bài 1 rất hay. Nếu sến thì là sến lim sến táu nhé.

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)