8/10/15

À toi . Joe Dassin


Nghe lại một bản nhạc cũ



Et si tu n’existais pas là ca khúc tiếng Pháp của nhạc sĩ người Ý Toto Cutugno, được mọi người biết nhiều qua phiên bản của anh chàng Mỹ hát tiếng Tây Joe Dassin. Một ca khúc cũng rất nổi tiếng của Joe Dassin. À Toi

A toi
A la façon que tu as d'être belle
A la façon que tu as d'être à moi
A tes mots tendres un peu artificiels
Quelquefois

Cho em 
nét đẹp riêng mình
Cho em chiếm giữ cuộc tình trong ta
Cho em một chút điêu ngoa
Lẫn trong giọng nói dịu hòa 
đôi khi
(dịch đại hehe)



Xem Joe Dassin biểu diễn L'été Indien



Năm 2010, nhân 30 năm ngày giỗ của Joe Dassin, Tuấn Thảo có thực hiện một chương trình về ông trên RFI. Nghe cho vui

Joe Dassin để lại những gì 30 năm sau ngày ra đi
Tuấn Thảo




Hình trên net

Mới đó mà đã đến ngày kỷ niệm 30 năm ca sĩ Joe Dassin qua đời. Cuối tháng 8, Sony đã cho tái bản toàn bộ các ca khúc của anh. Trong tháng 9, gia đình Joe Dasin cũng cho phát hành một tập sách lưu niệm, gồm các bức ảnh chụp chưa được phổ biến. Kể từ đầu tháng 10, một vở ca nhạc kịch kể lại cuộc đời và sự nghiệp của anh được dựng trên sân khấu Paris với tựa đề "Il était une fois Joe Dassin".

Nhân ngày giỗ năm chẵn, vở kịch này được xem là một trong những dự án hoành tráng hơn cả. Phần dàn dựng do Christophe Barratier thực hiện. Đạo diễn trẻ tuổi người Pháp thành danh vài năm trước đây với bộ phim Les choristes. Để kể lại cuộc đời của Joe Dassin (1938-1980), đạo diễn Christophe Barratier đã chọn ra 40 ca khúc tiêu biểu nhất. Thay vì chọn một người để diễn vai Joe Dassin, anh lại tuyển lựa 10 ca sĩ thuộc thế hệ mới. Trên sân khấu, các ca sĩ này sẽ trình diễn các ca khúc dưới dạng solo, song ca hay tứ tấu.

Một số nhạc phẩm được hòa âm lại, theo lối pop rock hay với nhạc khí giao hưởng, nhưng cũng có những bài giữ nguyên phần phối khí chính gốc y hết như nguyên tác. Theo lời nhà đạo diễn, một số hình ảnh và phim video của Joe Dasin sẽ được chiếu xen kẽ trên màn ảnh lớn, tạo ra những bài song ca ảo, để cho các tài năng trẻ đứng trên sàn diễn song ca trực tiếp với nghệ sĩ quá cố. Một cách để minh họa cho ý tưởng : Joe Dassin 30 năm sau ngày qua đời, vẫn truyền lửa cho thế hệ thời nay.


Sinh tại New York vào ngày 5 tháng 11 năm 1938, Joe Dassin (tên thật là Joseph Ira Dassin) xuất thân từ một gia đình khá giả có dòng máu nghệ sĩ. Thân phụ của anh là đạo diễn Jules Dassin, người Nga gốc Do Thái, nổi tiếng trong làng phim Hollywood từ những năm 1940. Mẹ anh, bà Beatrice Launer là một nhạc sĩ vĩ cầm trong một dàn nhạc giao hưởng.

Thời ấu thơ, Joe sống với gia đình và hai người chị tại Los Angeles. Đầu thập niên 1950, gia đình anh buộc phải sang Pháp sống lưu vong, vì người bố nổi tiếng là một nhà đạo diễn dấn thân, thiên tả nên bị đưa vào danh sách đen trong thời kỳ McCarthy. Joe Dassin đến Paris năm anh 12 tuổi, sau khi đậu bằng tú tài, anh trở lại Hoa Kỳ để tiếp tục ngành đại học.

Ảnh hưởng của folk và country

Theo lời kể của Julien, con trai út của Joe Dassin, thì anh đã đến với nghề ca hát một cách rất tình cờ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Joe Dassin không muốn chọn ngành điện ảnh vì sợ nấp bóng người cha, anh cũng không muốn chọn ngành âm nhạc vì nghĩ rằng tài năng chơi đàn của mình không thể nào sánh bằng mẹ ruột.

Trong thời gian đầu, anh làm đủ mọi nghề để kiếm sống : nấu ăn chạy bàn, ban ngày viết báo lấy tiền nhuận bút, ban đêm làm kỹ thuật viên cho đài phát thanh (Detroit, WCX). Trong những năm ở Mỹ, Joe Dassin làm quen với Pete Seeger, một ca sĩ nhạc folk nổi tiếng của Mỹ thập niên 60, và kết bạn với Robert Zimmerman, người mà sau này nổi tiếng trên khắp thế giới với nghệ danh Bob Dylan.

Trở lại châu Âu giữa thập niên 60, Joe Dassin tiếp tục đi làm để kiếm sống, nhưng không tìm thấy một nghề nào thích hợp với mình. Mãi đến cuối năm 1965, anh mới gặp một nhà sản xuất làm việc cho hãng đĩa CBS. Vào lúc mà phong trào nhạc trẻ đang trở nên cực thịnh tại Pháp với những thần tượng như Sylvie Vartan, Françoise Hardy hay Christophe, Joe Dassin lại ghi âm một ca khúc country bằng tiếng Pháp (Je change un peu de vent), chuyển thể từ nhạc đồng quê của Hoa Kỳ. Ca khúc đầu tay này không có ai mua, chỉ bán được chưa tới hai ngàn bản, trong khi các ca sĩ ăn khách thời đó bán hơn cả triệu.

Nhưng thất bại này không làm cho Joe Dassin chán nản. Ngược lại anh nghĩ rằng cái thời của mình thế nào rồi cũng sẽ tới, miễn là anh đủ tự tin, kiên nhẫn, và cố gắng học hỏi, bởi vì lần đầu tiên trong đời, anh cảm thấy rằng nghề ca hát có một chút gì đó rất hợp với anh.

Gần hai năm sau đó, Joe Dassin liên tiếp cho ra mắt ba ca khúc, cũng là nhạc đồng quê chuyển thể, nhưng lần này, thay vì đặt ca từ nghiêm túc, anh lại chọn dịch lời một cách dí dõm, với lối thể hiện khôi hài duyên dáng. Trong số các ca khúc tiêu biểu cho giai đoạn này có Beep Beep, Les Daltons, L’Amérique hay Sifller sur la colline.

1970 : Giai đoạn huy hoàng

Joe Dassin thật sự thành danh vào năm 31 tuổi, khi được trao tặng giải thưởng Charles Cros dành cho giọng ca xuất sắc nhất năm 1969. Lần đầu tiên, anh biểu diễn trên sân khấu đầy huyền thoại của nhà hát Olympia với tư cách là ca sĩ chính, thay vì hát lót để mở màn cho các nghệ sĩ khác. Đây cũng là lần đầu tiên, anh ghi âm một bài hát ăn khách tại 20 quốc gia trên thế giới. Nhạc phẩm Champs Elysées đi nửa vòng trái đất, được dịch sang hàng chục thứ tiếng kể cả tiếng Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Nhật.

Thập niên 1970 là giai đoạn huy hoàng của giọng ca Joe Dassin. Từ dòng nhạc folk và country, anh chuyển sang hát nhạc tình : giai điệu lãng mạn, tiết tấu nhẹ nhàng, lời ca trong sáng, ý tứ nồng nàn. Hầu hết các ca khúc của nhóm sáng tác Claude Lemesle et Pierre Delanoë đều được viết cho lối hát mơn trớn thì thầm của Joe Dassin.

Anh ăn khách nhờ có chất giọng trung trầm nồng ấm, cách ngắt câu nhả chữ có duyên, nhờ hát tiếng Pháp với một chút giọng Mỹ, đôi khi phát âm không chuẩn (nhất là ở trong cách nối chữ cuối câu) nhưng lại rất ăn tiền. Joe Dassin không cần cường điệu mà vẫn đam mê say đắm, anh không cần điệu bộ như các ca sĩ crooner cùng thời, nhưng vẫn vuốt ve từng nốt nhạc, như thể đang ân ái với người yêu.

Trong vòng 10 năm liền, hầu hết những bài của Joe Dassin đều ăn khách. "Il était une fois nous deux" (Ngày xưa đôi ta), "À toi" (Cho em), "Café des trois colombes" (Quán bồ câu), và nhất là hai nhạc phẩm "L’Été Indien" (Mùa hè Bắc Mỹ), "Et si tu n’existais pas" (Nếu vắng em trong đời) được xem là hai đỉnh cao sự nghiệp của giọng ca này. Tác giả của hai bài này là Toto Cutugno, gần đây anh đã ghi âm lại những phiên bản mới dưới dạng song ca ảo xen kẽ giọng ca của mình với Joe Dassin.



Sự thành công liên tục này, trước hết là do Joe Dassin không ngơi nghỉ, dần dà đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của anh. Cuối năm 1979, anh lưu diễn vòng quanh nước Pháp nhưng không ngờ đó sẽ là đợt trình diễn cuối cùng. Trên sân khấu, một cơn đau nhói trong tim khiến Joe Dassin buộc phải nhập viện và hủy bỏ tất cả các đêm diễn kế tiếp.

Cho đến tháng 3 năm 1980, Joe Dassin hai lần lên cơn đau tim tại Paris và Los Angeles. Bác sĩ khuyên anh nên nghỉ hát ít nhất là hai năm để dưỡng sức, nhưng Joe Dassin vẫn xuất hiện trong một buổi gala tại Cannes giữa tháng 7. Đến một tháng sau đó, trong lúc anh đang đi nghỉ mát với gia đình tại đảo Tahiti, Joe Dassin bỗng nhiên đột quỵ. Anh vĩnh viễn ra đi ở tuổi 42.

Thế giới của những bức tranh màu nước

30 năm sau ngày qua đời, Joe Dassin vẫn được giới hâm mộ xem như là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất dòng nhạc Pháp những năm 70, tuy không thể sánh bằng những sáng tác ăn khách cùng thời của Aznavour, nhưng ít ra anh ngang tầm với Michel Sardou và trội hơn cả Mike Brant hay Mort Shuman.

Nhờ các bản dịch mà nhiều bài hát của anh đã đi vòng quanh trái đất, cho dù những người không thích tiếng hát của Joe Dassin vẫn xem giọng ca này chưa đủ tầm vóc để đại diện cho trường phái hiện thực lãng mạn của Pháp có từ những năm 1950.

Giới phê bình cho rằng nhạc của Joe Dassin trọng giai điệu nhưng lại khinh ca từ, trong khi nét tinh tế sâu sắc của nhạc Pháp là soạn giai điệu làm bối cảnh để rồi từ đó phác họa ra một câu chuyện với nhân vật chính có mở đầu và kết cục hẳn hoi.

Nhưng đối với người nước ngoài, ở trong giai điệu, nhạc của Joe Dassin vẫn giữ được cái nét trữ tình quyến rũ của nhạc Pháp thuở nào, nhất là trong thế hệ hiện giờ, ngoại trừ một vài tên tuổi như Calogero hay Benjamin Biolay, các tác giả thời nay đều ít nhiều mang ảnh hưởng của dòng nhạc folk, chọn nét mộc làm vẻ đẹp, không còn sáng tác như thời trước.

Thế giới âm nhạc của Joe Dassin vì thế giống như những bức tranh màu nước, những bức ảnh chụp lưu luyến khung trời kỷ niệm. Một thế giới chỉ nói về cái thuở ngày xưa mà tuổi trẻ thời nay không hề biết tới. Nó gợi lại niềm vui cho những người vẫn còn trong tay hạnh phúc đầu đời. Nó gieo thêm nỗi buồn cho những ai không còn tình yêu để đánh mất.

Nguồn: RFI 11/9/2010


15 nhận xét:

  1. vuốt ve từng nốt nhạc, như thể đang ân ái với người yêu
    trí tưởng tượng siêu phàm :d

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiều mưa, mùa thu, nghe bản này muốn ốm quá đại K ơi!

      Xóa
    2. Bên ấy cũng đang mưa hả ? hay nhỉ. Đây giờ này đã khuya, và cũng đang mưa ..

      Xóa
    3. Mưa suốt đêm qua và mưa cả ngày luôn đại K ạ.

      Xóa
  2. Anh ơi, phải có cover của Ngọc Lan chứ?

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Lâu ngày em quên dán clip ở còm như nào rồi, anh sửa hộ em cái.
      Em thích nghe Ngọc Lan hát bài này.

      Xóa
    2. bỏ chữ s trong đường link là ok http[color="red"]s[/color]://youtu.be/2aNtIaPYBbU
      http://youtu.be/2aNtIaPYBbU

      Xóa
    3. Bài này có rất nhiều version - Anh, Nga, .. riêng Việt cũng có 2 version, NL ca trên là của Vũ Xuân Hùng. Nghe nhiều người hát, nhưng nghe Joe Dassin vẫn gợi nên những cảm xúc rất khác. Em thử xem ổng hát live

      http://youtu.be/0fYr5vh3wXI

      Xóa
    4. Không, em thích nghe Ngọc Lan hát, có lẽ vì nó nói hộ đàn bà.
      Còn đàn ông các anh phải thíck giọng nam rồi. :)

      Xóa
    5. uh, có thể thế. Cũng có thể nghe Joe trước, và đã quen thế

      Xóa
  4. Nghe chơi guitar
    http://youtu.be/9hVqyUSaHF8

    Trả lờiXóa
  5. Saxo Xuân Hiếu

    http://youtu.be/9LnZuNCeK48

    Mưa to quá, chả còn nghe gì được nữa rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái french kiss đẹp ? :d
      Cô này làm clip nào cũng đẹp. Có lẽ cổ lấy một đoạn phim nào đó, xóa âm thanh rồi add nhạc vào.

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)