30/9/13

Thu về trong mắt em - Phạm Mạnh Cương




tranh Van Gogh
Phạm Mạnh Cương sinh năm 1933 tại Huế. Năm 1953 sau khi đỗ Tú tài ông ra Hà Nội học CĐ Sư phạm và Cử nhân Văn khoa. Ra trường ông đi dạy ở Mỹ Tho (1954), rồi Petrus Ký Saigon.
Năm 1980 ông vượt biển qua định cư ở Canada cho đến nay.

Ông bắt đầu sáng tác nhạc từ thời học đệ tứ (lớp 9), nhưng phải đến Thu Ca viết ở Hà Nội (1953) mới khẳng định được tên tuổi.

Trong một cuộc phỏng vấn của Trường Kỳ, ông cho biết:

Hồi đi học, là tôi đã thích, đã mê nhạc lắm rồi. Tôi nhớ lúc còn đang đi học, trong nhà có một cái radio cổ lỗ sĩ mà cứ ráng bắt cho được những đài Pháp Á, đài Hirondelle ở Hà Nội... Nghe cứ ù ù mà thích lắm. Thời đó tôi mê loại nhạc thời danh của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh, nghe được những bài “Tà áo Xanh”, “Dang Dở” hay “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái “air” nhạc cho nó như vậy...

Vì thế không lạ gì khi ông có khá nhiều bản nhạc viết về thu.

Phạm Mạnh Cương còn là một trong những người đầu tiên tổ chức sản xuất băng dĩa với Trung tâm băng nhạc Tú Quỳnh tại Sài Gòn, đã phát hành khoảng 20 băng nhạc với các giọng ca nổi tiếng thời bấy giờ: Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Trác, Sĩ Phú, Thanh Tuyền, Phương Dung ..

28/9/13

Thu ca

Tối thứ bảy, mời tiếp tục nghe nhạc thu cho vui :-D

Guitariste
tranh Jean-Francois de Troy   


Playlist do trang web CHS Lasan Taberd thực hiện

nhạc thu


Nghe nhạc thu cho vui. List nhạc chủ đề Thu Nhớ do cothommagazine.com thực hiện

27/9/13

Đoàn Chuẩn Từ Linh

Musician
tranh Angelito Antonio


Mời nghe một chương trình Tình khúc thế kỷ phát trên VOV Đài tiếng nói Việt Nam

Chân dung Đoàn Chuẩn







26/9/13

Cung Tiến art songs


Đoàn Thế Ngữ bình luận nhạc Cung Tiến - chương trình Âm Thanh & Ngôn Từ của VOVN (Houston) phát tháng 6/2002

Cung Tiến 1 - Đoàn Thế Ngữ


Cung Tiến 2 - Đoàn Thế Ngữ


Mời nghe album nhạc do Camille Huyền thực hiện, Phương Nam film sản xuất và phát hành tại VN

Cung Tien Art Songs

Camille Huyền tên thật là Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng (là họa sĩ và ca sĩ tự do) hiện ở Thụy Sĩ.

Trong lời tựa trong tập nhạc kèm theo Camille Huyền kể lại: “Venice, năm 2004, tình cờ Camille nắm trên tay tập nhạc Cung Tiến. Mượn tập nhạc mang về Thụy Sĩ, Camille bắt đầu tập hát mỗi đêm từng nốt từng nốt với cây guitar trong suốt một năm trời. Càng ngày càng đam mê trước ý tưởng sâu-sang-đẹp của những bài thơ, trước tài nghệ phi thường của anh Cung Tiến”.

Sau đó, được sự giúp đỡ của ông Walther Giger – nghệ sĩ Guitar danh tiếng trong ban nhạc ban nhạc thính phòng cổ điển Orches Trio Zurich, đồng thời cũng là thầy dạy đàn của mình, Camille Huyền đã thu âm những tác phẩm Cung Tiến. 


25/9/13

Khúc mùa thu - Phú Quang

le vieux guitariste aveugle - Picasso

Phú Quang có mấy bản nhạc phổ thơ về thu

1. Mùa Thu Giấu Em. Theo như Phú Quang kể đâu đó thì ông phổ từ bài thơ Em và Thu của Thanh Tùng để tặng người vợ của ông hiện nay, người đã đem đến cho ông tình yêu và sự thông cảm.


đọc thơ: Em va Thu(click)

thơ Thanh Tùng

Chỉ mùa thu mới cất em sâu đến thế
Sớm nay em bỗng trở về
Em vụt tới rung cây đổ lá
Bốc bụi mờ trắng cả bao la
Nỗi chia xa se lạnh đá bên thềm

Em đạp lên tất cả
Rồi ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu
Rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió
Thấm vào anh, vật vã trên anh
Bứt xuống trong anh bừa bãi lá vàng

Da thịt em đâu? Mềm dịu em đâu?
Anh hốt hoảng bới tìm trong lá quẩn
Trong những vòm cây vun vút chuyển màu
Trong những vạt bụi bồng bềnh ảo giác
Chóng mặt khi bất ngờ đổ xuống
Cả một trời vô tận sắc vàng
Nơi mảnh lá dấu màu mắt em sầu đắng
Gió đến ào cuốn phía xa xăm.


Đừng nhầm Thanh Tùng này với nhạc sĩ Thanh Tùng - thấy trên nhaccuatui có nơi ghi thơ Nguyễn Đình Bảng, nhạc Thanh Tùng Tác giả bài thơ Thanh Tùng tên thật Doãn Tùng, sinh 1935 tại Nam Định nhưng lớn lên tại Hải Phòng,  sinh sống bằng nghề khuân vác, rồi công nhân đóng tàu, rồi bỏ công nhân đi bán sách vỉa hè ..
Nổi tiếng với bài thơ đã được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc.

23/9/13

Gửi gió cho mây ngàn bay


Ba ca sĩ nỗi tiếng hát sai nhịp sai nốt ca khúc Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay.
Ba ca sĩ nào đây ? mời nghe

Đoàn Thế Ngữ nói chuyện trên VOVN, Houston


Chương trình Chân dung âm nhạc: Đoàn Chuẩn tổ chức tại Nhà hát Lớn HN vào ngày 29.10.2009 được phát lại trên VTC.
Chương trình ngoài việc trình bày 13 ca khúc đặc sắc của cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, còn một số thông tin về cuộc đời của ông và cả người đứng tên đồng tác giả trong các ca khúc - Từ Linh, do con trai của ông, nghệ sĩ Đoàn Đính và người bạn vong niên của ông, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha kể



Thu cô liêu - Văn Cao


Văn Cao qua nét vẽ Trịnh Công Sơn
photo: vnExpress
Trong các nhạc sĩ thời kỳ đầu của nền tân nhạc Việt Nam, Văn Cao cũng là một người có nhiều duyên nợ với mùa thu.
Văn Cao (1923 - 1995) vốn quê Nam Định nhưng sinh tại Hải Phòng, do cha làm cai nhà máy nước Hải Phòng. Ông theo học văn hóa ở một trường dòng và cả nhạc ở đấy cho đến năm 15 tuổi, gia đình sa sút, phải bỏ học sau khi chỉ mới học xong năm thứ hai Cao đẳng tiểu học ( tương đương THCS hiện nay)  .
Bấy giờ ở Hải phòng có nhóm Đồng Vọng do Hoàng Quý thành lập gồm có Hoàng Phú (Tô Vũ), Canh Thân, Đỗ Nhuận, Lê Thương ... Văn Cao tham gia vào nhóm này và viết tác phẩm đầu tay Buồn Tàn Thu (1939).

20/9/13

Tiếng thu

Tea time - tranh Volegov
Trung thu, đọc lại bài thơ theo Trần Đăng Khoa là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại:

" .. nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại." (Chân Dung & Đối Thoại )

19/9/13

Lệ Thu

ca sĩ Lệ Thu
photo unknown
Đêm trung thu nghe Lệ Thu hát nhạc thu :-D

Lệ Thu tên thật Bùi Thị Oanh, sinh 1943 tại Hải Phòng, nhưng sống từ bé ở Hà Đông, đến 1953 theo mẹ vào Nam. Lên sân khấu phòng trà từ 1959, khi mới 16 tuổi, nhưng vài năm sau mới bỏ học, chính thức theo con đường ca hát, và trở thành một trong những ca sĩ hàng đầu của Saigon trước 1975. Năm 1979 vượt biên qua định cư tại Cali, Mỹ từ đó đến nay.

Trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu cho biết nghệ danh Lệ Thu là một cái tên bất chợt bịa ra khi đi hát phòng trà thời còn đi học, để giấu mẹ. Thế nhưng tên Lệ Thu thực sự đã gắn với nhiều bản nhạc thu.

Đấy là Dang Dở - tức Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, bản nhạc đầu tiên hát trên sân khấu và lập tức được chủ phòng trà mời kí hợp đồng, từ đó nghệ danh Lệ Thu xuất hiện



Đấy là Nước Mắt Mùa Thu, một cách chơi chữ của Phạm Duy để tặng riêng cho giọng hát đã hát rất thành công Ngậm Ngùi của ông ..



Mời nghe Mùa Thu Cho Em album đầu tiên của Lệ Thu sau 1975 phát hành tại Việt Nam do Phương Nam film



Duy Trác bình luận về tiếng hát Lệ Thu trong một chương trình Nhạc Chủ Đề của VOVN

Lệ Thu


17/9/13

Thu quyến rũ - Đoàn Chuẩn


Đoàn Chuẩn và Từ Linh (1950)
src: unknown
Đoàn Chuẩn được mệnh danh là nhạc sĩ của mùa thu. Có lẽ do ông một đời chỉ viết về thu, những gì liên quan đến thu.

Đặng Thế Phong cũng một đời viết về thu. Nhưng phần vì ít, chỉ ba bài, phần vì thật ra những gì ĐTP viết ko chỉ là thu mà xa hơn, sâu hơn .. cả một kiếp người. Nỗi sầu trong nhạc của ông ko chỉ là sầu thu, mà là một mối sầu vạn cổ bắt nguồn từ nỗi cô đơn của phận người. Mặc cho những giai thoại về một mối tình nồng thắm thủy chung thì trong nhạc của ông vẫn tuyệt nhiên ko thấy một bóng hồng nào ngoài nỗi cô đơn lạnh buốt, và nghe nhạc ông buồn đến rũ người.

13/9/13

Nguyễn Duy - Nhìn từ xa .. Tổ Quốc

Nguyễn Duy có một số bài thơ ông gọi là "thơ hạng nặng". Đấy là những bài thơ đậm chất thời cuộc, thể hiện rõ những day dứt, bức xúc của ông trước những vấn đề xã hội. Những bài thơ ông  phải viết ra dù "thật tình là tôi không muốn làm" vì mỗi bài ông phải mất vài năm trăn trở sắp ý xếp lời, và khi viết ra thì bị đủ thứ phiền hà ..

Nguyễn Duy - Thơ tặng người ăn mày

nhà thơ Nguyễn Duy
qua nét bút Trịnh Công Sơn
Hồi hôm trời mưa, ngồi nghe Đoàn Chuẩn Từ Linh chọn nhạc cho entry sắp post, vừa lang thang lướt net. Vào facebook thấy link này Xả súng kinh hoàng tại UBND TP Thái Bình: Bắn bốn cán bộ rồi tự sát  tự dưng hết muốn nghe nhạc, tìm đọc lại bài Thơ tặng người ăn mày của Nguyễn Duy.

Bài thơ nguyên có tên Nhà Thơ và Người Ăn Mày, sau đem in mới đổi lại tên thành Thơ Tặng Người Ăn Mày. Hãy nghe Nguyễn Duy kể lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ

12/9/13

Con Thuyền Không Bến

Mời nghe một chương trình nhạc thính phòng do nhạc sĩ Trúc Hồ và hai ca sĩ Nguyên Khang và Y Phương phụ trách trên kênh SBTN

9/9/13

Mưa Thu - Đặng Thế Phong


anh: cafevannghe.com
Đặng Thế Phong (1918 – 1942) là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, mất năm 24 tuổi và theo một số nguồn, để lại 6 tác phẩm, nhưng thực tế cho đến nay chỉ phổ biến có ba: Đêm thu, Con thuyền không bến và Giọt mưa thu. Chì ba bài, nhưng đủ để tên ông sống mãi ...

Đêm Thu được ông viết cho đêm lửa trại của học sinh Hà Nội năm 1940.

Với một nét nhạc mineure rất đẹp, Đặng Thế Phong dẫn ta vào một vườn trăng để, cũng như Lê Thương trong Bản đàn xuân, tình tự với các loài hoa. Nhưng có lẽ Đặng Thế Phong thấy trước được mệnh yểu của mình nên muốn mở lòng ra thật rộng để thâu tóm vào đó tất cả cảnh vật chung quanh, từ tiếng côn trùng trong gió tới ánh sao trong vũ trụ. Ca khúc có hai phần, một phần theo âm hưởng mineure của Tây Phương, một phần nghiêng hẳn về nhạc ngũ cung Việt Nam (Ré Mi Sol La Si) (Phạm Duy)

7/9/13

Nắng Chiều - Lê Trọng Nguyễn

nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn
ảnh: vi.wikipedia
Lê Trọng Nguyễn (1026 - 2004) tên thật là Lê Trọng, sinh năm 1926 tại Quảng Nam, thuộc lớp nhạc sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

Từng ra Hà Nội học 3 năm (1942 - 1945) sau đó về quê tham gia kháng chiến chống Pháp, phụ trách âm nhạc cho Liên khu V, nhưng sau bỏ kháng chiến về sống ở quê nhà, Điện Bàn, Quảng Nam, rồi làm tư chức tại Đa Nẳng,  Sau 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống, đến 1983 thì qua định cư ở California, mất năm 2004.

Ông sáng tác chỉ khoảng 50 bản nhạc, kể cả một số nhạc không lời, nhưng phần lớn đều được giới chuyên môn đánh giá cao, và khá phổ biến ở Nam trước 1975, trong đó nổi tiếng nhất là Nắng Chiều, viết năm 1952.

Mời nghe Nắng Chiều qua tiếng hát Thanh Lan

6/9/13

Nguyễn Ánh 9 - lặng lẽ tiếng dương cầm

Trong entry trước đã có dịp nghe một số ca khúc của Nguyễn Ánh 9, đặc biệt hai bài của Hoài Nam phát trên đài SBS. Hôm nay mời nghe chương trình Con Đường Âm Nhạc phat trên VTV3 tháng 11/2010 để nghe một số chia sẻ của ông về cuộc sống cùng một số ca khúc của ông



Trang nhạc Nguyễn Ánh 9

5/9/13

Hồng gia dưỡng sinh

Tập thiền, tập khí công thì tập thở là chính, nhưng ko phải chỉ duy nhất tập thở, mà còn có cả phần tập vận động cơ khớp ..

Thấy trên Youtube có clip Hồng Gia Dưỡng Sinh nên lấy về xem. Mới chỉ xem clip 1, thấy hướng dnẫ cách làm nóng, cách tập xương sống phòng ngừa đau lưng, cách tập cổ .. Hướng dẫn rõ ràng, các động tác đơn giản, dễ tập; có cái giống các động tác đã biết, có cái khác .. Có lẻ thay đổi cách tập cho đỡ nhàm chán cũng hay.

Nên post lên đây chia sẻ với mọi người, và cũng để lưu làm tài liệu.

4/9/13

Đỗ Trung Quân 2

do-trung-quan-305.jpg
nhà thơ Đỗ Trung Quân
Tháng Tám rồi, hai hôm nay chiều về trời vẫn mưa, mưa to và dai dẳng ..
Nhớ mấy câu thơ của Đỗ Trung Quân

Mưa
Giá trời đừng mưa
anh đừng nhớ
Trời không mưa và anh không nhớ

anh còn biết làm gì?...

nghe đắng cả lòng, nỗi cô đơn da diết ..

Đỗ Trung Quân được biết đến nhiều sau khi bài thơ của ông được Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc Quê Hương. Nhưng dĩ nhiên thơ ông ko chỉ từng ấy, và thậm chí đấy chưa phải là bài thơ hay nhất của ông. Hôm nay mời nghe Mặc Lâm nói chuyện về thơ Đỗ Trung Quân, sau đó nghe thêm vài bản nhạc phổ thơ  và đọc thêm vài bài thơ của ông.

3/9/13

Quê hương 3

do-trung-quan-305.jpg
nhà thơ Đỗ Trung Quân
Ta đã có 2 bài Quê Hương của Tế Hanh và của Giang Nam. Hôm nay đến bài Quê Hương thứ 3 của Đỗ Trung Quân.

Đúng ra nhan đề bài thơ của Đỗ Trung Quân không phải Quê Hương mà là Bài Học Đầu Cho Con, Quê Hương chỉ là nhan đề bản nhạc do Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ, nhưng từ bản nhạc, người ta mới biết đến bài thơ, và vì thế bài thơ thường được nhớ dưới tên Quê Hương.

Mời nghe tác giả đọc bài thơ và kể về hoàn cảnh sáng tácnó

Vũ Đức Nghiêm

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh 1930 tại  Nam Định. Năm 1951 học Khóa 1 trường Sĩ Quan Nam Định. cấp bậc cuối cùng là Trung Tá, sau 1975 bị đi cải tạo 13 năm. Cuối năm 1990, ông sang Hoa Kỳ theo diện H.O., hiện cư ngụ tại San Jose.

Vũ Đức Nghiêm sáng tác khá nhiều nhưng bài hát gắn liền với tên tuổi ông là Gọi người yêu dấu. Người yêu dấu này đã được Vũ Đức Nghiêm kể lại trong một chương trình Thúy Nga Paris By Night: Vào khoảng 1968, khi đang được được giao nhiệm vụ trông coi một số biệt thự ở Đà Lạt, một người bạn đem đến gởi gắm một cô gái đang có bầu vài tháng. Đây là cách phổ biến của các gia đình muốn tránh tai tiếng khi nhà có con gái chưa cưới hỏi, lỡ tạm ứng rùi bị mang bầu.

Cảm thương hoàn cảnh cô gái, và có lẻ cũng vì cổ đáng yêu nữa, mắt thì như sao trời long lanh, tay thì như ngà voi xinh xinh .. đại khái thế, nên ổng cầm lòng chẳng đặng ..


May mà khi vợ ông biết chuyện ko làm gì ầm ỉ, cô kia thì mẹ tròn con vuông rồi thì cũng chia tay nhẹ nhàng. Còn ông thì nỗi nhớ nhung thăng hoa thành ca khúc để đời ...

Vũ Đức Nghiêm kể lại: "tôi viết Gọi Người Yêu Dấu vào năm 1969 trong một cuộc phiêu lưu tình cảm. Khi viết xong, ca sĩ Thanh Lan ghé nhà chơi. Tôi đưa cho cô và may mắn Thanh Lan đã đem về hát ở Đài Truyền Hình và các Đài Phát Thanh. Từ đó nhạc phẩm đuợc giới trẻ biết đến. Tôi rất nhớ ơn Thanh Lan đã chắp cánh cho Gọi Người Yêu Dấu của tôi đuợc bay xa và bay cao. Lời 1 là hoàn toàn của tôi viết năm 1969. Sau đó thi sĩ Hoàng Anh Tuấn có viết lời 2. Khi ở tù, tôi cũng viết thêm lời 2. Ra tù, tôi kết hợp lời của tôi và của Hoàng Anh Tuấn. Tóm lại, lời 2 gồm 3 phần, phần A và C là của tôi , phần B là của Hoàng Anh Tuấn"

Nghe Gọi Người Yêu Dấu và một số ca khúc khác của ông

Gọi người yêu dấu (lời 1) - Thanh Lan

Khúc Ca Dịu Dàng - Quỳnh Lan

Gọi người yêu dấu (lời 2) - Ái Vân

Tâm Tư Chiều - Lệ Thu

Tình Muộn - Quỳnh Lan

Sao đêm Lung Linh - Thành Trang

Vùng Trời Kỷ Niệm - Bích Ngọc

Tình Thu Muộn Màng - Vũ Trung Hiền



2/9/13

Bonjour Tristesse - Francoise Sagan

Lễ nằm nhà đọc truyện xem film nào



Lần đầu nghe tên Buồn ơi chào mi cứ ngỡ đây là bản nhạc Pháp lời Việt, bởi Buồn ơi chào mi gợi nhớ Bonjour Tristesse, nhan đề cuốn truyện nổi tiếng của Francoise Sagan, từng được Nguyễn Vỹ dịch đăng từng kỳ trên tờ nguyệt san Phổ Thông từ 1959 với nhan đề Buồn ơi chào mi.

Nhưng dù không đúng thì ít nhiều hẳn Nguyễn Ánh 9 cũng đã nghĩ tới cuốn Bonjour Tristesse khi soạn ca khúc nổi tiếng của mình. Ở miền Nam trước 1975, ảnh hưởng của F Sagan không chỉ thế: Nhà văn Viên Linh chẳng hạn, cho rằng sự xuất hiện 5 nhà văn nữ viết lách táo bạo - Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thị NgH - cũng là từ ảnh hưởng của F. Sagan .. Còn lối sống bị mắng nhiếc thậm tệ, đặc biệt sau 1975, là hiện-sinh-đồi-trụy-ham-hưởng-thụ-yêu-cuồng-sống-vội .. thì làm sao mà thiếu sự góp phần của F Sagan ?

Ai có thể ngờ được cuốn truyện dày ko đầy 200 trang của một cô bé 18 tuổi viết cho đỡ buồn sau khi thi hỏng Tú tài lại gây ra một ảnh hưởng rộng và sâu đến thế, ko chỉ ở quê hương cô, nước Pháp, mà còn ở Mỹ, .. và lan ra nhiều nước, kể cả cái đất nước hình con giun bị xéo trong những năm máu lửa khắp ..

Mời nghe bài viết của Thy Nga phát trên RFA năm 2004, ngay sau khi Francoise Sagan mất để biết qua cuộc đời và sự nghiệp của bà. Ko thích thì có thể theo link ở dưới tìm đọc truyện hay xem phim.

1/9/13

Nguyễn Ánh 9

nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Tuần vừa qua nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 làm dư luận dậy sóng khi bài phỏng vấn ông xuất hiện, trong đó ông thẳng thừng chê một số ngôi sao đang hot của làng nhạc Việt.
Với một ông già hiền lành ít nói gần đất xa trời như ông, bỗng dưng trở thành hot boy :-D chắc chỉ khiến ông mệt mỏi. Sự việc dù sao cũng đã kết thúc, tương đối có hậu - ít nhất là những gì gì người ta nhìn được từ bên ngoài ..

Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh 1940 tại tỉnh Phan Rang, bé sống với gia đình ở Nha Trang, năm 11 tuổi thì vào Sài Gòn, đến 14 tuổi bị bố đưa lên Đà Lạt, xa cây dương cầm để hi vọng ông chuyên tâm vào việc học..

Mời nge bài phỏng vấn do Thy Nga (RFA) thực hiện từ 7/2007 để nghe ông tâm sự chút về chuyện đời chuyện nhạc của ông ...