1. Một Cơn Gió Bụi - Trần Trọng Kim
Cuốn hồi ký của TTK xuất bản năm 1949, viết về giai đoạn lịch sử này.
Đọc online: vanhoanghean.com
down E-book dạng pdf: giaocam.saigonline.com
2. Bên Giòng Lịch Sử - LM cao Văn Luận
LM Cao Văn Luận (1908-1986) là người tham gia sáng lập và là viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Huế. Tháng 8 năm 1963, trong giai đoạn đấu tranh căng thẳng của Phật Giáo, ông bị cách chức viện trưởng vì cho rằng ông không có biện pháp cứng rắn đối phó với sinh viên tranh đấu.
Cuốn hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965 như tên gọi, viết về giai đoạn lịch sử từ 1940 - 1965 ở miền Nam, của một người như chính ông tự nhận "gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông". Đọc ông để biết thêm những vận động chính trị thời gian trước khi ông Diệm về chấp chính cho đến vài năm sau khi ông bị lật đổ.
đọc online: vnthuquan.net
down e-book (pdf): vietnamvanhien.net
3. Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Tiến Hưng
TS Nguyễn Tiến Hưng, hiện là GS Kinh tế tại ĐH Howard, Mỹ, nguyên là Tổng trưởng Kế hoạch, phụ tá về tái thiết của TT Thiệu; được ông Thiệu trao toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 đến 1975.
Cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy xuất bản năm 2005 viết dựa trên số hồ sơ mật này, trình bày mối bang giao Mỹ Việt trong những năm cuối chiến tranh VN, đặc biệt công bố những thư tay trao đổi giữa TT Thiệu và các TT Mỹ Nixon, Ford về hòa đàm Paris, những cam kết của Mỹ ..
Đọc online: vnthuquan.net
down e-book (pdf): giaocam.saigonline.com
4. Bên Thắng Cuộc - Huy Đức.
Bộ sách gồm 2 cuốn, viết về những sự kiện lịch sử Việt Nam từ 30/4/1975 đến 2001, thời điểm Lê Khả Phiêu rời khỏi chức TBT. Tương tự cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy ở trên, đây thật ra ko phải là hồi kí. Huy Đức là nhà báo nổi tiếng, có điều kiện gặp gỡ phỏng vấn nhiều nhân vật chóp bu, nên sách chứa nhiều thông tin thuộc loại thâm cung bí sử. Trong thời gian qua ý kiến khen chê cuốn sách rất nhiều. Trích từ vi.wikipedia nhận xét của vài người nổi tiếng:
GS Trần Hữu Dũng, chủ nhân trang tin Viet-studies.info khen ngợi: "Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết, kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài".
Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Những vấn đề mà anh (Huy Đức) nêu lên thực ra động chạm tới rất nhiều con người, thậm chí hàng triệu con người, nhưng dòng sử học chính thống Việt Nam thường né tránh, ít đề cập, hoặc vì nhạy cảm, hoặc không muốn, hoặc phức tạp".
Đọc online:
- Tập 1. Giải Phóng: vnthuquan, Tập 2. Quyền Bính: vnthuquan
down e-book:
- Tập 1: vetnamvanhien.net, Tập 2: vietnamvanhien.net
5. Hồi Ức và Suy Nghĩ - Trần Quang Cơ
Trần Quang Cơ (1920 –) nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng từ 1986, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao chuyên trách vấn đề giải pháp Campuchia. Ông đã tham gia nhiều cuộc đàm phán quan trọng như về bình thường hóa với Mỹ sau chiến tranh VN, về vấn đề Campuchia (1979 - 1991), về bình thường hóa với Tàu sau chiến tranh biên giới 1979.
Cuốn hồi kí viết về các sự kiện ngoại giao trong khoảng thời gian 1975 - 1993. "Sở dĩ tôi chọn quãng thời gian (1975–1993) để viết ký ức này vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại. Nhất là trong quan hệ của ta với ba nước lớn, dễ bị vô tình hay cố ý làm “rơi rụng” để cho lịch sử được “tròn trĩnh”, khiến cho việc đánh giá và rút bài học bị sai lệch. Và đây cũng là giai đoạn mà mối quan hệ của ta với các nước lớn có những điều đáng phải băn khoăn suy nghĩ, không những cho hiện tại mà có thể cho cả tương lai".
Cuốn HK chưa được xuất bản, mà chỉ chuyền tay, sau đó được đưa lên mạng internet. Chính từ cuốn HK này nhiều người đã biết đến Hội nghị Thành Đô (1990) đầy tai tiếng mà thời gian gần đây được nhắc nhở nhiều.
Đọc online: dienđan.org
down e-book vietnamvanhien
Mấy tuần nay người ta nhắc nhở đến Hội nghị Thành Đô 1990 nhiều. Ngồi đọc lại cuốn Hồi kí của Trần Quang Cơ thấy hơn 20 năm trước ông có những nhận định về Tàu:
Trả lờiXóa[color="blue"]Trung Quốc ngày nay có hai mặt: mặt XHCN và mặt bành trướng bá quyền. Tính chất XHCN thể hiện tương đối rõ nét hơn về chính sách đối nội, ở cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế của họ. Còn đường lối đối ngoại của Trung Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền. Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền. Nhưng những cái mà Trung Quốc sử dụng làm công cụ để thực hiện chính sách đó lại là “vạn biến”. Tuỳ theo lợi ích của họ trong từng lúc mà một nước nào đó có thể được Trung Quốc coi là bạn hay là thù. (..)
Trong lịch sử 50 năm của nước CHND Trung Hoa thì có hơn 30 năm Trung Quốc hết chống Liên Xô lại chống Việt Nam. Trên cơ sở đó, tôi hoài nghi là liệu có thể đứng trên lý tưởng chung XHCN để tranh thủ Trung Quốc được chăng ? (..)
Lâu nay tôi thường cảm thấy ta chịu lệ thuộc hơi nhiều vào anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc trong tư duy và hành động nên đã tự hạn chế mình trong hoạt động đối ngoại trên thế giới và ở khu vực Đông Nam Á. Muốn Trung Quốc mềm đi, phải cho thấy ta ngày càng nhiều bạn. Ngược lại, nếu ta chỉ thấy có Trung Quốc thôi và nếu Trung Quốc thấy ta yếu và đơn độc thì họ sẽ rất cứng rắn với ta. Chính vì vậy mà Trung Quốc đã buộc ta phải có hết nhượng bộ nọ đến nhượng bộ kia. ”.[/color]
Với suy nghĩ như thế, ko ngạc nhiên sau khi Nguyễn Cơ Thạch bị áp lực của Tàu, phải thôi chức bộ trưởng ngoại giao, ông cũng cương quyết từ chối cái ghế BT này, dù nhiều lần được B đề nghị.
Vừa có cái link cuốn Đèn Cù
Trả lờiXóahttps://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/view?sle=true&pli=1
Về cuốn hồi kí này của Trần Đĩnh viết cái gì, và tác giả Trần Đĩnh là ai thì gúc là có ngay. Đang rất hot :d
Có Đèn cù 2 pdf rồi
XóaVừa mới đọc được mấy chục trang. Cười ngất với đoạn ổng dạy làm thơ:
XóaMột trưa, tôi đã làm loạn nhà ăn ở xế Ban nông nghiệp của Hữu Thọ. Mang bát đũa vào, tôi hỏi mấy chục anh chị em ớ đó:
- Các cậu có muốn làm thơ không, tớ bảo? Ba nguyên tắc thôi. Một là vào đầu câu nào cũng ôi lên một cái đế tỏ ra thiết tha. Hai là đối tượng nào đã vào thơ đều gọi là Em để tỏ rõ quan hệ yêu thương. Ba ià chêm vào vài ba ý ngô nghê để tỏ ra suy nghĩ có chất triết.
Cả nhà ăn kêu lên:
- Làm đi... làm thử đi xem.
- Tớ vừa đọc tài liệu về phân bón, vậy làm luôn thế này:
Ôi, những gánh phân,
Em đặt ở đầu bờ,
Em có thấy các lâu đài lang thang là những tòa mây trắng?
Tiếng giậm chân, tiếng đập bát xuống bàn, tiếng reo hét.
- Làm nừa đi, anh Trần Đĩnh. Đây, làm về cái quạt trần này...
Tôi đọc luôn:
Ôi, Em nằm đó giơ ba cánh tay lạnh cóng,
Bụng căng đày trữ lượng gió ngày mai.
Nhớ lâu lắm rồi, có cô em được anh chàng tán, gởi cho bài thơ. Cô em bối rối, hỏi: Làm sao giờ anh ? Biết cổ chả có ý tứ gì với anh chàng, nhưng sợ quê thôi, nên cười: Để anh mần cho. Rồi viết đại mấy câu, chấm phẩy lăng nhăng. Cô em nhăn mặt: thơ gì dở ẹt, mà chả hiểu viết gì. Hì, thì anh viết ra còn ko hiểu, làm sao em hiểu :d.
Thế mà sau đó nghe nói anh chàng khen bài thơ rối rít. B-)
Những Lời Trăng Trối - Hồi kí của Trần Đức Thảo
Trả lờiXóalink down ebook pdf
file audio: Những Lời Trăng Trối
"trăn trối" chứ anh !
Xóa1. Nguyên bản nó thế
Xóahttp://3.bp.blogspot.com/-Gl7PaCZt6B0/U7yMFaGd-6I/AAAAAAAACJg/1cWmELMHnO4/s1600/TranDucThaoBia.jpg
2. Hơn nữa:
[color="blue"]Tra một số từ điển tiếng Việt, bao gồm cả Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin thì không hề thấy "trăn trối" mà chỉ có "trăng trối" hoặc "trối trăng."[/color]
Em có thể xem Ở đây: Vietnamjournalism
hoặc Ở đây: Giao blog
Trong Giao blog có cả bài viết của BT về cuốn này
Một lazy lady theo link trong bài đọc ko được cuốn Hồi ức & Suy nghĩ của Trần Quang Cơ, nên bổ sung ở đây mấy link nữa
Trả lờiXóa1. Hồi ức & Suy nghĩ
2. Hồi ức & Suy nghĩ
3. Hồi ức & Suy nghĩ
4. Hồi ức & Suy nghĩ
5. Hồi ức & Suy nghĩ