Theo vi.wikipedia thì bài này do Nguyễn Tất Nhiên viết lời. Tức ko phải Anh Bằng dựa vào thơ của Nguyễn Tất Nhiên để viết lời như các nhạc sĩ vẫn thường làm khi phổ nhạc. Lời ca lấy ý từ bài thơ cùng tên Nguyễn Tất Nhiên viết từ 1973.
Trúc Đào
Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người - nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ... ngơ ngẩn nhìn
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày
Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu vì sao
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười ?
(1973)
Cuối tháng 8
Khổ đau oằn oại sinh thời
Yêu ai tôi chỉ có lời thở than
Có môi hôn trộm vội vàng
Khiến em hoảng hốt trong cơn tình đầu
Nụ cười giữ được bao lâu?
Nhân sinh là một giòng sầu miên man...
Sông dài rồi cũng chia phân
Tình bao nhiêu lớn cũng tàn phai phôi
Tôi đam mê siết thân người
Hay đâu đá tảng đeo đời trăm năm!
Em gầy guộc, em mong manh
Em chưa đủ sức long đong cùng chàng
Em ngây thơ đến rỡ ràng
Em chưa đủ lượng khoan hồng thứ dung
Em tội nghiệp, em tủi thân
Em chưa tự chủ kíp ngăn lệ ràn...
Lôi người té sấp gian nan
Lỗi tôi, ừ đó, muôn phần lỗi tôi
Nguyễn Tất Nhiên
Biên Hòa, 29/8/79
Bản của Anh Bằng không chê vào đâu được.
Trả lờiXóaNhưng em lại thích bài thơ hơn. Cứ thấy nó man mác, kiểu nỗi buồn nhẹ nhàng dai dẳng đó.
Quên nữa, chả biết cây trúc đào này có phải là loại cây mà NTN muốn nói tới hay không.
XóaThứ nhất loại cây trong ảnh là loại cây chứa nhiều độc tố, người ta cấm trồng rồi. Không hiểu tại sao Nha Trang còn một đoạn ngắn trồng cây này. Xưa đường biển toàn trồng loại hồng phớt này.
Thứ hai, loại cây này lá rất khó úa vàng, mùa nào cũng chả thấy lá rụng. Lấy đâu mà vào sân em?
Đúng là trúc đào và các cây thuộc họ trúc đào như thông thiên, huỳnh anh .. đều rất độc. Nge nói con nít chỉ ăn một là trúc đào là đủ nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay trúc đào là một trong số vài loại cây bị saigon cấm trồng ở công viên và dải phân cách. Nhưng đấy là gần đây, và chỉ ở cv + dải phân cách. Ở nhà người ta vẫn trồng. Nhà anh cũng có trồng thông thiên. các cây họ trúc đào này độc nhưng hoa rất đẹp, lá xanh tốt, hoa nở quanh năm. Còn độc thì thật ra ko đáng sợ. Lá nó ăn ko ngon lành gì, nên ko sợ con nít ăn. Còn dính tay thì ko ảnh hưởng gì cả (ko ngứa, kobỏng rát). Ngoài ra nghe nói có thể dùng làm dược liệu điều chế một số thuốc gì đấy.
Xóahttp://www.thiennhien.net/wp-content/uploads/2012/04/190412_LK_Thongthien2.jpg
Thông thiên
- Dù lá xanh quanh năm, nhưng dĩ nhiên vẫn có lá rụng, đâu thể sống đời ?
Nhưng ổng bảo "mùa thu lá rụng bay vào sân em" kìa. Ý ổng cây này vàomùa thu lá rụng đó. Nhưng thiệt tình là thấy loài cây này ít rụng lá.
XóaNhà ko trồng cây trúc đào, nhưng có cây Thông thiên cùng họ, nhìn cây thì có lẻ chỉ khác nhau màu hoa ..
XóaCây Thông thiên lá xanh quanh năm, ít khi thấy lá khô. Ko rụng theo mùa như nhiều loại cây khác.
Nhưng hiếm thấy ko có nghĩa ko thấy. Vẫn có thể NTN tình cờ thấy được, và hình ảnh hiếm hoi ấy gợi cho ông cảm xúc gì đấy.
Nhưng cũng có thể câu thơ "mùa thu lá rụng bay vào sân em" ko phải là một câu thơ tả thực. Mà mang một ý nghĩa nào đó, từ một liên tưởng riêng tư nào đó - ví dụ, để nhắc nhở đến cô Trúc Đào nào đó, tình cờ quen nhau trong một chiều thu .. Dĩ nhiên chỉ là giả thiết. Nhưng loại ý nghĩa này ko hiếm trong văn thơ. Nhạc TCS có rất nhiều câu như thế - Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về triều sương ướt đẫm cơn mê trời cao níu bước sơn khê Hình ảnh "trời cao níu bước sơn khê" thật lạ lùng, thật ra, như nhiu người bạn thân ông kể lại, ông cố gán ghép tên ông và người ông dang yêu = sơn+khê.
Nếu cố suy diễn thì đằng nào cũng phải có một lời giải thích thôi.
Xóa"Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em"
Đã lá trên "ngọn" rồi còn rụng lá nữa thì đúng là "thơ học trò", trong khi cái cây này hiếm khi rụng lá. Theo thiển ý em để niêm luật cho đúng ổng dùng chữ ngọn đó, chứ thay bằng "bụi", "vườn", "giậu" e ra còn khá lọt tai, đủ lá rụng để bay qua sân ẻm.
Em đã làm thơ tất có thừa kinh nghiệm. Thường thì khi có một cái tứ gì đấy trong đầu, liền lấy giấy viết ra. Sau đó thì hình ảnh này kéo hình ảnh kia, chữ này kéo chữ kia, vần này kéo vần kia .. bài thơ trở nên có da có thịt. Người có tay nghê thì xương cốt chắc khỏe, thịt da vừa đủ, bài thơ như cô gái xinh xẻo Ngọc Trinh phong nhũ phì đồn. Người ko đủ tay nghề, cô gái hoặc béo quá hoặc ốm o ... . Dưới áp lực của vần điệu, thậm chí nhiu lúc cái tứ ban đầu cũng mất tăm - cô gái xương cốt bé mà thịt da nhiều, chả ra dáng dấp gì. Rất nhiều hình ảnh được đưa vào thơ ko phải bao giờ cũng có thể lí giải thật rõ ràng được, nhiều khi chỉ là tình cờ do sự lôi kéo nào đó ..
XóaCốt lõi vẫn là phụ thuộc vào tài năng người làm thơ. Để hạ được những câu xuất thần, những chữ đắc địa.
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Trong hai câu thơ này, đúng như em nhận xét, từ ngọn [trúc đào] được dùng rất đắt - là nhãn tự. Thay bằng bụi, khóm, cụm .. gì gì cũng làm câu thơ thanh thoát nhẹ nhàng hóa nặng trịch rớt cái rầm xuống đất, chả ra dáng chiếc lá rơi nữa :d
Trong số các bài thơ được phổ nhạc của Nguyễn Tất Nhiên, có lẻ Trúc đào là số 1. Nói riêng lời ca, nếu đúng là do Nguyễn Tât Nhiên viết thì rõ ràng sau hơn 10 năm (thơ viết 1973, nhạc hình như phổ sau khi NTN qua Mỹ) ý lời đã được cô đọng rất nhiều, so với bài thơ gin. Bài thơ có 6 câu đầu khá thiệt thà, hoàn toàn bị bỏ hẳn khi soạn ca từ.
Trả lờiXóaThơ NTN thủa ban đầu có nhiều tứ ngộ nghĩnh, rất hay; nhiều câu rất tuyệt. Nhưng cũng khá nhiều câu khá là học trò, như họa sĩ đang thời kì tập chép tranh. Bài sau đây cũng nằm trong tập Thơ NTN (Paris)
[color="blue"]Bài hạnh ngộ
em biết thương ta rồi phải không?
thôi thế cho ta bớt não nùng
thôi thế cho đời ta ngậm đắng
còn nghe vị ngọt của tình thân!
ta có gì đâu ngoài khốn khổ
ngoài vết thương thấm thía u tình
yêu ai ta quấn dây oan nghiệt
mặc sức nhân gian siết bạo tàn!
ta có gì đâu ngoài trái tim
đem phơi hệ lụy giữa thanh thiên
ngờ đâu thiên hạ vô tâm quá
mua vui trên những nỗi đoạn trường!
thế nhân khắc nghiệt hơn ta tưởng
em cũng vô tình nghiệt ngã theo
yêu ai, ta đốt thời niên thiếu
bây giờ mang thảm kịch tàn tro!
em biết thương ta rồi phải không?
thôi thế cho ta chút mát lòng
thôi thế cho ta còn bác ái
còn tưởng tin người vì tưởng tin em…[/color]
Nguyễn Tất Nhiên
(Biên Hòa – VN 09/4/78)
dù có nhiều ý khá hay, nhưng đọc cả bài, rặc giọng TTKh :-?
Nghe lại Trúc Đào
Xóahttp://youtu.be/g7fEw9vtZ2A
Rặc TTKH thì cũng lẽ thường tình thôi ạ. Ai lúc yêu đương tình ái chẳng sến sẩm bi lụy. Rất đáng tự hào. Còn cứ cố chống cự nó để làm ra vẻ ta never lụy tình cũng chỉ là một kiểu dối lòng.
XóaNguyễn Tất Nhiên làm thơ đọc đôi khi có chút ngây ngô như cậu học trò, nhưng cứ đọc là biết thơ của ổng. Thế cũng là đã quá thành công.
Xóa[color="blue"]Rặc TTKH thì cũng lẽ thường tình thôi ạ.[/color]
Cũng đúng. Vì thật ra ko phải ai làm thơ cũng là nhà thơ. Nhiều họa sĩ chép tranh để luyện tay nghề. Nhưng nếu chỉ chép tranh, dù có giống đến mấy thì đấy ko phải là họa sĩ.
[color="blue"]Nguyễn Tất Nhiên làm thơ đọc đôi khi có chút ngây ngô như cậu học trò, nhưng cứ đọc là biết thơ của ổng. Thế cũng là đã quá thành công.[/color]
làm thơ mà có phong cách riêng của mình thì đích thực là nhà thơ rồi.
Vấn đề là trong thời gian đầu, bên cạnh những bài thơ hay, những câu thơ hay .. NTN có những bài, những câu chả ra làm sao. Ví dụ bài thơ bài Hạnh Ngộ dẫn trong còm này, chả có cái gì NTN, chỉ nghe rặc giọng TTKh.
[color="blue"]Ai lúc yêu đương tình ái chẳng sến sẩm bi lụy. Rất đáng tự hào. Còn cứ cố chống cự nó để làm ra vẻ ta never lụy tình cũng chỉ là một kiểu dối lòng.[/color]
Chính xác.
Mạn đàm thêm về chữ "Tham" trong thơ ca với anh Khung.
Trả lờiXóaBây giờ, nếu chịu khó đọc, cũng tìm ra không ít nhà thơ viết hay. Nhưng để ý, hễ người ta làm thơ càng nhiều, thì việc lặp lại ý, lặp lại chữ dùng nhiều vô kể. Chuyện cũng đương nhiên thôi, cứ mỗi ngày sản xuất ra một bài thì ý tứ, câu chữ đào đâu ra nữa.
Bởi vậy nên tránh việc "tham" trong thơ ca. Nhiều người vốn sẵn máu thi ca trong người, lại thêm giàu vốn chữ , vì thế lúc làm thơ đã cố vơ vào cho bằng hết, trong khi, chỉ cần một ý nhỏ, mà nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã khai thác thành một bài bất hủ. Cái sự vơ vào đó, nếu khéo léo còn đỡ, nếu vụng thì ôi thôi, tối nghĩa, lạm dụng và chính là thảm họa vậy.
Thế cho nên quay lại chuyện thơ của Nguyễn Tất Nhiên, người ta nhớ đến ổng với những bài thơ đậm chất "học trò" nhưng dễ nghe dễ nhớ, đọc lên thấy man man buồn. Còn hơn là đọc thơ mà như thể nuốt phải một thứ hổ lốn tả pín lù không đâu vào đâu.
Em nói về chữ Tham rất đúng.
XóaTảng đá giá trị thua xa pho tượng vì pho tượng là tảng đá đã được vứt bỏ những phần thừa.
Có điều ko fai ai cũng dễ dàng thấy được và mạnh tay bỏ đi chổ "thừa". Nguyễn Tất Nhiên sau 10 năm mới bỏ được 6 câu đầu bài thơ Trúc Đào.
Lấy chuyện tảng đá và pho tượng để so sánh với việc này, quả nhiên là rất chuẩn.
XóaThật ra, bản quyền cái so sánh này là của Michelangelo.
XóaMichelangelo là một trong ba họa sĩ / nhà điêu khắc vĩ đại nhất thời Phục Hưng.
Vào thập niên 60 của thế kỷ XV, nhà thờ tại thành phố Florence (trung tâm văn hóa của thời kỳ Phục Hưng) tìm được phiến cẩm thạch trắng cực phẩm, muốn tạc thành một pho tượng trang trí trên nóc giáo đường. Đề nghị nhiều điêu khắc gia nổi tiếng bấy giờ, nhưng ko ai dám nhận lời. Phiến đá bị xếp xó đến bốn mươi năm sau mới tìm được người xứng tầm sử dụng nó. Đó là Michelangelo, người lúc đó đã nổi danh với tác phẩm “Pietà”
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d5/David_von_Michelangelo.jpg/220px-David_von_Michelangelo.jpg
Michelangelo mất 4 năm (1501 - 1504) để hoàn thành tác phẩm - bức tượng cẩm thạch cao gần 4.50 m, mô tả thời điểm vua David quyết định đánh nhau với Goliath.
Bức tượng cho đến nay vẫn được xem là mẫu mực của vẻ đẹp manly, dù rằng thực tình mà nói, penis hơi bé hơn mức trung bình nếu tính theo tỉ lệ, tuy nhiên vì là tượng đá nên cũng ko quá coi trọng.
Sau khi bức tượng hoàn thành, nhiều người trầm trồ khen ngợi, Michelangelo khiêm tốn:
- Cũng ko tài giỏi gì. Chỉ là đục đi các chổ thừa của phiến đá
Sao lại không quá coi trọng? Bé thế làm mất ít nhiều lãng đãng của quý cô!
XóaMà biết đâu đây là sự cố ý của Michelangelo nhỉ ? Ông tạc tượng David, xem như một chuẫn mực. Và hẵn nhiều quí bà rất sung sướng tự hào vì sở hữu đồ khủng. Một món quà tuyệt vời của nhà điêu khắc tài ba cho quí bà
XóaMay là ông ấy khắc, chứ gặp phải nữ điêu khắc thì coi như xong con ong!
XóaEm coi hình mà cười rung rinh đây. Chắc lúc cắt gọt đá ổng lỡ tay chừa lại miếng đá hơi nhỏ, mà không lẽ lấy xi măng đắp vô thì hỏng bét, nên cố gọt lại thành ra nó vậy.
XóaCho nên phải thông cảm với các nhà thơ, nhiều khi các bác cắt gọt quá lố, đâm ra thơ thẩn nó cứ kém phần lãng đãng. Tốt nhất là... giữ nguyên hiện trường.
Vâng, rất có thể là ông cố ý làm quà tặng cho quí ba, nhưng cũng có thể vô ý lỡ tay khi đang trau chuốt tác phẩm ..
Xóamà em cười rung rinh .. gì thế ?
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt.
Nắng soi sương giọt long lanh... (TH)
sướng âm ỉ, cười rung rinh
XóaEm góp cho anh hai cụm từ mới.
Hai cụm từ rất gợi hình
Xóa