nhà thơ Nguyễn Bính (1918 - 1966) (ảnh: vi.wikipedia) |
Nguyễn Bính tên thật Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13/2/1918, tức mồng 3 Tết mậu Ngọ tại Vụ Bản, Nam Định. Mới được 3 tháng thì mẹ mất, rồi bố tục huyền, ông và 2 người anh dược bà dì đem về nuôi. Về sau người anh cả đổ Thành chung, đi dạy tư tại Hà Đông thì đem ông theo. Người anh này về sau là nhà văn Trúc Đường.
Nguyễn Bính ít được học hành, nhưng có năng khiếu nổi tiếng thơ văn ở quê nhà từ hồi 13 tuổi. Năm 1937 được giải khuyến khích thơ của Tự Lực Văn Đoàn với tập thơ Tâm Hồn Tôi.
Năm 1940 ông đi giang hồ, lang thang đến tận Rạch Giá, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, nổi tiếng với bài thơ Cửu Long Giang được Nguyễn Hữu Trí lấy ý phổ thành bản nhạc Tiểu đoàn 307 nổi tiếng một thời. Thời gian này ông lấy lần lượt 2 người đàn bà và có với mỗi người một con gái. Năm 1954 ông tập kết ra bắc, công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa. Dính vụ Nhân văn, ông bị đưa về làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà.
Sau khi trở lại Bắc, ông lấy thêm 2 người vợ nữa. Ông mất ngày 20/1/1966, nhằm ngày 29 Tết - ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ, ở nhà một người bạn, hưởng dương 48 tuổi.
Một số tác phẩm: Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944) ...
Nguyễn Bính ít được học hành, nhưng có năng khiếu nổi tiếng thơ văn ở quê nhà từ hồi 13 tuổi. Năm 1937 được giải khuyến khích thơ của Tự Lực Văn Đoàn với tập thơ Tâm Hồn Tôi.
Năm 1940 ông đi giang hồ, lang thang đến tận Rạch Giá, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, nổi tiếng với bài thơ Cửu Long Giang được Nguyễn Hữu Trí lấy ý phổ thành bản nhạc Tiểu đoàn 307 nổi tiếng một thời. Thời gian này ông lấy lần lượt 2 người đàn bà và có với mỗi người một con gái. Năm 1954 ông tập kết ra bắc, công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa. Dính vụ Nhân văn, ông bị đưa về làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà.
Sau khi trở lại Bắc, ông lấy thêm 2 người vợ nữa. Ông mất ngày 20/1/1966, nhằm ngày 29 Tết - ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ, ở nhà một người bạn, hưởng dương 48 tuổi.
Một số tác phẩm: Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944) ...
Nguyễn Bính viết khá nhiều thơ về Xuân. Chỉ kể riêng những bài có chữ xuân trong tựa đề cũng đã nhiều: Mưa xuân, Gái Xuân, Mùa xuân xanh, Xuân về, Thơ xuân, Nhạc xuân, Gái xuân, Tết của mẹ tôi, Xuân tha hương … Hôm qua đã đọc Mưa Xuân, hôm nay mời nghe Thúy Đạt ngâm Gái Xuân
Nhà thơ Lê Minh Quốc có mấy nhận xét về tựa bài thơ
Về bài thơ này, trong một bài viết, nhà văn Nguyễn Đình Toàn có lưu ý:
và ông chép lại bài thơ:
Anh như cô gái hãy còn xuân,
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?
Tuy nhiên ở rất nhiều nguồn tìm thấy trên mạng (thivien.net, thica.net, trích dẫn trong bài viết của một số nhà nghiên cứu), câu thứ nhất của bài thơ đều thấy ghi Em như cô gái hãy còn xuân. Em, ko phải Anh.
Bài thơ đã được Từ Vũ phổ nhạc, Tinh Hoa xuất bản 1954, và trở thanh một trong những bản nhạc thường được nghe mỗi độ xuân về.
Từ Vũ tên thật Trần Đỗ Lộc, sinh năm 1932 tại Hà Nội. Năm 1950 theo gia đình vào Sài Gòn, mua được cuốn L'art de Composition Musicale (Nghệ thuật sáng tác nhạc), đem về tự học. Ông kể lại hoàn cảnh sáng tác ca khúc để đời Gái Xuân của mình:
Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Từ Vũ với tác phẩm duy nhất Gái Xuân. Ông cũng như vài nhạc sĩ khác, chỉ được đời nhớ đến một tác phẩm duy nhất - La Hối với Xuân và Tuổi Trẻ, Lê Trạch Lựu với Em Tôi, .. Có lẽ vì thế mà trong bài phỏng vấn, Từ Vũ khiêm tốn từ chối chữ "nhạc sĩ" nhà báo gọi mình. Thật ra, danh hiệu nhạc sĩ dành cho các ông quá xứng đáng. Các ông còn có một tác phẩm để đời, hơn rất nhiều người khác được gọi là nhạc sĩ, bởi là hội viên Hội Nhạc sĩ, và/hoặc có hàng tá tác phẩm được in được hát, nhưng ít lâu sau chẳng ai còn nhớ đến.
Cũng trong bài phỏng vấn trên, Từ Vũ cho biết ông còn là tác giả lời Việt của hai bản nhạc nổi tiếng
Cánh Buồm Xa Xưa (La Paloma)
và Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisier rose et pommier blanc)
Cả hai, cho đến nay nhiều file nhạc lưu truyền trên mạng vẫn ghi tác giả lời Việt là Phạm Duy.
Nhà thơ Lê Minh Quốc có mấy nhận xét về tựa bài thơ
Về bài thơ Gái xuân của Nguyễn Bính, tựa bài thơ đã là một sự táo bạo, cách tân cách đây hơn 50 năm. Thời Lê Thánh Tôn mới dừng lại ở Đề miếu bà Trương, thời Hồ Xuân Hương cũng chỉ Thiếu nữ ngủ ngày. Chẳng ai nói sổ sàng là "gái". Đến thời Thơ mới, đã thấy đàng hoàng xuất hiện, cụ thể Gái xuân. Bẵng đi thời gian dài, gần đây mới thấy Miền gái đẹp (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Gái đẹp trong tôi (Lê Minh Quốc)… “Gái xuân giũ lụa trên sông Vân”. Sông Vân ở đâu? Tra tự điển biết rằng con sông này ở Ninh Bình; nhiều tư liệu khác cho rằng sông Vân ở làng quê Nguyễn Bính tại Nam Định. Điều này không quan trọng. Có thể, Vân là tên của một người đẹp thì sao? Ai dám bảo nhà thơ không gài “mật mã” ngay chính trong câu thơ của mình. (LMQ: Nhật ký 7.2.2015)
Về bài thơ này, trong một bài viết, nhà văn Nguyễn Đình Toàn có lưu ý:
Tuy nhan đề của bài thơ là “Gái Xuân” nhưng câu đầu tiên của Nguyễn Bính là: “Anh như cô gái hãy còn xuân”.
“Anh” chứ không phải ”Em”.
Nếu “Em” mà “như cô gái hãy còn xuân”, rồi đọc tiếp nữa thì hình như “em” chẳng còn gì cả!
(khanhly.net)
“Anh” chứ không phải ”Em”.
Nếu “Em” mà “như cô gái hãy còn xuân”, rồi đọc tiếp nữa thì hình như “em” chẳng còn gì cả!
(khanhly.net)
và ông chép lại bài thơ:
Anh như cô gái hãy còn xuân,
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?
Tuy nhiên ở rất nhiều nguồn tìm thấy trên mạng (thivien.net, thica.net, trích dẫn trong bài viết của một số nhà nghiên cứu), câu thứ nhất của bài thơ đều thấy ghi Em như cô gái hãy còn xuân. Em, ko phải Anh.
Bài thơ đã được Từ Vũ phổ nhạc, Tinh Hoa xuất bản 1954, và trở thanh một trong những bản nhạc thường được nghe mỗi độ xuân về.
Nhạc sĩ Từ Vũ . photo: hanoimoi.com.vn |
"Xuân Quý Tỵ (1953), tôi đang học lớp điện tử trong khuôn viên trường Petrus Ký. Lúc ấy tôi 21 tuổi sống xa gia đình, không bạn bè giữa Sài Gòn phồn hoa, đô hội. Buồn, chỉ biết lục sách báo ra đọc. Tình cờ mớ sách gối đầu giường có tập thơ Mây Tần của nhà thơ Nguyễn Bính. Tôi đọc thấy bài Gái Xuân, một bài thơ ngắn (chỉ hai khổ thơ) nhưng lại có hấp lực dẫn dắt tâm trí tôi quay về với cố hương ở Thường Tín (Hà Đông). Hà Đông là quê lụa nên câu "Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân " như đưa tôi về trong hoài niệm... Rồi những câu "Lòng Xuân lơ đãng, ý xuân nồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng. Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không? ". Tài tình và nét thơ Nguyễn Bính diễn tả tâm trạng cô gái mới lớn. Tôi cũng là thằng thanh niên mới 21 tuổi. Thấm nhau lắm anh ạ. Tôi đọc bài thơ dăm lần là đã ngấm, cầm bút giấy viết luôn một mạch". (Hoàng Hữu Quyết blog)
Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Từ Vũ với tác phẩm duy nhất Gái Xuân. Ông cũng như vài nhạc sĩ khác, chỉ được đời nhớ đến một tác phẩm duy nhất - La Hối với Xuân và Tuổi Trẻ, Lê Trạch Lựu với Em Tôi, .. Có lẽ vì thế mà trong bài phỏng vấn, Từ Vũ khiêm tốn từ chối chữ "nhạc sĩ" nhà báo gọi mình. Thật ra, danh hiệu nhạc sĩ dành cho các ông quá xứng đáng. Các ông còn có một tác phẩm để đời, hơn rất nhiều người khác được gọi là nhạc sĩ, bởi là hội viên Hội Nhạc sĩ, và/hoặc có hàng tá tác phẩm được in được hát, nhưng ít lâu sau chẳng ai còn nhớ đến.
Cũng trong bài phỏng vấn trên, Từ Vũ cho biết ông còn là tác giả lời Việt của hai bản nhạc nổi tiếng
Cánh Buồm Xa Xưa (La Paloma)
và Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisier rose et pommier blanc)
Cả hai, cho đến nay nhiều file nhạc lưu truyền trên mạng vẫn ghi tác giả lời Việt là Phạm Duy.
----
Phần tiểu sử: viết theo wiki
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)