19/9/15

Master Spoken English - Feeling Phonics


Định kiến chết người khi học tiếng Anh

Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nói: “cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai trên thế giới”, “trò phát âm chuẩn, cô chê” và thế là có hàng loạt trao đổi liên quan đến việc dạy tiếng Anh, đặc biệt là phát âm, được chia sẻ.
Theo tôi chuyện học và dạy tiếng Anh của người Việt “không giống ai” vì chúng ta đang tồn tại một số định kiến rất sai lầm.

Định kiến lớn nhất đó là “cần phải phát âm chuẩn”. Đã bao năm nay, cả nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam bị ám ảnh mê muội bởi cái chuẩn là chúng ta phải phát âm theo giọng Anh hoặc Mỹ. Chúng ta tự hào khi con mình nói giọng Anh - Mỹ và khoái trá chê con người khác; tán đồng khi con “cười sằng sặc” nói thầy cô phát âm không ”chuẩn”. Ám ảnh phải nói “chuẩn” đã gây ra không biết bao tốn kém.

Bạn đâu cần phải phát âm chuẩn giọng “Anh – Mỹ” thì mới làm được việc. Tại Mỹ hàng năm có hàng trăm nghìn người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới, những nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, như Italy, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ, luật gia xuất chúng, những nhà khoa học được giải Nobel, họ đều nói giọng không “chuẩn”. Bạn đã đến Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới chưa? Bạn đã nghe hàng trăm giọng phát âm tiếng Anh, mỗi người một kiểu chưa? Ấy thế mà những nơi đó tập trung những kinh tế gia, nhà ngoại giao hàng đầu thế giới hàng ngày làm việc với nhau đấy.

Đã bao giờ bạn thấy một người Singapore, Philippine hay Ấn Độ xấu hổ và mặc cảm vì nói tiếng Anh không giống giọng “Anh Mỹ” chưa? Những đất nước đó có hàng triệu, hàng trăm triệu đến hàng tỷ dân nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo mà chả ai quan tâm đến giọng của người kia giống Anh/Mỹ hay không? Cả thế giới kính trọng Lý Quang Diệu của Singapore, say mê những kiến giải kinh tế học của Amartya Sen (nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel), có ai quan tâm là họ nói tiếng Anh không giống giọng Anh - Mỹ không?

Mỗi đất nước, con người, dân tộc có một phương ngữ, chất giọng khác nhau. Tại sao lại cứ khăng khăng bắt người ta phải nói giọng Anh, giọng Mỹ. Ngay cả ở Mỹ, những người Mỹ da đen cũng có cách phát âm riêng mà không ai phán xét họ cả. Chúng ta chưa bao giờ bắt người Nghệ An, người miền Tây phải nói giọng Bắc thì tại sao lại cứ mong con mình phải nói như những ông Tây? Hãy tìm ở Việt Nam mà xem, có bao nhiêu người thực sự phát âm được giống giọng “Anh Mỹ”? Tôi dám đặt cược là không quá con số nghìn.

Ám ảnh phải nói “chuẩn” gây ra sự tốn kém rất lớn khi học tiếng Anh. Thay vì học với cô thầy giỏi người Việt, chúng ta tốn rất nhiều tiền học với “tây” và làm mọi cách để phát âm cho “chuẩn”. Đành rằng học với “tây” thì phản xạ sẽ tốt hơn, nhưng chi phí sẽ đắt gấp 2-3 lần. Và ám ảnh ấy sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn vì chừng nào chúng ta không học bằng tiếng Anh liên tục từ nhỏ, không sống một thời gian dài tại Anh, Mỹ thì phần lớn chúng ta cũng không thể nào phát âm “chuẩn” được.

Tôi từng là một học sinh chuyên Anh tại một trường trung học nổi tiếng Hà Nội, đã học đại học tại Australia, làm tiến sĩ tại Mỹ, tham gia học, dạy và làm việc ở các môi trường nói tiếng Anh, tổng cộng hơn 24 năm sử dụng tiếng Anh. Đến bây giờ tôi vẫn không nói tiếng Anh có giọng Anh Mỹ và tôi cũng chưa bao giờ mặc cảm vì điều đó. Các bậc thầy và đồng nghiệp đáng kính của tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Rumani. Ai cũng nói tiếng Anh lơ lớ, thậm chí còn khó nghe. Nhưng họ đều rất thành công.

Một trong những thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi là một người Anh gốc Ấn. Bà sinh ra ở Anh, học đại học tại Cambridge và làm tiến sĩ tại Yale, những đại học lừng danh nhất trên thế giới, và làm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ấy thế mà bà vẫn nói tiếng Anh theo phương ngữ Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ. Và bà rất tự hào về điều đó.

Mặc cảm nói tiếng Anh không “chuẩn” một phần phản ánh tư duy “nhược tiểu”, luôn coi mình không bằng với Tây Âu, cảm thấy mình thấp kém, lấy việc giống “tây” làm một phần thước đo giá trị. Tôi chắc không có đất nước nào ngoài Việt Nam lại có khái niệm tiếng “bồi”, nghĩa là tiếng Anh (của bồi bàn) không phát âm chuẩn, thiếu văn phạm.

Vậy phát âm “chuẩn Mỹ Anh” có tốt gì không? Xin thưa là không có bất cứ một lợi ích gì hơn so với việc phát âm để nghe được, hiểu được, dùng được cả. Còn cái hại của việc sợ phát âm không “chuẩn” sẽ là vô số: Nó sẽ dẫn đến mặc cảm, tự ti khi học tiếng Anh để rồi mãi không học được; nó sẽ dẫn đến việc tốn kém khi cứ đầu tư suốt vào việc kiếm thầy bản ngữ để học rồi ba bữa lại quên vì mình làm sao mà phát âm đúng giọng được. Nó cũng gieo vào đầu bao thế hệ tư duy “nhược tiểu” tự đánh giá mình kém cỏi bằng một giọng phát âm “chuẩn” hay không “chuẩn”.

Hãy cứ mạnh dạn nói tiếng Anh đi, tiếng “bồi” cũng được, rồi dần dần bạn sẽ thành thạo. Hãy cứ thoải mái giao tiếp bằng tiếng Anh đi dù bạn nói có không hay. Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn vì ít nhất các em sẽ được cô dạy một cách tự tin. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn tiết kiệm hàng triệu đồng một tháng thay vì tốn tiền cho con học tiếng Anh với tây đi, dành tiền đó đầu tư cho con học với thầy cô giỏi. Các cán bộ nhân viên cũng đừng mặc cảm là phải học cho đến khi nào nói “chuẩn” thì mới dám dùng.

Hãy tự tin lên, dù cho tiếng Anh chúng ta nói có là Ving-lish (Vietnamese  English) đi chăng nữa, vì sẽ có một ngày chúng ta thực sự gia nhập thế giới nói tiếng Anh của một nước phát triển như Singapore nơi người ta nói tiếng Sing-lish (Singaporean English); của cường quốc quân sự, văn hóa như Ấn Độ nơi hơn một tỷ người nói tiếng Ing-lish (Indian English). Hãy cứ làm được như thế đã, trước khi mơ về cái gọi là tiếng “chuẩn”.

Nguyễn Quốc Toàn
Nguồn: vnexpress

Quả thật tập nói cho đúng giọng Anh hay giọng Mỹ gì gì đấy là không cần thiết, và cũng không thể - ít nhất là với phần đông chúng ta, học tiếng Anh khi đã lớn tuổi. Tuy nhiên tập nói sao cho người khác hiểu được là điều bắt buộc, nếu muốn sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Vì thế việc luyện phát âm luôn luôn hết sức cần thiết, vì là cơ sở để có thể nghe thì hiểu người khác nói, và nói thì người khác hiểu.

Master Spoken English - Feeling Phonics là bộ video dạy phát âm, phát hành năm 1996 và hiện được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều nước. Nhiều trường học, nhiều trung tâm dạy tiếng Anh trên khắp thế giới sử dụng làm giáo trình không chỉ cho người mới học, mà còn cho cả các chương trình huấn luyện dành cho những ai cần học để đọc, nói tiếng Anh tốt hơn. Master Spoken English - Feeling Phonics được xem là bộ bách khoa toàn thư về phonics, gồm 5 DVD chứa khoảng 250 clip với 09 chủ đề

Tonal Action
Structural Action
Neutral Vowels
Consonant Action
More Consonant Action
Connected Speech
Intonation & Rhythms
Practice Scenes
More Practice Scenes

Thử xem một clip



Trên Youtube có nhiều playlist chứa các clip trích từ bộ này, nhưng không biết có đầy đủ không. Xem qua một playlist có 80 clip, thấy sắp xếp không đúng thứ tự trong nguyên tác, và thiếu khá nhiều. Tốt nhất là nên down về học offline cho tiện. Link down hiện khá dễ tìm trên google, có đôi chổ đòi phải trả phí. Sau đây là link down free, tại thời điểm post bài còn hoạt động:

Master Spoken English - Feeling Phonics. vndoc.com

Với người mới học, phần giới thiệu chương trình ban đầu, hướng dẫn cách ngáp, cách vươn vai v.v :d có thể nghe không được, nên dễ hoảng, chán. Kệ nó, ban đầu bỏ qua không nghe cũng được. Download về, giải nén xong, ở DVD 1 mở ngay phần 01.4 Tonal Action Practice mà học (clip đầu tiên chính là clip vừa giới thiệu trên). Mỗi âm sẽ được hướng dẫn thực hành với nhiều clip.

Một lưu ý nữa là, tên chương trình có cụm từ feeling phonics. Để có được cái feeling (cảm giác) về phonics thì mỗi clip không nên nghe một vài lần, mà phải vài chục, thậm chí vài trăm. Một tài liệu rất quí, nên cố khai thác cho hết, đừng xem lướt qua cho có, rất uổng. (Phonics là gì, có thể tìm hiểu tại đây)

Trên VTV2 có loạt chương trình luyện phát âm do thầy Nguyễn Quốc Hùng phụ trách, dựa trên bộ Master Spoken English nói trên. Có thể xem lại trên Youtube





18 nhận xét:

  1. Vừa vào xem thấy amazon ghi giá mỗi dvd là 129$ - gần 3 triệu vnđ /dvd. Ai có tiền nên mua rồi thấy tiếc tiền mà học. Xài đồ chùa, down về đôi khi coi lướt qua rồi lười, bỏ, không tiếc.

    Trên mạng có mấy người cũng ba trợn. Sản phẩm của người ta, down lậu về rồi in ra DVD, rao bán 50k vnđ/ 1dvd, có chổ đến 100k/ 1dvd.

    Trả lờiXóa
  2. Thay lại cái clip giới thiệu trong bài.

    Trả lờiXóa
  3. Đại ce ui! Có nhà hông anh? Anh dạy em cách tạo 1 list nhạc gồm nhiều bài như anh đi.
    Em sợ anh dạy em mỏi họng cũng không làm được quá, em vốn nhu lâu khó đào tạo. Dạy cách làm đừng bắt đọc bài anh viết nha :(( em không biết đọc đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. OK
      - vào youtube
      - mở clip bản nhạc bạn muốn đưa vào clip
      - click vào nút Add to
      - gõ vào ô trống tên Playlist bạn muốn tạo
      (nếu muốn thêm vào một playlist đã có thì click vào tên playlist ấy)

      Nếu vào bài xem thì có hình chỉ rõ nút Add to nằm đâu, gõ tên vào đâu.

      Xóa
    2. Sao bảo cậu cứ học đi tớ chỉ sẵn gắp :-/ Bữa này chăm học ha... thảo nào tui về Hà Nội mưa gió ngập đường :( Bắt đền Mít!

      Xóa
    3. Hổng cóa, hổng cóa siêng dzậy đâu. Mấy cái clip arobic, yoga nó cứ từng khúc từng khúc muốn xếp nó vào 1 list bài mà chổng mông mần không được. Bực mình đi học mà thầy dạy "đơn giản" dzầykhông ăn thua. Đầu tớ toàn miu hèn kế bẩn chả đọc được gì, qua đây ăn vạ đại ce thôi!
      Hà nội mưa lắm hả, quê em 2 mùa mưa nắng nên cứ đìu đìu mưa nắng nà. Bữa hổm Mít định đền òi mà, cho biết cái ổ đi đền cho.

      Xóa
    4. Quên mất! Đại ce! Em mần không được, lỗi tại thầy ... dỏm!

      Xóa
    5. Uh. Nhưng chuyện nó vốn rất "đơn giản", vài click là xong, làm sao để nó "phức tạp" đây :-?
      Em thử theo link trên còm trả lời, có hình vẽ, xem có dễ hiểu hơn không ?

      Xóa
    6. Tại thầy .. dỏm, trò không thèm theo hình link đâu.
      Trò đang phi chổi tốc cả váy mò cua bắt ốc, để bữa nào rảnh ăn vạ thầy tiếp. B-)

      Xóa
    7. Mò cua bắt ốc chổ nước sâu lắm hả em ? uh, mấy hôm nay mưa, Saigon nước lên cao ..
      Mà em mò đâu vậy, nói anh tới coi với :))

      Xóa
    8. Nè đại ce! Khộ lém cơ!
      http://sohanews2.vcmedia.vn/2014/medium-af3639cc227c483194d3b04095535ac6-650-1396522421900.jpg

      Xóa
    9. Ui zoi ui, em có thật đến mức ấy ko ?
      Ý anh là chuyện ăn mặc í, đâu mà khổ dữ vậy ? Nghe kể thời xưa các bà đi mò cua bắt ốc, để giữ gìn áo váy, ở chổ nước sâu, các bà cởi vắt vai luôn. Nhưng là xưa vải vóc còn ko1 khăn đắt đỏ, nay đâu đến nỗi thế ?
      Mà em đang ở đâu, anh đem đồ tới cho :d

      Xóa
    10. Quần áo đâu mà bận, có cái váy rách hết òi đại ce! Lầm than!

      Xóa
    11. http://4.bp.blogspot.com/-_HgpclLBiHo/VgOQM6a2hDI/AAAAAAAANw8/fDmBgzVkdI8/s320/12004812_1504894516493119_6045530408779679325_n.jpg

      Em mặc áo quần rồi ngồi yên đó kẻo lạnh, để anh mò cho .. :d

      Xóa
  4. Nài...giáo kèm IT mới trò Mít đang học bài sao chiển qua mò cua bắt ốc rùi sáp tới...nude dzị...học vậy chả trách...rách sách cũng k mần được ;) :)) :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi chiều đi ngang qua đoạn cầu Bình Triệu, thấy có cô vừa mò cua bắt ốc xong lên ngồi ngỉ, không biết phải không

      http://3.bp.blogspot.com/-3q5-21O5BTw/VgOQN69offI/AAAAAAAANxI/9wuP2zrzn9I/s320/12032979_922238287862425_476431251811103885_n.jpg

      Xóa
    2. Đâu mà sang mà đẹp vậy đại ce, bạn ấy chắc bán hết cua ốc òi nên ngồi nghỉ.
      Em tài mọn còn phải kiếm thêm đặng nuôi sắp nhỏ cơ.
      http://www.xaluan.com/images/news/Image/2014/10/24/em-be-that-lung-buoc-bung-4.jpg

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)