Hội Xuân - Quan Họ Bắc Ninh
Đọc bài viết
Trong chương trình âm nhạc kỳ này, nghệ sĩ Nguyễn Hữu Duy sẽ gửi đến quý vị ý nghĩa dịp gặp mặt đầu Xuân của các liền anh, liền chị, cũng như một ngày hội của làng Lim diễn ra như thế nào.
“Quan Họ thông thường gặp nhau vào mùa Xuân; mùa Xuân là mùa của Quan Họ, là không gian của Quan Họ; môi trường của Quan Họ là mùa Xuân; người ta ví mùa Xuân như một môi trường cho Quan Họ tồn tại và thể hiện.
Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về thì làng Quan Họ sở tại mời Quan Họ bạn (nghĩa là Quan Họ bạn kết bạn với mình) sang làng Quan Họ của mình để du Xuân.
Hát chúc mừng
Họ gặp nhau ở cổng làng và hát những câu hát chúc, hát mừng; sau đó, họ dắt nhau vào trong đình, cùng thắp hương Thành Hoàng Làng và hát những câu hát thờ; rồi sau đó, họ ra trung tâm lễ hội, hát với nhau ở lễ hội, hát ở hội, họ có thể hát trên bộ hoặc có thể hát ở dưới thuyền. Sau khi hát ở trên bộ và dưới thuyền như vậy, họ cùng nhau về nhà chứa, để thưởng thức những canh hát Quan Họ thâu đêm suốt sáng. Quan Họ gặp nhau về mùa Xuân là như thế.
Hát chúc, hát mừng là khi họ mới gặp nhau họ hát những câu hát chúc mừng để mừng sức khỏe nhau. Họ thường hát ở đầu làng hoặc khi Quan Họ mới gặp nhau. Thường thì họ hát những bài như:
hôm nay tứ hải giao tình,
tuy rằng bốn bể nhưng chung một nhà,
hôm nay gặp mặt giao hòa,
nguyện xin nguyệt lão giăng già se duyên.
Những bài hát chúc mừng thì họ thường hay hát giọng lề lối, mà không hát những giọng lẻ, giọng vặt.
Còn khi hát ở trên bộ hoặc hát ở dưới thuyền, trong Quan Họ gọi là hát hội. Khi hát hội thì người ta không hát những bài theo giọng lề lối, mà người ta hát những bài thuộc giọng lẻ, giọng vặt, chẳng hạn những bài như: Mời Nước, Mời Giàu, Hoa Thơm Bướm Lượn, Yêu Nhau Cởi Áo Cho Nhau, hay Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Ngồi Tựa Song Đào, hay những bài hát về giao duyên như Lý Giao Duyên, Lóng Lánh Lúng Liếng… đó là những bài hát trong hát hội hay dùng.
Hát hội
Hát hội là hình thức ca cầu vui, chủ yếu hát ở trung tâm hội làng, nghĩa là hội mùa Xuân, bao gồm cả hát trên bộ và hát dưới thuyền. Chính vì là hát cầu vui nên những câu hát cầu vui ở nhà riêng của liền anh, liền chị nào đó có tiệc mừng, người ta cũng gọi là hát hội và cũng ca theo lề lối quy định của hát hội. Tuy nhiên, khi ca ở nhà riêng thì mỗi giọng quan họ ngồi ở một chiếu, hoặc một bên tràng kỷ rồi ngoảnh mặt vào nhau mà hát. Còn ở trong hát hội, thì người ta đứng trên bộ hoặc dưới thuyền và ngoảnh mặt vào nhau mà hát.
Trong hát hội, lề lối quy định là từng cặp (nghĩa là từng đôi một), đôi nam hoặc đôi nữ từng cặp Quan Họ kết bạn tìm địa điểm thích hợp đứng ngoảnh mặt vào nhau mà hát hoặc là thực hiện nguyên tắc “nam tòng nữ”hoặc là “âm xướng dương họa” nghĩa là bên nữ bao giờ cũng được ca câu trước, nghĩa là bên nam nhường quyền cho bên nữ ca câu trước. Đấy là quy định của Quan Họ, Quan Họ bao giờ cũng khiêm nhường, bao giờ cũng tôn trọng các liền chị, bao giờ khi ra câu, các liền anh cũng nhường các liền chị ra câu trước, sau đó, các liền anh hát đối lại.
Trong hát hội, nếu như ở làng quan họ sở tại mà tổ chức hát canh thì Quan Họ sẽ về nhà chứa để hát canh mà không hát những bài hát thuộc hệ thống bài hát giã bạn ngoài lễ hội, mà người ta sẽ về nhà chứa để hát canh.
Nếu như sau cuộc hát hội đó, mà không có hát canh nữa, thì sau những bài giọng lẻ, giọng vặt, người ta sẽ hát những bài thuộc hệ thống giã bạn như Người Ơi, Người Ở Đừng Về, Kẻ Bắc Người Nam hoặc là Con Nhện Giăng Mùng…
Hát canh
Khi trở về nhà chứa để hát canh, thì đây có thể được coi là cuộc tranh tài cao thấp giữa Quan Họ của hai làng, nhưng thực chất là hát để cho vui chứ không phải thi thố gì cả, nhưng trong cuộc hát vui này có phân ra bên thắng, bên thua. Hát canh chỉ có trong hội xuân và vào ban đêm, hát canh chỉ có ban đêm, mà không có trong ban ngày. Ở hình thức hát canh này, sự so tài cao thấp không phải là thi mà chỉ là cầu vui mà thôi.
Sau khi mời bạn vào nhà chứa, mỗi bên nam bên nữ ngồi bên chiếu hoặc bên tràng kỷ. Bên chủ bao giờ cũng ca câu Mời nước, Mời trầu và phải có nước, có trầu thực mà mời khách. Còn khi vào cuộc hát canh rồi, thì có lề lối quy định như thế này, đây là cuộc hát đầy đủ nhất tất cả các hệ thống giọng, bao giờ người ta cũng hát giọng lề lối đầu tiên của một canh hát, chẳng hạn: La Rằng, Tình Tang, Cái Ả, Cây Gạo…
Sau đó, người ta mới sang hát giọng lẻ, giọng vặt, người ta có thể hát lại những bài như Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Ngồi Tựa Song Đào, Còn Duyên hay Lóng Lánh, Lúng Liếng…một bên ra thì bên kia lại đối lại, và cuối cùng của mỗi một canh hát, người ta hát những bài hát thuộc hệ thống giọng giã bạn, thì đó là một canh hát.
Một canh hát nằm trong cuộc hát canh này, mỗi một đêm hát canh thì có nhiều canh hát diễn ra, nghĩa là mỗi một canh hát có một đôi liền anh hát đối đáp lại với một đôi liền chị qua đủ 3 giọng lề lối như vậy thì đó được gọi là một canh hát.”
Tìm Hiểu Dân Ca Quan Họ
Đọc
I - Lời giới thiệu
II - Quê hương Quan họ
Quê hương Quan họ
Các làng Quan Họ
III - Lề lối ca hát Quan họ
Hát đối đáp Hát canh Hát hội Hát thờ
Hát cầu đảo Hát giải hạn Hát mừng Hát kết chạ
IV - Phong tục giao du Quan họ
A - Tục kết bạn
B - Tục rủ bọn
C - Trang phục đi hát Quan họ
D - Một số điểm giao tiếp trong Quan họ
V - Một số ý kiến về tên gọi, nguồn gốc Quan họ
Hai chữ Quan họ
Nguồn gốc và thời điểm ra đời, phát triển
VI - Tìm hiểu lời ca Quan họ
A - Giá trị nội dung tư tưởng của sinh hoạt văn hoá Quan họ
B - Giá trị nghệ thuật của lời ca Quan họ
C - Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ
D - Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ
E - Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ
F - Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ ca
G - Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca.
H - ảnh hưởng qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian, dân tộc
VII - Âm nhạc dân ca Quan họ
A - Bài bản Quan họ - hiện tượng dị bản
B - Những thể dạng, hình thức cấu trúc điển hình
C - Mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca
D - Lời phụ, tiếng phụ
E - Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ
F - Phát âm Quan họ
G - Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật
VIII - Một số bài Quan họ
(trích " Câu Lạc Bộ Văn Hóa")
http://vietnamnet.vn/vnn3/vhvietnam
Mời đọc bài viết ở đây
Mời xem một số liền anh liền chị ca nhé. (nếu ko thấy clip thì mời click vào link để xem trên Youtube)
Mời nước mời trầu
Ngồi tựa mạn thuyền - Thúy Hường
La Rằng Thúy Hường - Thúy Cải
Lóng lánh lúng liếng - Minh Thành Minh Khánh
Vào chùa - Thu Huyền
Còn duyên - Thúy Hường
Cây trúc xinh
Con nhện giăng mùng
Giã bạn - Thu Hiền
Người ơi người ở đừng về
Làng quan họ quê tôi - thơ Nguyễn Phan Hách
nhạc Nguyễn Trọng Tạo - Anh Thơ ca
Nhớ Về Hội Lim - Thanh Thanh Hiền - Xuân Hinh
Tìm Em Trong Chiều Hội Lim - Tân Nhàn
Nghe hát quan họ mời vào quanho.org
Anh khai mau, nhớ liền chị ...em Tam Anh rùi hử?
Trả lờiXóa:D
:)) :)) :))
XóaTam Anh nếu ai không nhớ
XóaSẽ ko nhớ nỗi mít cà
=))
Ghen tỵ quá ! Đại ca quên em gòi ! Hu hu !
Xóa-
Em thích bài Ngồi tựa song đào, bài này cũng Dân ca quan họ á anh ! :)
Bài Ngồi tựa song đào có trong bài nói chuyện nên ko mời nghe lại, thay bằng Ngồi tựa mạn thuyền
Xóa-
Ko fai ghen tị nhé, nhớ TA là nhớ em mà hihi :d
Ôi,em "xúc động đậy" quá,em ...ngất đây!Có ai ...đỡ em không...??? ;;)
XóaKhỏi lo, em ngất sẽ có nhiều người tranh nhau thổi ngạt ngay :d
Xóa@ Anh K: [color="red"]Ko fai ghen tị nhé, nhớ TA là nhớ em mà[/color]
XóaDạ ! Em hết ghen rồi, chỉ còn tỵ chút xíu thôi ! :)
~o) ~o) ~o) ~o)
tỵ thế trà này là trà sen, trà lài hay trà .. ớt hả em ? :))
XóaNếu thế thì em hết dám...ngất đại ca ơi! :)
Xóa"tỵ thế trà này là trà sen, trà lài hay trà .. ớt hả em"
Xóa[color="green"] Trà Lipton chanh
Đành hanh tỵ nạnh [/color] đó anh ! Hì hì ! :">
Bài "Con nhện giăng mùng", cái tựa bài làm em nhớ đến lời ru Nam bộ mà em thường ru con gái em "Ầu ơ ....Đi đâu bỏ nhện giăng mùng, bỏ đôi chiếu lạnh bỏ phòng quạnh hiu..."
XóaNgười Bắc không có [color="red"]"mùng"[/color], chỉ có [color="red"]"màn"[/color] thôi anh ạ. Quan họ là thể loại dân ca Bắc bộ, do đó, bài hát này ngôn ngữ đã lai Nam bộ rồi ! Dù vẫn thích Quan họ nhưng em nghe k thuận, ví như nghe người Bắc hát cải lương vậy đó, nó kỳ cục lắm, chẳng hay chút nào ! [-X
Ớt ơi!Bài này chỉ có mỗi cái chữ "mùng" là kiểu miền nam thôi-mà mình cũng không chắc ý nghĩa của từ "mùng" này có đúng là "màn" nói theo kiểu nam không nữa.Để bữa nào mình hỏi "sư phụ" lại đã-còn đâu cả bài hát nghe rất tình cảm,rất "bắc bộ" đấy bồ.
XóaBài giã bạn mà bọn tớ trình diễn chính là gồm hai bài :Người ơi,người ở đừng về và Con nhện giăng mùng đó.
Về mùng vs màn Tam Anh và Ớt có thể tìm hiểu thêm bài viết của An Chi tại đây nhé
Xóa[color="blue"]trước khi trở thành một từ của phương ngữ Miền Nam tương ứng với “màn” (che, chống muỗi) của phương ngữ Miền Bắc, thì “mùng” cũng đã từng được sử dụng với nghĩa đó tại vùng trung du Bắc Bộ, là cái nôi của tiếng Việt toàn dân. Dĩ nhiên cả “mùng” lẫn “màn” đều là những cái “lưới” – có ai may mùng, may màn bằng vải bít bùng, kín mít – cho nên từ “mùng” mới được dùng để chỉ cái mạng nhện trong bài “Con nhện giăng mùng” [/color]
Anh tự đào sâu nghiên cứu đấy à?
Trả lờiXóaCó ghi nguòn cả mà em - bài nói chuyện thì trên RFA. Người ta nghiên cứu, anh đọc để bổ túc văn hóa.
XóaK ƠI; BAO GIỜ ANH HẾT TƯƠNG TƯ? :D
Trả lờiXóahihi đug72 dọa em TA sợ chạy mất dép .. đang mong em ấy vào xem có ý kiến gì ko này .. bổ túc văn hóa, cần người trong nghề thẩm định tài liệu học tập ..
Xóahttp://sphotos-d.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/582102_302223909874270_1118629610_n.jpg
XóaChúc đại K mâm ngon, ngủ ngon, mơ đẹp!
Anh K ơi!Em đang gắn "Ba -tanh" vào chân để chạy cho lẹ này.Ủa mà em chạy hướng nào ta?Tới hay lui vậy?Ai biết chỉ dùm cái! :)) :D
XóaTks Ka về món sashimi .. nhìn là tỉnh ngủ :d
Xóa@TA: Anh đâu cũng quyết theo cùng
mắng la chẳng sợ ngượng ngùng dẹp luôn :))
Oái!Bữa nay đại ca "liều" kinh!
XóaK à, có cả tinh bột (gluco) và đạm (protein) hay gọi nôm na là ...thịt. Đủ chất,thơm ngon bổ dưỡng, mát mắt. Chúc anh sang mai làm một đĩa mỳ Ý này no đến...mốt nha! :D
Xóa@Cà: hihi anh thấy giống với món sashumi thịt nàng tiên cá của Nhật hơn :d
Xóa@TA: thì liều mà :))
Khi xưa em chưa biết gì về quan họ thì em cũng nghe đủ mọi ca sỹ hát quan họ mà không biết bài nào mới thực sự là "chuẩn".Từ hồi đi theo "bầu" của vùng em,được hướng dẫn,giảng giải thì em mới biết phân biệt đâu là quan họ "gốc" và đâu là "mô-đi-phê" kiểu mới đó anh.
Trả lờiXóaNhững bài hát theo kiểu mới tuy dễ hát,dễ nghe nhưng khi mình đã được nghe cả hai lối hát rồi so sánh thì sẽ thấy không hay nữa.Ví dụ như bài Giã bạn do Thu Hiền hát -giọng của Thu Hiền rất ngọt phù hợp với các làn điệu dân ca nhưng riêng với bài này thì đã chỉnh sửa lời và 1 chỗ trong giai điệu bài hát.Những người yêu thích quan họ và đã am hiểu về quan họ không thích nghe Thu Hiền và Trung Đức cũng như một số ca sỹ tân nhạc khác hát quan họ đâu anh ạ.Phần lớn những bài hát của các sỹ này đã được hòa âm phối khi theo kiểu hiện đại,lời ca cũng bị "hiện đại hóa" đi nên có thể nói là "mất gốc",không còn đúng chất quan họ nữa.
Những điều này em cũng mới biết gần đây thôi.Em chia sẻ với anh thế,đừng nghĩ là em "dạy đời" mà oan cho em nhé! ;;)
Anh hãy nghe thử bài Giã bạn này nha,đây chính là bản hòa âm ,phối khí chuẩn nhất đấy:
Trả lờiXóahttp://youtu.be/48pPWeO5E4c
Đây là bài Tìm em trong chiều hội lim do Thúy Hường-Trọng Ba hát.Rất hay chỉ tội em không tìm được Videoclip
Xóahttp://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tim-em-trong-chieu-hoi-lim-trong-ba.SENSRyxSKv.html
Hi..hi..Hình như em copy nhầm chỗ rùi.Làm lại nhé!
Trả lờiXóahttp://www.nhaccuatui.com/m/SENSRyxSKv
Hi..hi..Còn Thu Huyền hát Vào chùa thì "mắt đảo như lạc rang đến sư cũng phải..đổ"hi..hi..Đó là nguyên văn lời nhận xét của ông bầu em đấy.Em biết đại ca "mê" nhất "đôi mắt ấy" nhưng hình như hợp với "Thị Mầu lên chùa" hơn là bài vào chùa dâng hương đại ca nhỉ? :)
XóaCòn cô bé Lương Thu Hồng này mới đoạt giải cuộc thi hát quan họ năm gần đây (em quên mất là năm nào rồi),tuy còn trẻ nhưng em thấy hát khá đạt,lẩy đâu ra đấy.Anh nghe thử nhé!
Xóahttp://youtu.be/GYrFK1fyiUs
Rất cảm ơn em.
XóaAnh mới thích nghe quan họ gần đây thôi, và thích nên mới thử tìm hiểu ko chỉ là lịch sử, cách thức tổ chức, .. mà quan trọng hơn, thế nào hát quan họ đúng, hay; thế nào là vang, rền, nền, nẫy .. đâu là chuẫn để đánh giá ..
Sống xa vùng quan họ, chỉ nghe qua video trên mạng .. nên những yêu cầu này thật sự rất khó.
Được người có nghề như em vào phân tích, chỉ cho giọng này hay chổ nào, chưa đúng chổ nào .. thì chả còn gì bằng, tự mày mò tìm hiểu thì chả biết đường nào mà lần.
Anh cũng có nghe ý kiến chê trach nhiu người chạy theo thị hiếu người nghe, đã biến cải nhiều để "hiện đại hóa" quan họ, làm mất hết nhiu cái tinh túy hay ho của quan họ gốc ..trong khi đó cũng có ý kiến cho rằng để quan họ có thể sống được thì phải đổi mới để phù hợp với nhu cầu của lổ tai người thưởng ngoạn ngày nay, dù điều ấy có thể nghe lạ tai, gây khó chiu với người quen quan họ cổ ..
Anh ngoại đạo nên dựa cột nghe thôi, thấy ai cũng có lí :d
Hihi Thu Huyền mà vô chùa liếc mắt thì .. đúng là chả sư nào chịu cho thấu ;d. Nhưng giọng cổ dưới con mắt chuyên môn thì sao em ? có thực sự đúng giọng quan họ chưa ?
Bài Tìm em trong chiều hội lim là tân nhạc mang âm hưởng dân ca, anh thấy có rất nhiu cặp hát .. vừa mới qua nhà em post hai bài .. em nghe xem sao đấy
tks em lần nữa >:D<
[color="red"][size="26"]Được người có nghề như em vào phân tích, chỉ cho giọng này hay chổ nào, chưa đúng chổ nào .. thì chả còn gì bằng[/size][/color]
XóaAnh nói thế em mắc cỡ chết,không dám nhận đâu.:)
Em cũng chỉ mới "tập tễnh" vào nghề thôi,còn "non" lắm,chưa biết gì nhiều đâu anh ạ.Em học được gì thì nói lại cho anh nghe cái nấy thôi mà. :)
Riêng Thu Huyền em thích xem cô ấy diễn chèo hơn là nghe cô ấy hát quan họ anh ạ.Hi..hi..
Em tặng anh bài này anh nghe thử nha.Em rất thích bài này,em đã từng diễn nhưng tiếc là không có video để post cho mọi người xem:
Xóahttp://youtu.be/pF1aqyrIRHI
TA nàng ơi, đại K rất thích nghe ru rín, nghe đồn thế! :D
XóaK ấy mà nghe ai hát ru là ngẩn ngơ quên lối về. :D
Còn mình riêng về quan họ biết mỗi bài người ơi người ở đừng về tại hồi nhỏ nghe bà chị hát điếc cả tai.
Nhưng ngồi tựa mạn thuyền thích hơn vì cứ nghe đến dựa là ...khoái rùi, hi :D
Mình thích hát chèo và cải lương nhưng lại cực ghét nghe người khác hát.
Túm lại, nếu đi hát karaoke mà có tuồng chèo quan họ gì mình cũng multivitamin hết, điếc không sợ súng. Nhưng cái khoản liếc đứt đôi liền anh như TA thì hổng học được đâu! :D
[color="blue"]Khi xưa em chưa biết gì về quan họ thì em cũng nghe đủ mọi ca sỹ hát quan họ mà không biết bài nào mới thực sự là "chuẩn".Từ hồi đi theo "bầu" của vùng em,được hướng dẫn,giảng giải thì em mới biết phân biệt đâu là quan họ "gốc" và đâu là "mô-đi-phê" kiểu mới
Xóa.
Em học được gì thì nói lại cho anh nghe cái nấy thôi mà.
[/color]
Hihi thì chỉ mong chừng đấy thôi. TA chịu khó bỏ thì giờ giúp anh hiểu như nào là đúng chuẫn quan họ, như nào là đã bị modified .. bằng vài ví dụ được không ?
về Thu Huyền thì .. hihi cô này ko hát cũng thích :d, nhưng đúng là nhìn cổ diễn Thị Mầu lên chùa hay nghe cổ luyện năm cung thì mê nhất :d
@Ka: hát quan họ thì có thể thua TA vì ko được huấn luyện bài bản, nhưng cái khoản liếc đứt đôi liền anh thì anh nghĩ chưa biết ai hơn ai :))
Anh đủ dũng cảm đưa thân cho K thử không? :D
XóaKa, Cà!
XóaHa..ha...Đại ca nói chí lý!Em nhìn thấy dung nhan của TN rùi.Cặp mắt ấy mà liếc thì khéo các liền anh không đứt đôi mà đứt ba không chừng.TN nhở? ;;)
XóaCòn riêng cái khoản "multivitamin" thì TN giống mình ghê. :) Mình cũng chứa nguyên một "gánh hát"dân ca và nhạc cổ truyền trong bụng. :)) Lý,hò,vọng cổ,chèo...gì cũng chơi láng.Mà mình từng ở trong nam nên ca vọng cổ tiếng nam đàng hoàng nha. Hi..hi..Nhưng mình thích hát và cũng thích nghe người khác hát chứ không dám "cực ghét nghe người khác hát" .Mình không nghe người khác hát thì lấy ai nghe mình hát :D
@ Đại ca K:Để chút em kiếm mấy bài quan họ rồi post cho anh xem thử sự khác biệt nha.Bài giãi bạn thì anh có thể so sánh được rồi đó vì em đã post bài "quan họ gốc" lên rồi.
Ví dụ đây là bài Mười thương-quan họ lời cổ nhé:
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=UIueska8tcA
Đây là bài "Lời thương ta ngỏ cùng nhau" dựa trên làn điệu "Mười nhớ":
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=XBe4pG36BKA
Anh nghe thử xem thích bài nào hơn.
XóaMà bọn em đang tranh luận "nảy lửa" bên nhà em về "cái nết" với "cái đẹp" thế mà chả thấy đại ca sang góp ý gì hết nhở?Em nghĩ đề tài này đàn ông mấy anh nhìn nhận sẽ "khách quan" hơn bọn em đấy. :)
À!Anh K ơi!Em muốn chèn video Lý mười thương vào bài viết của em mà sao khi bấm chèn video trong khung soạn thảo rồi tìm thì chẳng thấy đâu cả dù em có gõ tên bài,dán link vô....Mà rõ ràng trong youtube có videoclip đó:
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=cFMUJZwvWmc
Chèn video vào bài viết em từng làm nhiều rồi phải ko ? Em kiểm tra lại thao tác coi có nhầm gì ko ?
XóaChú ý bấm nút [color="blue"]Share[/color] chọn [color="blue"]Embed[/color] Nếu chưa tick dòng thứ tư [color="blue"]Use old embed code[/color] thì tick xem có được không ?
Mô tả ko rõ, anh cũng chỉ đoán mò thế thôi :d
Em mô tả lại cách em chèn video cho anh kiểm tra giúp nhé!
XóaEm mở trang soạn thảo bài mới ra-bấm biểu tượng chèn video-nạp dữ liệu để tìm kiếm(riêng phần này nếu em nạp link thì toàn báo không có kết quả nào.Em chỉ được gõ tên bài hát muốn tìm vào ô đó thôi.Khi đó sẽ hiện ra cả chục bài cho mình chọn).Bấm vô bài mình thích là xong.
Khổ nỗi riêng cái bài em nêu ở phía trên khi em nạp dữ liệu để tìm thì không thấy hiện ra anh ạ.Mặc dù rõ ràng mở yutube ra thì thấy có bài đó.
Giờ anh cứ thử mở bài mới rồi tìm cái video trên thì anh sẽ hiểu ngay thôi.
@TA: Mình không dám chê người khác hát, càng không nghĩ mình hát hay nhé! ( Thề!!!) Có điều ngày xưa bị tra tấn dân ca và nhạc cổ truyền nhiều quá đâm...ghét! Lúc nào cũng thèm được nghe những thứ nhạc mình thích thui: Dân ca Nga- Pháp, nhạc trẻ, nhạc thính phòng, opera... Cùng lắm là chiếu cố nhạc đỏ, nhạc vàng... :D
XóaNhưng vì bị nghe nhiều nên thuộc ấy. Chị gái mình hát dân ca quan họ rất nghề, chị ấy chuyên đi biểu diễn. Chị khác của mình thì chuyên nhạc đỏ. Em gái mình chuyên hát tiếng Anh Tất cả đều có thể biểu diễn được ý! Riêng mình, mỗi thứ một tý, hì, chả dám hát cho ai nghe đâu, thương họ ý! :D Tai bị tra tấn cũng dễ hỏng lắm!!!!
Nhìn TA hát, thấy bạn trên sân khấu như thăng hoa ấy. Bạn sinh ra để ca hát & có khả năng biểu diễn. Nói thật đấy.
Mình hỉu òi! :) Nhưng phàm đã hát,đã biểu diễn thì cũng mong có người nghe chớ!Hi..hi..Có ai lại thích hát cho một mình mình nghe đâu.BỞi thế thôi "chịu khó" nghe qua,nghe lại hen!
XóaNhà TN cũng có truyền thống ca hát thế!Vậy chắc vui lắm nhở?
Nhà mình cũng vậy đó(hai đứa mình có nhiều điểm tương đồng ghê).Mẹ mình già rồi nhưng vẫn là "hạt nhân" nòng cốt trong phong trào văn nghệ khu phố,em gái thì hát hay như ca sỹ,em trai cũng vậy,em rể hết cũng rất tuyệt,chỉ có mình là kém cỏi nhất nhà thôi.:)
Mỗi lần về phép cả nhà đi hát Karaoke vui lắm!XO của mình hát cũng hay lắm nhé,giọng còn ngọt hơn giọng mình chỉ tội khả năng trình diễn thì hổng có thui.He..he..Mình thì được cái diễn xuất kéo lại. ;)
@TamAnh:
Trả lờiXóa[color="blue"]Em mô tả lại cách em chèn video cho anh kiểm tra giúp nhé!
Em mở trang soạn thảo bài mới ra-bấm biểu tượng chèn video-nạp dữ liệu để tìm kiếm(riêng phần này nếu em nạp link thì toàn báo không có kết quả nào.Em chỉ được gõ tên bài hát muốn tìm vào ô đó thôi.Khi đó sẽ hiện ra cả chục bài cho mình chọn).Bấm vô bài mình thích là xong.[/color]
Em nhờ thằng blogspot làm, nó lười lắm, nhiều khi chả chịu tìm cho đâu :d. Giờ làm như này nhé.
- Vào Youtube tìm bài em thích
- click vào nút Share, rồi chọn Embed
- copy toàn bộ đoạn code trong cửa sổ ấy,
- mở trang soạn thảo HTML, paste đoạn code vào nơi em muốn chèn video.
Xong.
[color="red"]Chú ý[/color] Với nhiều trình duyệt, ở bước hai (chọn Embed) là đủ.
Với một số trình duyệt khác có thể phải tick thêm ô Use old embed code (ô thứ tư sau khi click vào nút Embed) mới được.
Vậy là giống cách làm bên yahoo ngày trước hả anh?Em cám ơn anh nhiều nhé!Làm cách đó mình có thể chỉnh ảnh hiển thị rộng hẹp tùy thích,tiện hơn dùng chức năng cài sẵn của blogspot. :)
Xóa