15/3/13

Nội Công Hình Ý Quyền

Nhân đọc bài này, Mo có hứng tặng luôn cho K phương pháp luyện nội công của Thiếu lâm "Hình Ý Quyền". Nhờ luyện mà bản thân Mo đã chấm dứt bịnh suyển, Tim và cả suy nhược thần kinh. Phương pháp này là độc môn , Mo may mắn nên học được từ một nhà sư. K tham khảo luyện thử nếu thấy hiệu quả thì phổ biến nhé. K luyện thử đi nhé. Mo cũng nhờ phương pháp này mà lang thang sống dai như đĩa, không bệnh tật gì.
Chúc K thành công. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình tập luyện thì cứ hỏi Mo.


Hình Ý Quyền thì khá nổi tiếng. Đây là một môn phái có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (theo vi.wiki). Trên mạng có khá nhiều bài viết và video hướng dẫn Hình Ý Quyền, nhưng là quyền pháp. Phương pháp Mo giới thiệu sau đây phải chăng là nội công tâm pháp của môn phái này ? Vì đọc qua, đúng như Ka nhận xét, rất gần với các môn khí công khác, đặt cơ sở trên cách thở bụng. dẫn khí, theo dõi hơi thở ...
Xin thành thật cảm ơn Mo, và xin đưa thành entry riêng để mọi người tiện tham khảo.
Và như bạn Mo đã có lời, trong quá trình tập luyện ai có thắc mắc gì xin cứ hỏi, bạn với tư cách là hành giả có kinh nghiệm sẽ giải đáp nhé.

TƯ THẾ CĂN BẢN KHI LUYỆN TẬP.

Ngồi xếp bằng như ngồi thiền hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay ngửa, lưng thẳng, vai ngang

BƯỚC 1. Ngực (Thổ)
Hít hơi thật sâu vào lồng ngực. Muốn đẩy khí vào ngực thì chỉ cần óp bụng, ưỡn ngực về phía trước, hai đầu vai hơi ngã về phía sau giúp khí vào đầy lồng ngực. Giữ hơi đếm thầm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí xuống bụng
BƯỚC 2 : Bụng (Đan điền- Thủy)
Đưa ngực trở lại ban đầu, đẩy khí xuống bụng, hai vai trở về ngang bằng, khí vào đầy bụng (Cơ bụng căng cứng). Giữ khí đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí vào chính giữa lưng
BƯỚC 3 : Giữa lưng (Hỏa)
Muốn đưa khí vào giữa lưng chỉ cần óp bụng lại, hai vai đưa về phía trước, hơi cong cột sống, làm đúng sẽ có cảm giác cơ nơi giữa lưng căng cứng. Giữ khí đếm 1.2.3.4.5 rồi đưa khí vào thắt lưng
BƯỚC 4 : Thắt lưng (Kim)
Chỉ cần ưỡn cột sống thì khí sẽ dồn vào thắt lưng (Cơ thắt lưng căng cứng). Đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí lên hai vai
BƯỚC 5 : Hai vai (Mộc)
Thẳng cột sống, rút hai đầu vai lên trên sẽ thấy cơ vai căng cứng, đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí trở về Ngực
BƯỚC 6 : Ngực (Thổ)
Trả hai vai trở về bình thường, đẩy ngực ra phía trước. Đếm 1,2,3,4,5 thì thở ra tư từ.

Người mới tập có thể giữ khí ngắn hơn (đếm 1,2,3) người tập thục giữ khí càng lâu càng tốt. ban đầu có thể tập từng bước ( thí dụ : Bước 1 đưa khí vào ngực rồi thở ra, khi thuần thục rồi thì nối bước 2 Ngực-Bụng, cứ vậy cho đến khi vận chuyển khí liên tục 6 bước)
Thời gian luyện ban đầu chỉ 5 phút sau đó tăng dần lên càng lâu càng tốt. Luyện đúng, chỉ sau 5 phút người sẽ đổ mồ hôi (thấy mồ hôi đổ càng nhiều càng tốt cho người mới luyện. Sau này khi luyện thành thục sẽ không còn đổ mồ hôi nữa)
Luyện cho đến khi nào thấy xuất hiện hiện tượng lòng hai lòng bàn tay đột nhiên tê rần như có trăm ngàn con kiến cắn thì ngưng luyện vì nội lực đã đủ, nên ngưng một thời gian cho đến khi không còn xuất hiện hiện tượng này thì mới luyện trở lại.
Khi luyện thành chỉ cần suy nghĩ thì chân khí sẽ tự vận hành theo ý muốn.
Khi luyện cần tập trung tư tưởng. Luyện vào buổi sáng sớm, hoặc tối trước khi đi ngủ. Người luyện thành thục thì có thể luyện bất kỳ lúc nào mình muốn.


25 nhận xét:

  1. @Mo: Bài post có sửa một số lỗi mà mình đoán là do typing.
    Nếu có gì chưa đúng xin vui lòng hiệu đính nhé.
    Xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa, thật kỳ diệu,em tập được rồi nè K! Khí đi đến dâu lạnh toát đến đó!
      Và mồ hôi vã ra như người chạy việt dã. Một cảm giác kỳ lạ và mới mẻ. Anh tập được chưa?

      Xóa
    2. Thế là Mo gởi đúng địa chỉ rồi. Chúc mùng em =D>

      Xóa
  2. Mo ơi, chạy đâu rồi thế?
    TN hỏi cái này nhé.
    TN đã từng tập khí công dưỡng sinh của Bùi Long Thành. Ở bộ môn này, người tập cần phải đắc khí, mới có thể tập được. TN đã đắc khí và biết dẫn khi đi các kinh mạch bằng ý niệm. Nên không mệt, chỉ đôi khi chóng mặt vào những hôm không được khỏe.
    Còn ở hình ý quyền này, TN nếu dẫn khí bằng ý niệm thì không thấy những cảm giác như Mo nói: Nặng, kiến bò, căng cứng...đâu. Vậy là phải vận khí bằng cơ đúng không?
    TN vận cơ để dẫn khí thì thấy tác dụng ngay. Mệt. Tức ngực, đau bụng quặn lên, thậm chí...buồn tiểu khi khí đi vào bụng. Vậy hiện tượng khó chịu ấy xuất hiện thì có nên tập tiếp không? Vì mới thở được độ vài ba phút thì đã thấy...sợ rồi ý.
    Mo đem con bỏ chợ, TN mà tẩu hỏa nhập ma là bắt đền đó. Hì, hướng dẫn cặn kẽ chút coi, TN thấy mê món này quá. Vì thấy nó tác dụng ngay tắp lự nên...ham. :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyển khí bằng ý niệm chỉ đạt được khi đã luyện thành thục. Trước hết phải vận khí bằng cơ. TD : khi lấy khi vào ngực ta hít hơi thật sâu, đẩy lồng ngực ra cho khí vào thật đầy. Chuyển khí xuống bụng ta cũng vậy, ta thu ngực lại và đẩy toàn bộ khí xuống bụng.- bụng sẽ phình to ra, dưới bụng căng cứng. Oxy trong khí ta hít vào sẽ giúp cho máu tiếp nhận thực hiện sự trao đổi chất nuôi dưỡng tế bào, vì lẽ đó mà việc dồn khí vào giúp máu tiếp thụ Oxy được nhiều hơn. Đồng thời cũng đẩy máu lưu thông tốt. Hiện tượng mõi cơ và mệt là do Tn chỉ dùng ý niệm không đưa khí (Oxy) vào được, chẳng khác nào Tn nín thở thôi. Do lượng khí Tn hít khí vào không đủ nên khi vận chuyển đi máu không đủ Oxy cung cấp năng lượng cho tế bào nên sinh ra hiện tượng mõi cơ. Người mới tập thì việc lưu giữ khí ở mỗi vị trí ngắn thôi.
      Khi luyện thành tự thân sẽ tạo ra luồng chân khí lưu chuyển đưa máu đi đến các vị trí.
      Chân khí dư thừa sẽ nảy sinh hiện tượng nóng long bàn tay, tê rần như có ngàn con kiến cắn, hay kim châm. Lúc này mới luyện xuất quyền. Không luyện xuất quyền thì tạm ngưng một thời gai để chân khí tự tiêu hao khi không còn thấy hiện tượng "xông kim" lòng bàn tay nữa thì luyện tiếp. Hệ tuần hoàn sẽ được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn về vào luồng chân khí lưu chuyển này.
      Chúc Tn thành công.

      Xóa
    2. MO nói thêm là nếu TN thấy đau bụng, buồn...tiểu thì nên đi kiểm tra đó. Có thể nơi đó của Tn đã bị bệnh rồi. Nhớ kiểm tra xem có bệnh bao tử và tiết niệu không nhé. Thân

      Xóa
    3. Cám ơn Mo.
      Nghe ra khó phết nhỉ. Mấy hôm nữa khỏe TN sẽ tập tiếp.

      Xóa
    4. Không khó thì sao có thể là " Độc môn" được.Người dạy Mo có thể xuất quyền với vật nặng 5okg trên tay, TN nghĩ xem lực đánh thế nào? Quyền xuất ra có thể đánh vở nội tạng của người bị đánh. Mo không luyện và cũng không muốn hướng dẫn cách xuất lực.Sau này thất truyền thì cũng tiếc. Không biết có còn người nào học được nữa không?

      Xóa
    5. TN muốn học để vận công oánh chết con kiến thôi! :D
      Cám ơn Mo tận tình. Vài hôm nữa khỏe sẽ tập tiếp. TN không ham mấy môn thể dục thẩm mỹ gì đó mất thời gian mà hiệu quả rất chậm. (Nếu để trốn việc quan đi ở chùa thì rất tiện. Nhưng khó công ham lắm đó, có lẽ cũng do cơ địa thích hợp, sẽ nhờ Mo hướng dẫn nhiều nhé!
      (nhờ đất của đại ca nhé!)

      Xóa
    6. anh MO ak anh có thể gửi em một đoạn video lúc anh luyện đk ko. Em không hiểu lắm ở chỗ đưa khí từ lưng xuống thắt lưng ak

      Xóa
  3. khi đưa khí từ lưng xuống thì làm kiểu j hả anh MO

    Trả lờiXóa
  4. Anh MO cho hỏi là từ B1 đến B6 ta sử dụng 1 lần hít - thở hay 6 lần hít - thở? anh chắc học Hình ý quyền lâu rồi, vậy anh có thể post 1 vài video hướng dẫn luyện tập không? Mình nghe nói HYQ tập không đúng sẽ ảnh hưởng lớn tới nội tạng, vậy nếu mình muốn tập thì làm sao có thể tập cho đúng mà không ảnh hưởng tới sức khỏe?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời bạn vào trang nhà của Mo nhé

      http://phamdinhtructhu.blogspot.com/

      Xóa
  5. Bác Mo cho e hỏi là em tập khoảng 20' thì cũng ra nhiều mồ hôi lắm nhưng cảm giác có kiến bò ở 2 lòng bàn tay thì chỉ thấy có 1 chút thôi chứ không thấy mạnh mẽ mà quá trình này diễn ra từ từ chứ không đột ngột. + thêm là em có luyện thêm 5 hoặc 10" nữa thì cũng không thấy tăng hơn. Không biết có gì không đúng không?

    Ngoài ra thì trong quá trình tập thì động tác đấy hơi vào thắt lưng và giữa lưng gây ra hoi váo bụng nhiều quá dẫn đến khó khăn khi thực hiện 2 động tác này. Lúc đó chỉ muốn thở ra vì hơi trong bụng nhiều chứ không phải trong phổi nhiều. Không biết bác xử lý tình huống này thế nào?

    Trả lờiXóa
  6. cho em hỏi là 1 lần như vậy chỉ cần hít khí 1 lần hay cứ đến bước nào thì hít khí ở bước đấy ạ? e tập 5' ko thấy có hiện tượng đổ mồ hôi hay kiến bò mà sau mỗi lần e chỉ thấy tức ngực và rất mỏi thôi ạ ko biết như vậy có sao ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả 6 bước duy trì trong 1 hơi thở thôi bạn.

      Xóa
  7. Chú Mo Mot Doi học Hình Ý Quyền ở đâu vậy? Cháu rất mê môn võ này, chú có thể giới thiệu địa điểm dậy cho cháu được không?

    Trả lờiXóa
  8. Cho hỏi cái này sao lúc tập cảm thấy bụng hơi nóng không biết có sao không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hỏi Mo nhé. (xem trên, tìm còm của Mo, click vào để vào nhà Mo). chúc thành công

      Xóa
  9. Mo ơi sao khi mình luyện thì thấy hơi hụt khí vào lúc chuyển khí từ thắt lưng lên vai vậy Mo chỉ mình đoàn này kĩ hơn đc k

    Trả lờiXóa
  10. Bạn mo ơi khi luyện n có cần ngậm miệng chóng lưỡi lên k!

    Trả lờiXóa
  11. Bài khi công nay lam sao ket hop voi hình ý quyền.

    Trả lờiXóa
  12. Mo ơi thứ tự các bước khi tập không theo với vòng tròn ngũ hành tương sinh ở trong ngoặc đơn bên cạnh nên muốn xác nhận lại 1 lần về thứ tự tập cho chắc. Mo giúp với nhé.

    Trả lờiXóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)