Nẻo Về Của Ý là tập bút kí của Nhất Hạnh do Lá Bối, Saigon xuất bản 1967.
Vẫn là giọng văn của Nói với tuổi 20, Bông hồng cài áo .. trong và nhẹ, giàu chất thơ, nghe như lời thủ thỉ tâm tình của một người thân gần gũi ...
Tác phẩm gần đây (200x) cũng đã được dịch ra tiếng Anh, nhà Parallax xuất bản và đã được đón nhận nồng nhiệt tại phương Tây, đã được dịch ra trên 10 thứ tiếng.
Nhiều năm nay thấy sách tái bản và bày bán ở một số hiệu sách tại Sài Gòn.
Lời Tựa của Nhất Hạnh
(viết cho lần tái bản 2006)
Đọc
Cấu trúc của Nẻo Về Của Ý cũng thế, không phải thật sự là một cấu trúc nhưng cũng là một cấu trúc. Bốn mươi năm trước tôi đã viết Nẻo Về Của Ý như thế, không hề có chút dụng công. Ngòi bút rong chơi nơi chốn núi đồi. Trong bốn mươi năm tại hải ngoại, tôi có duyên viết được những cuốn sách được hâm mộ và xuất bản bằng hàng chục thứ tiếng, nhưng trong thời gian ấy, tôi không hề nghĩ đến dịch Nẻo Về Của Ý. Nhưng Mobi Warren, cô học trò đã học tiếng Việt với tôi từ lúc 19 tuổi, đã đọc Nẻo Về Của Ý bằng tiếng Việt và đã yêu thích nó, muốn dịch ra tiếng Anh. Tôi để cho cô ấy dịch và bản dịch đã nằm đó khá lâu trước khi Nhà xuất bản Parallax hỏi tới. Mobi có tài kể chuyện, Mobi đã dịch Văn Lang Dị Sử, Tình Người và Đường Xưa Mây Trắng trước khi dịch Nẻo Về Của Ý. Biên tập viên Nhà xuất bản Parallax, cô Rachel Neuman, ngồi trên máy bay từ New York về San Francisco, đã đọc hết bản dịch cuốn Nẻo Về Của Ý và nói đầy là tác phẩm cô thích nhất trong những tác phẩm của tôi. Sau đó cô xin phép cho Nhà xuất bản Parallax được ấn hành. Tôi chiều lòng và không ngờ tác phẩm này khi ra đời lại được độc giả Tây Phương ưa thích một cách nồng nhiệt. Nội trong năm năm, sách đã được dịch ra 12 thứ tiếng.
Nay sách có cơ duyên được in lại bằng tiếng Việt, Nhà xuất bản xin tôi ghi vài dòng để làm lời Tựa. Tôi nhớ lại ngày xưa, có những người rời quê hương đột ngột, không biết có còn được trở lại quê nhà hay không, không đem được gì theo ngoài một cuốn Nẻo Về Của Ý! Có những độc giả tri kỷ ở quê nhà và ở hải ngoại như thế, tôi tin Nẻo Về Của Ý sẽ làm sống dậy kỷ niệm và tình thương trong lòng những ai đã từng yêu chuộng nó. Các bạn có thể xem Nẻo Về Của Ý như một cuốn tiểu thuyết hoặc một thiên ký sự. Đường Xưa Mây Trắng đang được làm thành phim. Nẻo Về Của Ý cơ duyên mới chắc chắn sẽ tìm được nhiều tâm hồn tri kỷ mới.
Có thể đọc online tại langmai.org: Nẻo Về Của Ý
Nghe Đức Uy đọc
Nẻo Về Của Ý 1-2
Nẻo Về Của Ý 3-4
Nẻo Về Của Ý 5
Nẻo Về Của Ý 6-7
Nẻo Về Của Ý 8-9
Nẻo Về Của Ý 10-11
Nẻo Về Của Ý 12-13
Nẻo Về Của Ý 14
Ta bắt đầu nghe xem cái chi chi là cái chi chi.
Trả lờiXóaNẻo về của ý niệm, ý nghĩ...
XóaBốn chục năm trước ta không đọc.
ba chục năm trước muốn đọc, mà có lẽ không biết đọc.
hai mươi năm trước, thử đọc, mà đọc không nổi
mười năm trước, bắt đầu đọc, thấy ngờ ngợ...
Giờ ta đọc, thấy ngồ ngộ...
mười năm sau sẽ đọc...thấy ngộ
hai mươi năm sau sẽ còn đọc, thấy được nẻo về....
Thế giới của những nhà tu hành đucợ viết nhẹ nhàng như thiền. Có cảm giác sống trong căn nhà gỗ trên núi của những chú lùn.... và một thế giới không có khổ đau...
Đây là một cuốn thực ra chả biết gọi là chi, ko phải tiểu thuyết, ko fai truyện dài .. là những mẫu hồi ức về một chốn quê của một người đi xa thủ thỉ kể lại cho người em, và qua đó là những suy nghĩ về đường đi, về nẻo về .. về dòng đời về bến đỗ .. về đạo về đời ..
XóaĐọc nhiều lần từ thời còn trẻ, bao giờ đọc xong lòng cũng thấy bình an .. Lần này thì ko đọc, nghe Đức Uy đọc cho khỏe :d
(còm xóa nhầm, viết lại)
Bản sách hiếm và quý. Thật tiếc có mơ cũng chẳng chạm tay được. ĐAU
Trả lờiXóa