nhà thơ Lưu Trọng Lư (1911 - 1991) |
Bài thơ cuối cùng
Trời đã chiều
Buồn tà, vơ vẩn tà
Ta đi tìm ai?
Bây giờ
Ai tìm ta nổi?
Trăm khóa không giữ nổi ta
Ta như con chim giữa trời
Vô ích! Vô ích! Vô ích!
Không ai giữ nổi ta hết
Ta đi tìm người ta yêu
Cứu nhân của đời ta
Muôn lần...
Chỉ có người, người ta yêu
Ai bắt ta nổi?
Vô ích! Vô ích! Vô ích
Ta đi tìm người ta yêu.
Mười năm trước đó, ông cũng đã hoàn tất một bài thơ cùng chủ đề
Lẽ nào anh chết
Anh không ngồi đếm bao thu còn lại
Bao tuần lá đổ vàng rơi
Khi cánh song anh khép kín cõi đời
Anh vẫn không tin: mình chết
Khi chia tay không cất lời vĩnh biệt
Buổi giao ban không đứt đoạn đường dây
Trong gian nan ta gọi thép sáng ngời
Giữa đối thoại ngày mai ta không vắng mặt.
Bão gió ba mươi năm đầu cành vẫn trong tiếng hót
Ôi mẹ ! Với mây xanh, sao biếc, nắng vàng
Tơ rút ruột, kén thời gian tằm lót ổ
Cho trời, cho đất một tình thương.
Đâu phải anh vào nơi bất diệt
Vì trăm năm sau
Cô bé nào bên cầu ao
Chợt ngâm đùa mấy câu thơ anh, vơ vẩn.
Anh biết rồi mắt anh sẽ tan thành bụi phấn
Nhưng em có hay: hạt bụi mắt anh
Là con thương của giọt nắng rơi tự trên cành
Và của hạt sương tự đất đen tụ lại?
Còn say, còn mơ, còn đời luân hồi mãi mãi
Bụi phấn vẫn bay đi cướp lửa những sao trời
Để sưởi nồng mảnh mảnh trăng rơi
Và chút chút nhen hồng trong mắt người bất hạnh.
Nếu chút thương còn vương trên mẩu bánh
Chút đau còn vướng áo chưa lành
Bọn côn đồ còn dọa dẫm hành tinh
Bụi mắt anh, cả hồn anh khắp trời bủa lưới.
Xin cảm tạ ngọn sóng lòng vừa tới
Giữa dòng thơ trên tờ giấy trắng tinh
Và bâng quơ tiếng gió trên cành
Xua chút lạnh trên bờ cây còn sót lại
Có nhạc nào bằng khúc nhạc ấy
Của lời trao tiếng gởi giữa con người
Cũng bấy nhiêu tiếng khóc tiếng cười
Mà vàng ngọc thế gian không sánh nổi
Ta chẳng bao giờ tiếc nuối
Những giọt nước mắt đổ ra
Vì một ý đẹp, một cành hoa
Hay vì một nỗi đau bên đường đụng phải
Có những hoàng hôn toan xóa mờ chân sói
Giữa nơi đây ta chong sáng ngọn đèn
Giữ mãi hồn thương, sắc mơ còn đỏ mãi
Dẫu mơ kia chưa trọn nở trước thềm
Có hạnh phúc nào như hạnh phúc niềm tin
Vẫn như thủa nào tóc để lơi chiếc lược
Cho mắt anh lại được gặp mắt em
Cho hai tia lửa nhỏ hồng thêm.
Khi gà, mai mỗi ngày còn đập cánh
Ai tắt được lửa bình minh?
Khi tim anh còn chan chứa ân tình
Lẽ nào em tin rằng: Anh chết?
Hà Nội - Nha Trang - Phan Thiết
Lưu Trọng Lư (1981 )
Mời nghe Thiền Sư Nhất Hạnh bình bài thơ này
Lẽ Nào Anh Chết - Phần 1
Lẽ Nào Anh Chết - Phần 2
Nghe lại mấy bài thơ dẫn trong bài qua giọng ngâm một số nghệ sĩ
Nắng Mới - thơ Lưu Trọng Lư - Hoàng Oanh ngâm
Thơ Sầu Rụng - thơ Lưu Trọng Lư - Huyền Trân & Bảo Cường ngâm
Tiếng Thu - Phạm Duy phổ nhạc thơ - Khánh Ly & Lệ Thu trình bày
Đọc Nhất Hạnh - Bình thơ Lưu Trọng Lư
Em có cảm giác Lưu Trọng Lư viết " Bài thơ cuối cùng " như biết rõ & bình thản đón nhận cái chết cận kề. Nhưng không hiểu sao nhịp thơ lại ngắn gọn có vẻ như đang thổn thức, hối hả ?
Trả lờiXóaEm càng chưa rõ nguyên do thiền sư Thích Nhất Hạnh coi bài thơ này"như một bài kệ của một thiền sư sắp tịch". Đạika giải nghĩa giùm em với. Em ko rõ Làng Mai hoặc thiền sư TNH nhưng em cũng có chút tò mò, quan tâm về thiền.
1. Nhịp thơ ngắn gọn có thể có vẻ như đang thổn thức, hối hả nhưng cũng có thể dùng biểu thị những xác tín dứt khoát ko cần bàn cãi.
Xóa2. Để hiểu nguyên nhân vì sao Nhất Hạnh xem đấy như một bài kệ thị tịch thì ko gì bằng bạn chịu khó nghe hoặc đọc lời bình của chính Nhất Hạnh. Nếu bạn thích tìm hiểu về Thiền thì bài bình rất có ích, vì ở đây ko nói lí thuyết tràng giang đại hải, mà là ứng dụng Thiền vào một sự việc cụ thể .. Nghe thì mất khoảng 1h45, còn nếu bận thì tự đọc bài viết, mất ít thời gian hơn (link ở cuối bài)
Hồi còn đi học, cô giáo em có nói với cả lớp : “ Ăn, ngủ, thậm chí đi…toa lét cũng là thiền”. Em rất ngạc nhiên, nghĩ cô đùa. Em nghĩ nếu thiền là tự nhiên hòa nhập của con người với xung quanh trong tâm thức, ngay cả trong việc nô đùa, sinh hoạt hằng hằng ngày ( thơ ca, karaoke, thể thao…) thì cũng rất có ích, dễ hiểu. Nên thiền có vẻ rất gần gũi.
XóaHồi còn trẻ, có dạo sức khỏe em suy kiệt, phải uống thuốc nam và tập dưỡng sinh. Em cảm giác dưỡng sinh có cái gì đấy dễ giúp con người tiến đến thiền. Lúc em tính phải quyết làm một việc, chấp nhận hậu quả nhưng cần giảm bớt căng thẳng , tránh được sai lầm , em đã kiểm tra mức độ thả lỏng của cơ thể, của hai cánh tay… Cảm thấy những việc mình sẽ làm thật nhẹ nhàng.
Em vừa đọc lời bình của thiền sư TNH. Quả là thông tuệ, ý bao trùm nhưng đầu óc em chưa thấm bao nhiêu. Em thường nghe nói về kinh kệ nên chỉ có ý định nhờ đạika chỉ dùm em “ kệ “ được định nghĩa như thế nào và tại sao thiền sư xếp “ Bài thơ cuối cùng “ “ tương đương với một bài kệ của một thiền sư sắp tịch”.
Thiền sư TNH, hòa thượng Thích Trí Quang… là những bậc trưởng lão, đáng kính trọng. Bỏ qua tin đồn hòa thượng TTQ là “gián điệp” nhiều mang( ?), em xem hai hình của hòa thượng : lúc trẻ và lúc già. Hình lúc trẻ có vẻ dấn thân, hãnh tiến & mạnh mẽ. Hình lúc già có vẻ mệt mỏi, an phận. Rất thương cảm cho ông.
Riêng về Làng Mai , em có đọc sự kiện hình như là “ tu viện Bát nhã ở Lâm đồng”. Cảm giác thiền sinh thì rất gần gũi nhưng thiền tu lại rất khó khăn. Hình như có những lời bôi bác chuyện nam nữ tu chung… Em nghĩ nếu khi tu hành mà đạt được “ bồ đề tâm “ thì tu chung với ai cũng chẳng ảnh hưởng. Nhưng lại đặt ra vấn đề : làm thế nào biết được những nam nữ tu sĩ đó có bồ đề tâm hay chưa ?...???... Có lẽ đặt tên Làng Mai vào nhóm “ thiền “ thì đúng nhất ?
Ơ ơ Sò ! Hổng làm điệp dziêng nữa sao mà sang đây bìn loạn thơ dzậy ? Đầu năm phát tài phát lộc chưa ? Sò muốn học thiền hả , nộp xiềng cho tớ đi tớ dạy cho , đảm bảo thành chính quả luôn . B-)
XóaĐại ce ! Đầu năm úp thơ bùn dzậy anh ? Con người ta có số hết òi , trời kiêu ai nấy dạ thôi . Như em thấy em cầm tinh con tép nà đại ce , dzậy mờ vẫn phải nhảy choi choi cho vui ... í ẹ ! :)
1. Trong thực hành Thiền, ngồi Thiền chỉ là một phần. Cái quan trọng là giữ được tâm thiền, cái chánh niệm, mọi lúc mọi nơi, từ lúc mới thức dậy, rửa mặt đánh răng, đi vệ sinh .. đến khi lên giường đi ngủ. Để giúp điều này, các người tu thiền có những bài kệ để thầm đọc trong mỗi tình huống. Ví dụ bài kệ lúc đi đại tiểu tiện:
XóaĐại tiểu tiện thời,
Đang nguyện chúng sanh,
Khí tham sân si,
Quyên trừ tội pháp.
Đi đại tiểu tiện
Cầu cho chúng sanh
Bỏ tham sân si
Sạch trơn tội lỗi
Đại khái thế.
2. Kệ, như trên đã thấy, là những bài văn vần, thường là ngắn, gọn chứa đựng một ý tứ gì đó, dùng trong sinh hoạt Phật giáo.
Các vị thiền sư khi sắp chết (=tịch) thường đọc vài câu, là kết tinh những gì bản thân đã chiêm nghiệm và ngộ ra trong suốt một đời tu hành của mình, như di chúc cho đệ tử. Các bài kệ như thế được gọi là kệ thị tịch
Nhất Hạnh xem bài thơ của Lưu Trọng Lư có giá trị như một bài kệ thị tịch của các thiền sư vì theo NH, bài thơ chứa những tư tưởng sâu sắc về lẻ sống chết, về ý nghĩa cuộc đời, có lẻ là những chiêm nghiệm một đời của nhà thơ.
3. Chuyện TT Trí Quang là gián điệp, Nhất Hạnh là gì gì .. trên mạng đầy ra, và đấy theo mình là chuyện bình thường. Chúa Phật còn bị biêu riếu, huống chi các vị ấy ? Đức Dailai Latma cũng có người bảo là điệp viên của Mỹ đấy. Cả chuyện ở tu viện Bát Nhã mấy năm trước, chuyện nam nữ tu chung .. nói thật mình cũng chả có thông tin hay hiểu biết gì, nên chả dám lạm bàn.
Tuy nhiên, kinh Phật có dạy Tứ Y Pháp, trong đó thứ nhất là Y pháp bất y nhân = căn cứ vào giáo pháp, ko căn cứ vào người giảng giáo pháp. Nên việc thầy NH là gì cũng ko quá quan trọng với một người thực sự muốn tìm đến giáo lý của đức Phật.
@Mít: chuyện sinh tử là bình thường, tự nhiên .. biết thế mà nhiều khi vẫn buồn, nhưng biết thế nên cũng ko quá buồn ..
Dạ vậy Đại ce đừng bùn nhiều nữa nha .
XóaHầy dà Đại ce ! Lúc thiền em toàn nghĩ đến chiện ... yêu ! Vậy có phải bị yêu ... tinh nhập không ? Hay thiền nhiều tu tập riết nó biến thành yêu ... tinh ! Hic hic ! :-?
Í em quên , anh đọc : "Quyền lực đích thực" của Thích Nhất Hạnh chưa ?
Xóatks em nhé.
Xóanếu khi thiền mà em chỉ nghĩ đến yêu theo anh cũng được, miễn là chỉ nghĩ đến yêu một cái gì đấy thôi, ko nghĩ linh tinh gì khác nữa. Thí dụ
- thở ra tôi yêu cái cằm anh ấy
- thở vào tôi yêu cái cằm anh ấy.
đại khái thế :d
Cuốn QLĐT có đọc đâu mấy chương rồi bận, bỏ dở và .. quên mất :d. Em nhắc, sẽ tìm đọc lại. tks again.
Cám ơn đạika đã cho em biết những điều bổ ích, thú vị.
XóaDạo này sức khỏe và tâm trạng đều xấu nên em thường bớt suy nghĩ cho nhẹ đầu óc, khi đọc thường hay lướt qua, ít chú tâm.
Em nhớ hoài có lần quì trước tượng Phật nghe đọc kinh, quì ko quen nên đầu gối ê ẩm. Sư trụ trì thấy vậy bảo em đứng dậy nghe đọc kinh cũng được," Phật tại tâm, miễn là con thành kính ".
Biết ngay sang đây sẽ thấy Mít đang tuyển người học thiền mà. Cô giáo Mít Phù thủy có mũi xinh như thế thì dạy cứ gọi là nhất, học trò đều ngất, xèng bạc quên luôn. :D
XóaVị sư dạy chính xác. QT có thể đứng hay ngồi bệt xuống .. thân có thoải mái mới nghe được kinh kệ, chứ cứ nhăn nhó tâm trí để hết nơi cái gối đau thì nghe được gì :d
XóaKha kha kha ! Em ghẹo yêu yêu cho Đại ca bớt nghĩ lung tung , chứ thiền mà nghĩ đến chiện yêu thì cần phải xem lại người tu tập hic ! :)
Xóa"Quyền lực đích thực" khá hay , em đọc mấy lần , theo em là cuốn hay nhất của Thích Nhất Hạnh về đạo làm người . Nhưng em không thích quan điểm sống này lắm , chỉ chắt lọc những gì mình thấy hay thôi , sống như lập luận của ông em lại phải lên chùa sống mà em lại đang ... "thích đủ thứ" hic hic ! :p
Sò à ! Mít nói thật đó , Mít dạy Sò được đó . Hì hì ghẹo Sò thôi , Sò muốn học thì theo hướng dẫn của Đại ca nè , tra trên mạng về thiền cũng nhiều người dạy , quan trọng nhất là tâm phải tịnh , tập trung thần kinh vào thiền một cách nhẹ nhàng thư thái . :D