Tui muốn về ôm chặt Huế trong tay
Muốn hai đứa mình phải gần nhau mãi mãi
Mấy mươi năm tui nhớ Huế từng ngày!
Thương Huế quá bao đêm nhìn trăng biếc
Vườn lá hẹn hò soi nhạt bóng ai quen
...
Minh Đức Hoài Trinh (1930 - 2017)
ảnh trên net
|
Ai Về Xứ Việt
Ai trở về xứ Việt
Mang dùm ta thư này
Nơi quê hương có mẹ già đơn chiếc
Thư viết rằng: ta nhớ mẹ nơi đây
Thương mẹ màu tóc trắng
Mỗi khi nhìn áng mây
Đôi mắt mờ xa vắng
Khi sương chiều đang xây
Khi cành cây rớt lá
Thương mấy đốt xương gầy
...
Bài thơ được Võ Tá Hân phổ nhạc với tựa Nhớ mẹ. Võ Tá Hân là cháu gọi bà bằng O (cô) ruột.
Nhớ mẹ - Bảo Yến ca
Có hai bài thơ của bà đã được Phạm Duy phổ nhạc thành hai ca khúc rất nổi tiếng
Đừng Bỏ Em Một Mình
Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh
Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình
Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh
Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh
Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh
Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh
Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh
Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình
Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh
Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình.
Kiếp Nào Có Yêu Nhau
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi .
Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ .
Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở .
Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh khong lo sợ .
Lệ nhòa trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi ?
Trong hồi ký của mình, Phạm Duy kể, ông gặp MĐHT lần đầu năm 1943 khi ông theo gánh hát Đức Huy lưu lạc vào Huế. Đên 1948 ông gặp lại MĐHT từ Huế chạy ra theo kháng chiến ở Thanh Hóa. Bấy giờ cô đã là một cô bé 17 tuổi có đôi mắt to tròn và sáng như cặp đèn pha, từ tướng Nguyễn Sơn đến các văn nghệ sĩ già trẻ ai cũng mê.. Đặng Thai Mai coi cô như con nuôi, hết lòng giúp đỡ. Năm 1954 ông lại gặp MĐHT giữa Paris hoa lệ .. “Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ”.. (đoạn trích lấy từ Thanh Nien)
Chu cha mạ ui ! Răng mạ sện như con hện vậy hè . Sột ruột quạ , mọi hệt cạ hạm , tê cạ .... reng nà ! Hịc hịc !!!
Trả lờiXóakệ, sến thế thui .. nhưng ko ít người nghe nhạc tủi thân khóc rưng rức nước mũi lòng thòng :d
XóaHè hè kệ tui !
Xóaphuthuy hatmit? Chắc dáng mập, tròn phúc hậu?
XóaKhẹc khẹc !
Xóa@ dalat thanh : Phuthuyhatmit là mặt như phù thủy hổng phúc hậu , có phù thủy nào phúc hậu bao giờ đâu hic ! Tròn như hạt mít , tròn như quả mít luôn . Hic !
Mặt tron thì tướng phúc hậu. Phù thủy này chắc người mập tròn nhưng mặt dài mũi khoằm mắt diều hâu răng trắng nhởn tóc bù xù :d
XóaẢnh bọn em đây... anh rán lên cái xong ngay... tả chi cho mỏi mỏ... mừ khách khứa lại khó tưởng tượng :))
Xóa+ Đây là LG nà - Biu ti phun chưa :X
http://www.phongthuyonline.net/admin/upload/news/Anne-Woods.jpg
+ Đây là Ớt nà - very Xuynh nà :X
http://thonsau.files.wordpress.com/2011/11/18908_chuon-chuon161_3813.jpg
+ Cuối cùng nà PT - Nàng công chúa rịu ràng của khu vườn cổ tích nhá :X :X
http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2013/11/1_170913220-d623e/su-that-ky-bi-den-kho-tin-ve-the-gioi-phu-thuy.jpg
Ui chài ui ! Tui sướng quá Linh Giang ơi ! @; >:D< Linh Giang thiệt là bạn dzàng của tớ , hỉu ý ghê .
XóaĐại ca , đàn em yêu quý của đại ca nè , khỏi tưởng tượng đoán nữa nha .
Hình LG ko giống - đã là Giang mà còn ôm phao ?
XóaỚt cũng ko giống - mập quá. Đấy ko phải chuồn chuồn ớt. Chuồn chuồn ớt mỏng mảnh hơn nhiuề.
May ra hình Mít là có thể đạt chuẩn
:d
:D Đúng òi Đại ce !
XóaHic, hè này cơ quan đi Huế mà em hông được đi huhu. Bao giờ mí được đặt chân lên đường Trịnh Công Sơn đây...
Trả lờiXóatay dắt tay bồng .. đi vất vả quá hả. Thui năm khác đi
XóaBlog của Khung có nhiều tư liệu, hình ảnh quý lắm. Thanks.
Trả lờiXóaChào mừng bạn ghé nhà chơi và cảm ơn lời lời khen.
XóaĐọc bài báo này của NĐX thấy nói PD phổ nhạc bài thơ Kiếp nào có yêu nhau là mượn thơ của MĐHT để bày tỏ với Khánh Ngọc (bấy giờ là vợ của PDC). Chú ý trang bìa của sheet nhạc có in hình KN
Trả lờiXóaPhần đầu bài báo kể mối tình của PD với một tiểu thư đài các ở Huế, gợi cảm hứng để ông viết bài hát Khối tình Trương Chi. Hai người gặp lại nhau ở khu kháng chiến. Trích một đoạn tiếp:
Người chứng kiến và hiểu được mối tinh dang dở đó là Võ Thị Hoài Trinh. Không rõ Hoài Trinh xúc động trước mối tình đó quá sâu sắc hay cô cũng gặp một trường hợp tương tự nên cô đã bộc lộ một cách mãnh liệt vào bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau (sau in trong tập Lang Thang xuất bản ở Paris vào năm 1960). Năm 2006 gặp Hoài Trinh ở Cali., tôi hỏi cô chuyện ấy thực hư như thế nào, cô chỉ cười cười để tôi muốn hiểu sao thì hiểu. Cô tặng tôi cuốn sách VĂN NGHIỆP và CUỘC ĐỜI MINH ĐỨC HOÀI TRINH và đĩa Thơ được phổ nhạc của cô, trong đó có hai bài Kiếp Nào Có Yêu Nhau và Đừng Để Em Một Mình do Phạm Duy phổ nhạc.
Cái đĩa thơ phổ nhạc của Hoài Trinh làm cho tôi nhớ lại: Khoảng năm 1958, nhạc sĩ Phạm Duy vấp phải một chuyện tình “bất bình thường”. Nếu không được ca sĩ Thái Hằng – vợ ông, ra tay giải cứu thì “tóa hoạ” rồi. Ông không được gặp người yêu ông nữa, buồn tình ông mượn bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Hoài Trinh để phổ nhạc và gởi cho người tình hát. Trong lúc dư luận báo chí ở Sài Gòn lúc ấy tiếc cho “Chuyện tình bất bình thường” của ông, thì trên làn sóng Đài Phát thanh Sài Gòn vang lên tiếng hát Khánh Ngọc với bài hát Kiếp Nào Có Yêu Nhau. có thể xem như một thách thức dư luận của ông. Giọng Khánh Ngọc mạnh mẽ, uất nghẹn, đau đớn, tiếc nuối, quyết liệt nhưng cũng không giấu được sự sợ hãi