Ông đã cho xuất bản một số tập truyện, truyện dịch và thơ. Khá nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc. Bài thơ đầu tiên của ông được phổ là Vàm Cỏ Đông. Ông kể lại
Mời nghe Đoàn Yên Linh và Bạch Huệ ngâm bài thơ
click đọc thơ Vàm Cỏ Đông
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Đây con sông như dòng lịch sử
Sáng ngời tên từ thuở Cha Ông
Đã bao phen đoàn quân cảm tử
Vùi đáy sông xác giặc tanh nồng
Ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi con sông
Nước xanh biêng biếc chẳng thay dòng
Đuổi Pháp đi rồi, nay đuổi Mỹ
Giặc đi đời giặc, sông càng trong
Có thể nào quên những đêm thâu
Thức với sao đêm, anh đánh tàu
Má đem cơm nóng ra công sự
Nghe tàu Mỹ rú, giục “ăn mau”
Có thể nào quên cô gái thơ
Bơi xuồng thoăn thoắt dưới trăng mờ
Đưa đoàn “Giải phóng” qua sông sớm
Bên sông, bót giặc đứng sờ sờ
Có thể nào quên những con người
Tóc còn xanh lắm, tuổi đôi mươi
Dám đổi thân mình lấy tàu giặc
Nụ cười khi chết hãy còn tươi
Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ
Từng chiếc xuồng, tấm lưới, cây dầm
Từng con người làm nên lịch sử
Và dòng sông trong mát quanh năm
Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ
Từng mái nhà nép dưới rặng dừa
Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ
Từng mối tình hò hẹn sớm trưa…
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
click đọc thơ Gửi Miền Hạ
Anh ở đầu sông em cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông
Thương nhau đã chin ba mùa lúa
Chưa ngày gặp lại, nhớ mênh mông!
Ôi bát ngát chân trời miền hạ
Tím tình yêu, tím cả ước mong
Gió nhớ thương ai mà lay bờ lá
Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng…
Năm xưa đứng gác Vàm Nhựt Tảo
Tân Trụ đang mùa gạo ngát hương
Em đến trao anh nắm cơm thơm thảo
Cơm trắng mà em… má ửng hường!
Hạnh phúc đến xanh như màu lá
Và nồng thơm mùi thơm của rạ
Đêm xôn xao, sao gắn đầy trời
Tình anh là Vàm Cỏ, em ơi!
Từ buổi có em, anh thêm yêu đất
Quí gạo Nàng Thơm, thương cá bống kèo
Một tiếng ầu ơ cũng đầm nước mắt:
“Anh đi rồi, miền hạ nhớ mang theo…”
Ơi miền hạ, đêm nào chẳng nhớ
Chẳng ở buồng tim như một mũi kim
Xích xe Mỹ cày lên phố chợ
Sân nhà ai đổ nát, im lìm…
Cây bần hò hẹn không còn bóng
Cầu ao em gội đổ chơ vơ
Đêm đêm nghe rì rầm tiếng sóng
Như thầm kêu du kích ven bờ.
Ăn hạt gạo quê nhà em gởi
Biết mấy yêu thương, mấy nghĩa tình
Anh hiểu giữa bom rền, pháo dội
Em dám bỏ mình cho cây lúa hồi sinh
Cầm lên tay chiếu này em dệt
(Giữa trận càn vẫn dệt phượng loan!)
Em ơi em, mùa đông sẽ hết
Bởi tình em đã thắng cơ hàn!
Ơi miền hạ, đêm nào chẳng rõ
Tiếng của người rền động không trung
Hồn Trung Trực cũng thành thuốc nổ
Trên vành đai Nhựt Tảo oai hung.
Đất quê ta xanh xanh triền lá
Giặc nhảy vào, lá hóa rừng chông
Nước quê ta dập dềnh tôm cá
Giặc lội vào, nước dựng thành đồng
Ngày em đi cấy, đêm đi kích
Một nắng hai sương, má rám hồng
Chẳng được cùng em vào chiến dịch
Nghĩ dạo này… thêm nhớ mênh mông.
Em bảo có về, về sớm sớm
Tân Trụ độ rày lúa ngát hương
Ôi miền hạ, vàng thơm mùa cốm
Nhớ chày ai… đêm mộng lên đường
Anh ở đầu sông, em cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông
Thương nhau, ta hẹn trong mùa tới
Anh đón em về, thỏa chờ mong!
Bài thơ sau có bối cảnh là sông Vàm Cỏ Tây.
Đi Trong Hương Tràm
Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương tỏa bay!
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...
1.1983
Bài thơ được Thuận Yến phổ nhạc. Mời nghe Hương Giang biểu diễn
Bài thơ sau cũng được Thuận Yến phổ nhạc
Hoàng Hôn Lặng Lẽ
tranh Peng Xiancheng |
Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi
Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt chẳng lên môi
Anh phải về thôi, xa em thôi!
Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi
Hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật
Ðể mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi....
Anh như cơn gió bay khắp chốn
Ðể lại mình em với ruộng, với vườn
Mồ hôi đổ giữa ngày mùa bận rộn
Nước mắt trào lạnh buốt những đêm sương!
Xa em, anh như tia nắng đi trên cát
Thèm một dòng sông, những cánh đồng ...
Xa em, anh như người hát sau đêm hát
Chỉ thấy gió vật vờ qua những tấm phông
Anh đi em nhé! Lòng nhủ khẽ
Hoàng hôn cũng về, dịu êm và lặng lẽ
Một tiếng còi tầu vọng lại phía sông xa
Như muốn nhắc thầm anh: Cơn bão sắp đi qua...
9-1989
Hoài Vũ
Bài nhạc phổ thơ có tựa Chia Tay Hoàng Hôn. Mời nghe Thanh Lam ca
Nguồn các bài thơ: thivien.net
file mp3 (ngâm thơ): violet.vn
Ơ ơ Đại ceeee ! Đây là những bài của đệ , ai cho Đại ce nghe ! X(
Trả lờiXóaĐại ca nghe thêm giọng ca này đi , ngọt kiểu khác Hương Giang .
http://youtu.be/E4z91is7Tv4
Đệ bùn nhủ wá ! Mai rảnh sẽ đàm loạn với Đại ce mấy bài này .
ah, Thu Hiền. bà này thì quá ngọt :d
Xóa"Anh ở đầu sông em cuối sông " Em nghe từ hồi bé tí , những làn điệu dân ca Nam Bộ ngọt ngào đi vào trí nhớ . Ngày ấy nhiều ca sĩ thể hiện em không nhớ hết .
XóaNhưng " Vàm cỏ Đông đây ! Ta quyết giữ " thì ngày ấy bọn trường em sôi động với giọng ca của Tạ Minh Tâm , Đình Văn , Quang Lý . :D
http://youtu.be/x79gDTshvm0
"Đi trong hương tràm" khi về Củ Chi thì ngọt ngào với giọng ca của Thu Nở ... tiếc là chả tìm được . Nghe Thu Hiền cũng nghiền .
Nông trường Lê Minh Xuân ngày ấy tràn ngập các mối tình e ấp hay nở rộ gì đó khi chia tay bởi : "Chia tay hoàng hôn " . Nhưng là giọng ca của Trung Đức , anh nghe lại thử .
http://youtu.be/yAzOiBUkoKw
Hì, mấy bài này lớn lên với em nên em có nhiu kỉ niệm nhỉ. Anh cũng thích nghe Thu Nở, nhưng cô này chỉ nở dăm năm rồi mắt tăm. Chắc theo chồng bỏ cuộc chơi .
XóaCổ đi Mỹ lâu lắm òi mà anh
XóaEm bị gắn liền với thời kỳ đổi mới của mở cửa , bữa nào kể anh nghe chiện quy hoạch kênh Nhiêu Lộc bọn em làm công tác mùa hè xanh mới vui nữa kìa .
XóaUh, có nghe thế, nhưng ko rõ ràng chi. Cổ qua Mỹ nếu thích thì vẫn có đất để diễn mà. Nhớ loáng thoáng Ớt nói đâu đó cổ cùng cơ quan với mẹ Ớt hay đại khái quen biết gì đấy .. Cổ hát bài Dáng đứng bến tre hay quá. Hì rảnh sẽ làm một entry về giọng hát này mới đươc.
Xóa@chờ em kể nhé. Tuổi thanh niên của em đúng thời kì này nhỉ
Em thấy lạ là:
Trả lờiXóaChiến tranh qua đi, bên thì có những bài như ri, sôi sục. Bên thì...
Hay là âm nhac cũng tác động một phầ lên tinh thần chiến đấu?
Hì trả lời nhầm dưới kia nhỉ. thui kệ
Xóa
Trả lờiXóaDĩ nhiên là nghệ thuật nói chung, ca nhạc nói riêng, tác động rất lớn đến tinh thần con người. Đấy là lí do để Đảng chủ trương kiểm soát chặt chẻ văn nghệ. Sau Đại hội VI, Đảng chủ trương đổi mới, cởi trói cho văn nghệ, mà hệ quả là các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng được phép tái bản, nhóm Nhân Văn được phục hồi danh dự, và một loạt tác phẩm như Tướng về hưu, Nỗi buồn chiến tranh, Thời xa vắng .. được ra đời. Nhưng đến cuối 1989 sau các biến động ở Đông Âu và đặc biệt vụ Thiên An Môn, cánh cửa vừa mở lại bị khép lại, sách vở báo chí lại bị kiểm soát chặt chẻ .. Nguyên Ngọc, Trần Độ bay chức, Bùi Minh Quốc còn lẳng nhẳng bênh Nguyên Ngọc bị bắt nhốt rồi đuổi ra khỏi đảng luôn, ko nói nhiều ..
Tóm tắt vài dòng theo trí nhớ để em biết qua tình hình mà lúc ấy chắc còn ở chuống tắm mưa ko biết chi. Mấy bài Vàm cỏ sáng tác thời trước Đổi Mới, chỉ có thể xông lên phía trước hừng hực khí thế thôi, đâu khác được ? Bài Chia Tay Hoàng Hôn sáng tác năm 1989, cũng là khi cánh cửa vừa hé bị khép lại. Ko đủ thông tin nên ko biết đấy là tình cờ hay có ý ám chỉ gì ko - mấy ông nhà văn nhà thơ viết cũng ưa lách lắm ..
Tắm mưa ở truồng nhưng vưỡn cứ biết và biết rất rõ nữa là đằng khác ấy chứ.
XóaEm hát văn nghệ ở trường, rồi sau này ở cơ quan, cứ mấy bài này nghe miết, hát miết, thế mà nó không vô được trong đầu, hát ra rả mà chả biết mình đang hát cái gì.
Đã thế bọn bạn còn chế ra: anh ở đầu sông em cuối sông, uống chung dòng nước Toàn ấy không, hoặc là gió, gió lái đi đâu...
Hihi...
Hì, thời 199x nhạc vàng hải ngoại tràn về rùi, nên ở trường bị bắt hát nhạc đỏ, em chán là đúng rùi. Thế hệ trước em, từ Tiếng đàn talư, Tàu anh qua núi mà chuyển qua Đi trong hương tràm, Chia tay hoàng hôn là cả một bước nhảy vọt nhé
Xóa