.... ôi cát bụi tuyệt vời
tiếng động nào
gõ nhịp khôn nguôi !
( TCS )
Sand 2 - photo by Roger Sonneland |
Ổ đã được lót, vườn địa đàng đã sẵn, thai lớn lên không phải là mà cũng có ăn, lớn như thổi, đến đủ chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, thoát ra ngoài với bao hiểm nguy mà chỉ một chút sơ sẩy đã phải trả giá bằng mạng sống, hoặc bằng sự tàn tật suốt đời, rồi những ngày thơ ấu, rồi vui sướng, rồi khổ đau, rồi hạnh phúc, rồi bước vào tuổi dậy thì với bao nhiêu rắc rối để tiếp tục cuộc săn đuổi, tìm kiếm.... cho đến một lúc nào kia bỗng thảng thốt nhậ ra “ Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi.. “.
Cũng giống như ở tuổi dậy thì, là một cuộc chuyển tiếp đặc biệt – giúp một chú nhóc thò lò mũi xanh thành một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, đẹp trai, một cô gái ốm o gầy còm hỉ mũi không sạch thành một thiếu nữ yêu kiều, diễm lệ – thì giờ đây ở tuổi chớm già là một qui trình chuyển tiếp ngược lại. Ở nam, ấy là sự giảm sút nam tính, khả năng sinh sản, đầu hói, tóc bạc, lưng còng; ở nữ là sự giảm sút nữ tính, khả năng có con, khô khốc, nhăn nheo... Tất cả cuộc sống gần như phải điều chỉnh lại, thích nghi với hoàn cảnh mới, những niềm vui mới, những quan tâm mới, giá trị mới, nhiều khi thay đổi cả thái độ, hành vi của một con người. Một cậu trai năng động, vui nhộn ngày nào trở nên nghiêm nghị, khó tính: một ông cụ chính cống! Một cô gái đỏng đảnh, hừng hực ngày nào trở nên cứng rắn, lạnh lùng: một “ lão bà bà “ chính hiệu! Dĩ nhiên là có yếu tố sinh lý tác động. Thiếu kích thích tố nữ Estrogen, cô gái không còn tóc mượt, lưng ong, mà da mồi tóc bạc; thiếu kích thích tố nam Testosteron thì cậu trai năng động, vận động viên điền kinh kia thành một người chậm chạp, nghễnh ngãng. Thế nhưng, cái khó khăn lớn hơn chính là sự thay đổi vai trò xã hội, buộc ta phải thích nghi với một vai trò mới. Ở nam tuổi chớm già, ấy là từ một người họat động sôi nổi, có một vị trí đáng kể nào đó trong xã hội, có một vai trò trụ cột trong gia đình giờ phải chuẩn bị cho một thời kỳ làm việc vừa sức, chuẩn bị về hưu, từ bỏ tất cả. Ở nữ tuổi chớm già, ấy là từ một bà mẹ bận rộn, túi bụi suốt ngày giờ đây có thể phải loay hoay với chiếc “tổ trống “ của mình vì con cái đã lớn khôn, đã đủ lông đủ cánh, đã bay xa. Dĩ nhiên, nữ độc thân, sống với sự nghiệp thì hoàn cảnh cũng giống như nam giới.
Rồi với con cái, những kỳ vọng liệu có đạt được ít nhiều không, hay đôi khi là cả một sự dằn vặt, tự trách mình, có phải đã sai lầm điều gì đó không, đã quá nuông chìu, đã gây lệ thuộc, đã đặt quá nhiều niềm tin hay đã thờ ơ, lơ đễnh. Rồi các bậc song thân, bên vợ bên chồng, nay đã trở nên già cỗi, sẽ làm thế nào đây để chia ngọt sẻ bùi hay luôn cắn đắn vì không hiểu nhaụ. Nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà liệu có hoà hợp dễ dàng hay giải quyết như một số nước phương Tây đưa những người gìa lão vào ở chung với nhau trong một trại nuôi người già là tốt ? Dĩ nhiên ở phương Đông quan niệm đối với người già có khác. Con cái có bổn phận cưu mang cha mẹ già. Người già cần sống bên con bên cháu, nhờ đó họ không cảm thấy bị hất hủi mà trái lại, thấy được cả một dòng sống trôi đi, sự tồn tại tiếp diễn của kiếp người. Dĩ nhiên, người gì cũng phải hiểu rằng con mình nay đã chớm già - mặc dù đối với các cụ, một đứa con 50 tuổi cũng chỉ là một em bé chút xíu – đang trải qua một giai đọan chuyển tiếp với những vấn đề tâm sinh lý phức tạp và những khó khăn riêng về sức khỏe, về gia đình, về xã hội của nó! Để cho có được sự hoà hợp tốt, rõ ràng cần có sự hiểu biết, cảm thông giữa các thế hệ, sự tôn trọng những riêng tư của nhau.
Các nhà chuyên môn về tâm lý xã hội chia cuộc đời của mỗi con người chúng ta thành nhiều giai đọan: Giai đọan trẻ thơ và thiếu niên, chủ yếu tập trung vào cá nhân mình (ego-centered); rồi khôn lớn, bắt đầu có bạn bè khác phái, kiếm tìm, chọn lựa để cuối cùng đi đến giai đọan lứa đôi (pair-centered); rồi những đứa con ra đời, vợ chồng đầu tắt mặt tối lo cho công việc làm ăn, cho sự nghiệp, nuôi dạy con cái, đây là giai đọan tập trung vào gia đình (family-centered), rồi đến khi con lớn khôn, mỗi đứa một ngả, có đôi bạn riêng thì cặp vợ chồng lúc này đã chớm gìa, lại quan tâm đến nhau nhiều hơn, lại trở lại giai đọan của “lứa đôi” cho đến lúc già nua hơn nữa, thì mỗi người lại trở về khởi điểm, tức là giai đọan tập trung vào cá nhân mình, thành một chu kỳ sống. Cuộc hành trình cứ thế tiếp diễn. Một cái trứng rụng. Một cuộc rượt đuổi marathone. Một vườn địa đàng. Những niềm vuị Những nỗi lo. Rồi trẻ thơ. Rồi đôi bạn. Rồi con cái. Rồi chớm già ! Mới thấy dòng sống mênh mông, mới thấy “Ôi, cát bụi tuyệt vời... “
Tuổi chớm già, tuổi quá độ, tuổi chuyển tiếp, chưa hẳn già mà cũng không còn trẻ nữa, tuổi của vụng về, của lúng túng không thua ngày xưa mới lớn. Tùy mỗi nền văn hoá, có thể có những phản ứng rất khác nhau, như nền văn hoá tôn trọng gìa, nền văn hóa coi già là của nợ, nền văn hóa cạnh tranh giữa già với trẻ. Nói chung, tuổi già thường thua thiệt, thua về sức lực, thua về kỹ năng và trong thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ thông tin ngày nay, sự truyền đạt kinh nghiệm cá nhân trực tiếp không còn độc quyền thì tuổi già dễ cô quạnh. Từ ngoài 40, người ta đã thấy có gì đó không ổn. Chậm chạp hơn, mau quên hơn, các kỹ năng đã kém. Một người thầy thuốc mổ giỏi có tiếng ở tuổi ba bốn mươi thì đến ngoài 50 tay đã run, mắt đã kém, mổ không còn được như xưa nữa ( mặc dù kinh nghiệm của ông là một kho tàng quý giá cho những đồng nghiệp trẻ ). Một số người phản ứng với số phận, không chấp nhận tuổi già, đấu tranh đua đòi với tuổi trẻ, thường dẫn đến những thất bại đắng cay. Đa số chấp nhận, lánh mình, tìm kiếm sự yên tĩnh, những gía trị khác, những niềm vui khác. Thực ra cái cảm giác già có lẽ đã đến sớm hơn, từ lúc người ta bước vào tuổi ba mươi, không đợi đến năm mươị Khi người ta không dám phiêu lưu, khi người ta không dám liều lĩnh, khi người ta chợt nghĩ “ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt... “. Nhưng cũng may, con người chỉ thỉnh thoảng nhận ra điều đó, còn thì miếng cơm manh áo, còn thì lý tưởng cuộc sống có thể giúp ta lãng quên. Hội chứng “tổ trống” khi đàn chim con đủ lông đủ cánh bay xa ảnh hưởng nặng nề với chim mẹ hơn là chim bố. Mẹ ấp ủ con, còn bố kiếm mồi, nên bố thì cứ quen bay mà mẹ thì cứ quen ấp. Đến lúc tổ trống rồi thì bố cứ còn bay, mà mẹ cứ mãi ấp. Có chăng, ở người đàn ông, cái cảm xúc rời bỏ công việc, về hưu, có lẽ mới giống người phụ nữ với cảm xúc “tổ trống” đó của mình.
Chân đi nằng nặng hoang mang
... ta nghe tịch lặng
rơi nhanh
dưới khe im lìm.
( TCS )
Có ít nhất bốn loại stress thường gặp ở tuổi chớm già, ấy là stress về sinh lý, do những dấu hiệu hiển nhiên của tuổi tác mà dù ta tìm mọi cách để chối bỏ nó vẫn cứ lù lù xuất hiện, như tóc cứ bạc, răng cứ lung lay, lưng cứ nhức mỏi...; stress về văn hóa, do cách xã hội đánh giá vai trò của người già, bởi vì người già không phải ai cũng “ đạt nhân “ như Nguyễn Công Trứ: “ Gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi dì, bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng”; stress về kinh tế cũng không phải không đáng kể, đặt biệt ở vào tuổi chớm già mà một số công ăn việc làm không ổn định hoặc thất nghiệp và cuối cùng là những stress về tâm lý, cảm thấy mình bị hẫng, bị mất đi tuổi trẻ, chỉ còn trống vắng, chỉ còn nhàm chán.
Những stress này có thể rất khác nhau ở đàn ông và đàn bà. Ở phụ nữ, đó là những năm vào lứa tuổi từ 40 đến 50, khi phải điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống quen thuộc của mình, khi phải thích nghi với những đổi thay đôi khi rất đột ngột, đặc biệt với cảm xúc “tổ trống” khi đàn chim con đã đủ lông đủ cánh bay xa như đã nói. Ở đàn ông, đó là những năm vào lứa tuổi từ 50 đến 60, cảm xúc rõ nhất là lúc sắp về hưu, chấp nhận từ bỏ, rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ.
Tuổi chớm già còn là tuổi có nguy cơ cao, đặt biệt ở nam giới. Nguy cơ cao vì ở một số người đây là thời điểm mà họ đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp nhưng họ còn muốn thành công hơn, họ dễ có những mưu toan “ gồm thâu lục quốc”, “nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị “... gì gì đó, đại khái như vậy nên họ lao tâm khổ trí để rồi có thể gục ngã bất cứ lúc nàọ
Có người do cảm thấ thời gian không còn nhiều trước mắt, ráng làm cho được nhiều việc, càng nhiều càng tốt và do vậy họ không đủ tỉnh táo, bị lôi cuốn vào mọi sự, lo lắng thái quá, làm việc cật lực, mất sức, không kịp phục hồi và thường là lơ đễnh việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nghỉ ngơi, giải trí. Khi bệnh, họ ngã đùng xuống và lúc vào bệnh viện họ có thể hứa bao điều, rằng sau này sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn, sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn, sẽ bỏ rượu, bỏ thuốc lá, bỏ những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng... thế nhưng khi ra viện thì đâu lại vào đó, họ lại lao vào những công việc, những lo toan, những tranh chấp, những cuộc vui.
Nguy cơ khác đến từ việc hai “ nửa của tôi “ từ lâu sống chung với nhau êm ấm dưới mái gia đình bỗng phát hiện ra những thói hư tật xấu của nhau, khó chịu, cắn đắn, bắt bẻ nhau và dần dần biến thành hai đối thủ, không ai nhịn ai. Người đàn ông thì đang ở cái tuổi nổi loạn, liều lĩnh, người phụ nữ thì đang ở cái tuổi bất mãn, chán chường, họ dễ “hầm hè” xông vào nhau. Gia đình bỗng chốc biến thành... địa ngục. Họ không hiểu cả hai đều đang ở hoàn cảnh khó khăn, cần được cảm thông, cần được giúp đỡ. Thế là ông xuống biển bà lên núi. Thế là ly dị, ly thân.
Bệnh tâm thần cũng thường xảy ra ở thời điểm này. Tật nghiện rượu, nghiện thuốc và nạn tự tử lên đến đỉnh điểm cao nhất, đặt biệt ở đàn ông. Họ bế tắc, bất lực, không tìm ra được cách giải quyết tích cực và cũng để tìm quên.
Ở đàn ông còn thấy hiện tượng “ vùng lên “, vớt vát, tìm kiếm những cuộc tình dễ dãi, “bồ nhí “, “ bia ôm “... để chứng minh chút “nam tính” còn sót lại của mình, đặt biệt sau những buổi nhậu nhẹt bù khú cùng bè bạn.
Ở phụ nữ không phải là không có một giai đoạn gần như vậy, người ta vẫn thường gọi đó là tuổi “ hồi xuân “. Một số người đột nhiên ăn mặc diêm dúa, son phấn, ra vào mỹ viện, ráng làm đẹp bằng mọi cáhc như cố tìm lại chút hình bóng xưa; một số người khác lại rơi vào những đam mê bài bạc, rượu chè, dị đoan mê tín, đồng cô bóng cậu... gây ra bao nỗi rối rắm cho gia đình, mà lỗi từ cả hai phía, đã không được chuẩn bị để thích nghi.
Trong khi ta về....
đôi tay nhân gian
chưa từng độ lượng
ngọn gió hoang vu
thổi buốt xuân thì
( TCS )
Giống như một người leo đến đỉnh núi cao thường nhìn lại quãng đường đã qua của mình coi nó thế nào, có người thì hài lòng, có người thì nghĩ rằng đáng lẽ mình nên... leo ở một phía khác! Tuổi chớm già cũng đã lên đến đỉnh núi của mình rồi, “ quá nửa đời người rồ “, như người ta thường nói, nên cũng hay... nhìn lại, và có người dễ sửng sốt “ Nhìn lại mình đời đã xanh rêu “! Nói chung người ta hay tự dối mình là đã “rất hài lòng” con đường vừa trải qua của mình ( chứ không lẽ đòi đi lại lần nữa), đặc biệt là ở những người có ít nhiều thành tựu trong cuộc sống. Các cuộc phỏng vấn các nhà văn, các nghệ sĩ nổi danh, thường ta nghe họ trả lời “ rất hài lòng”, “nếu có lặp lại một cuộc đời như vậy cũng sẽ chọn như vậy “ v.v.... nhưng đa số âm thầm biết rằng cái sự chọn lựa kia hình như đã đến một cách tình cờ nào đó, đã từ trên trời rơi xuống hơn là từ cái ý nguyện ban đầu của họ. Có người định học y khoa để thành bác sĩ thì do tình cờ thành... nhạc sĩ, có người định làm họa sĩ thì sau này thấy mình thành thợ hồ. Có ngươì mơ làm ca sĩ thì sau thấy mình nấu bếp ở nhà hàng, ngược lại có người là những cô bé lọ lem, một hôm bỗng thành tài tử ciné. Thường ở tuổI đôi mươi, người ta bay bổng với những ước mơ, những lý tưởng của mình, có khi là những ảo tưởng, những ảo vọng. Có người mơ thành lảnh tụ, cải tạo xã hội, có người mơ thành nhà văn, nghệ sĩ, để lại tên tuổi ngàn đời sau, nhưng đến 30 tuổi nhiều người đã nhận ra thực tế, đã có những kinh nghiệm thực tiễn. Đến 40 người ta thực tế hơn, người ta hết mơ hồ nữa, chấp nhận mình là mình, rồi đến 50 người ta vỡ lẽ ra nhiều điều, ngạc nhiên “ Thấy đời mình là những quán không “, một cuộc sắp xếp, những nỗi ngẫu nhiên, ấy là cái tuổi người ta “tri thiên mệnh”, tuổi chớm già. Danh lợi đã xong, ảo vọng đã hết, người ta muốn có nếp sống yên ả, một mai một cuốc một cần câu, nhạc ngựa bò vàng đeo đủng đỉnh, mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới. Tuy vậy thường thấy có hai tình huống xảy ra ở tuổi này: hoặc là người ta tiếp tục hoạt động năng nổ, sáng tạo mạnh mẽ - hoặc là người ta chựng lại, không thể phát huy gì thêm. Nói chung khả năng sáng tạo thường đã chựng lại, kinh nghiệm có thể có nhiều nhưng khó mà có những sáng tạo như thời còn trẻ, người ta thường gặt hái những thành quả cũ của mình, hoặc chấp nhận những gì mình đã có, rồi đôi khi chuốc lục tô hồng cho thêm chút thăng hoa. Đa số chớm già đã có một vị trí nào đó trong xã hội, có người có quyền lực, có người thành công trong kinh tế, có người đã có tiếng tăm trong một lãnh vực, nhưng không phải là không có những người thất bại, lỡ dở sự nghiệp công danh, mang những nỗi u hoài cay đắng với chính mình, “ Tài cao phận thấp chí khí uất “ (Tản Đà ).
Ở đàn ông, đỉnh cap là ở tuổi 40 đến 50, sau đó chựng lại và bằng lòng với những thành tựu của mình, cho đến 60 thì thường đã quá già để có thể đảm nhận những công việc mới, đòi hỏi tính năng động sáng tạo mới, và đã phải chuẩn bị để nhường lại cho lớp đàn em. Nữ cũng vậy, đa số sau những năm tháng chăm lo cho chồng cho con, nay trở lại với công việc khi con khôn lớn cũng thường bị nhìn như đã quá già để đảm đương những công việc mới, khi đã tới tuổi ngoài 50. Khi nhớ lại tuổi thanh xuân, người ta tiếc phải chi thế này phải chi thế khác. Bây giờ người ta đã thực tế hơn, không còn những lãng mạn bồng bột nữa và do vậy người ta nhìn đời trần trụi hơn.
Cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc đánh giá lại mình trong tuổi chớm già nàỵ. Ở người đàn ông khi tóc hoa râm, khi những nếp nhăn xuất hiện trên vầng trán, trên đuôi mắt, ấy là lúc bình thường được nhìn như một người nghiêm túc, đứng đắn, một “quý ông “, được trọng vọng trong các buổi tiếp tân, trong các ngày lễ lạt, nhiều khi được đối xử theo kiểu “ kính lão đắc thọ “ của những người trẻ tuổi. Ở phụ nữ thì khác, khi tóc muối tiêu, khi những nếp nhăn xuất hiện trên vầng trán, trên đuôi mắt, ấy là lúc họ ít muốn tiếp xúc ở những nơi hội hè đình đám, thường tự coi mình như đã già, mặc dù vẫn luôn được mọi người kính trọng vì tuổi tác, vì kinh nghiệm. Cũng có hai cách sống: một là duy trì sự trẻ trung năng nổ của mình, ráng hoạt động, tỏ ra chưa bao giờ biết mệt mỏi, chưa bao giờ chịu đầu hàng và tuổi tác hoàn toàn không có ý nghĩ gì cả, hoặc chấp nhận tiến trình tự nhiên cuả tạo hoá, an phận và sống với triết lý thuận thiên, tự tại, còn gọi là triết lý “ghế xích đu”, các làn sóng lắc lư dần dần rồi tàn lụi, dịu dàng mà từ tốn.
còn
nguồn: dactrung.com
Báo cáo Già hói em đọc đã xong và nhận thấy Bs ĐHN viết hơi dàn trải. Còn thì post tiếp em đọc.
Trả lờiXóathì nhẩn nha nói chuyện mà. mà em thì làm chi mà vội thế hả, còn lâu mà :d. OK sẽ post tiếp.
XóaThì em ăn no lo xa mừ,hihi,mí cả, muốn đọc 1 lèo cho xong kẻo đọc sang part 2 lại chả nhớ ra part 1 nói cái gì (ui ui đích thị là biểu hiện của tuổi chớm già rùi hehe)
XóaQuên! Bức ảnh rất đẹp, chắc nhiều thông điệp Khùng nhỉ? Với em, nhìn từ con mắt thường thì thấy nó rất gợi sex, nhưng là gợi 1 cách kín đáo. Như ai đó đang hoà vào nhau, những hạt cát đang hoà vào nhau...
Trả lờiXóahihi, anh cũng từ con mắt thường, thấy hình như cô ấy vừa nằm ngắm trăng ngắm sao gì đấy trên bờ biển vắng, giờ ngồi dậy người co ro vì lạnh. Mà từ con mắt thường em thử xem cái bàn tay khá thô với những đầu ngòn tay vuông to bè có đúng là tay của cổ ko thế ..
Xóahì, từ con mắt thường nhưng khá tọc mạch .. :d
Nhìn tấm hình chợt nhớ đến mấy bài thơ, và đặc biệt một bản nhạc của Phạm Duy. Đố em bài nào ?
Bàn tay í đích thị là tay cô gái. Tuy nhiên, tác giả đã mượn bàn tay í để ám chỉ bàn tay của người yêu cổ. Và cũng nhờ bàn tay í mà cô gái đang rất ấm áp bởi được vòng tay ôm siết chứ không co ro như anh nói. Và nữa, cái cánh tay kia em lại nhìn ra …một cơ thể nhé, một cơ thể bé nhỏ lọt trong 1 cơ thể khác, hì, rất gợi… Mà nhìn thật…nhục tình đi nữa thì đây là 1 style của sex! Ui em đang bóp méo bức tranh của Roger chăng? Khổ thật í, hihi
Xóa1 bản nhạc của Phạm Duy? Chắc chắn là Nhục tình ca rùi đúng ko? Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung => Tình tự?
Hì, ko
Xóahttp://youtu.be/KKAMsFhF7xY
Mà em gợi lên làm anh nghĩ theo hướng sex. Thật ra ban đầu anh lấy ảnh này vì bản nhạc Cát Bụi của TCS nhé. Cô gái đang hóa thân làm người từ những hạt cát .. đang ở cuối quá trình, vài hạt ct1 còn sót lại. Cô gái bước đầu làm người, co ro, đơn côi ..
XóaHehe thì em đã nói trên kia là em nhìn bằng con mắt thường nên nó mí ra thế!
Xóauh, chả sao mà. Tùy chổ em đứng mà nhìn thui :d
Xóa[color="green"]"Nhìn tấm hình chợt nhớ đến mấy bài thơ, và đặc biệt một bản nhạc của Phạm Duy"[/color]
Trả lờiXóaEm thì em lại cứ nghĩ là bài "Đừng bỏ em một mình" í chứ ! :D
Đùng là tùy chổ đứng mà mỗi người có những góc nhìn, những liên tưởng khác nhau nhỉ. Chắc ko loại trừ có người nghĩ đến Biển Nhớ Ngày mai em đi. Biển nhớ tên em gọi về. Gọi hồn liễu rũ lê thê. Gọi bờ cát trắng đêm khuya., Ước Gì Em đã sống những đêm ngoài kia biển ru bờ cát ! Ưóc gì anh ở đây giờ này, ước gì anh cùng em chuyện trò. và biết đâu cả Dấu Chân Tròn Trên Cát ..
Xóa