Không biết giọng em trầm trầm
Con gái sông Lam muối mặn
Ngậm ngùi lại là gừng cay ...
Ngày xưa đi hát Phường Vải
Thế này thì ai chả mê
Ấy mà mời rượu khéo thế
Thế này thì ai muốn về ...
Hát Dặm, hát Phường Vải trong câu thơ của Lê Tuấn Lộc là hai làn điệu dân ca xứ Nghệ.
Còn hát dặm, cũng theo từ điển trên, là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”
Ở đây có vấn đề chính tả. Trước nay người ta viết hát dặm, từ điển cũng chỉ thu thập từ này. Nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho rằng phải là hát giặm mới đúng, vì rằng ở đây ko phải là dặm trong dặm đường, mà là giặm trong giặm lúa - cấy lại những chổ ruộng trống lúa (do gieo hạt ko đều, hay lúa cấy ở đấy bị hư chết ..) Trong hát giặm cũng có hiện tượng giặm như thế - bài hát nào cũng có ít nhất một câu hát lặp lại giữa khoảng trống hai khổ thơ .. Trong một cuộc hội thảo năm 2011 tại Vinh, hội nghị đã nhất trí từ nay sẽ viết hát giặm trên các văn bản chính thức.
Chưa nghe nhà nghiên cứu nào xác định thời điểm xuất hiện hai làn điệu dân ca này, tuy nhiên hầu như đều đồng ý ban đầu đây là hai điệu hát chị em hát với nhau khi đang làm việc cho quên đi nỗi mệt nhọc. Tùy theo hình thức lao động mà có các loại ví: ví phường vải, ví phường cấy, ví phường nón, ví đò đưa .. Về hát giặm thì có giặm xẩm, giặm nối, giặm vè, giặm kể ...
Ban đầu lời lẽ câu hát còn mộc mạc, chất phác .. Thế rồi các anh nghe tiếng hát lân la tới xem, rồi buông lời chọc ghẹo .. Các cô ko vừa, đối đáp hóc hiểm .. Các anh đâu chịu nổi nhục thua trí đàn bà, bèn rủ rê các anh nhà nho đi theo chơi rồi làm thầy gà .. Nghe kể ngày xưa Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, và cả nhà cách mạng đạo cao đức trọng Phan Bội Châu thời trẻ cũng rất khoái đi hát ví .. Những câu hát dần trở nên nhiều chất thâm nho hơn, tình tứ mượt mà hơn ..
Và ví giặm trở thành hai làn điệu dân ca độc đáo của xứ nói gì cũng nghe nằng nặng này .. Độc đáo bởi chỉ cần bước khỏi xứ Nghệ, ra Thanh hay vào Quảng Bình, ta sẽ ko còn nghe ai hát ví giặm nữa .. Hiện Việt Nam đã nộp hồ sơ để nghị UNESCO công nhận ví giặm là Di sản phi vật thể của nhân loại ..
Ta sẽ tìm hiểu các đặc trưng của làn điệu dân ca độc đáo này qua một số bài viết của các nhà nghiên cứu sau, giờ mời xem Liên hoan dân ca ví gặm xứ Nghệ 2013. Trong clip, 34 phút đầu là các phát biểu của quan chức, ai ko thích nghe có thể bỏ qua
Em toàn nghĩ và viết là "dặm", không biết cái từ "giặm" ni.
Trả lờiXóaXưa nghe ông bà hay nói ăn dặm, không biết có... yêu dặm không ta?
ko phải đứa trẻ nào cũng ăn dặm. Nên yêu dặm chắc cũng tùy người .. là anh đoán thế :d
XóaCám ơn bạn bài viết hay quá !
Trả lờiXóa------------------------------------------------
Karaoke icool - Quán hát hàng đầu Việt Nam : quán karaoke giá rẻ ở tphcm
Khộ, karaoke giá rẻ thì ở nhà cho khỏe, free luôn. Đã đi karaoke là cần karaoke đắt í.
Xóa