Anh Dương Quốc Định |
Đêm nao cùng ai dưới trăng thanh
Yêu đương lòng chan chứa bao tình.
Say sưa hồn mây theo gió cuốn
Đêm nay trăng còn vương hương tình .
Bóng trăng còn, người xưa nào đâu? ...
Bóng trăng xưa còn đây
Nhắc duyên tình bao ngày cùng ai mơ say.
Bóng chim bay về đâu
Mắt vương sầu mơ nhìn chân trời lòng đau ..
Ở Việt Nam Hoàng Trọng được mọi người gọi là Vua Tango.
Ông tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương, nhưng 5 tuổi đã về sống ở Nam Định. Thủa bé học nhạc do anh ruột dạy, đến 14 tuổi thì học nhạc từ các thầy Dòng ở Nam Định, sau đó học hàm thụ một Đại học ở Paris. Năm 15 tuổi ông đã cùng với em và một số bạn bè như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ, .. lập ban nhạc, mở quán cafe để có nơi chơi nhạc, đăc biệt các bản nhạc do ông và bạn bè sáng tác. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Đêm trăng, viết năm 1938, khi ông 16 tuổi.
Chiến tranh bùng nổ, ông từ giả Nam Định, năm 1947 về Hà Nội. Nỗi lòng nhớ quê nhà được ông gởi gắm qua tác phẩm Phút Chia Ly, với lời của Nguyễn Túc.
Lòng tê tái vương nhớ nhung
Người chinh phu với sầu đông
Thuyền không bến lắng trôi tới đâu
Đưa đón ai xa ngừng bến nào
Thầm reo rắc chi sầu nhớ ...
Ở Hà Nội tác phẩm của ông được các ca sĩ Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ ... giới thiệu trên đài phát thanh, tên tuổi ông ngày càng được nhiều người biết.
Năm 1950 ông gia nhập quân đội, làm trưởng ban quân nhạc Bảo Chính Đoàn, trình diễn hàng tuần trên đài phát thanh và tại một vườn hoa cạnh Bưu điện Hà Nội.
Trong thời gian này ông cho ra đời một số tác phẩm như Nhớ Thương, Đường Về Dĩ Vãng, Thôi Đừng Lưu Luyến, Say Say Say, Vui Cảnh Mùa Hè, Trăng Lên, .. bản Buồn Nhớ Quê Hương được giải thưởng Âm Nhạc Bắc Việt 1952. Năm 1953 ông viết Nhạc Sầu Tương Tư theo điệu Slow. Bản nhạc được trình diễn hầu như hàng ngày trên các đài phát thanh
Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi
Ngày rơi ai buồn giây phút qua rồi
Thời gian luống phụ cho ai mãi đâu
Luống hận cho ai mãi đâu
Muôn kiếp u sầu ..
Cũng trong năm 1953, ông viết Dừng Bước Giang Hồ
Chiều nay sương gió
Lữ khách dừng bên quán xiêu
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều
Vương về bên quán tiêu điều
Vầng trăng hoen úa
Như lá vàng rơi cuối thu
Lững lờ soi mấy hàng cây
U sầu ta ngắm trời mây ...
Năm 1954, Hoàng Trọng vào Sàigòn. Ông lập nhiều ban nhạc trình diễn trên các đài phát thanh, truyền hình và các phòng trà. Nổi tiếng nhất là ban nhạc Tiếng Tơ Đồng với sự cộng tác của nhiều ca nhạc sĩ nổi tiếng bấy giờ. Tính đến 1975 ông sáng tác được khoảng 200 bản nhạc, kể cả một số nhạc phim. Trong đó có rất nhiều bản tango
Mộng Ban Đầu - Họa Mi
Mộng Lành
Tiễn Bước Sang Ngang
Một Thủa yêu Đàn
Dĩ nhiên, ngoài tango ông còn viết nhạc với nhiều tiết điệu khác, nhiều bài rất nổi tiếng
Mộng Đep Ngày Xanh - Kim Tước
Bạn Lòng
Ngàn Thu Áo Tím
Sau 1975 ông hầu như ko còn sáng tác. Năm 1992 ông qua Mỹ định cư. Ông mất năm 1998 tại San Jose, California.
Mời nghe một chương trình tưởng niệm nhac sĩ Hoàng Trọng được tổ chức tại phòng trà ATB
Em thích bài Ngàn thu áo tím, nẫu cả ruột!
Trả lờiXóaCác cụ xưa viết nhạc buồn đâu ra đó quá!
Đây là bản valse nổi tiếng của Hoàng Trọng (lời Vĩnh Phúc), được liệt vào dạng classic của nhạc Việt. Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng xưa đã trình bày bản này .. Hồ Hoàng Yến bỗng dưng nền nả với tà áo tím, hát rất đạt ..
XóaLâu lâu ghé qua thấy trình chính tả của anh vẫn vậy, sai tùm lum ngứa mắt quá!
XóaUh, có thể sai hỏi ngã đâu đó. Nhưng nếu em thấy sai chổ nào chỉ giúp cho, anh sẽ rất cảm ơn và sửa chửa. Chứ nói thế, khác chi đánh đố ?
Xóaok, nền nã viết với dấu ngã phải ko ? của nả, nả dấu hỏi. Tks em nhé.
XóaXem cho vui
Trả lờiXóahttp://1.bp.blogspot.com/-k-H-G4dMBLc/U4YjYYRotwI/AAAAAAAAI3w/CAELZWMl7D4/s1600/HCM3.jpg
http://3.bp.blogspot.com/-9t_fRXxbI_0/U4YjZHTxuiI/AAAAAAAAI4A/8bzQKbTxUDE/s1600/HCM4.jpg
Úi trùi ui! Bác mà còn "chưng " huống chi là miềng hehe
Trả lờiXóaĐặc điểm chính tả của ông cụ là ko thèm hỏi, đánh ngã tất. :d
Xóa