Ko nhớ còn cuốn truyện nào từng làm mình đọc mà rơi nước mắt, ngoài cuốn này ..
Bim Trắng Tai Đen (Белый Бим Чёрное ухо - White Bim Black Ear)
Khi phải lên thành phố chữa bệnh, người thợ săn Ivan Ivanưts đã gửi Bim, chú chó thân yêu của mình, cho hàng xóm trông coi. Nhớ chủ đến nỗi bỏ cả ăn, Bim quyết định ra đi tìm người mà suốt bốn năm chung sống nó chưa bao giờ phải rời xa ấy. Lang thang hết nơi này nơi khác giữa mùa đông lạnh giá, Bim trải qua không biết bao nhiêu nỗi vất vả và gian nguy. Bị bắt, bị nhốt và hành hạ đến nỗi chân thì giập nát còn cơ thể ngày càng tàn tạ, suy kiệt song Bim vẫn không thay đổi quyết tâm. Nhưng đến khi người chủ thân yêu gặp được Bim, thì nó đã ra đi mãi mãi. Bông tuyết rơi trên cánh mũi Bim không thể tan ra bởi hơi ấm cơ thể đã không còn.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác phẩm cảm động viết về chó, một loài vật thân thiết và gần gũi với con người. Tuy nhiên, có sức lay động như Con Bim trắng tai đen thì không tác phẩm nào sánh được. Cho dù đó là Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng hay Chó hoang Đin-gô. Hàng triệu độc giả đã khóc khi đọc tác phẩm này và không ít người sau đó đi lượm những con chó bơ vơ không chủ đem về nhà nuôi rồi đặt tên là Bim để tưởng nhớ tới chú chó săn bất hạnh. Chính vì thế, bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi lòng thủy chung và sự tận tụy này được liệt vào một trong những tác phẩm đặc sắc của văn học thế kỷ XX.
(phần giới thiệu trên trang web của nhà xuất bản Kim Đồng)
Đọc truyện tại đây: vnthuquan
Truyện được dựng thành phim năm 1977, đạo diễn Stanislav Rostotsky.
Bộ phim đã được đề cử Oscar năm 1979 cho hạng mục phim tiếng nước ngoài hay nhất.
Xem phim:
Tập 1.1
Tập 1.2 Tập 1.3 Tập 1.4 Tập 1.5 Tập 1.6
Tập 2.1
Tập 2.2 Tập 2.3 Tập 2.4 Tập 2.5 Tập 2.6
Nếu xem bản phụ đề tiếng Anh thì chỉ hai tập, mỗi tập 1:30' Tập 1 Tập 2
Copy lại cái còm bên nhà Tam Anh, có sửa lại tí để ai chưa đọc thì đọc.
--------------------------------
Em Thúy tranh sơn dầu - Trần Văn Cẩn |
Người cháu ấy tên Nguyễn Thị Phương Thúy, con gái Hoài Chân, gọi Hoài Thanh là bác ruột, hai đồng tác giả của cuốn Thi Nhân Việt Nam nổi tiếng.
Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, Phương Thúy sớm được tiếp xúc với sách vở, tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật, được cho theo học nhạc viện Hà Nội và sau khi tốt nghiệp (1962) được giữ lại trường giảng dạy đàn tam thập lục. Phương Thúy cũng là tác giả nhiều bài thơ được chọn in trong một số tuyển tập, đặc biệt có bài thơ được Doãn Nho phổ nhạc: Người Con Gái Sông La
Xinh đẹp tài hoa con nhà danh giá .. Hai chị em nhà này được hai nhà vật lý du học từ Nga về xin cưới. Cô chị lấy Nguyễn Văn Hiệu, cô em Phương Thúy lấy Đào Vọng Đức - về sau một là Viện trưởng viện Khoa học VN, một là viện trưởng Viện Vật lý VN.
Tuy nhiên những ngày vui của Phương Thúy ko dài.
Chỉ ít lâu sau ngày cưới hai người đã ko tìm được tiếng nói chung, và ba năm sau đành chia tay trong sự nuối tiếc của gia đình bè bạn. Phương Thúy trở về với đám học trò của mình và cây đàn cây bút, sống lặng lẽ .. cho đến một ngày ..
Phương Thúy có người cô ruột là Thúy Bắc - tác giả của mấy bài thơ được phổ nhạc nổi tiếng Sợi nhớ sợi thương, Vỗ bến Lam chiều .. Một hôm Phương Thúy đến nhà cô chơi và ở đấy gặp một anh chàng nét mặt nghiêm nghị, người thì teo tóp nhưng đọc thơ rất diễn cảm .. Chàng trai ấy là Tuân Nguyễn, bấy giờ vừa mới được tha sau gần 10 năm ở tù.
Tuân Nguyễn tên thật Nguyễn Tuân, sinh năm 1933, người Huế, từng là chiến sĩ trong tiểu đội của Phùng Quán. Sau 1954 Tuân Nguyễn xuất ngũ, theo học ĐHSP khóa I, ra trường về dạy ở Hà Đông, sau đó về làm Biên tập viên phụ trách chương trình Tiếng Thơ cho Đài Tiếng nói VN. Ông được bạn bè mô tả là người tận tâm với công việc, mê say thơ văn, sách vở, chuyên gia về Dos và .. hết. Mọi chuyện khác ông như người cõi trên, chả biết gì và cũng chả lưu tâm, sống thẳng thắn với những gì mình nghĩ, mình tin ..
Mọi người tránh xa Phùng Quán, một tội đồ Nhân Văn Giai Phẩm ? Tuân Nguyễn thì không. Không những vẫn tiếp tục chơi với người tiểu đội trưởng cũ của mình, hàng tháng ông còn trích lương gởi cho Phùng Quán mua sữa cho con, vì biết PQ bấy giờ cực kì khó khăn.
Học tập nghị quyết mặc ai im lặng ngồi nghe rồi vỗ tay nhất trí mọi điều, Tuân Nguyễn thì ko. Ông vô tư tranh luận, và sau đó còn yêu cầu bảo lưu quan điểm ủng hộ cái mà bấy giờ gọi là chủ nghĩa xét lại ..
Khi Dương Bạch Mai (1904 - 1964) có nhiều ý kiến khác với TW và đột ngột qua đời trong ngày cuối kỳ họp quốc hội, đám tang vẫn được chính phủ tổ chức rất to, có cả ông Hồ tới viếng .. Tuân Nguyễn viết vào nhật ký
Một tiếng nói chúng tôi chờ đã mất
Tiếng nói của lương tâm
Đau đớn này đau đớn nào hơn
Chân lý không muốn nằm dưới đất
..
Đại khái trong nhật ký ông viết những thứ như thế, cả mấy bài thơ ca ngợi đường lối "chung sống hòa bình" của Krouchsev.
Nhớ rằng bấy giờ là 1964, và nhớ thêm từ tháng 9 năm 1963, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ đã dằn mặt bằng một bài báo trên báo Nhân Dân về "một số đảng viên bị ảnh hưởng của "chủ nghĩa xét lại" vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng". Thế mà Tuân Nguyễn cứ vô tư đụng đến những chuyện nhạy cảm chết người ..
Cuốn nhật ký ấy một hôm bị một "người bạn" lén lấy đem nộp cho tổ chức. Tổ chức không nói nhiều, khỏi xử luôn, cho đi tù một lèo gần 10 năm (1964-1974).
Ra tù ko thân thích, ko việc làm, mấy tháng sau ông trở lại trại tù xin ở tiếp. Bạn bè ở trại mắng cho, đành trở lại Hà Nội, ngày kiếm việc gì đấy làm - đánh vecni đồ gỗ, đổ thùng nhà xí .. tồi ghé nhà bạn bè ngủ nhờ, đêm nào bạn kẹt gì đấy thì ra ga Hàng Cỏ ngủ. Hồi ấy bạn bè đều nghèo, cái nhà bé tí, phòng ngủ phòng khách ngăn cách chỉ với tấm màn vải mỏng..
Trở lại cuộc gặp gở định mệnh của hai người .. Dường như họ nhanh chóng nhận ra nửa kia của mình.. Phương Thúy đem hết tiền dành dụm được bấy lâu, được bạn bè góp thêm, mua một căn phòng 6m2 rồi cưới Tuân Nguyễn dù bị gia đình phản đối quyết liệt.
Trong "tiệc cưới" Phùng Quán ứng khẩu đọc bài thơ
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ nhà thơ như ở đây?
Ba thước vuông sáu nhà thơ ngồi
Ba phải đứng vì không đủ chỗ…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ cô đơn như ở đây ?
Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
Sống bằng thơ đau với rượu cay
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây ? ...
Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Sau 1975, bà chạy vạy giấy tờ tìm cách đưa ông vào Nam kiếm sống. Vợ đi làm cho hãng phim tài liệu, mở thêm sạp báo nhỏ ở nhà .. Chồng nhờ học trò cũ xin cho chân dạy học ở trường Văn hóa Thủ Đức, ngoài giờ dạy thì tranh thủ đi lấy báo cho vợ bán, rảnh thì dịch sách, viết văn .. Hai vợ chồng hẩm hút sống với nhau, đói nghèo nhưng yêu thương, đầm ấm ..
Một nagỳ năm 1983 trong một lần đi lấy báo ông bị một chiếc xe tải đang de tông phải. Tưởng ko nặng, ông để người tài xế đi, đạp xe tự về. Đến nhà, thấy chóng mặt, bà đưa ông vào bệnh viện và lúc ấy mới biết mình đã bị chấn thương sọ não. Khi biết mình ko qua khỏi, ông trăn trối: Đừng bắt tội người lái xe… Tôi là người có lỗi…
Ông mất, bà như mất hồn ... nhiều hôm tha thẩn cả ngày bên mộ.
Không anh đường bỗng dài ra
Khởi đầu là chỗ chúng ta quay nhìn
Càng đi càng thấy khó tin
Rằng nơi sắp tới có mình em thôi!
Bạn bè khuyên bà về Bắc. Nhưng ở đấy cũng chẳng hơn gì .. bố mẹ, chị em đều đã mất. Ko chồng ko con ko người thân thích ruột thịt, ko cả giấy tờ tùy thân .. bà hoàn toàn trắng tay .. May mà còn bạn bè chạy vạy làm cho một giấy bảo lãnh, và vị Giám độc một trại an dưỡng từng đọc sách của Tuân Nguyễn, bỏ qua một số thủ tục hành chánh, nhận bà vào trại sống nốt những ngày cuối đòi ...
Tham khảo:
- http://vanhoavn.blogspot.com/2010/11/phung-quan-tuan-nguyennguoi-cau-trom-ca.html
- http://ngominhblog.wordpress.com/2013/03/24/tuan-nguyen-toi-la-nguoi-co-loi/
- http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=54729
- http://afamily.vn/chuyen-tinh-chua-biet-cua-em-thuy-20120926045110283.chn
và một số báo mạng, báo giấy khác
Tối em coi truyện thử có khóc hay không.
Trả lờiXóauh nếu chưa đọc thì rất nên đọc, được thì đọc cho Rb nghe luôn .. Anh đọc cuốn này từ thời còn thanh niên .. Hồi ấy thấy ai đọc sách xem phim xem ca kịch .. mà khóc anh ngạc nhiên lắm .. Xúc động đến gai người thì cũng có, nhưng chảy nước mắt thì ko nhớ còn cuốn nào nữa ko, ngoài cuốn này ..
Xóamà này, anh ko khóc nhé, chỉ chảy nước mắt tí thôi .. hihi, chả sến đến khóc huhu :(
Cái này thì em không chắc.
XóaPhải có lúc khóc tu tu chứ, he he...
thời còn bé bị bame đánh thôi. Từ khi bit yêu thì anh cha bao giờ khóc tu tu nữa :d
XóaĐệ phải oánh dzầng hưa bưa lầng mới hiểu hết entry này ! Phù mỏi miệng wá ! :p
Trả lờiXóa- Đệ đọc hết các chiện : Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng , Bim trắng tai đen òi . Đọc trong chăn , soi đèn pin đọc ... bị bắt là bị phạt , kết quả là bi giờ wuên hết . Chỉ nhớ nội dung chính thôi . Em thích "Tiếng gọi nơi hoang dã" hơn , ý sâu thẳm , cội nguồn bao giờ cũng là gốc rễ , bản năng .
Anh đọc :"Trăm năm cô đơn" chưa ? Em đọc phải 3-4 lần từ phổ thông , vào ĐH đọc lại nữa mà vẫn không hiểu sâu hết được tác phẩm này .
- Đệ hông biết gì về Phương Thúy :D , chỉ biết bài : "Người con gái Sông La" , những năm đầu 8x đài phát thanh ra rả nhức đầu lun . Nhờ Đại ca em mới biết chi tiết thế này , tìn yêu củm động wá Đại ca hơ , thật trân trọng quý báu !
" Với tôi, hạnh phúc là được hy sinh cho sự nghiệp của chồng. Tôi không hối hận gì khi tự nguyện đứng sau cuộc đời anh ấy. Đó là hạnh phúc của tôi."
XóaEm thích những từ trên á Đại ca , "sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà vĩ đại" , một sự hy sinh thầm lặng vô bờ bến ...
Uh, Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh Trắng, .. đều là những truyện hay.
XóaTruyện, phim loài vật .. rất nhiều cái hay, xúc động.
Ai chưa đọc thì cũng rất nên đọc, đặc biệt có con ở tuổi thanh thiếu niên, cuốn Truyện loài vật của Ernest Thompson Seton, tuyệt vời.
Bim trắng tai đen xem truyện hay hơn phim.
Hì, nhà anh cuốn Trăm năm Cô Đơn giờ tả tơi như cái giẻ rách .. Nhưng cũng cả mười năm chưa đọc lại. Em nhắc ntn chắc ít nữa rảnh đọc lại thôi, có còn những xd như xưa ko .. Hồi đọc lần đầu, ngấu ngiến một mạch cả khi đến bữa cũng ko rời cuốn sách :d
Sau lưng người đàn ông thành công là một người đàn bà ngồi không
Sau lưng người đàn ông thành đạt là người đàn bà đánh bạc
Sau lưng người đàn ông nổi tiếng là ngời đàn bà làm biếng.
Sau lưng người đàn ông nghèo khó là người đàn bà nhăn nhó
Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại.
=))
Em may mắn có phụ huynh hay mua sách cho cả nhà . Khi em còn nhỏ đọc rất tham , có khi thức nguyên đêm , đọc mò mò bằng đèn pin ... bằng hết thì thôi , nhưng hậu quả là hiểu không sâu . Sau này vào ĐH đọc chậm hơn kỹ hơn , hiểu sâu hơn , từ ngày lên xe tăng theo giai chẳng đọc truyện được bao nhiêu nữa :( , toàn sách nghiệp vụ và cho ... con . Bây giờ đọc lại những tác phẩm kinh điển cùng năm tháng , em thấy mình nhìn nhận vấn đề khác khá nhiều .
XóaĐại ce thiếu một tí đệ bổ sung nà !
Sau lưng người đàn ông lang bang là người đàn bà đảm đang
Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ... ngồi rình
Sau lưng người đàn ông rất khỏe là người đàn bà ... tươi trẻ
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất ... bực.
hic hic ! ù tưa chưa ? :D
Uh, khi vốn sống khác đi, hiểu khác đi mà .. có nhiu caí xưa đọc ko vô, giờ lại thích và ngược lại ..
XóaThời thiếu nữ các cô đọc những thứ cao, xa .. Khi lấy chồng rùi thường đổi e, đọc những thứ gần gũi .. nhiều người bỏ đọc luôn, lí do nói chung là bận bịu, nói riêng là lười :d
mấy câu thêm vào chí lí cả nhỉ :))
:)) Đắc ý hả , trúng tim đen chưa Đại ce ?
Xóa[color="blue"]Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ... ngồi rình
XóaSau lưng người đàn ông rất khỏe là người đàn bà ... tươi trẻ
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất ... bực.[/color]
hì, cái này đúng ko phải hỏi em chứ ? :-?
riêng anh thì hơi ngi ngờ câu thứ hai. Theo anh thì
[color="blue"]Sau lưng người đàn ông rất khỏe là người đàn bà ... mắn đẻ [/color]
VTV3 hiện đang chiếu phim này, vào buổi chiều. Thuyết minh
Trả lờiXóa