Nghe lại bài thơ
Đây Thôn Vỹ Giạ - Thúy Đạt ngâm
Đây Thôn Vỹ Giạ
Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Vụ chữ Điền này tranh cãi hung lắm anh ạ.
Trả lờiXóahì, uh. cái gì chữ điền phải ko. Em nhìn thấy hình cô Cúc chưa nhỉ ?
Xóahttp://trt.vn/Portals/0/A-LuuTruAnh-TinBai/VanHoa-GiaiTri/Thang9_2013/SachHanMacTu2.jpg
Mặt cô Cúc ni mà chữ điền gì?
XóaChữ điền là mặt của đờn ông, cằm vuông bạnh ra như chữ điền của ba Tàu.
Mà cô Cúc ni là cô Cúc nào? Sao em coi cải lương thấy bồ ông HMT tên là Thu Cúc?
Còn cái hình minh họa của anh vô bài thơ ĐTVD mắc cười quá, có chữ năng động mới ghê chớ!
XóaCó khi nào ông HMT gieo vần bị đuối nên ông viết "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" không ta?
XóaChứ không lẽ viết:"... mặt trái xoan"?
Mà sao lại là Vỹ Giạ? lại sai chính tả kiểu hỏi ngã nữa hay sao anh?
Xóa1. [color="blue"]Chữ điền[/color]: hầu như ai cũng hiểu chữ điền là khuôn mặt của cô gái Vĩ Dạ mà Hàn nhắc đến, và ngạc nhiên vì ước lệ xưa nay cứ phụ nữ đẹp thì phải mũi dọc dừa, mặt trái soan .. Vì thế đã có ý kiến cho rằng chữ điền là cái bình phong trước nhà ..
XóaNhưng sao cứ mặt trái soan mới đẹp ? Mặt chữ điền vẫn có thể đẹp chứ, ít nhất đối với Hàn, vốn là người có những cách nhìn nhận sự vật rất độc đáo. Ví dụ ngay trong bài : hình ảnh hoa bắp lay ko lạ sao ? Xưa nay mấy ai tả cái hoa bắp phàm phu tục tử ấy, nhưng khi Hàn dùng thì lại rất ư thơ mộng ?
Hì anh ko nghĩ người như hàn, có thể làm thơ Đường với kiểu thuận nghịch đọc lại thiếu từ để điển tả ý mình. Nếu muốn tả mặt trái xoan có thể thay chả hạn
lá trúc che ngang mặt hột xoàn/mặt trái xoài .. hihi
2. [color="blue"]Vỹ Giạ[/color]: là từ Hàn Mặc Tử dùng trong nguyên bản, nên cần tôn trọng> Chính tả hiện nay thì viết Vĩ Dạ.
"Vỹ Giạ: là từ Hàn Mặc Tử dùng trong nguyên bản, nên cần tôn trọng"- Kể cả thôn Vỹ Dạ mà ổng nói Thôn Vỹ không thôi, cũng nên tôn trọng?
Xóa"Mặt chữ điền vẫn có thể đẹp chứ": em chỉ thấy người ta khen đàn ông nào có gương mặt chữ điền là người cương trực thẳng tính chi đấy.
Nhưng khổ thơ đầu đâu có chắc ông HMT đang tả gương mặt cô gái đâu nhỉ? Là vườn ai đó, và gương mặt người đàn ông nào đó.
"Xưa nay mấy ai tả cái hoa bắp phàm phu tục tử ấy": giời ôi, dòng nước buồn thiu/hoa bắp lay, hai cái thứ này đi cùng với nhau mới tạo ra cái sự buồn thiu chứ, rinh hoa khác vô thì còn ra cái gì?
"anh ko nghĩ người như Hàn, có thể làm thơ Đường với kiểu thuận nghịch đọc lại thiếu từ để điển tả ý mình": hihi, có nhiều ông tổ sư thơ, mà phải nát óc tìm ra từ, cuối cùng tìm không ra phải nhét vào một từ dở ẹt. Cái đó nhiều mà.
1. Khi trích dẫn thơ văn người khác thì nguyên tắc là trích dẫn y nguyên, kể cả cách dùng từ, chấm câu ko đúng với chuẫn chính tả hiện hành. (nhiều người ko viết hoa đầu câu, ko chấm phẩy gì sất, suốt cả bài ..). Nếu thấy tác giả dùng từ sai (nghĩa, chính tả ..) thì khi trích dẫn có thể lưu ý người đọc bằng cách mở ngoặc (sic) [viết tắt cụm từ latin, có nghĩa đại khái là tác giả viết đúng thế đấy]. Tên tác giả cũng vậy, nhiu người lấy tên rất lạ, vd Huinh Tịnh Paulus Của, tác giả cuốn Việt Nam Quấc Âm Tự Vị, Đynh Trầm Ca tác giả của Ru Con Tình Cũ ..
Xóahttp://www.songhuong.com.vn/images_sachxua/lon/17.33.07.13.11.06.jpg
2. Uh, cũng có lúc kẹt vần, người ta phải dùng từ gượng ép .. Nhưng anh ko nghĩ là trường hợp của Đây Thôn Vỹ Giạ. Dù ta có thể ko thích mặt chữ điền, nhưng sao cấm Hàn thích ? Trịnh Công Sơn mẫu mình hạc xương mai, nhưng Renoir thíchnnhững người đàn bà tròn lẳn, bụng có ngấn đấy thôi. Hì ai bảo pếu thì ko đẹp ?
Xóahttp://3.bp.blogspot.com/-nMcjEeNvFCQ/URkA_Q2LlrI/AAAAAAAAA0c/1zYKhUFT3bg/s400/Renoir.Bather2.jpg
Em đang nói mặt chữ điền đây là ai? Có phải cô áo trắng không? Chứ ông thích gì kệ ông chứ.
XóaHay là lá trúc che ngang khiến gương mặt trông vuông vức?
Mà kệ xác các ông, em tò mò muốn biết anh K thích thể loại vạt trước vạt sau không rớt cái gì, hay thể loại gì hôm trước anh bẩu đáng đồng tiền bát gạo?
XóaTrả nhời đúng trọng tâm và thật thà vào, hã hã...
Em đang nói mặt chữ điền đây là ai? Có phải cô áo trắng không? Chứ ông thích gì kệ ông chứ.
XóaThì đấy, theo anh ổng tả cô áo trắng. Xưa nay hầu như ai cũng nghĩ thế, nhưng vẫn lấn cấn vì theo họ, mặt chữ điền ko đẹp, chẳng lẽ Hàn lại yêu thích một khuôn mặt chữ điền ? ..
Còn anh hả ? hihi anh thích tranh Renoir :d
Bài thơ này của Hàm Mặc Tử cứ như những bức tranh Đại ca nhỉ , đầy hình ảnh sống động . Đọc đi đọc lại càng thấy tranh . :D
Trả lờiXóaUh, những cảnh quá đẹp, thơ .. dù hiu hắt buồn. Chả thế mà lâu rồi, người ta đề nghị các nhà thơ Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh, Tế Hanh, Vũ Quần Phương, .. nhà phê bình Hoài Chân, GS hà Minh Đức chọn ra 10 bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới thì trong ds các vị này đề nghị đều có Đây Thôn Vỹ Giạ
Xóa