8/1/14

Tiếng hát liêu trai - Thanh Thúy

ca sĩ Thanh Thúy
Danh xưng Tiếng hát liêu trai là do Nguyễn Văn Trung, bấy giờ là GS dạy triết ở ĐH Văn khoa Sài gòn, tặng cho Thanh Thúy trong một bài viết nhan đề Ảo Ảnh Thanh Thúy đăng ở tờ Hành Trình (1964), sau  đăng lại trong tập Nhận Định IV. Thanh Thúy còn nhiều danh xưng khác do các nhà văn nhà thơ yêu mến giọng hát khàn, trầm, ấm, nhiều lúc nghe như có tiếng nấc tặng cho Tiếng hát lúc 0 giờ, Tiếng hát khói sương, Tiếng hát u hoàiTiếng hát chiêu niệm ... Nhà thơ Hoàng Trúc Ly có bài thơ Ca sĩ nhiều người cho là cảm xúc từ tiếng hát liêu trai này

từ em tiếng hát lên trời
tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh
sợi buồn chẻ xuống lòng anh
lắng nghe da thịt tan tành xưa sau

Nhà thơ Nguyên Sa nhạn xét "Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. ... Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ "

Chỉ riêng giới nhạc sĩ, tính cho đến nay có khoảng 20 tác phẩm dành cho danh ca này.

Thanh Thúy tên thật Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Huế. Vì mẹ bệnh nên gia đình vào Sài gòn sống để tiện thuốc men, và Thanh Thúy phải đi hát từ năm 16 tuổi để phụ thêm cho gia đình. Chính thời gian này, một lần nhìn Thanh Thúy hát Giọt Mưa Thu với những giọt nước mắt lăn dài trên má ở một phòng trà, Trịnh Công Sơn bấy giờ còn là một nhạc sĩ chưa ai biết tên, đã xúc động viết Ướt Mi, mở đầu cho sự nghiệp âm nhạc của mình.

Ướt Mi - Trịnh Công Sơn (1958)

Buồn ơi trong đêm thâu,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Tình ta đêm về,
Có ấm từng cơn mơ em chưa
...


Năm sau, 1959, Trịnh Công Sơn còn viết thêm một ca khúc dành cho Thanh Thúy, Thương Một Người.

Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
..
Thương ai về xóm vắng
Đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm
Người lạnh lắm hay không
..



Tôn Thất Lập có Tiếng Hát Về Khuya.

Trùng khơi dâng sóng.
Tiếng ca âm thầm đi về biển khơi, thắp lên cơn đau buồn ấy!
Nước mắt em len nụ cười.
Trong lời hát anh nghe màu sắc khô, âm sỏi đá!




Minh Kỳ có Tình Đời.

Khi biết em mang kiếp cầm ca
Đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui
Hỏi rằng anh ơi: Còn yêu em nữa không
..



Nhật Ngân có Lời Tự Tình.

Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi hay hát nhạc buồn
Xin đừng hỏi tôi, tại sao, tại sao tôi yêu thích màu đen
Xin đừng hỏi tôi, đừng hỏi tôi, sao tôi hay tóc xõa buông dài,
Sao tôi hay cúi đầu âm thầm, sao tôi hay bước buồn lạnh lùng một mình




Còn nhiều nữa, ta sẽ nghe tiếp sau .. Giờ mời nghe Trần Mạnh Tuấn chơi saxo lại bài Ướt Mi



Nghe một album của Thanh Thúy



4 nhận xét:

  1. Nặc danh8/1/14 08:33

    Các ca khúc trên đều là nhạc sĩ viết tặng cho cô Thanh Thúy hả anh?
    Mắt cổ to nhỉ? Khóc một cái chắc khối kẻ tiêu tán đờm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. uh, chỉ mới 4 người. Còn nữa, và những người si mê nhất chưa xuất hiện :d.
      Giọng Thanh Thúy hay thì hay thật, nhưng trong tiếng hat nghe như có tiếng nấc .. Hồi xưa có bà Hồ Điệp ngâm thơ cũng thế, nghe buồn nhão cả người

      Xóa
    2. Nặc danh8/1/14 20:23

      Em thì không bình luận giọng ca này. Gu em không phải "bả".
      Hihi...

      Xóa
    3. uh, em còn bé, chưa biết bả mà :))

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)